Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Niêm Hoa Vi Tiếu: mùa xuân trong Kinh Pali

05/01/202318:39(Xem: 2516)
Niêm Hoa Vi Tiếu: mùa xuân trong Kinh Pali


niem hoa vi tieu

Niêm Hoa Vi Tiếu:

mùa xuân trong Kinh Pali

 

Nguyên Giác

 

Bài viết này sẽ đối chiếu câu chuyện Niêm Hoa Vi Tiếu trong Thiền Tông với một số Kinh trong Tạng Pali, để thấy Thiền Tông là cô đọng của nhiều lời dạy cốt tủy của Đức Phật.

 

Tích Niêm Hoa Vi Tiếu kể rằng một hôm trên núi Linh Thứu, Đức Thế Tôn lặng lẽ đưa lên một cành hoa. Đại chúng ngơ ngác không hiểu, duy ngài Ma Ha Ca Diếp mỉm cười. Đức Phật nói: “Ta có Chánh pháp vô thượng, Niết bàn diệu tâm, thật tướng vô tướng, pháp môn vi diệu, bất lập văn tự, truyền ngoài giáo pháp, nay trao cho Ca Diếp.” Tích này không được ghi trong các Kinh Phật thuộc Tạng Pali và Tạng A Hàm, có thể vì vài thế kỷ sau mới có văn tự để viết và lúc đó không ai còn nhớ, và cũng có thể quý ngài đời sau nghĩ ra tích này để giải thích một số điểm cốt tủy trong Phật pháp và cũng để làm chỗ y cứ cho Thiền Tông.

 

Trong câu vừa dẫn, Niết bàn là giải thoát, là khi tâm đã lìa tham sân si, cũng có nghĩa là ngoài tâm sẽ không có Niết bàn. Niết bàn còn có nghĩa là tắt ngọn lửa của phiền não, của đau khổ, của tái sinh. Khi lửa tắt, không ai nói được là lửa về đâu, nghĩa là trong tâm của người giải thoát sẽ vắng bặt cái chấp về không gian và thời gian. Bậc giải thoát nhìn thấy thật tướng của tất cả các pháp chính là vô tướng, nghĩa là trong khi đang đi đứng nằm ngồi trong cõi này, người giải thoát vẫn thấy trong thật tướng không có núi non sông hồ, không có người và cũng không có ta, không có xanh đỏ trắng vàng, không có vuông tròn, không hôm qua, không ngày mai, không hôm nay. Rất nhiều Kinh Phật mở đầu bằng câu “mắt là vô thường, cái được thấy là vô thường, tai là vô thường, cái được nghe là vô thường… [tương tự] cái được thấy là vô ngã, cái được nghe là vô ngã…” Trong dòng vô thường chảy xiết, không có cái gì gọi được là cái gì. Do vậy, mới gọi là vô tướng. Đức Phật cũng thường dẫn ra tiếng đàn để chỉ pháp ấn vô thường, vô ngã (nơi đó, Thiền Tông nói tâm ba thời đều bất khả đắc, dù là tâm quá khứ đã nghe, tâm hiện tại đang nghe và tâm vị lai chưa nghe… ). Có nhiều Kinh, Đức Phật nói các pháp hữu vi như bọt sóng, như mộng, như huyễn, như sương, như chớp… là để chỉ thật tướng vô tướng. Niết bàn diệu tâm còn được Đức Phật gọi là tâm giải thoát bất động. Trong Kinh Trung Bộ MN 30, Đức Phật nói: “Và này Bà-la-môn, tâm giải thoát bất động chính là mục đích của phạm hạnh này, là lõi cây của phạm hạnh, là mục tiêu cuối cùng của phạm hạnh.” (1) Chính tâm giải thoát bất động đó, được Thiền Tông gọi là Niết bàn Diệu tâm.

