Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thông Bạch Xuân Tân Sửu 2021 của Giáo Hội Úc Châu

01/02/202109:05(Xem: 11739)
Thông Bạch Xuân Tân Sửu 2021 của Giáo Hội Úc Châu
phat di lac-2

letter-head-hoi-dong-dieu-hanh-2019-2023-a

 

Số 18-06/HĐĐH/HC/TB                                     Phật Lịch: 2564, Sydney ngày 01/02/2021

 

THÔNG BẠCH XUÂN TÂN SỬU

 

Nam Mô Đương Lai Hạ Sanh Di Lặc Tôn Phật

 

Kính gởi: Chư Tôn Hòa Thượng, Chư Thượng Tọa, chư Đại Đức Tăng Ni, 

                  Quý vị lãnh đạo Tôn giáo, Cộng đồng, Đoàn thể, Cơ quan truyền thông,

                  Quý thân hào nhân sĩ, thiện hữu trí thức,

                  Cùng quý đồng hương và chư Thiện nam Tín nữ Phật tử,

 

Kính bạch Chư Tôn Đức,

Kính thưa quý vị,

 

Trước thềm Xuân Tân Sửu, thay mặt Hội Đồng Điều Hành Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải Ngoại tại Úc Đại Lợi-Tân Tây Lan, chúng tôi thành tâm chúc nguyện đến Chư Tôn Hòa Thượng, chư Thượng Toạ, chư Đại Đức Tăng Ni, quý vị lãnh đạo Tôn giáo, Cộng Đồng, Đoàn thể, Cơ quan truyền thông, quý thân hào nhân sĩ, thiện hữu tri thức cùng quý đồng hương Phật tử trong và ngoài Úc Châu lời cầu chúc xuân quang rực rỡ, vạn sự thăng tiến, cát tường như nguyện.

 

Năm Canh Tý vừa qua, nước Úc nói riêng và toàn cầu nói chung phải đương đầu gánh chịu một cơn đại dịch Corona tàn khốc, gây nên biết bao đau thương mất mát đến toàn thể nhân loại. Chúng ta nên tự vực dậy, khắc phục, sửa sai trong tinh thần xây dựng để từng bước phục hồi niềm tin và sự sống bằng tình thương yêu chân thật với cộng đồng nhân loại. Trước khi hòa mình vào giờ phút thiêng liêng Giao Thừa Trừ Tịch, hân hoan đón mừng năm mới, xin mọi người hãy cùng nhau chắp tay nguyện cầu cho những nạn nhân bất hạnh, vì dịch bệnh đã ra đi sớm được thác sanh về cảnh giới an lành.

 

Nếu mùa Hạ oi bức khô khốc, mùa Thu man mác ly tan, mùa Đông điêu tàn giá lạnh, thì mùa Xuân là mùa của sinh trưởng thăng hoa. Vạn vật trong vũ trụ tương quan tương duyên, do cái này có nên cái kia có, cái này sinh nên cái kia sinh, cái này không nên cái kia không, cái này diệt nên cái kia diệt. Quán chiếu các pháp như vậy nên đức Phật mở bày triết lý duyên khởi, đây là nguyên nhân của sự chuyển đổi sinh mạng, là vòng xoay vận hành của vũ trụ nhân sinh, hiểu được triết lý duyên khởi chúng ta mới tự tại trong mọi hành xử. Triết lý duyên khởi là nền tảng của Đạo Phật, được thiết lập để chuyển hóa nhân tâm; nếu xa rời lý duyên khởi thì mắt tuệ không thể mở bày. Như vậy, người học Phật biết thực hành và thể nghiệm thì dù ở không gian hay thời gian nào cũng thoải mái, không vướng bận bởi những tác nhân của cuộc sống. 

 

Hoa mai, hoa đào đua nở khoe sắc trong ánh xuân quang thì trước đó đã ẩn mình trong phong sương tuyết giá. Người học Phật hiểu được tính chất này nên dung thông tất cả, không than oán hay trách hờn bởi nghịch duyên hay chướng nạn. Tất cả những điều đó hun đúc đức tính kiên nhẫn để hòa nhập vào dòng đời muôn mặt, nhưng không làm cho tuệ nhãn bị vẩn đục, mà còn tươi sáng rực rỡ như đóa mai vàng khoe sắc trong những ngày đầu Xuân. Vì Xuân biểu tượng cho sự thăng hoa và vẻ đẹp, nên lúc nào tâm hồn chúng ta cũng thanh thản nhẹ nhàng, vui tươi an lạc thì ngay lúc đó hoa xuân đang nở rộ trong lòng. Với ý nghĩa đó, nên Thiền sư Chân Không có thơ rằng:

“Xuân lai Xuân khứ nghi Xuân tận,

Hoa lạc hoa khai chỉ thị Xuân”.

