Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tìm Hiểu Khái Quát Về "HUYỄN" trong đạo Phật

01/02/202010:11(Xem: 5171)
Tìm Hiểu Khái Quát Về "HUYỄN" trong đạo Phật

chu khong
Tìm Hiểu Khái Quát Về

"HUYỄN"trong đạo Phật

THÍCH NỮ HẰNG NHƯ

 

          Huyễn:Có nhiều nghĩa như tạm bợ, hư dối, phù du, huyễn hoặc, ảo ảnh, thay đổi luôn luôn, cóđó rồi mất đó, biến dịch hoài trong từng sát-na.Hiện tượng thế gian hiện hữu như tròảo thuật tiếng Phạn gọi là Màyà, tiếng Anh là Illusion nghĩa làảo ảnh.Bằng giác quan nhìn thấy hiện tượng thế gian nhưđang hiện hữu, nhưng tích tắc sau là thay đổi.Đó là đặc tính của Huyễn.

          Có khi ta thấy Huyễn (sự thay đổi) bằng mắt thường, có khi không thấy đượcHuyễn bằng mắt, mà chỉ nhận ra bằng trí huệ.

          Thí dụ: Bằng giác quan người ta nhận thấy sự thay đổi khi nắng, khi mưa, lúc lạnh lúc nóng.Nhìn đoá hoa lúc tươi thắm, lúc tàn phai, hoặc những ý nghĩ xảy ra trong đầu thay đổi hoài hoài.Hôm nay cảm thấy khoẻ mạnh yêu đời, tuần sau cảm thấy buồn bực chán đời vìđau ốm.

          Tuy nhiên, có những sự việc mà giác quan con người không nhận ra.

          Thí dụ: Nhìn con sông hay dãy núi... ngày này qua ngày khác..., tháng nọ qua năm kia...không thấy có gì thay đổi. Thực ra, nó đang thay đổi từng sát-na thời gian, nhưng vì hình tướng quá lớn và đời sống quá dài, nên mắt thường không thấy sự thay đổi đó, mà chỉ nhận ra bằng trí huệ.

 

II.KHÁI NIỆM "HUYỄN" TRONG KINH "VỆ ĐÀ"

          Từ thời cổđại khoảng hơn 4,000 năm trước Tây Lịch, khái niệm Huyễn đãđược ghi lại thành nhưng bài kệ bằng tiếng Sanskrit trong kinh VệĐà của Bà-La-Môn Giáo. Như vậy khái niệm Huyễn của Bà-La-Môn có trước thời Đức Phật, nhưng ý nghĩa Huyễn của Bà-La-Môn khác với Huyễn do Đức Phật chứng ngộ.

          Trong kinh Vệ-Đà, người ta tin có đấng Brahman, là một đấng thần linh giống như Thượng đế, có quyền năng tạo ra vũ trụ và muôn loài, trong đó có con người. Sự biếnhoá hay quyền năng của đấng Brahman trong kinh Vệ-Đàgọi là Huyễn.Do vậy chúng ta có thể xem Huyễn làkhông thật,nóchỉnhư tròđùa, tròbiến hoá của ông Brahman.

          Kinh Vệ-Đà cho rằng trong con người có linh hồn. Khái niệm linh hồn này gọi làtiểu ngã, làAtman.Còn Brahman làđại ngã.Thực ra Atman cũng trong sạch cao thượng không khác gìBrahman, nhưng vì bị bức màn Huyễn của Brahman che lấp nên con người tin tưởng cuộc đời của mình do Brahman xếp đặt.

          Người Ấn Độ thời cổxưa bị khái niệm Huyễn đè nén, ức chế,khiến họu mêkhông nhận ra đâu là thật đâu là giả, nên chấp nhận số phận an bài, chịu cảnh cha truyền con nối, họ tin rằng hễsanh ra trong giai cấp nào, phải chịu giai cấp đó suốt đời. Chính vì sự u mêđó, vô hình chung củng cốthêm quyền lực cho Brahman tức Huyễn, giúp cho Brahman có cơ hội che giấu sự thật khiến con người không nhìn thấy Chân lý trong cuộc đời, không nhận ra chính mình từđâu sinh ra và tin rằng mình có mặt ở thế gian này là do Brahman biến hoá, nên Huyễn ởđây đồng nghĩa với Vô Minh làkhông biết gì.Quyền năng khác của Brahman làphóng chiếu sự huyền ảo, bao trùm con người.Trong ý nghĩa này tạo nên hình ảnh Brahman như là Thượng đế.