 

Tại sao nói rằng pháp môn vi diệu này không dùng tới văn tự chữ nghĩa? Bởi vì đây là pháp đốn ngộ, mọi chuyện khác đều dựa vào văn tự chữ nghĩa (biểu tượng, còn gọi là ngón tay chỉ trăng). Ngay khi thấy hoa hiển lộ trước mắt, khoảnh khắc đó là tâm lìa tham sân si; nếu tâm còn dính tới văn tự chữ nghĩa, còn gọi phân biệt suy lường thì cái nhìn đó không còn là cái được thấy mà chỉ còn là cái được vin vào ngón tay, cái được vin vào chữ nghĩa hình ảnh trong tâm. Ngài Nam Tuyền nói khi xa lìa cái đốn ngộ hiện tiền chính là rơi vào cái học của chữ nghĩa hình ảnh gọi là “cướp qua rồi mới trương cung.” Cái thấy của giải thoát là tức khắc, không lưu chữ nghĩa hình ảnh nào trong tâm, vỉ thấy các pháp tự rỗng rang vô tướng trong dòng vô thường và vô ngã. Tương tự, khi nghe một ca khúc, hay nghe một con chim hót, hễ còn “văn tự chữ nghĩa suy lường” thì cái nghe đó đã bị chệch hướng, trở thành cái suy nghĩ về cái nghe, và là mất cái hiện tiền. Người đốn ngộ là người sống với thực tướng vô tướng, và là giải thoát ngay trong hiện tại. Vì là pháp không dựa vào văn tự chữ nghĩa, nên còn gọi là truyền ngoài giáo điển.

 

Trong Kinh Tạng Pali, Đức Phật nói đó là “chứng ngộ ngay trong hiện tại” và người có trí sẽ chứng ngộ mà không cần mất tới bảy năm hay bảy tháng, hay bảy ngày…. Trong Trường Bộ Kinh DN 25, Kinh Ưu-đàm-bà-la sư tử hống, bản dịch của Hòa Thượng Thích Minh Châu, trích lời Đức Phật nói với du sĩ Nigrodha: “Vị ấy cần có bảy năm. Này Nigrodha, đâu cần phải bảy năm! Nếu vị ấy thực hành đúng như điều đã dạy, vị ấy sẽ tự biết mình và chứng ngộ ngay trong hiện tại phạm hạnh và mục tiêu vô thượng mà vì lý tưởng này các Thiện nam tử từ bỏ gia đình, xuất gia tu đạo, chỉ cần có sáu năm, năm năm, bốn năm, ba năm, hai năm, một năm … chỉ cần bảy tháng, một tháng, nửa tháng. Này Nigrodha, đâu cần có nửa tháng! Người có trí hãy đến đây, trung thực, không lừa đảo, chơn trực, Ta sẽ huấn dạy, Ta sẽ thuyết pháp. Nếu vị ấy thực hành đúng như điều đã dạy, vị ấy sẽ tự biết mình và chứng ngộ ngay trong hiện tại, phạm hạnh và mục tiêu vô thượng, mà vì lý tưởng này các thiện nam tử từ bỏ gia đình, xuất gia tu đạo, vị ấy chỉ cần có bảy ngày.” (2)

 

Tới đây, câu hỏi là, làm thế nào chứng ngộ trong hiện tại? Đức Phật trong Kinh Tương Ưng SN 35.147 nói rằng con đường thích ứng với Niết bàn là thấy vô thường thường trực nơi mắt, nơi cái được thấy, nơi cái biết về các được thấy… nơi tai, nơi cái được nghe, nơi cái biết về cái được nghe… nơi sáu căn đều thấy vô thường như thế. Nghĩa là, tất cả những cái được thấy đều như phim ảnh trước mắt, tất cả những cái được nghe đều như tiếng đàn do duyên hình thành bên tai rồi tan biến như chẳng về đâu. Kinh SN 35.147, bản dịch của Thầy Minh Châu như sau:

 

