Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Năm Tân Sửu nói về hình ảnh con Trâu trong dân gian và việc tu hành trong Phật Giáo

01/02/202119:58(Xem: 6200)
Năm Tân Sửu nói về hình ảnh con Trâu trong dân gian và việc tu hành trong Phật Giáo

tan suu -2021

NĂM TÂN SỬU

nói về HÌNH ẢNH CON TRÂU
trong DÂN GIAN và việc TU HÀNH trong PHẬT GIÁO


Đối với những dân tộc sống trong nền văn minh lúa nước tại Đông Nam Á, nhất là đất nước và con người Việt Nam, hình ảnh con trâu, thường hay được nói đến, không phải “con trâu là đầu cơ nghiệp” mà đối với người nông dân là con vật gần gũi thân thiết, nên trong ca dao trâu xuất hiện trong bức tranh lao động của gia đình “trên đồng cạn, dưới đồng sâu, chồng cày, vợ cấy, con trâu đi bừa”, trâu cũng trở thành bạn tâm tình của người nông dân: “trâu ơi ! ta bảo trâu này…” Người nông dân đã đồng cảm với trâu, qua việc cần mẫn lao động hằng ngày, không có lúc nào hưởng được sự thảnh thơi mà phải luôn vất vả nhọc nhằn. Hình ảnh con trâu kéo cày trên ruộng đồng với lúa, mạ xanh tươi, hay đứng nằm gặm nhai cỏ trên bãi cỏ xanh, cùng giầm mình trong vũng ao hồ sình lầy là hình ảnh quen thuộc, gợi lên nhiều cảm xúc thị vị thanh bình tạo cảm hứng cho biết bao thi nhân và họa sĩ.

Con trâu là hình ảnh của bản chất hiền lành, cần cù của con người, biểu tượng cho sức khỏe lực điền. Trâu rất gần gũi, gắn bó, mang lại cơm no áo ấm cho con người, là con vật mang đầy ân nghĩa, nên chúng ta chẳng những không ăn thịt trâu, mà còn phải có bổn phận bảo vệ và chăm sóc tốt.

Trâu là một trong 12 con giáp, gọi là (Sửu) ở vị trí thứ 2, đồng thời là gia súc đứng đầu lục súc (gồm: trâu, chó, ngựa, dê, gà, lợn) “ Theo truyền thuyết, ngay từ buổi khai sinh lập địa, Ngọc Hoàng Thượng đế đã phái Kim Quang Bồ Tát đem hạt giống cỏ và lúa xuống trần gian tạo thức ăn cho người và súc vật theo tỉ lệ 5 lúa 1 cỏ. Nhưng Bồ Tát lại làm trái lời Thượng đế, gieo 5 lần cỏ trước rồi mới gieo 1 lần lúa sau. Bởi vậy khắp trần gian cỏ mọc tràn lan khiến cho con người phải cực nhọc dọn cỏ mới có đất trồng lúa. Thượng đế biết chuyện, liền đày Kim Quang xuống trần làm trâu để ăn hết cỏ. Do vậy mà các tín đồ Phật Giáo không ăn thịt trâu. Hầu hết người Việt (ngoại trừ đồng bào Thượng ở cao nguyên Trung Phần) dù theo bất cứ tôn giáo nào, cũng đều không thích giết trâu ăn thịt vì thương con vật có nghĩa tình lại giúp họ làm nên cơ nghiệp”.

Trâu là loài súc sanh, nằm trong 3 đường ác (địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, với tham-sân-si) mà “si mê” là khổ nhất, do vậy Trâu tuy có sức mạnh, cũng có ích lợi cho con người được nhiều việc, nhưng thiếu lý trí, nên suốt đời phải mang lông đội sừng và kéo cày nặng nhọc. Tuy là khổ nhọc kéo cày tạo ra cây lúa, nhưng rồi cũng có thể dễ dàng quay lại ăn cây lúa của mình tạo nên.

Tại sao trong kinh Phật hay dùng hình ảnh con trâu ?