          Từđó, quan niệm con người và vũ trụ là kết quả của quyền năng Brahman.Con người và thiên nhiên phụ thuộc vào thần linh. Con người cúi đầu chấp nhận số phận đãan bài, gần như là nô lệ của thần linh, họ không vùng vẫy thoát ra, mà chỉ biết cúng bái, cầu nguyện van xin thần linh điều này,điều nọ.

          Tóm lại Huyễn là quyền năng của Brahman chứ không phải là Chân Lý Khách Quan. Hiểu Huyễn theo Bà-La-Môn Giáo, chúng ta nhận ra con người bị trói buộc trong những xếp đặt sẵn của thần linh. Từđó, người ta sống với quan niệm "Có cái Ngã thường hằng bất biến trong ý nghĩa linh hồn trường cửu Àtman (tiểu ngã) khi chết sẽ nhập vào đại ngã Brahman."

 

III. Ý NGHĨA "HUYỄN" TRONG PHẬT GIÁO

          Qua sựchứng ngộ của Đức Phật thì hiện tượng thế gian trong đó có con người được thành lập do nhiều nhân nhiều duyên phụ thuộc vào nhau mà có mặt,cũng do nhân duyên màhoại đi và biến mất. Nói cách khác hiện tượng thế gian, đủ duyên thì thành, hết duyên thì chấm dứt theo học thuyết "Lý Duyên Khởi-Pháp Duyên Sinh" dưới ảnh hưởng của quy luật"Tương Quan Nhân Quả: Cái này có cái kia có. Cái này sanh cái kia sanh. Cái này không cái kia không. Cái này diệt cái kia diệt". Vàquy luật "Biến Dịch:  Sinh, trụ, hoại, diệt, thành".Đây lànhững quy luật khách quan vận hành vạn pháp, dù có Phật ra đời hay không nó vẫn như thế!

          Con người và hiện tượng thế gian không có tự tánh, nên bản thể nóVô thường, Vô ngã, Trống không. Nhưng nói vạn vật trống không, không phải làhoàn toàn không có.Nó hiện hữu qua giác quan của con người. Nhưng nó có mà thay đổi theo thời gian không gian, nên cái thực có này nằm trong vòng tương đối, trong kinh gọi bằng từ khác là"Huyễn Có".

          Huyễn Có là ngay bây giờ có, nhưng lát nữa thì thay đổi rồi.Nó không hoàn toàn "Có" thuộc Thường kiến, mà cũng chẳng hoàn toàn "Không" thuộc Đoạn kiến, mà nó thuộc về Trung đạo, tức "Chánh Kiến".Còn Thường kiến vàĐoạn kiến bị Đức Phật xếp vào "Tà kiến".

 

          IV. ĐỨC PHẬT GIẢNG VỀ"HUYỄN" TRONG NHIỀU BÀI KINH

          - Kinh Vô Ngã Tướng, Đức Phật dạy Con Người do năm yếu tố: Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức hợp lại mà thành. Do không thực chất tánh nên con người Vô thường, Vô ngã, Trống không. Hiện tượng thế gian cũng thế, nó có mặt là do nhiều điều kiện hợp lại mà thành, nên hiện tượng thế gian cũng Vô thường, Vô ngã, Trống không, trong kinh gọi hiện tượng này là "Huyễn Có".

          - Kinh Kim Cang có bài kệnói về Huyễn như sau:

                    Tất cả pháp hữu vi,

                    Như mộng, huyễn, bọt, bóng,

                    Như sương, như điện chớp,

                             Nên quán tưởng như thế.

          - Pháp hữu vi: Các pháp do nhiều điều kiện thành lập được gọi là pháp hữu vi. Thí dụ nhưđi, đứng, nằm, ngồi, ăn, uống, mặc quần áo, chải đầu, tắm rửa ... Các sự kiện nàyđều làcác pháp hữu vi. Con người do năm uẩn: sắc, thọ, tưởng, hành, thức hợp thành,nên con người là pháp hữu vi. Bốn đại đất, nước, gió, lửa là pháp hữu vi. Sáu căn, sáu trần (hiện tượng thế gian) là pháp hữu vi. Mười hai xứ, mười tám giới cũng là pháp hữu vi.