Nghĩa là:

“Xuân đến Xuân đi tưởng Xuân hết,

Hoa tàn hoa nở vẫn là Xuân”.

            Xuân miên viễn thường hằng trong tâm tưởng của mỗi người, như nhắc nhở chúng ta luôn là một cành mai tươi thắm. Sẵn sàng đón tết cổ truyền của dân tộc Việt trên xứ Úc; ở đây thời tiết đang là mùa Hè nóng bỏng, nhưng đâu đó vẫn có những sắc màu tươi thắm của đồng hương nô nức đón Xuân cổ truyền, người người hân hoan về chùa lễ Phật đầu năm, trao gởi cho nhau những lời chúc tốt đẹp vạn sự an lành. 

 

Thật vậy, diễm phúc được sống nơi quốc gia thứ hai Úc Châu, một đất nước tự do và đầy nhân bản, có đủ mọi phương tiện dân sinh; ngày nào còn hạnh phúc an lạc là ngày đó chúng ta phải niệm ân quốc gia Úc Đại Lợi đã bảo hộ đời sống về mọi mặt. Hãy cùng nhau đóng góp xây dựng bằng tinh thần vị tha của người con Phật. Sống không chỉ riêng mình mà cho tha nhân đồng loại, như vậy ta mới có cơ hội đền ân quốc gia là một trong tứ ân mà Phật đã dạy.

 

Phật giáo luôn đồng hành cùng quốc gia và dân tộc. Quê hương Việt Nam dù bao năm chúng ta lìa bỏ ra đi nhưng trong lòng mỗi người không bao giờ quên cội nguồn, bởi vậy dịp Tết đến Xuân về thì đau đáu trong lòng khi nghĩ về đất Mẹ vẫn còn biết bao sự bất hạnh, thiên tai, nhân họa và khổ đau. Như thi sĩ Huyền Không Thích Mãn Giác cảm tác những vần thơ:

“Thương Xuân tuyết trắng trên đầu núi
Nhớ nước làm sao nở nụ cười”

        Hương xuân ngào ngạt, tâm xuân phấn khởi trỗi dậy trong lòng người con Phật, chúng ta hãy sẵn sàng tươm tất, trong ngoài trang nghiêm thành kính mừng đón Chúa Xuân với tinh thần tiễn cũ nghinh mới, hầu thăng hoa cuộc sống an lành thịnh vượng.

Cầu nguyện tất cả chúng ta trọn hưởng một mùa Xuân như ý.

 

Nam Mô Hoan Hỷ Tạng Bồ Tát Ma Ha Tát

                                                                                               

Nay thông bạch
Hội Chủ

 (Xem phiên bản pdf có ấn ký)

 