Đạo Phật là đạo từ bi và trí tuệ, khi biết “Cái khổ ở địa ngục (tham) chưa phải là khổ. Cái khổ đói khát của quỉ đói (sân) cũng chưa phải là khổ. Làm loài súc sanh (si) kéo xe kéo cày cũng chưa phải là khổ. Si mê không biết lối đi mới thật là khổ.” Trâu nằm trong (si), một trong “tam độc” (tham-sân-si) cũng là một trong “tam đồ” (địa ngục-ngạ quỷ-súc sanh). Nên Đức Phật không muốn loài người, tha hồ thụ hưởng để mặc tình tạo nợ, rồi phải khổ như trâu để trả nợ, nên trâu là một trong những con thú được nhắc đến nhiều, là hình ảnh sinh động được diễn tả trong kinh điển, như Kinh Di Giáo, Kinh 42 chương và 10 bức tranh chăn trâu, rất là thâm thúy và nhiều ý nghĩa.

Cụ thể đối với người Tu, Kinh Di Giáo Phật đã so sánh việc chế ngự năm thứ giác quan như kẻ chăn trâu cầm gậy mà coi giữ, không cho (con trâu) phóng túng, phạm vào lúa mạ của người. Trâu sẽ dễ dàng chạy vào ruộng lúa của người, để ăn phá lúa mạ vừa gieo, nếu người chăn trâu lơ đễnh, không canh giữ kỷ. Người Tu cũng vậy, mắt, tai, mũi, lưỡi, thân cũng sẽ nhanh chóng lao vào, tham đắm ngũ dục (tài, sắc, danh, ăn, ngủ), cho nên phải luôn tinh tấn tu tập, giữ tâm chánh niệm và miên mật hành trì qua các pháp môn: hành thiền, tụng kinh, niệm Phật, lạy Phật, hoặc trì chú…

Trâu cũng được Phật dạy trong Kinh 42 chương ở Chương 40 Lễ Bái Nơi Tâm: Đức Phật dạy: “Sa môn hành đạo đừng như con trâu kéo vất vả; thân tuy có tu tập mà tâm không tu tập. Nếu tâm có tu tập thì không cần thân tu tập (theo hình thức bên ngoài).

Đạo Phật là đạo Trí Tuệ, nên đã dạy rõ, ai muốn không thành trâu, thì đừng ham nhận và thụ hưởng mà vay thêm nợ, phải biết cống hiến, phụng sự, chia sẻ, buông xả ra và quay vào trong, văn – tư – tu (nghe, suy nghĩ, hành trì) lo quán chiếu mà tu cái tâm, để tất cả mọi, suy nghĩ, lời nói và việc làm của mình, đều phải có trí tuệ chiếu soi vào. Khi có trí tuệ chiếu soi, ta sẽ có suy nghĩ chín chắn, để có những lời nói ái ngữ dễ cảm thông và rồi sẽ có những hành động thân thiện lợi ích, từ đó dễ hóa độ chúng sanh và sẽ cảm ứng được với Long Thiên Hộ Pháp, để hoàn thành những ngôi “phạm vũ huy hoàng”, mà phụng sự muôn loài một cách hữu hiệu, góp phần xây dựng một xã hội được an bình, tiến bộ. Chứ lo tu bằng hình tướng, chỉ lớn thêm “bản ngã” vì dễ thấy được những “sắc tướng” tưởng rằng “mình đã thành đạt” rồi xem mình là nhất, coi thường người khác, chứ không có chuyển hóa được gì về tâm, để phiền não vẫn ngút ngàn và tham sân si ngày càng phát triển.

Hằng ngày hành trì, mà vẫn si mê cố chấp, thì khổ muôn đời cũng vẫn hoàn khổ mà thôi ! Đức Đạt Lai Lạt Ma cũng đã dạy: "Con người. Chúng ta hy sinh sức khỏe để kiếm tiền. Sau đó lại dùng tiền để phục hồi sức khỏe. Và rồi, chúng ta lo lắng cho tương lai và chán ghét hiện tại, chúng ta sống như thể sẽ không bao giờ chết và sau đó lại chết như chưa từng sống thực sự", người không có trí tuệ không lo tu tâm mà chỉ biết tu thân là vậy !