          Nội dung bài kệám chỉ tất cả các pháp hữu viở trên đời này đều như "mộng, huyễn, bọt, bóng" hay như "sương, như điện chớp". Chúng ta phải coi các pháp hữu vi như sáu thứ nói trên, nên theo như vậy mà quán.Vậy chúng ta quán như thế nào?

          - Mộng: Là chiêm bao không thật.Nếu chúng ta biết mình đang ở trong mộng, trong chiêm bao tức là không phải mộng, không phải chiêm bao, vìngay lúc đóchúng ta đang tỉnh thức.Mộng là cõi mơ là chiêm bao.Bây giờ chúng ta nói đời người là mộng có nghĩa là chúng tađang sống trong mộng trong mơ không thật, vì tất cả mọi hiện tượng xảy ra trong đời đều thay đổi như huyễn như mộng.

          - Huyễn: Làhuyễn hoặc, hưảo,phù du, ảo ảnh, giả dối. Thí dụ một nhàảo thuật biểu diễn cưa một người làm ba khúc, đặt cái đầu ở chỗ này, thân hìnhở chỗkia, vàtay chân ở chỗ nọ. Chúng ta là khán giả nhìn lên thấy cái đầu vẫn lắc lư, mắt vẫn mở to nhìn qua nhìn lại, và miệng thì cười toe. Loại thần thông này chỉ là một tròảo thuật trông như thật, nhưng đó chẳng phải thật mà chỉ làcảnh ảo là phù phép của nhàảo thuật biết giấu giếm và che mờ mắt khán giả.

          Nếu chúng ta hiểu thấu Phật pháp thì biết rằng mọi sựtrên đời này thay đổi liên miên giống nhưtròảo thuật. Cái thế giới này hưảo, chỉ vì nhân duyên hoà hợp mà có, khi nhân duyên tan rả thì nó cũng tan rảtheo.Nếu không hiểu rõ Phật pháp chúng ta cũng giống nhưkhán giảđang xem xiếc,bị tròảo thuật làm cho mê hoặc, nhìn cảnh ảo trên sân khấu cho là thật.

          Trong cuộc sống vui, buồn, hạnh phúc, thành công, thất bại, tuy làcó thật ngay lúc đó, rồi sẽ đổi thay không ở mãi với mình, nên trong kinh gọi là"HuyễnCó".Nhận ra mọi sự vật trên đời đều huyễn thì chúng ta không bị các tròảo thuật mê hoặc.

          - Bọt:Vừa xuất hiện thì tan rã ngay, nó nhưhưảo chẳng thật, còn bóng tức làảnh của một hình tướng, nhưng bóng người thì tuỳ thuộc theo thân người. Vì có hình mới có bóng.Hình là thật, bóng là hư giả.Hiểu sâu sắc hơn, thì hình tướng thật cũng là hư dối, chẳng phải thật có.Nếu không tin, chúng ta thử chấp vào hình hài này xem chúng ta có bảo trì, giữ nóđẹp đẽ khoẻ mạnh hoài hay là hình hài này vẫn phải chết?

          - Như sương, như điện chớp: Buổi sáng sớm, lúc thức dậy, chúng ta thấy trên hoa cỏ còn đọng lại những giọt sương, nhưng khi mặt trời ló dạng, ánh nắng chiếu xuống thì sương tan, không còn nữa. Điện chớp cũng là hiện tượng thoáng qua, bất thường như vậy.

          - Nên quán như thế: Nếu nhìn mọi sựtheo cách đó, tức nhìn hiện tượng thế gian là"Huyễn Có"thì tâm chúng ta rổng rang quảng đại không bị sự vật gì ràng buộc. Bởi tâm không bị ràng buộc, không bị ngăn ngại, nên khi gặp sự cố buồn phiền đau khổ gì thì mình tự nhủ:"Cuộc đời là Huyễn. Chuyện gì rồi cũng qua, cũng thay đổi!"

