Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hạnh Phúc Đâu Phải là Một Mình

24/02/202110:02(Xem: 3302)
Hạnh Phúc Đâu Phải là Một Mình


HẠNH PHÚC
ĐÂU PHẢI LÀ MỘT MÌNH 



           Một ngày đầu mùa Xuân đẹp như hôm nay, cả thế giới không còn sự háo hức với những lễ hội Mùa Xuân “ngựa xe như nước, áo quần như nêm” vì bóng đen của đại dịch Covid-19 đang ngồi lù lù trước cửa và khắp các nẻo đường. Có lẽ trong số 7 tỷ người trên hành tinh nầy, phần đông đang chờ và có người đang mơ ước “phép lạ” của kỷ nguyên khoa học kỹ thuật, đó là được chích thuốc vắc-xin chủng ngừa Covid, bởi đó được coi như thể là một lối thoát hiểm duy nhất trong hầm tối nhân loại đang đợi chờ… cứu rỗi.

 
            Ở Mỹ, hai loại Vaccine được xem hàng đầu thế giới là Pfyzer và Moderna. Theo thông tin y khoa thì sau khi được chích hai liều (2 doses) cách nhau khoảng một tháng, khả năng chống dịch sẽ lên tới 95%.
 
Được miễn nhiễm dịch bệnh ai mà không thích!
 
            Cặp “Bồ già” chúng tôi đã được chích hai mũi Pfyzer. Theo thống kê của cơ quan phòng chống lây nhiễm dịch tễ CDC Mỹ trong ngày mồng 6 Tết Tân Sửu 2021 thì số dân được chích 2 mũi chưa tới 5% tổng dân số - 328 triệu - của Hoa Kỳ.



           blank

                                          Hình minh họa tiêm chủng vắc xin



            Chúng tôi tự hỏi: “Mình làm gì mà được ưu tiên chích vắc xin?” Câu trả lời hiện ngay là:

- Già!


 Ai muốn được ưu tiên thì cứ việc tự già đi… thoải mái!


            Nếu tự do được đổi tuổi trẻ để lấy tuổi già cho được chích Vaccine thì có ai đổi không hỉ?! Tôi tin là chẳng ai muốn tới sát cái chết vì tuổi tác để thay cho cái chết vì dịch bệnh cả. 


Tất nhiên, vẫn có người “cá ngoài lừ” muốn biết về cảm nhận rất thật của người đã được chích trọn hai mũi vắc xin thuốc chủng ngừa cảm thấy như thế nào? Có cảm thấy được hạnh phúc hơn chăng?
 
            Này nhé, khi chưa chích thì chỉ hơi lo lo, nghĩa là cái lo nhẹ nhàng. Thường chỉ có một điều đơn giản là làm sao được chích vaccine càng sớm càng tốt để có khả năng tránh ngừa dịch bệnh. Nhưng khi được chích rồi thì có vô số cái lo ùa đến mà trước đó mình không hề nghĩ tới.
 
            Cái lo thứ nhất là: Thuốc chỉ có khả năng miễn nhiễm 90-95%. Nghĩa là vẫn còn 10% bị lây nhiễm như mọi người chưa chích. Cái 10% đó bây giờ lại thành gã khổng lồ ám ảnh. Ra đường, vào đám đông có cả trăm, cả nghìn… người. Liệu trong số đó có bao nhiêu “phần trăm” là không truyền bệnh và mình có “gặp hên” tự bảo vệ 90% an toàn hay lại rủi ro dính vào 10% nguy hiểm. Do đó, cái bản năng sinh tồn sau khi được chích thuốc chủng ngừa cũng đang thức dậy mạnh mẽ hơn nên mình cũng cảm thấy lo phay pháy hơn. Đó là chưa nói hiện tượng Corona vi rút biến chủng đang xảy ra và lây lan nhanh chóng; liệu các loại vắc xin hiện tại có còn hiệu nghiệm trong những ngày tháng đang tới nữa không!