Con người chỉ biết cong lưng lo làm để bồi bổ tấm thân cho phì lũ, tạo ra muôn trùng tội lỗi để gầy dựng cơ nghiệp vật chất, rốt cuộc rồi cũng chỉ nằm trên 2 m2, khi chết cũng bỏ lại tất cả, chỉ mang theo được chăng là những nghiệp dĩ đã gây để phải vào đường ác. Cũng như con trâu chỉ biết hằng ngày cúi đầu cày bừa, ngày ba bữa chỉ rơm với cỏ, trong khi đó chủ thì giàu lên, nhà cao cửa rộng, của cải đầy bồ, trâu thì vẫn cực khổ và ở cái “chuồng” ẩm thấp, khi chết lại còn bị lột da xẻ thịt, xào nấu lung tung !!!

Con trâu tượng trưng cho cái tâm của chúng sinh, một cái tâm vọng tưởng, tâm phân biệt, chất chứa đầy phiền não, mê lầm và dục vọng. Do vậy đức Phật giảng dạy giáo pháp chân chính để giúp chúng sanh tu tập hầu chữa trị các sự mê lầm và dục vọng này thì cũng tương tự như người mục đồng trị con trâu hoang dã đầy tật chứng vậy! Cho nên 10 Bức Tranh Chăn Trâu, chuyển dần từ đen (trâu đen tức là tâm còn buông thả) sang trắng (tâm được thuần phục dần) ra đời, cũng để hướng dẫn cách tu theo thiền một cách ý vị.

Thật ra con trâu vẫn còn hiển hiện, chẳng bao giờ biến mất đi dâu, để phải tốn công kiếm tìm? Cũng như Phật tánh vẫn luôn có mặt trong ta, nhưng chỉ vì “hướng ngoại tìm cầu” dong ruổi với cuộc đời lo hưởng thụ, bị âm thanh sắc tướng dẫn dắt rồi mê mờ lạc lối, nên ta không hề thấy nó. Để cho tham sân si phát triển, rồi thị phi, sợ hãi, chi phối ràng buộc, từ đó ta bị mê mờ tâm trí, để rồi dễ bị “ngũ dục” kéo lôi vào trong trầm luân sinh tử, chìm đắm trong biển khổ, giống như “Chàng cùng tử” từ bỏ ông Trưởng Giả (trong Kinh Pháp Hoa) để lang thang trên vạn nẻo đường, đến khi khốn cùng quá, quay về lại chốn cũ, thì quên mất thân phận và sợ ngay cả cha mình.

Nên với 10 bức tranh chăn trâu, chư Phật, Tổ biết rằng chúng sanh đã lăn lộn với đời quá lâu, bị huân tập những thói hư tật xấu, bây giờ muốn chuyển hóa, phải tốn nhiều thời gian. Mỗi người chúng ta, hãy định tâm, “quay vào bên trong, tự xét soi lấy mình, đó là phận sự chính, không vì ở ngoài mà được”, làm việc một cách kiên nhẫn, thoải mái buông xả với một “tâm không phân biệt”. Lúc đó ta sẽ được an nhiên, không bị dính mắc vào điều gì, được giải thoát, giác ngộ hoàn toàn và đạo quả viên mãn.

Một số hình ảnh con trâu hiện trong văn hóa dân tộc là một điều bình dị tuyệt đẹp cho cuộc sống trần gian. Nhưng hình ảnh được Phật Tổ nhắc đến trâu, qua Kinh Di Giáo, Kinh 42 Chương và 10 Bức Tranh Chăn Trâu, là nhằm giúp cho chúng ta thấy lại được khả năng sẵn có của mình, điển hình nhất là việc ai cũng biết bơi lội, nhưng nếu quên, không vận dụng và phát huy, để tự lội vào bờ, thì sẽ bị chìm sâu vào lòng sông và trôi dạt vào biển khổ mà thôi ! Từ đó ý thức mà tinh tấn tu tập, qua hăng hái hành trì, giữ cho 6 căn không dính mắc với 6 trần, tịnh tâm và nhất là hằng lạy Phật, để hạ “bản ngã” luyện tập dưỡng sinh, chống lão hóa, qua việc khai thông máu huyết, giãn gân cốt, hầu chuyển hóa lần hồi nghiệp lực, thành chánh quả.