Hòa Thượng Thích Bảo Lạc




***



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
06/02/2015(Xem: 6843)
Thế là đã hơn 16 năm rồi tôi chưa về quê hương ăn Tết. Xuân và hoa vẫn tưng bừng ở đó mà người ra đi đã mất chỗ ở quê hương! Tôi chưa hưởng lại không khí rộn ràng, đầm ấm của những ngày Tết ở quê nhà; mỗi lần nhớ đến lòng tôi xôn xao vừa ngậm ngùi, chạnh nghĩ về quê xưa mà lòng se sắt nhớ!
06/02/2015(Xem: 6461)
Năm Mùi lại sắp đến và ta thường hỏi là tại sao tên gọi là Mùi, không là dê, dương hay vị ...? Phần này đưa ra vài cách nhìn hầu giải thích phần nào các lý do dẫn đến hiện tượng trên. Ngôn ngữ con người biến đổi theo thời gian (âm cổ và âm hiện đại) và không gian (phương ngữ, thổ ngữ, ngữ hệ), thành ra phần này sẽ bàn về các dữ kiện minh xác kết quả trên. Đây cũng là mục đích chính của loạt bài "Nguồn gốc Việt (Nam) của tên 12 con giáp", phần này tiếp theo bài "Nguồn gốc Việt Nam của tên 12 con giáp – Mùi/Vị - *mjei – Dê (phần 15)". Các bài viết sau nhưng cùng một chủ đề sẽ đánh số với mẫu tự A, B, C… Hi vọng loạt bài này gợi ý và tạo thêm động lực cho người đọc tìm hiểu thêm về tiếng Việt và những liên hệ ngôn ngữ thật thú vị. Các chữ viết tắt trong bài này là LM (Linh Mục), BK (Bắc Kinh),
05/02/2015(Xem: 8280)
Như thường khi, vào những dịp cuối năm với bề bộn lo toan ngày tết mới, tất cả ai ai cũng đều chăm chú vào từng tờ lịch phía dưới của ngày âm lịch mà thường khi ngươi ta ít khi chú ý đến ngoại trừ phải tính các ngày giỗ, thôi nôi hay tang chế.v…v…
05/02/2015(Xem: 7013)
Tết. Một chữ thôi mà sao cũng đủ làm cái cớ lớn để tôi bâng khuâng quá chừng. Tôi đã sống qua chừng đó năm tháng rồi sao? Vậy là tôi sẽ không còn đủ thời gian để tận mắt chứng kiến bao điều sẽ xảy ra trên hành tinh này với những buồn vui khó nói trước...
05/02/2015(Xem: 6833)
Dê sống hoang giã 50.000 năm trước tại: Á Châu, Âu Châu và Phi Châu trên đồi núi nên gọi là wild goat/ Wildziegen. Dê có thân hình dài từ 1,2 đến 1,6m, đuôi dài 15-20 cm, cao từ 0,7 m đến 1m, trọng lượng tùy theo dê đực hay dê cái nặng từ 25 kilô đến 100 kilô. Khoảng 8000 -10.000 trước CN thì loài người bắt dê về thuần hóa thành gia súc như: gà, chó, heo, ngựa, trâu, bò.
05/02/2015(Xem: 4771)
Hằng năm, cứ vào lệ thường đêm giao thừa, thầy trò chúng ta thường tụng kinh phúc chúc an lành cho nhân loại, cho đất nước Việt Nam, cho chư thiên, thọ thần, cho tất cả ân nhân, thí chủ, cho chư Phật tử gần xa và cho cả chúng ta một năm mới tốt lành hơn, an vui hơn.
04/02/2015(Xem: 30407)
Ước vọng của con người luôn là những gì tốt đẹp, sung túc và dài lâu, cần phải đạt được trong một tương lai gần nhất. Nói cách thực tế theo quán tính của người bình phàm, thì đó là hạnh phúc (phước), thịnh vượng (lộc), sống lâu (thọ). Với các chính trị gia, và những nhà đấu tranh cho dân tộc, cho đất nước, thì đó là tự do, dân chủ, nhân quyền. Với đạo gia thì đó là giải thoát, giác ngộ, và niết-bàn.
03/02/2015(Xem: 6845)
Xuân về nở nụ chứa chan. Lòng vui rộn rã như đang tự tình. Phiêu linh một chút hòa bình. Cầm tay thiên hạ nói mình rất thương.
03/02/2015(Xem: 6834)
Xuân tràn đầy sức sống Hạt tinh tấn đâm chồi Hoa khiêm cung bi trí Tưới tẩm mầm Thánh nhân. Mỗi ngày hoa đều nở Cúng dường ngôi Tam bảo Tô điểm đạo và đời Xuân phước tuệ trang nghiêm. (Thích Nữ Giới Hương)
02/02/2015(Xem: 11905)
Vào thuở thịnh Đường, Lục tổ Huệ Năng ( 慧 能 638-713 ) sau khi đắc pháp với Ngũ tổ Hoằng Nhẫn ( 弘忍) và được truyền Y bát, nghe theo lời dạy của sư phụ phải ở ẩn một thời gian rồi sau mới ứng cơ giáo hóa. Ngài được Ngũ tổ đưa đến bến Cửu giang rồi chèo đò qua sông đi về phương nam, đến thôn Tào Hầu (曹候村), phủ Thiều Châu (韶州府) nương náu trong một am tranh. Lưu Chí Lược 刘志略 là một nhà Nho chưa biết ngài kế thừa Tổ vị, thấy ngài tu khổ hạnh khiêm cung, bèn hết lòng hộ trì. Ông có một người cô ruột là Thiền ni Vô Tận Tạng (無盡藏比丘尼) không rõ ngày sanh, chỉ biết bà mất vào năm 676 sau TL. Lúc ấy Lục tổ 38 tuổi.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]