 
            Cái lo thứ hai là: Gia đình, bè bạn, người thân có người chích, người không. Nay mình được chích rồi, nhưng vi khuẩn Covid vẫn có khả năng bám trên người, vẫn vào trong hốc mũi… thì bản thân mình được chích thuốc có thể tránh được, nhưng liệu mình bất cẩn truyền bệnh cho người khác thì lại “ác” hơn xưa (?!). Do đó, khi chưa chích chỉ cẩn thận cho mình thôi, nhưng khi chích rồi thì phải cẩn thận chi li cho bao nhiêu người khác quanh mình. Mệt thật!
 
            Và cái lo thứ ba là: Với “thân thế mới” (5%) trong một hoàn cảnh xã hội và thế giới còn đang lao đao, lận đận kéo dài suốt cả năm qua với bóng đen dịch bệnh (95%) còn ngự trị trước mắt thì mình có làm gì được hay hơn, tốt hơn và vui hơn cho riêng mình không? Có thể nào mình thưởng thức riêng trong chuỗi sinh hoạt và nhu cầu thiết yếu của đời sống như hội họp gia đình, gặp gỡ người thân, thăm viếng bạn bè, du lịch trong nước và ngoài nước như Tôn Ngộ Không cầm thiết bảng chu du một mình ngoài Nam Hải không?

“Chưa sang sông chỉ thấy bóng con đò; sang sông rồi mới thấy chuyện hai bờ!” 


Tôi còn nhớ câu chuyện khoa học giả tưởng nói đến sự đắc thắng, sung sướng của một nhân vật chiến thắng và tiêu diệt tất cả để còn lại một mình trên trái đất nầy và thành người Bất Tử. Cái sung sướng của tham vọng được độc quyền làm chủ thế giới này đã từng ngày, từng tháng nhường bước cho nhu cầu được sống, chia sẻ và nương tựa tình người. Nhưng thế giới chỉ còn một mình Bất Tử. Anh ta tìm kiếm, kêu gào, mong ước một người thứ hai nhưng không có. Tuyệt vọng, anh ta tìm cách tự tử nhưng không thể nào chết được vì đã là người Bất Tử! Trong cơn điên loạn anh ta lao vào hố núi lửa để tự hủy nhưng vẫn “bị” sống trong hỏa ngục. Anh gào lên và một giọt nước mắt từ trái tim nhỏ xuống. Giọt nước mắt chân thành tuyệt đối đã gặp được nguồn năng lượng yêu thương tạo ra mầm sống…

 
            Sáng nay, ngồi lặng lẽ một mình bên chén trà “nâu” Ô Long của Đài Loan mà nhớ màu xanh của chén trà Móc Câu, Bắc Thái… tôi suy nghĩ đến hạnh phúc và những con đường đi đến hạnh phúc hay phương tiện đi tìm hạnh phúc nhưng vẫn mơ hồ không biết đâu là bờ bến. 


Tôi liếc nhìn màn hình có ghi biểu đồ cập nhật tình hình Covid của thế giới, Mỹ và California. Người tử vong vì Covid ở Mỹ đã lên tới con số nửa triệu, nhiều hơn tổng số người Mỹ tử nạn trong cả ba cuộc chiến: Chiến tranh Thế giới 1, 2 và chiến tranh Việt Nam cộng lại. Tuy nhiên, biểu đồ thế giới, nước Mỹ và Cali cho thấy là tình hình dịch bệnh đang giảm dần xuống hơn một phần ba: Tôi quên chuyện vắc xin, quên những gì đang vương vấn để cảm nhận một chút bóng dáng của hạnh phúc. 



blank


Bình trà cạn rồi mà chưa nghĩ ra được điều gì đáng đồng tiền bát gạo về hạnh phúc nhưng mình cảm thấy một điều rằng: Hạnh phúc là suối nguồn chung hưởng. Hạnh phúc đâu phải chỉ là khi đạt được điều mong muốn một mình.