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là con đường thích ứng với Niết-bàn? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo thấy mắt là vô thường, thấy các sắc là vô thường, thấy nhãn thức là vô thường, thấy nhãn xúc là vô thường. Phàm duyên nhãn xúc khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ hay bất khổ bất lạc; cảm thọ ấy là vô thường… tai… mũi…  lưỡi… thân… thấy ý là vô thường, thấy các pháp là vô thường, thấy ý thức là vô thường, thấy ý xúc là vô thường. Phàm duyên ý xúc khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ hay bất khổ bất lạc; cảm thọ ấy là vô thường. Và này các Tỷ-kheo, đây là con đường thích ứng với Niết-bàn.” (3)

 

Tương tự, trong Kinh SN 35.149, y hệt Kinh SN 35.147 đã trích trên, chỉ thay chữ “vô thường” bằng chữ “vô ngã” cho toàn bộ Kinh. Tức là, thường trực cảm thọ trận gió vô thường lưu chảy xiết, nhưng vẫn hiển lộ sáng tỏ Niết bàn diệu tâm, nơi các đoạn trên Đức Phật gọi là tâm giải thoát bất động, nơi Thiền Tông còn gọi là Thấy Tánh, còn gọi là Vô Vị Chân Nhân (người thật, không nơi chốn, không vị trí thứ bậc…). Lâm Tế Lục viết rằng con quỷ vô thường từng khoảnh khắc, từng sát na đang sát hại tất cả chúng ta không phân biệt già trẻ, sang, hèn. Nhưng cái thấy tâm giải thoát bất động đó chính là cái bật sáng của tỉnh thức, nơi đó chính là vô sự (không thấy việc gì để làm), vô cầu (không thấy có gì để tìm cầu), nơi đây không thấy cái gì là “tôi với của tôi” và cũng không thấy gì gọi là ta hay người. Trong cái thấy vô thường, vô ngã đó chính là cái tỉnh thức hiển lộ của tâm giải thoát bất động, theo Lâm Tế Lục chính là Ba Thân Phật hiển lộ trong từng sát na: niệm thanh tịnh là Pháp Thân, không phân biệt là Báo Thân, không sai biệt là Hóa Thân. Trong cảm thọ vô thường chảy xiết không có niệm lành dữ, không có niệm phân biệt và tất cả bình đẳng trong rỗng rang vô tướng.

 

Trong Thiền sử cũng kể về lời một bà cụ hỏi ngài Đức Sơn: “Kinh Kim Cang nói quá khứ tâm bất khả đắc, hiện tại tâm bất khả đắc, vị lai tâm bất khả đắc, xin hỏi Thượng tọa điểm tâm nào?” Dò lại, chúng ta sẽ thấy Đức Phật trong Kinh Tạng Pali nhiều lần nói rằng, đó là cách vượt qua dòng nước lũ [già, chết]: tâm giải thoát bất động [dẫn trên] vốn lìa cả ba thời quá-hiện-vị lai, vì hễ vấn vương quá khứ là lùi lại, hễ mộng tưởng tương lai là bước tới, và hễ dính vào hiện tại [sắc thanh hương vị xúc pháp] là đứng lại giữa dòng, cả ba tâm đều giữ chúng ta trong ba cõi. Thái độ phải là vô sự khi tỉnh thức, nhận ra và cảm thọ vô thường, vô ngã, thấy thực tướng các pháp đều rỗng rang vô tướng. Ngay nơi đó, Đức Phật nhiều lần gọi là chứng ngộ ngay trong hiện tại mà không cần gì tới bảy năm hay bảy ngày. Ngay khi mây được nhìn thấy tụ rồi tan, ngay khi tiếng đàn được nghe rồi tan biến, và tâm vẫn tỉnh thức, tịch lặng với cảm thọ về vô thường và vô ngã, và không còn tâm nào chạy theo lành/dữ, ưa/ghét thì tâm đó đã là lìa tham sân si. Và đó là giải thoát ngay trong hiện tại.