          - Trong "Tương Ưng Bộ Kinh tập III - Thiên Uẩn, phẩm Hoa",Đức Phật nêu lên Tánh Huyễn của Con người (Ngũ uẩn) như sau:

                              Sắc như đống bọt

                              Thọ như bong bóng nước

                              Tưởng như ráng mặt trời,

                              Hành như thân cây chuối

                                    Thức như trò ảo thuật.

          Nội dung bài kệ như sau:

          - Sắc tựa như đống bọt: Đống bọt không cócái lõi cốđịnh, vững chắc, nó tầm phồng, trống rỗng, nhẹ xốp, rất dễ tan vỡ không tồn tại lâu.So sánh sắc tức tấm thân ngũ uẩn với đống bọt, thực chất cả hai giống như nhau. Thân con người do nhiều điều kiện hợp thành, nókhông có cái lõi cốđịnh, nên nóthay đổi theo chu kỳ Sinh, Trụ, Hoại, Diệt,Trở thành cái khác. Do vậy thực chất Ngũ uẩn tuy hiện tại cónhưng rồi nó sẽ biến hoại. Cái có này là cái có tương đối, trong kinh gọi là"Huyễn Có".

          - Cảm thọ ví như bong bóng nước: Một bong bóng nước vô cùng yếu ớt, không ai có thể nắm bắt được, vì nó sẽ vỡ ra ngay sau khi mới thành hình. So sánh cảm thọ như bong bóng nước,ý nói cảm thọ thoáng hiện lên khi tiếp xúc đối tượng, chúng không tồn tại cốđịnh lâu dài. Khi cảm xúc xuất hiện,nóchấm dứt trong thời gian của một cái búng móng tay. Ý nói tình cảm vui buồn của con người cũng Huyễn vì nó thay đổi nhanh chóng.

          - Tưởng như ráng mặt trời:Ráng nắng hiện lên làm sáng cảnh vật, rồi xụp xuống biến mất. Ráng nắng ẩn hiện rồi biến nhanh nhưảo ảnh.Những thứ cảm xúc phát xuất từ cảm Thọ sẽ thay đổi không trường tồn. Do ảnh hưởng từ cảm Thọ mà tri giác, tư tưởng của con người cũng thay đổi giống như ráng nắng chiều.

          - Hành tựa như cây chuối: Thân cây chuối là một tập hợp của nhiều lớp vỏ, mỗi lớp vỏdày mỏng có đặc trưng riêng của nó.Hành là một tập hợp của nhiều hiện tượng giống như thân cây chuối.Mỗi hiện tượng có đặc điểm riêng của nó như tâm hành vui, tâm hành buồn, thương, ghét v.v...

          - Thức như trò ảo thuật:Những suy nghĩ so sánh phân biệt sẽ thay đổi nếu tâm Hành thay đổi, cho nên Ý thức cũng không có cái cốt lõi riêng của nó.Sự suy nghĩ trong tâm thay đổi liên miên. Khi Tưởng điên đảo thì Hành cũng điên đảo vàÝ thức cũng sai lệch điên đảo theo.Nên nói Ý Thức như tròảo thuật là như vậy.

          Tóm lại,năm uẩn đều không cótự ngã nên con người là Vô ngã, Vô thường.Không chấp nhận quy luật này thì Khổ. Ngã là đầu mối của biển khổ, nếu nhận ra Ngãlàkhông thật, chỉgiả danh,là Huyễn Cóthì làm gì có Khổ.

          Trong kinh diễn tả con người và hiện tượng thế giancómà không thật. Nếu chúng ta cho rằng hiện tượng thế gian hoàn toàn có thật thì cũng giống nhưtrí tưởng tượng con rùa mà có lông và con thỏ mà có sừng như câu: "lông rùa sừng thỏ"haytưởng tượng đứa nhỏ này là con của một người đàn bà không bao giờ có con như câu: "đứa con của ngườiđàn bà không bao giờ có con" hoặc nhưtượng người đàn bà bằng đásanh được con nhưcâu: "đứa con của người đàn bà bằng đá".Những sự kiện này chỉ là sự tưởng tượng, một niềm tin mù quáng, một quan niệm sai lầm không thể có được.

