Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Năm Dần nói chuyện Cọp

13/01/202208:29(Xem: 4202)
Năm Dần nói chuyện Cọp
con cop

NĂM DẦN NÓI CHUYỆN CỌP
Quang Kính Võ Đình Ngoạn

 

Cọp là loài động vật hoang dã, thường sống ở các vùng rừng núi Việt Nam và các nước khác thuộc vùng Nam Á và Đông Nam Á. Ngoài tên cọp, loài thú nầy còn có nhiều tên gọi khác như, hùm, hổ, ông ba mươi, dần ( tên được dùng trong cách tính năm âm lịch ) …. Tuy hình thể cọp nhỏ hơn một số động vật khác, như voi, trâu….Nhưng động tác của cọp lanh lẹ, hình dáng cân đối, trên thân lại bao phủ bộ lông màu vàng với những vằn đen khiến thân hình cọp càng thêm đẹp đẽ. Những đặc điểm ấy tạo cho hổ có dáng đi oai phong, bệ vệ. Cọp còn có sức mạnh uy vủ khiến các loài vật khác ở chốn rừng sâu phải khiếp sợ. Có lẽ vì lý do đó mà con người  đã tặng cho hổ danh hiệu là “ Chúa sơn lâm”.  Một đoạn thơ nằm trong bài Hổ Nhớ Rừng của Thế Lữ tặng cho nhà văn Nhất Linh Nguyễn Tường Tam đã cho ta thấy sức mạnh uy vủ của cọp:

                    Trong hang tối mắt thần khi đã quắc

                    Là khiến cho mọi vật đều im hơi

                    Ta biết ta  chúa tể cả muôn loài

                   Giữa chốn thảo hoa không tên không tuổi

Theo chu kỳ xoay vần của năm gồm có 12 chi và 10 can tương xứng . Vì thế năm nay sẽ là năm nhâm dần. Tết  con cọp lại về nơi đất  khách. Người viết xin gởi đến quý độc giả một vài câu truyện về hổ để  quý vị đọc cho  vui trong ba ngày tết.

Thuở đức Phật cùng Tăng đoàn đi từ Bắc xuống miền Nam Ấn Độ hoằng dương giáo Pháp,  truyền bá con đường đưa đến  giải thoát  cho chúng sanh. Đức Thế Tôn hay các vị Tổ thường dùng hình ảnh những con vật để ẩn dụ ( kinh ẩn dụ ) cho cái tâm si mê, phóng túng luôn thay đổi , không định hướng như loài khỉ  vượn ( Tâm viên ý mã ). Trâu một giống  vật hiền lành dể thương  gần gũi với loài người, nhưng đôi khi cũng gây tai hại cho giới nông gia, nếu mục đồng không chăn dắt, chăm sóc cẩn thận (Nghệ thuật chăn trâu trong truyện Đường Xưa Mây Trắng ). Bởi trâu cũng có tính phóng túng, không định hướng, thích tự do nơi đồng cỏ bạt ngàn. Để kiềm chế tính phóng túng, tự do , không định hướng, của con người trên bước đường tu học. Các vị Tổ sư  thiền tông Trung Quốc  dùng 10 bức  tranh chăn trâu ( Thập mục ngưu đồ ) làm ẩn dụ cho cái tâm bất định ấy…. Do nội dung của bài là năm dần nói chuyện cọp, nên kẻ viết chỉ đề cập đến những câu chuyện về hổ.