 

GHI CHÚ (các bản dịch của Thầy Minh Châu):

(1) Kinh MN 30: https://suttacentral.net/mn30/vi/minh_chau

(2) Kinh DN 25: https://suttacentral.net/dn25/vi/minh_chau

(3) Kinh SN 35.147: https://suttacentral.net/sn35.147/vi/minh_chau

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
15/01/2017(Xem: 4845)
Tết này xin chúc mọi người Sống vui chánh niệm sáng ngời thân tâm Yêu thương hiểu biết trọn năm Con đường giải thoát đẹp dần nội tâm .
15/01/2017(Xem: 11770)
Chương Trình Mừng Xuân Đinh Dậu 2017 tại Tu Viện Quảng Đức *Chủ nhật 22/1/2017: (25 tháng Chạp): Lúc 11g sáng: Cúng Tất Niên, Lễ Thượng Nêu Cầu An, Cúng Tiến Chư Hương linh; Mở cửa gian hàng tết: Bánh in, Bông Vạn Thọ, thức ăn chay 3 ngày Tết. *Thứ Sáu 30 Tết (27/1/2017): 11 giờ: Cúng Ngọ Phật; Cúng Tiến Chư Giác Linh, Chư Hương Linh Ký Tự Quảng Đức Đạo Tràng; 17giờ: Cúng thí thực; 20giờ: Lễ Sám Hối; 21giờ 30: Văn Nghệ Mừng Xuân; 23giờ: Lễ Trừ Tịch Đón Giao Thừa Xuân Đinh Dậu. *Mùng 1 Tết Nguyên Đán (Thứ Bảy 28/1/2017): 5 giờ sáng Lễ Thù Ân Mừng Xuân Di Lặc; 11 giờ Cúng Ngọ Phật, Lễ Vía Đức Phật Di Lặc; Cầu Nguyện Quốc Thái Dân An; Cúng Tiến Chư Hương Linh; Chư Phật Tử lễ Phật xin lộc đầu năm. *Mùng 2 Tết (Chủ Nhật, 29/1/2017): Khai Mạc Hội Xuân Đinh Dậu từ 9 giờ sáng đến 8 giờ tối (có chương trình văn nghệ và đầy đủ gian hàng thức ăn chay, nước giải khát và nhiều tặng phẩm khác cho Hội Xuân Đinh Dậu). Khóa lễ Khai kinh cầu an, cầu siêu lúc 11:00am ngày mùng 2 Tết. *Mùng 8 T
14/01/2017(Xem: 6606)
Nhân dịp Xuân về, thay mặt Hội Đồng Điều Hành Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải Ngoại tại Úc Đại Lợi - Tân Tây Lan, chúng tôi trân trọng kính gởi đến Chư Tôn đức Trưởng lão, Chư Tôn Hòa Thượng, Thượng Tọa, Đại Đức Tăng Ni, quý vị lãnh đạo tinh thần các Tôn giáo, Cộng đồng, Hội đoàn, Tổ chức, Cơ quan Truyền thông, thân hào nhân sĩ, thiện hữu tri thức, cùng toàn thể Đồng hương Phật tử tại Úc Châu và các châu lục, lời vấn an sức khỏe và lời Chúc Nguyện Năm Mới thân tâm an lạc, vạn sự cát tường như ý.
13/01/2017(Xem: 7214)
Tết đến tết đi tết xoay vần Người già thêm tuổi, trẻ thêm xuân Đinh Dậu tươi non càng phấn đấu Bính Thân già cổi vẫn hiến dâng Tọa thiền bái sám đầy hăng hái Niệm Phật trì kinh lắm siêng năng Vũ trụ tưng bừng vui đón tết Lắng lòng thở nhẹ ngắm hoa xuân
12/01/2017(Xem: 10257)
Xuân Di Lặc mang niềm tin yêu đến Cho lòng người hoan hỉ xả bỏ ra Mang từ bi hướng đến khắp mọi nhà Lòng rộng mở thêm yêu thương mãi mãi .
12/01/2017(Xem: 6662)
Thông Điệp Phật Thành Đạo và Xuân An Bình PL 2960