          Huyễn không phủ nhận thế gian có.Thế gian có,nhưng không thường hằng, vì thế gian không thực chất tánh, chỉ là sự tập hợp của nhiều thứ, mà khi có sự tập hợp thì sẽ tan rã.Như vậy, hiện tượng thế gian hôm nay có mặt nhưng một ngày nào đó sẽ biến mất, nên nói thế gian là phù du, làảo ảnh gọi chung là Huyễn. Nếu ai tin Huyễn làthật sự có, thì người đó Vô minh.

          Khi vén bức màn Huyễn tức bức màn Vô minh, mới thấy Chân lýthật của cuộc đời chỉ là một sự giả danh.Bờ ranh giữa Huyễn (Vô minh) và Giác ngộ là Biết Có Lời làcái Biết phân biệt, so sánh, trong kinh gọi là cái Biết nhị nguyên.Chấm dứt lời, làđi vào thế giới giác ngộ, tức là Nhận thức không lời.Không lời là nhận ra liền Tánh Không, Như Vậy, NhưHuyễn của hiện tượng thế gian.

 

V. VAI TRÒ CỦA CHỦ ĐỀ "HUYỄN"ĐỨNG Ở CHỖ NÀO?

          Huyễn đứng ở giữa Tánh (Chân đế) và Tướng (tục đế).Tánh là Trống Không, Trống Rỗng. Còn Tướng là hiện tượng thế gian có thật trước giác quan.

          Chủ đề Huyễn cho biết Tướng có nhưng hưảo, giả dối, thay đổi từng phút giây nên Tướng như là bọt nước, chiêm bao sẽ thay đổi biến mất gọi là Huyễn Tướng.

          Cái nhìn Huyễn Có, cũng tương tự như cái nhìn của Bản Thể hiện tượng làTrống Không (Tánh Không).Vì Trống không nên hiện tượng khi thế này, khi thế khác gọi là Huyễn.Vai trò của Trống Không và Huyễn làđứng ở một chỗ nhìn hiện tượng thế gian thay đổi.Còn cái nhìn Chân Như về hiện tượng thế gian là nó Như Vậy là Như Vậy không diễn tả gì thêm.

          Ba chủ đề Tánh Không, Chân Như, Huyễn là thế chân vạt vững chắc để hình thành nên Trí huệ Bát-Nhã Ba-La-Mật. Nếu chúng ta thông suốt và sống được trong Nhận thức này, thì Trí tuệ Bát-Nhã phát huy cho đến lúc kiện toàn. Cả ba chủ đềđưa tới mục đích là tâm chúng ta không dính mắc bất cứ những gìxảy ra trong thế gian.

          - Về Chân Như: Khi thấy Như Vậy, biết rõ ràng không phản ứng gì hết thì tâm phẳng lặng trống không, định tĩnh, bất động, không có chỗ thương ghét hay xét đoán có mặt.

          - Tánh Không vàHuyễn:Khi thấy hiện tượng thế gian làTrống không, làHuyễn thì mình cũng phủi hết bụi trần không còn dính mắc, chấp trước, không thủ, không hữu và sẽkhông tái sanh (chặt đứt vòng luân hồi 12 nhân duyên trong học thuyết Lý Duyên Khởi Pháp Duyên Sanh).

          Ba chủ đềđưa tới mục tiêu dừng lại tại Thọ, không khởi mạng lưới Tưởng(tương ứng với cơ chế Hậu Hồi Đai trong bộ não. Hồi đai là vùng tri giác (Tưởng) có 3 phần: Tiền Hồi Đai, Trung Hồi Đai là 2 vùng khái niệm có lời, còn Hậu Hồi Đai là vùng yên lặng không lời).Từ Tưởngđưa tín hiệu đến Hành (tương ứng với cơ chế DướiĐồi là nơi thành lập tâm phàm phu, tâm bậc Thánh hay tâm Phật) cất giữ vào Nhận thức không lời (tương ứng với cơ chế Precuneus).

          Chủ đề Huyễn có tầm quan trọng hơn nhiều so với Chân Như và Không. Chư Tổtạm bày ra chủ đề Huyễn, Không, Chân Như để thể nhập Chân NhưĐịnh, Không Định hay Như Huyễn Định để có kết quả diệu hữu trên đường tâm linh. Hay bày ra con đường A-La-Hán đạo và Bồ-Tát đạo đểđi đến mục tiêu rốt ráo của con đường tâm linh là phát huy trí huệ siêu vượt. Để rồi cuối cùng nhận ra Chân NhưĐịnh hay Không Định chỉ là ngón tay chỉ mặt trăng. Muốn buông bỏ ngón tay thì phải nhờ tới Huyễn.