Thời  Đức Bổn Sư còn tại thế. Có  chàng thiếu niên tên là Ahimsaka là con của một người Bà la môn sống tại vương quốc Kosala (Kiều Tát La) thuộc triều đại vua Pasenadi (Ba Tư Nặc) trị vì. Thanh niên Ahimsaka được cha gởi đến Taxila học với một vị thầy Bà La Môn  danh tiếng. Từ đấy cuộc đời chàng thiếu niên  Ashimsaka đi vào một bước ngoặc mới, đầy bi thương trong đời sống như tên cha mẹ đã đặt cho chàng  với ý nghĩa là người  thất Bại. Ahimsaka vốn thông minh, hiếu học nên được thầy giáo thương  yêu, ngay cả vợ thầy cũng thương mến như con. Điều nầy khiến các bạn đồng môn sinh lòng ghen ghét nên đã vu oan cho chàng là có quan hệ bất chính với vợ thầy. Một lần, hai lần nghe học trò báo cáo người thầy không tin. Nhưng sự việc cứ lập đi lập lại nhiều lần khiến người thầy tin theo những điều vu khống  ấy. Để trả thù người học trò, ông ra lệnh Angulimala phải giết một ngàn người, chặt đủ một ngàn ngón tay xâu thành chuổi nạp cho thầy để làm lệ phí mới được vào học. Điều kiện mà thầy mình đòi hỏi quá độc ác, vượt qúa sức của  mình, chàng không thể làm theo ý thầy nên bị đuổi  học. Ahimsaka buồn bả về nhà. Khi về đến nhà người  cha không cho chàng giải thích lý do tại sao chàng bị đuổi học. Ông vội vả  tống cổ Ahimsaka ra khỏi nhà. Ahimsaka tìm đến nhà vị hôn thê của mình để giải bày tâm sự, song cũng bị gia đình vợ hất hũi, xua đuổi. Với nổi oan ức không thể giải bày khiến tâm sân si, oán hận của chàng nổi lên. Ahimsaka quyết  thực hành theo lời thầy bảo để được vào lớp học nên đã ra tay  giết hại biết bao mạng người hiền lành vô tội. Chàng thiếu niên hiền lành thuở trước, nay độc ác chẳng khác  chi loài hổ dữ.

Có một lần đức Thế Tôn từ thành  Xá Vệ ( Savatthi ) kinh đô của vương quốc Kiều Tất La (Kosala)  đi về tịnh xá. Trên hành trình trở  về tịnh xá, Ngài phải băng qua một cánh rừng tên là Jālinī .Tại nơi đây có anh chàng Angulimala đang ẩn náu, chờ người băng qua khu rừng thì giết hại.  Angulimala đã giết 999 mạng người. Hôm nay chỉ còn một người bị giết nữa thì chàng Ahimsaka hiền lành khi xưa nay có biệt danh Angulimala ( người đeo vòng ngón tay) hoàn thành sứ mạng người thầy sai bảo. Nhưng trớ trêu thay người chàng muốn giết sẽ là người mẹ của mình. Bởi chàng thề rằng sẽ giết người nào đầu tiên bước vào khu rừng. Mẹ Ahimsaka khi được tin hoàng đế Pasenadi đang huy động quân đội tiến vào khu rừng để vây bắt kẻ giết người nguy hiểm. Từ sáng sớm tinh sương, người mẹ đã vội vả tiến về phía khu rừng để báo cho con lẫn tránh. Với thần lực của bậc Giác Ngộ. Đức Phật thấy rõ mọi việc. Đức Thế Tôn mau chóng tiến vào khu rừng trước khi người mẹ đến để ngăn chặn một tội đại bất hiếu. Từ xa Angulimala thấy một vị Sa môn đang tiến vào khu rừng. Angulimala liền chạy theo. Với bước đi khoan thai của bậc giác ngộ. Nhưng chàng ta dốc toàn lực chạy theo cũng không thể đuổi kịp.

Angulimala vừa chạy vừa gọi:

    - Nầy Sa Môn Cồ  Đàm, nầy Sa Môn Cồ Đàm xin ông hãy đứng lại.

Đức Như Lai:

     -  Anh bạn trẻ của tôi ơi ! Tôi đã đứng lại từ lâu nhưng anh thì chưa chịu dừng bước.