10/01/2017(Xem: 5534)
Ngày Tết thì tràn đầy bông hoa và tấp nập người đi lại thăm viếng trong truyền thống dân tộc. Nhưng Tết Việt nam nơi đất Mỹ thường là những ngày lạnh lẽo, tuyết rơi chập chùng và riêng lẻ trong từng cộng đồng chúng ta. Con cháu mình sinh ra và lớn lên trên đất nước này, nếu ở những tiểu bang ít Việt nam thì ngày Tết là một ngày xa lạ làm sao. Điều ấy cho chúng ta thấy trách nhiệm của Phật giáo, của ngôi chùa đối với cộng đồng Việt xa xứ trong ngày Tết. Tất cả Phật giáo chúng ta, những ngôi chùa trên đất Mỹ hãy nỗ lực tổ chức ngày Tết chứa nhiều truyền thống đẹp của dân tộc. Mỗi người con Phật là một hình ảnh của văn hóa Việt trong ngày Tết hàng năm.
10/01/2017(Xem: 5527)
NHÂN DỊP ĐẦU NĂM ĐINH DẬU - 2017 GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT HẢI NGOẠI và CHÙA PHÁP QUANG, Tiểu Bang Queensland, ÚC CHÂU Thành tâm kính chúc: - Chư Tôn Hòa Thượng, Chư Thượng Tọa, Đại Đức Tăng Ni - Quý vị Lãnh Đạo tinh thần các Tôn Giáo, quý Cộng Đồng, Hội Đoàn, Đoàn Thể, cơ quan Truyền thông - Các Tổ chức Gia Đình Phật Tử, Thanh Thiếu Niên, Sinh Viên, Học Sinh - Và toàn thể quý Đồng hương, quý Phật tử cùng gia đình, bửu quyến Một Năm Mới tốt đẹp, thân tâm thường lạc, cuộc sống an lành, vạn sự hanh thông, sở cầu như nguyện.
09/01/2017(Xem: 4540)
Ngày Tết theo truyền thống dân Việt là dịp sum họp gia đình, họ hàng. Dù đi đâu hay có bận gì thì tới ngày Tết con cháu trong nhà cũng dành vài ngày để quy tụ về nhà ông bà, cha mẹ, nhà từ đường cùng nhau ăn Tết, chúc xuân, thăm hỏi và hàn huyên chuyện trò. Thôi thì mình cũng “trước sao sau dậy,” theo tục lệ mấy ngày Tết cùng nhau đón xuân, ăn mứt, uống trà và mạn đàm chuyện đời, chuyện đạo cho vui! Người viết đã pha bình trà rồi, lại còn có mứt nữa. Bây giờ mình bắt đầu câu chuyện đầu năm đi nha.
09/01/2017(Xem: 9972)
Tôi sinh ra và lớn lên tại thành phố Đà Nẵng, hơn 70 mùa xuân trôi qua trên mảnh đất chôn nhau cắt rốn, tôi đã chứng kiến nhiều sự đổi thay của quê hương. Ngày nay cuộc sống hối hả thời hội nhập làm cho cái Tết cổ truyền không còn như trước, nhiều lễ nghi, phong tục đã rơi vào quên lãng khiến cho tôi lắm lúc thấy tiếc nuối, buâng khuâng mỗi khi nhớ lại những cái Tết năm xưa, khi tôi hãy còn là một cô bé lẽo đẽo theo bà lên chùa lễ Phật đầu năm, đi xem hát Bội ở đình làng hay ngồi bên bà trong rạp Bài Chòi lắng nghe anh Cái cất giọng mùi mẫn hò câu ca giới thiệu quân bài tới mà lòng tràn đầy hồi hộp, nôn nao.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]