          Buông ngón tay tức buông chiếc bèđi, thì mới vào chỗ không lời (atakkàvacara), vì nếu không buông bỏ thì trong tâm vẫn còn cái Tướng chứ không hoàn toàn Vô tâm.

          Về chủ đề Không và Chân Như cũng do con người tạm đặt ra theo quy ước. Sau cùng phải bỏ văn tự, lời nói.Bá-NhãTâm-Kinh có câu: "vô Trí diệc vô Đắc" nghĩa là "Không có Trí mà cũng không cóĐắc". Nếu nói mình đắc quả này, quảkia là còn trong tục đế, còn trong cái nhìn của thế gian. Cho nên khi diễn tả về Chân Như, các Tổ nói: "Thực tướng vô tướng".Cái tướng thật của hiện tượng thế gian là không có tướng.Nếu còn tướng trong thế gian thìđó chỉlà "huyễntướng" nghĩa làcó mà không có!

          Như vậy, cái nhìn sau cùng là xoá bỏ quy ước dựa trên khái niệm có lời, mới nhận ra Chân lý tối hậu.Hiện tượng thế gian do con người đặt tên, áp đặt như thế này thế nọ, che lấp bao phủ sự thật lên hiện tượng thế gian, nên không nhìn thấy Chân lý tối hậu của hiện tượng.Chứ tự nóchỉ là"như vậy" thôi!Do đó, khi nhận ra Chân lý tối hậu, chỉ là sự trở về, chứ không phải khám phá ra cái gì mới mẻ.

          Đức Phật khi chứng ngộ "Tứ Diệu Đế" đã nói: "Giống như Ta đã tìm lại conđường mòn mà chư Phật đời quá khứ, chư Phật đời hiện tại và chư Phật vị lai đã đi và sẽ đi". Cũng vì thế khi mình quay trở về nhận ra cái Tâm Như hay Tâm Không, các vị Tổ gọi là "đi về nhà" hay "trởvề nguồn" chứ không có chứng đắc gì cả.

          Kinh điển là quy ước.Còn lời là còn quy ước, còn tục đế.Chân lý tối hậu là không dùng văn tự chữ viết. Phật Giáo Phát Triển nói: "Kinh Vô Tự mới là ChânKinh"ý muốn nói tới chỗ Atakkàvacara là chỗ ngoài lời trong Tâm, thuật ngữ gọi làTâmNhư. Từ Tâm Như nhận ra sự khách quan tĩnh lặng của hiện tượng thế gian gọi là Chân Như của hiện tượng.Bấy giờ hành giảthấy xung quanh hiện tượng hiển lộ bài kinh không lời, thuật ngữ gọi là"Vô tự Chân kinh".Chúng ta sẽ nhận ra hiện tượng thế gian đang thuyết giảng cái tối hậu Phật pháp từ thấp tới cao. Từ quy luật Vô Thường, Khổ/Xung đột, Vô ngã, đến Lý Duyên Khởi Pháp Duyên Sinh, đến Tương Quan Nhân Quả, đến Quy luật Biến dịch, Bình Đẳng tánh, đến sự Trống Không, Chân Như và Huyễn tánh .

          Khi thông suốt những chủ đề trên, thì lúc nào chúng ta cũng có thể dụng công cất giữ cái Biết Không Lời vào Nhận Thức (Precuneus).

          Khi chúng ta nhìn hiện tượng thế gian hoàn toàn không lời, mặc nhiên Ý Căn, Ý Thức, Trí Năng đóng cửa.Lúc bấy giờ,vùng"Kiếngiải tổng quát" (The General Interpretative Area hay Gnostic Area), tức vùng Tánh Giác sẽ bật ra kiến giải bất cứ lúc nào.

 

VI. TÁC DỤNG CỦA "NHƯHUYỄN"

          - Sống ở đời, khi có những gì thích thú, thành công, nếu nhận ra Như Huyễn chúng ta sẽ bớt đam mê say đắm. Khi có nỗi khổđau do người khác mang đến, nếu nhận ra Như Huyễn, chúngta bớt dính mắc, bớt đau khổ và phát tâm tha thứ, đồng thời thương xót người hãm hại ta.