Angulimala:

      -  Ông Cồ Đàm ơi, ông vẫn cứ đi. Khi tôi đã ngừng lại. Sao ông lại nói ngược như thế .

Đức Như Lai:

      -  Tôi đã dừng lại từ lâu những si mê, sân hận trong lòng. Bởi thế ngọn lửa hận thù, oán hận… không còn ngự trị trong tôi. Tình thương yêu trong tôi tỏa rộng đến khắp muôn loài. Nhưng người  bạn trẻ của tôi ơi! Tôi biết giờ nầy ngọn lửa tham sân hận trong lòng bạn đang bùng cháy một cách mãnh liệt. Hãy ngừng lại đi anh bạn trẻ, hãy quăn con đao đồ tể của bạn xuống, hãy quay về con đường chính đạo, hãy trải rộng tình thương đến mọi người. Điều đó sẽ giúp cho thân tâm bạn được an lạc.   

Sau khi nghe những lời chỉ dạy của đức Bổn Sư . Thiếu niên Angulimala chợt bừng tỉnh, chàng vội vứt bỏ con đao vấy máu của mình. Cúi đầu đảnh lễ Phật, cầu xin được làm đệ tử của Ngài. Đức Phật hoan hỹ chấp thuận. Từ ngày quy y Phật, Angulimala tinh tấn tu hành. Không lâu sau Tôn giả Angulimala đắc quả A La Hán ( nguồn: trong tập sách Love in Buddhism/Taiwan/1990 thầy Thích Nguyên Tạng dịch ra tiếng Việt đăng trên phatgiao.org.vn )

Tác Phẩm L’art de Dresser le Tigre Interieur ( Nghệ Thuật Nuôi Dạy Con Cọp Bên Trong )  tác giả là Đại sư Akong Tulku Rinpoche người Tây Tạng. Nội dung trong cuốn sách có đoạn ngài ví cái tâm sân  si, điên cuồng của con người bùng phát thì hung dữ như loài hùm, báo. Đại sư nhận định “ Hiện thời , nơi phần đông chúng ta, tâm thức  giống như con cọp hoang dã gieo rắc kinh hoàng và tàn phá những thôn làng. Chúng ta hoàn toàn bị cái tâm trí điên cuồng nầy thống trị, nó lôi kéo chúng ta đi mọi hướng, theo những tham muốn và những ghét bỏ của nó, phá nát trên đường đi có thể ngăn ngại nó, không ý thức gì về những xung động của riêng nó cũng như thực tại bao quanh nó. Nó dẫn dắt cuộc múa nhảy theo ý nó và chúng ta phải trả đền cho những đổ vỡ, không hiểu điều gì đã xãy ra; chính đó là nơi chúng ta phải tìm kiếm lý do cho những khổ nhọc và những thất vọng của chúng ta.

Để tìm thấy lại sự tự do bị giam hãm, phải bắt con cọp hoang dã nầy và thuần hóa nó: nó phải phục vụ chúng ta mà không phải ngược lại“( Bản dịch Việt của Nguyễn An Cư. Do Thiện Tri Thức xuất bản 2001 ( Nguồn: www.thuvienhoasen.org ).

Mặc dầu cọp là một loài thú dữ. Nhưng cũng có những con hổ quy y cửa Phật, làm đệ tử của các bậc thiền sư đức độ. Người viết xin nêu một vài điển tích.