Sacramento, Mùng 10 tháng Giêng Tân Sửu 2020

                        Trần Kiêm Đoàn

 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
14/03/2018(Xem: 4702)
Tết Mậu Tuất 2018 tại Thụy Sĩ. Trần Thị Nhật Hưng, Mùa Xuân, ngày Tết trên quê hương Việt Nam lại rơi vào mùa Đông tại Âu Châu nói chung, Thụy Sĩ nói riêng. Trong cái giá lạnh dưới âm độ, tuyết rơi lất phất, vẫn không cản chân được những người con Phật xa quê hương tìm về cội nguồn sưởi ấm lòng nhau dưới một mái chùa. Ai nhân duyên gần chùa nào thì theo chùa đó. Tại Thụy Sĩ, riêng Việt Nam có ba ngôi chùa: Chùa Linh Phong dành cho Ni tại Lausanne vùng nói tiếng Pháp do Sư Cô Thích Nữ Viên Hoa làm trụ trì, chùa Trí Thủ tại Bern do Thượng Tọa Thích Quảng Hiền và chùa Viên Minh tại Luzern do Đại Đức Thích Như Tú làm trụ trì, thì nói tiếng Đức. Tất cả đều từ “cải gia vi tự“, chỉ bên trong mới sinh hoạt theo tinh thần Phật giáo mà thôi. Ngoài chánh điện, phòng ăn tập thể, phòng ngủ tập thể liệu sao vừa đủ số lượng Phật tử lui tới, còn có Quan Âm Các ngự ngoài sân mới biết đó là một ngôi chùa.
14/03/2018(Xem: 4517)
Bắt chước ai ta chúc xuân nào ! Xuân về bướm lượn thấy lao xao, Trong vườn trước ngõ mai chớm nở, Cuối dậu bên hè cúc đón chào. Mai nở đông tàn, trời còn lạnh, Cúc cười thu hết, nắng vẫn cao. Làm thân lữ khách lưu vong mãi, Vui sướng gì đâu uống rượu đào ?
10/03/2018(Xem: 7857)
Hiền Như Tịnh Thất tổ chức hành hương thập tự Xuân Mậu Tuất 2018
10/03/2018(Xem: 4965)
Xuân thiền chiếu tỏ rạng nhân thiên, Phật ngự toà sen tỏa nét hiền. Khói giới hương thơm dâng phụng cúng, Đèn thiền lửa sáng thắp trao truyền. Chuông khuya thức tỉnh xua niềm tục, Mõ sớm ngân vang lắng nghiệp duyên. Nhổ cội tham sân xây Tịnh Độ, Cắt vòng si ái kết Hoa Nghiêm. Thong dong lối hạnh vui định tuệ, Thanh thản lòng không giải muộn phiền. Năm tháng chan hoà cùng nhật nguyệt, Xuân cười, năm mới, đất trời yên...!
07/03/2018(Xem: 4861)
Năm nay trời thiếu mưa, và sương mù cũng không nhiều như những năm mới đến cư ngụ tại thủ phủ Sacramento, bang California. Khác hơn mọi ngày, sáng nay sương mù dày đặc và dự báo thời tiết sẽ có nắng, nhưng vẫn cảm thấy lạnh. Chúng tôi có lần viếng thăm Đà Lạt, nhưng có lẽ cái lạnh của Đà Lạt thì mát và lãng mạn hơn so với mùa đông lạnh giá xứ người. Cái sương mù sáng nay làm ta có cảm giác lạnh lẽo và cô quạnh hơn nhiều. Tự nhiên, thèm một buổi sáng dạo quanh Đà Lạt hoặc Pleiku hay trên Đồi Trại Thủy với quý Thầy hoặc quý pháp hữu. Thản nhiên tôi làm một loạt thơ Lục Bát 3 câu để đón chào những ý tưởng đang đến. Đây là bài thơ đầu:
06/03/2018(Xem: 11840)