          - Cái thấy Như Thật và Như Huyễn cũng đóng cửa tiền trán khiến cho tâm chúng ta được thanh thản và chức năng kiến giải của Tánh Giác sẽ hoạt động giúp chúng ta giải quyết được những vấn đề khó khăn trong cuộc sống hằng ngày.

          - Khi chúng ta thấy Như Huyễn, những gì mất mát không đè nặng tâm tư của chúng ta.

          - Bên cạnh Như Huyễn, chúng ta áp dụng Như Thật đểkhông suy luận, không tưởng tượng, vẻ vời, chụp mũ cho người xung quanh những điều xấu xa, thì tâm chúng ta sẽ được anổn, thanh thản, sáng suốt, quyết định thích hợp với hoàn cảnh.Tâm từ, tâm bi biểu lộ trong lời nói,đó là từ trường của chúng ta lần hồi sẽ cảm hoáđược những người sống bên cạnh chúng ta.

          - Trên con đường tu tập, Như Thật, Như Huyễn giúp chúng ta sống toàn tâm toàn ýở giây phút đó. Thấy biết ngay bây giờ vàởđây làcái thấy sự vật đang là chính nó, không thêm không bớt, không đặt hay gọi tên, thì tâm chúng ta không bị vọng tưởng quấy rối.

          - Ngoài ra, "Như Huyễn định"còn là hành trang của các vị Bồ-Tát phát tâm đời đời thừa hành Bồ-Tát đạo.Phải có Như Huyễn Tam Muội để thấy cuộc đời vui buồn đau khổ hay hạnh phúc chỉ là giả, làảo.Thấy người bị khổ và người không khổ, đều là Huyễn thì các Ngài mới thực hành Bồ-Tát được.Cho nên Từ Bi phải thấy Huyễn nằm bên dưới, nghĩa là phải có trí huệ về Như Huyễn.

 

VII. CÁCH THỰC HÀNH "NHƯ HUYỄN" TRONG ĐỜI SỐNG

          Chủ đề Huyễn được xếp làthiền Huệ, thực tập trong 4 oai nghi.Đối duyên xúc cảnh không dính mắc thì phải có Trí huệ để nhận biết tất cả đều làảo, giống như trong chiêm bao. Trong văn chương Việt Nam, thi sĩTản Đà có câu:

                                      "Cuộc đời là đại mộng

                                      Khi nằm ngủ là tiểu mộng"

          Khi biết đó là mộng thì mình ra khỏi mộng.Những gì xảy ra khi mình đang sống mình tưởng là thật, nhưng qua đi thì như giấc chiêm bao, chỉ còn dư vị trong kýức mà thôi!

          Tuy nhiên muốn thực tập để kinh nghiệm "Như Huyễn định" thì trước hết phải có trí huệ hiểu biết ý nghĩa Huyễn là gì?Nhận ra hiện tượng thế gian đều là Huyễn.Biết tướng của hiện tượng thế gian làchỉHuyễn Tướng, tức là có tướng mà không thật có.

          Khi khái niệm Huyễn nội tại trong Nhận thức không lời vững chắc thì mặc nhiênđã trở thành định gọi là Như Huyễn Định. Dĩ nhiên là lúc đó tâm hoàn toàn yên lặng không dính mắc gì với hiện tượng thế gian. Tâm ba thời không hoạt động, chỉ có dòng Nhận thức Biết không lời, thì mới vào định.

 

VIII. "NHƯ HUYỄN" và"NHƯ THẬT"

          Cả hai thuộc về thiền Huệ. Một cái là Như Huyễn, một cái là Như Thật. Tuỳ nơi chỗ đứng Như Huyễn hay Như Thật mà cái nhìn và phương thức tu tập khác nhau, nhưng kết quả sau cùng đưa đến giống nhau làthoát khổ.

          - Về Như Huyễn, chúng ta hiểu rằng vạn vật trên thế gian thay đổi nhưảo ảnh, như chiêm bao nên thế gian tuy có mà là Như Huyễn Có.Hành giả có nhận thức về Huyễn (Màyà) sẽ không bị dính mắc với hiện tượng thế gian. Khi vui không quá say mê với niềm vui với hạnh phúc. Khi đau khổ không quá bi lụy trầm cảm, vì mọi việc sẽ đổi thay.