Tổ Hữu Đức sinh năm 1812 viên tịch vào năm 1887. Ngài người làng Bạch Mã, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên, Tổ xuất gia từ thuở nhỏ, ngài thường vân du nhiều nơi để học đạo. Nghe danh Tổ Bảo Tạng , một bậc cao tăng đức độ là đệ tử của Tổ Giác Ngộ một vị thiền sư Đắc đạo. Người khai nguyên chùa Long Sơn Bát Nhã ở huyện Tuy An, Phú Yên. Nay Tổ Bảo Tạng cũng vào Phan Thiết nên Tổ Hữu Đức tìm đến để xin thọ giới. Sau khi được Tổ Bảo Tạng cho thọ giới.Tổ Hữu Đức đến núi Trà Cú có người gọi tên là Tà Cú. Ngài trèo đèo, vượt suối, lên non cao không có bóng người lui tới. Ngài tìm đến một hang đá ở chổ thâm sâu, hiểm trở để làm nơi tĩnh tọa, thiền quán. Khi đói ngài hái trái cây, đọt lá rau rừng để dùng qua bửa. Giờ đây quanh ngài là rừng rậm, hoang vu, vắng lặng với những loài cọp, beo, rắn rít xung quanh. Thuở ban đầu lũ thú rừng còn xa lạ, nhưng rồi với lòng từ, với đức độ của bậc cao Tăng ngài đã cảm hóa được chúng. Đặc biệt khi Ngài tụng kinh có một con hổ bạch thường nằm trước cửa hang, lúc đầu hổ còn nằm xa cửa hang, dần dần hổ tiến gần cửa hang hơn và cuối cùng nó bước vào hang nằm gần Tổ để nghe kinh. Thấy sự thành tâm của mãnh hổ , Tổ Hữu Đức cho Bạch hổ quy y Tam Bảo, thu nhận hổ làm đệ tử. Trong dân gian tương truyền rằng mỗi khi có dân làng lên thăm lúc về sợ thú dữ. Ngài thường  sai Bạch hổ tiển họ xuống núi.

Vào năm 1887 Tổ Hữu Đức viên tịch. Đệ tử Bạch hổ hằng ngày ra nằm nơi tháp Tổ, không ăn uống nên một thời gian sau cũng mất theo Ngài. Dân làng chôn bạch hổ cạnh tháp Tổ Hữu Đức.Ngày nay Phật tử và  khách tham quan du lịch đến  lễ Phật vẫn còn thấy ngôi mộ nhỏ của bạch hổ nằm  cạnh Tháp Tổ ( nguồn: www.daitangkinhvietnam.org ). Sau đây người viết xin trình bày một câu truyện hổ ở chốn thiền môn Trung Quốc.

Vào đời nhà Minh bên Trung Quốc. Tại chùa Vân Thê, phủ Hàng Châu có một bậc cao tăng trụ xứ. Đó là Đại sư Liên Trì sinh năm 1532 viên tịch vào năm 1612. Ngài chuyên tu Pháp môn niệm Phật (tịnh độ ). Tương truyền  Đại sư  cảm hóa được một con cọp, ngài cho nó quy y Tam Bảo và thu nhận  làm đệ tử. Hằng ngày có nhiều thiện nam, tín nữ đến lể Phật, nghe Pháp thấy cọp thì sợ không dám lại gần. Hầu tránh cho Phật tử khỏi sợ, ngài Liên Trì bảo đệ tử cọp khi thấy khách thập phương đến chùa thì đi lui, không đi thẳng để tránh làm cho Phật tử sợ hải. Cọp vâng lời Đại Sư, nên cọp thường đi lui trong khi thấy Phật tử đến viếng chùa. Từ đó mọi người nhìn thấy con cọp đi lui là biết đệ tử của Ngài Liên Trì, nên không còn sợ nữa. Đặc biệt đệ tử Hổ của Đại Sư thường một mình xuống núi hóa duyên.  Những thức ăn do dân làng  cúng dường. Cọp đem về chùa để ngài Liên Trì thọ dụng ( nguồn; www.daitangkinhvietvietnam.org ).

Đức Bổn Sư đã dạy: “ Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh “. Bởi thế chúng ta cũng không lấy gì làm lạ. Tuy cọp là loài thú hung dữ, nhưng khi có đủ thiện duyên hổ  cũng qui y  Tam Bảo theo Phật tu hành. Nếu không  hội  đủ duyên lành thì với linh tánh, cọp cũng biết trả ơn người đã cứu giúp mình như câu chuyện xãy ra ở cù lao Mỹ Hòa Hưng thuộc thành Phố Long Xuyên tỉnh An Giang .