Khi đã thuần hóa được trâu, tức sống với chân tâm, không còn vọng động, phân biệt, lúc đó ta sẽ được tự tại, thấy trời, nước mênh mông, thấy hoa nở hoa tàn là chuyện thường ngày. Thong dong thỏng tay vào chợ, chỉ làm con người rất bình thường để gần gũi mà dạy đạo cho chúng sanh, khốn khổ, khiến cho họ có được đạo đức và biết tu hành.
Đó là trọng trách giáo hóa của người tu đã được viên mãn. Chỗ này là chỗ thiết yếu, hành giả cần phải hiểu cho rõ, người tu sau khi trải nghiệm và “ngộ” được vô thường, khổ, của cuộc đời, để không còn ham mê vật chất ở ngoài, mà quay vào trong xây dựng “ngôi đền tâm linh” và sống với “bản tâm thanh tịnh” hằng sẵn có trong ta, tức là đã triệt ngộ rồi, mới lăn xả vào cảnh giới ma để làm lợi ích cho đời, đó là chủ ý của 10 bức tranh chăn trâu. Chứ chưa có được gì, mà ham muốn “hạ sơn hành đạo” thì “Cửa Tùng Đôi Cánh Gài” sẽ bị “ngũ dục” dẫn dắt thành ác quỷ!

Phật, Tổ đưa hình ảnh con trâu vào kinh điển, mục đích muốn chúng sanh thấy khổ mà lo tránh, sớm thoát kiếp si mê, phải phước huệ song tu, phải tu tâm là chính, vì “tất cả đều do tâm tạo” với lòng khiêm cung, hầu “triệt tiêu bản ngã, chuyển hóa nghiệp lực” chứ không giống như con trâu, mặc dầu chỉ ăn cỏ (chay) nhưng rất mạnh khỏe, rồi chỉ biết hăng máu ra sức cày bừa, mà không biết quán chiếu, nên có nỗ lực rất nhiều, nhưng không chuyển hóa được gì, rốt cuộc cũng chịu vô thường chi phối và bị lột da xẻ thịt mà thôi !

Tiễn đưa năm Canh Tý (2020) đầy bất thường, đón mừng năm Tân Sửu (2021) nhiều hy vọng tấn tu, thành tâm cầu chúc Chư Tôn Thiền Đức Tăng Ni, cùng toàn thể Đồng Hương Phật Tử khắp nơi, hưởng một năm mới nhiều an lạc để dũng tiến trên con đường Giải Thoát, Giác Ngộ.

Viết tại Tổ Đình Pháp Hoa SA, ngày 01/02/2021 (20/12/Canh Tý)                                 Thích Viên Thành