Đầu Xuân gieo bước hành hương Cùng nhau theo dấu Pháp Vương trọn lành.. Tay sen kết nụ tâm thành Nguyện Thân, Miệng, Ý tịnh thanh nghiệp trần Xuân lòng mới thật là Xuân Bước chân tỉnh thức trầm luân đoạn lìa Có khi Đi chính là Về Về nơi cố quận Bồ Đề ngát hương...
06/03/2018(Xem: 6745)
Rải thơ giữa cõi thiên nhiên Thu trong khóe mắt nắng nghiêng đợi chờ Bánh chưng bánh tét vần thơ Làng xưa lối cũ đò quê xế chiều, Tử-sinh phách lạc hồn xiêu Hơ lòng rượu đắng đìu hiu chất chồng Tha hương lạnh buốt chiều đông Tết về cô quạnh bếp hồng vắng ai? Thở sâu, cười cõi bồng lai! Nhận chân tài sắc tàn phai héo mòn Đi-về sống-chết cỏn con Gia-tài di-sản vàng son hạnh lành! Mắt xưa sâu rộng tinh anh Bình tâm tĩnh lặng long lanh ánh vàng!
06/03/2018(Xem: 12350)
Mậu Tuất Tân niên ngưỡng cửa Thiền Mai vàng Quảng Đức đón Xuân niên Tâm thành hương nguyện mười phương tỏa Khắp nơi Phật độ thảy bình yên. Đó là 4 câu thơ được ghi trên Thiệp Xuân Mậu Tuất của Tu Viện Quảng Đức. Nhưng câu Mai vàng Quảng Đức đón Xuân niên, nếu sửa lại là Hoa vàng Quảng Đức đón Xuân niên thì có lẽ đúng hơn,bởi vì ngoài vài cành Mai vàng đó đây, nơi mà khách đến viếng chùa ngày xuân có thể lưu lại những hình ảnh đẹp bên cành mai vàng rực rỡ, thì trong khuôn viên chùa, đâu đâu cũng được điểm tô bởi những chậu hoa vạn thọ với những bông hoa màu vàng rực,những chậu hoa mà đích thân Thượng Tọa Viện Chủ và Thượng Tọa Trụ Trì cùng vài Phật tử đã tự tay ươm trồng, tưới tẩm và chăm sóc để có được những bông hoa đẹp để trang trí, để tạo nên khung cảnh rực rỡ cho những ngày xuân. Nhìn những bông hoa đầy dẫy khắp nơi là thấy cả một trời xuân. Trên đất khách tha phương, nơi mà không có tập tục đón Xuân vào đầu năm Âm lịch, nên người Việt chúng ta, những ai nhớ quê
05/03/2018(Xem: 6080)
Melbourne mấy ngày vừa rồi mát mẻ, hôm nay lại lên trên 30oC, mai lại mát và có thể lành lạnh nữa.Đường phố đã ngập ngợn lá vàng trên những vòm cây xanh.Vài hôm trước, trời có tí gió đã thấy lá vàng bay phất phới. Những lúc đi trong công viên, nghe tiếng chân mình trong không gian vắng, tiếng lá cựa mình, tiếng mưa thủ thỉ, tiếng mây xám thở dài, lòng sao chùng đến vậy Tháng ba rồi, chỉ vài tuần nữa sẽ vặn lên một giờ, ngày sẽ dần ngắn lại. Dân Úc lại sắp bước vào mùa thu và rồi mùa đông, trong lúc dân ở bên kia địa cầu đang vui mừng thoát khỏi đông giá bước vào những ngày nắng ấm. Một giờ thu lại từ bên Úc sẽ lại để trả cho các nước bên kia địa cầu; để 6 tháng nữa một giờ đó lại được Úc ngang nhiên lấy lại. Chỉ cho mượn thôi mà.Y như thời đi học tiểu học, học sinh thay nhau giữ cuốn sổ luân chuyển vậy. Ừ, chỉ luân chuyển thôi.Hôm nay những chiếc lá bắt đầu chuyển vàng, một số đã bắt đầu rụng. Bên kia dại dương, những người bạn tôi đã bắt đầu khoe hình những bông hoa đào bung nở
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]