Thuở xưa , nơi đây vẫn  còn  là cánh rừng rậm hoang vu, dân cư  thưa thớt. theo truyền thuyết có một cặp vợ chồng nghèo khó rũ nhau đến đây sinh sống. Họ mưu sinh bằng nghề chài lưới.  Mùa nước nổi lại về, ngập trắng cả cánh đồng. Nước sông Hậu chảy cuồn cuộn, cuống theo lớp phù sa đục ngầu. Trong lúc người chồng đang loay hoay điều khiển chiếc xuồng bé nhỏ tìm chổ trú mưa, tránh sóng gió. Bổng hai vợ chồng nhìn thấy một mảng lục bình to lớn dập dềnh trên sóng nước. Trên đám lục bình có một chú mèo con đang co ro, run rẩy vì ướt lạnh. Nhìn thấy thật tội nghiệp cho chú mèo. Hai vợ chồng bất chấp sóng to chèo về phía lục bình đang trôi để cứu chú mèo con. Nhưng lúc chiếc xuồng cập sát đám lục bình. Họ nhận ra đó là một chú  cọp con độ vài tháng tuổi. Họ phân vân không biết nên cứu nó hay không. Cuối cùng hai ông bà  quyết định đem cọp con về nuôi. Khi về căn lều tranh của mình. Hai vợ chồng vội đốt lửa hơ ấm cho cọp. Sau đó họ nuôi nó như con đẻ. Bởi vì họ không có con.

Theo dòng thời gian, cọp  con càng ngày càng lớn. Tình cảm giữa người và thú cũng gia tăng. Hổ thường quấn quýt bên cha mẹ nuôi như thể là con ruột của họ rút ruột đẻ ra. Cứ mỗi khi chiều về. Hổ ra bờ sông ngồi đợi,lúc chiếc xuồng cha mẹ nuôi sắp cập bến, cọp vẫy đuôi mừng. Thời gian qua mau, hai ông bà đã sống với hổ khoảng hơn chục năm. Nay đã già yếu không thể chài lưới. Cọp đi săn mồi về nuôi cha mẹ.  Khi cha mẹ nuôi ốm đau, hổ thường bơi qua sông tìm thầy thuốc về chửa trị. Những xóm nhà gần đó đều thương  và khen là con cọp hiếu nghĩa. Rồi trong  cõi Ta Bà cam nhẫn nầy không ai có thể vượt qua cánh cửa cuối cùng của khổ đế. Đó là Tử, cha mẹ nuôi của cọp lần lượt qua đời. Ngày cha mẹ nuôi mất, hổ nằm bên quan tài gào rống thảm thiết. khi dân làng giúp chôn cất hai ông bà xong thì hổ cũng  bỏ đi mất dạng. Nhưng cứ hằng năm, đến ngày ông bà mất. Cọp thường vác thú rừng về đặt nơi mộ như để cúng tế và nằm phủ phục suốt ngày bên hai ngôi mộ.  Một năm nọ, cọp mang quà về cúng tế cha mẹ nuôi xong vẫn quanh quẫn bên hai ngôi mộ không chịu đi và cũng không ăn gì.

Một đêm, dân làng nhìn thấy con cọp đi quanh mộ ba vòng gào rống thảm thiết. rồi nằm phủ  phục bên mộ. Sáng hôm sau dân làng thấy cọp vẫn nằm yên nên đến xem thì cọp đã chết. Người dân cảm thương con cọp hiếu nghĩa, mai táng nó cạnh mộ hai ông bà. Từ đó người dân trong vùng  gọi là cù lao Ông Hổ cho đến tận ngày hôm nay. Mặc dù bây giờ nó có tên là cù lao Mỹ Hòa Hưng.