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
27/01/2017(Xem: 4372)
Xuân trong cửa Phật ngát mùi hương Hương giới hương tâm ngộ lẽ thường Hương định lòng thanh hương giải thoát Hương đạo thấm nhuần nét yêu thương .
27/01/2017(Xem: 7594)
Ăn là gì? Ăn, ai mà không biết? đầu năm hỏi một câu vớ vẩn! À há, cái chuyện tưởng như vớ vẩn thế mà có lắm chuyện để bàn. Đành rằng ai cũng biết, ăn là quá trình dung nạp thức ăn. Nhưng tìm được thức ăn để mà dung nạp, không hề đơn giản. Từ thời nguyên thủy, để có thức ăn nhiều loài đã phải sống chết giành giật. Còn thời nay, suy cho cùng, chẳng phải thức ăn là nguyên nhân của mọi nguyên nhân gây ra xung đột trên trái đất này? Đó là chuyện dưới đất, còn cõi trời có bận tâm về chuyện ăn không? Tôi nghĩ là có. Trong Kinh Duy Ma, phẩm Phật Hương Tích có chép, ngài Xá Lợi Phất, đệ tử lớn của Đức Phật, tại một Pháp hội có Phật, Bồ Tát và Chư thiên lên tới 32 ngàn vị, đã để tâm nghĩ “Giờ ăn gần đến, các Bồ Tát đây sẽ thọ thực nơi đâu?”. Như vậy để thấy rằng, ăn, không phải là chuyện vớ vẩn
24/01/2017(Xem: 9117)
Đã là người Việt Nam hẳn không một ai lớn lên mà không khắc ghi trong tim hình ảnh hương vị ngày Tết cổ truyền: sắc đỏ phong bao lì xì, màu xanh mơn mởn bánh chưng bánh tét, củ kiệu, dưa hành… và nếu như người dân ở miền Bắc chăm chút cho những cành đào đỏ thắm, thì ở miền Nam, màu vàng chói như ánh mặt trời của hoa mai lại chính là dấu hiệu báo hiệu tết đến, xuân về.
24/01/2017(Xem: 9040)
Thường thì người dân tìm gà quý, cá ngon, giết lợn, mua bia, mua rượu,… về để mừng đón năm mới. Đa phần người dân làm như vậy. Thế còn, Phật tử chúng ta làm gì để đón năm mới. Tôi xin kể ra đây những việc làm của các Phật tử tại 3 địa điểm khác nhau, thuộc 3 đối tượng khác nhau. Mong rằng các câu chuyện sẽ mang đến cho người đọc hương pháp mùa xuân.
24/01/2017(Xem: 4068)
Phù sa ngơ ngẩn chạy ra đồng Tội lá buông tay níu cội nguồn Mây ước ao về làm sóng quẫy Đâu ngờ khi chết cũng thành sông
24/01/2017(Xem: 4149)
Nắng xuân ấm cả đất trời Tình xuân mang đến lòng người vui tươi Hoa xuân luôn nở nụ cười Nàng xuân dạo mát rong chơi phố phường .
24/01/2017(Xem: 6966)
Lâm Bô (968-1028) thi nhân thời Tống, tự Quân Phục người Tiền Đường ( nay thuộc Hàng Châu Chiết Giang ). Thời trẻ thường đi du ngoạn miền Giang Hoài, về già quy ẩn Tây Hồ, Hàng Châu ở một mình trên núi, trồng mai nuôi hạc, không ra làm quan, không lấy vợ, “ mai là vợ, hạc là con” Năm Thiên Thánh thứ 6 ông mất, Tống Nhân Tông ban thụy là Hòa Tĩnh tiên sanh. Tác phẩm: Hòa Tĩnh thi tập 4 quyển, bổ di 1 quyển.
22/01/2017(Xem: 4724)
Mỗi cuối năm khi hoa mai, hoa đào bắt đầu nở, khi ngoài trời vài cơn gió hiu hiu lạnh nhẹ nhàng lướt qua trên cành cây ngọn trúc, thì chúng ta biết là mùa Xuân đang về. Mùa Xuân chưa hẳn là mùa đẹp nhất trong năm, nhưng mùa Xuân là mùa mà cây cỏ đâm chồi nẩy lộc, là mùa của các loài hoa có tên hay không tên đua nhau rộ nở khoe sắc, mùa mà theo truyền thống phương Đông mọi người dù nghèo hay giàu, dù đang thảnh thơi nhàn hạ hay đang tất bật làm ăn cực khổ ở nơi xa, cũng đều mong muốn quay về sum họp với gia đình: cha mẹ, vợ chồng, con cái, để cùng nhau đón chào mùa Xuân mới.
22/01/2017(Xem: 5041)
Tết Nguyên đán bước sang năm mới 2017 theo chu kỳ can chi là tết Đinh Dậu, Tết con gà. Trong đời thường lẫn văn học nghệ thuật dân gian, hình tượng con gà gắn bó mật thiết với hình ảnh của sự chăm chỉ, dũng mãnh “gà trống gọi mặt trời”, tình mẫu tử “gà mẹ xù lông bảo vệ con” hay như một lời chúc cho cho gia đình con cháu đề huề, vợ chồng mới cưới sớm có con qua bức tranh “Đàn gà mẹ con” của dòng tranh Đông Hồ nổi tiếng…
22/01/2017(Xem: 5256)
_ Chiều chiều con quạ lợp nhà Con cu chẻ lạt, con gà đưa tranh Câu hát đơn giản truyền đi một thông điệp hoà bình và hạnh phúc, giấc mơ đã xuyên triền miên qua nhiều thế hệ. Ước mơ hòa bình : quạ là loài ác điểu chuyên ăn cướp trứng và bắt cóc gà con ; gà là loài gia cầm hiền lành, nhưng khi bảo vệ ổ trứng và đàn con cũng trở thành hung tợn, thường đánh bạt đối phương. Ở đây hai con chim thù địch hợp tác làm chung một việc. Quạ chim trời, ở vị thế cao, làm việc chủ đạo là lợp nhà ; gà, chim chuồng, ở vị trí thấp, đưa tranh làm việc trung gian ; cu, biểu tượng cho tình yêu đôi lứa, chẻ lạt, tạo điều kiện ràng buộc.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]