Qua bốn câu chuyện người viết trình bày đều thể hiện lòng từ. Lòng từ của đức Phật đã chuyển hóa  một  Angulimala thất bại trong việc học hành, trong hôn nhân, bị cha ruồng bỏ… Khiến chàng ta sinh ra sân hận, si mê gây bao tội ác như  một loài thú dữ. Nhưng rồi với lòng từ tỏa rộng của vị “ thầy dạy khắp trời người, bậc cha lành chung bốn loại “ đã chuyển hóa được Angulimala, chàng đi theo con đường chính đạo để trở thành một vị Tôn giả đắc quả vị A La  Hán, là một Tôn giả thành công trong bước đường tu Học. Từ tâm  của Tổ Hữu Đức, Đại Sư Liên Trì đã khiến mãnh hổ thần phục, quy y Tam Bảo, hiếu nghĩa với Thầy theo lời thầy dạy không hại các loài thú hoang dã. Sự kiện đó  đã giúp hai đệ tử cọp sẽ gặt hái được qủa phước ở kiếp sau. Đối với điển tích về Cù Lao  Ông Hổ. Người viết đã rưng rưng nước mắt bởi hành động  hiếu nghĩa với cha mẹ nuôi của hổ. Cái ân báo đền đó đứng đầu trong bốn cái ân mà Đức Bổn Sư đã dạy. Lòng thương yêu hổ của vợ chồng người chài lưới đã được  đền đáp và cũng nhờ  vào lòng hiếu thảo ấy. Chắc chắn hổ sẽ được chuyển nghiệp ở kiếp mai hậu. Câu chuyện đọc cho vui trong ba ngày tết nhâm dần. Người viết thiết nghĩ đó cũng là bài học Phật Pháp về lòng từ mà chúng ta cần tu tập.

Brookeville, ngày 28 tháng 12 năm 2021

Quang Kính Võ Đình Ngoạn 

                                     

 

 

 

facebook
youtube

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
03/02/2021(Xem: 7635)
Đón Tết năm nay thấy ...khác xưa , Bạn bè biền biệt ...vãng lai thưa Một mình cô quạnh ..gian nhà trống Ông Táo ngày mai .. vẫn phải đưa ! Xuống phố, ừ ..mua cam, mứt, quả Chuẩn bị tuần nữa cũng là vừa Hai chậu Vạn Thọ trước nhà ... Tết ! Xuân đến ... quan trọng nhất Giao Thừa.
03/02/2021(Xem: 7699)
Tùng xèng tùng xèng Chuông đồng hồ reng Giật mình tỉnh giấc Hăm ba tháng Chạp Mang gấp khẩu trang Kính tâu Ngọc Hoàng
01/02/2021(Xem: 6263)
Đối với những dân tộc sống trong nền văn minh lúa nước tại Đông Nam Á, nhất là đất nước và con người Việt Nam, hình ảnh con trâu, thường hay được nói đến, không phải “con trâu là đầu cơ nghiệp” mà đối với người nông dân là con vật gần gũi thân thiết, nên trong ca dao trâu xuất hiện trong bức tranh lao động của gia đình “trên đồng cạn, dưới đồng sâu, chồng cày, vợ cấy, con trâu đi bừa”, trâu cũng trở thành bạn tâm tình của người nông dân: “trâu ơi ! ta bảo trâu này…” Người nông dân đã đồng cảm với trâu, qua việc cần mẫn lao động hằng ngày, không có lúc nào hưởng được sự thảnh thơi mà phải luôn vất vả nhọc nhằn. Hình ảnh con trâu kéo cày trên ruộng đồng với lúa, mạ xanh tươi, hay đứng nằm gặm nhai cỏ trên bãi cỏ xanh, cùng giầm mình trong vũng ao hồ sình lầy là hình ảnh quen thuộc, gợi lên nhiều cảm xúc thị vị thanh bình tạo cảm hứng cho biết bao thi nhân và họa sĩ.
01/02/2021(Xem: 11873)
Trước thềm Xuân Tân Sửu, thay mặt Hội Đồng Điều Hành Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải Ngoại tại Úc Đại Lợi-Tân Tây Lan, chúng tôi thành tâm chúc nguyện đến Chư Tôn Hòa Thượng, chư Thượng Toạ, chư Đại Đức Tăng Ni, quý vị lãnh đạo Tôn giáo, Cộng Đồng, Đoàn thể, Cơ quan truyền thông, quý thân hào nhân sĩ, thiện hữu tri thức cùng quý đồng hương Phật tử trong và ngoài Úc Châu lời cầu chúc xuân quang rực rỡ, vạn sự thăng tiến, cát tường như nguyện
29/01/2021(Xem: 4147)
Hành trình của mỗi con người có biết bao ngã rẽ, nhưng bạn phải chọn cho mình một lối đi bình yên, kỳ thực đời người vô cùng ngắn ngủi, nên ta phải hòa giải với thế giới này. Chúng ta muốn bình yên cần phải có một đức tin và cần một chân lý, để ta nương tựa thực hành tâm linh mỗi ngày, để ta không lạc bước mắc phải sai lầm. Xin chắp tay cầu nguyện cho toàn thể nhân loại sẽ ổn định trong năm mới, với những giá trị đạo đức truyền thống, những giá trị tinh thần thiêng liêng mà chúng ta đã và đang dâng hiến cho nhân sinh. Đôi khi ta thấy không công bằng với cuộc đời mình, ta phải chịu đựng những nghiệt ngã và bất công.
28/01/2021(Xem: 3198)
Không biết từ bao giờ cứ mỗi năm sau ngày rằm tháng chạp là tôi luôn bày biện xôi, chè, trái cây để thiết lễ Tạ Ân trước nhà ... ( Thường thì trong năm có biết bao lần chúng ta thường cầu nguyện để tai qua nạn khỏi và thường được như nguyện ....) Nếu công giáo có ngày Thanksgiving thì gia đình tôi theo phong tục lâu đời truyền lại đã thiết lễ cử hành tương tự vào ngày 16 tháng 12 âm lịch để tạ ân các Chư Phật, Chư Bồ Tát và các Chư Hộ Pháp và còn phải kể đến các vị Thần đất, nước , gió, lửa và các người âm rất hiền lành đang cùng cư trú với chúng ta ...nhưng khác là không hề dùng đến Gà Tây ....
27/01/2021(Xem: 3950)
Đông đã qua rồi xuân ở đây Vườn xuân hoa nở nắng xuân đầy Xuân tâm rạng chiếu mầm xuân dậy Ánh nguyệt ngời soi tuệ nghiệp xây Cội đức vun trồng cây hạnh nở Đường mê nguyện dứt lối xuân lai Thanh bình thịnh vượng tân xuân đáo Cõi nước xuân này hoa trái say...!
15/01/2021(Xem: 9178)
Xuân đã về chưa ở xứ người Buồn vui lẫn lộn xót xa ơi Thương xuân tuyết trắng trên đầu núi Nhớ nước, làm sao nở nụ cười Xuân đã về chưa sưởi ấm lòng Soi gương thấy mặt nhớ mình không Ai mang tất cả hồn xưa cũ Ấp ủ trong người nợ núi sông
13/01/2021(Xem: 7814)
ĐÓN tết này vui, tươi nở nụ cười. XUÂN nay Tân Sửu kính chúc bình an. MỚI đó mà khí xuân về khắp nẻo. TĂNG thêm sức sống, đời đạo viên thông. ĐOÀN tựu chung vui ngày đầu năm mới. MINH sư trường thọ ân nghĩa cao thâm. QUANG xa sáng chiếu, chúc đời hạnh phúc. KÍNH tặng lời hay, tỏ sáng đạo tràng. CHÚC mừng Thầy tổ năm mới bước sang.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]