          - Tu tập pháp Như Thật (Yathà Bhùta) để tâm không dính mắc với hiện tượng thế gian.Thế gian như thế nào, nhìn thấy y như vậy.Đó là nhìn thấy Như Thật. Nhìn Như Thật là nhìn thấy "Cái Đang Là" của hiện tượng thế gian.Tích tắc này thấy "Cái Đang Là". Tích tắc kế tiếp cũng thấy "Cái Đang Là"... thì hành giả có"Như Thật Trí" hay "Tuệ Trí", tức trí thấy biết như thật về đối tượng không phân biệt so sánh. Tâm ba thời hoàn toàn yên lặng không tác ý. Hành giảđang ở trong Tâm Bậc Thánh khách quan, trong sạch, tâm không dính mắc với 6 trần.Nhìn "Cái Đang Là" vững chắc sẽ trở thành Cái thấy "Như Vậy".Từ một bước đi từ Như Thật đến Như Vậy (Chân Như).

          Cảnh giới bên ngoài thế gian tức bên ngoài Huyễn là chỗ vắng lặng, tịch diệt, ra ngoài giác quan. Chỗđó làtrạng thái Niết Bàn, Chân Như. Tâm thế gian không nhận ra được mà phải do Trí tuệ Bát Nhã mới nhận ra. Vìngoài không gian, ngoài thời gian nên gọi chỗđólà"Thực tại tuyệt đối".

 

KẾT LUẬN

          Khi bước sang các chủ đề siêu vượt như Tánh Không, Huyễn hay Chân Như là bước vào thế giới của Chân lýtuyệt đối, không lời. Nóở bên ngoài không gian, thời gian, nên không còn xử dụng giác quan để nhìn thấy.Chỉ có thể nhìn thấy nó bằng Nhận thức Biết Không lời, bằng trí huệ Bát-Nhã. Vì thếqua bài "Tìm Hiểu Khái Quát Về Huyễn"trên đây, chỉ là cách mượn lời, mượn từ ngữ, trình bày một khía cạnh nhỏ nhoi về Huyễn qua chương trình học Phật, còn nhiều khiếm khuyết của người viết. Dù sao thì lý thuyết cóđơn sơ hay sâu sắc thì cũng chỉ làChân lý tục đế. Sau đó phải buông cái bè, đểđi vào Chân đế Bát Nhã, bằng cách hành trì hầu thể nhập vào Tánh Không, Chân Như hay Như Huyễn, và mỗi hành giả tự mình quan sát tâm của mình (phản quan tự kỷ) như quan sát một dòng sông lúc chậm lúc nhanh lúc sâu lúc cạn, mà tâm lúc nào cũng bình thản, không dao động.Con đường tu tập tâm linh là con đường dài hun hút. Nhưng có hành trì thì sẽ có kết quả.Chúc các bạn thành công.

 

THÍCH NỮ HẰNG NHƯ

31/01/2020

 

Tài liệu tham khảo:

- "Thiền và Kiến Thức Thời Đại", tác giả Thích Thông Triệt, ấn hành: Phật lịch 2558 (2014).

- Dựa theo chương trình giảng dạy "Thiền Trung cấp 3", của cốHT Thích Thông Triệt.

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
26/01/2023(Xem: 2559)
Nhìn hai cành đào đặt trên điện Phật, mỗi bên có treo một dây pháo và cánh thiệp chúc Tết. Đặc biệt cánh thiệp Mừng Xuân Di Lặc, không biết ai đã hoạ hai câu thơ bằng chữ Hán tả Phật Di Lặc như sau: “Đại đỗ năng dung, liễu khước nhân gian đa thiểu sự Mãn khang hoan hỷ, tiếu khai thiên hạ cổ kim sầu.” Nghĩa: Lòng rộng bao la, quét sạch trần gian vô hạn hận Mặt đầy hoan hỷ, cười tiêu thiên hạ cổ kim sầu
26/01/2023(Xem: 2362)
Tân niên Quý Mão thắm căn lành Đức tuệ vun trồng phước hạnh sanh Thể tánh hằng soi ngời diệu ý Thiền tâm tỏ rạng nguyện viên thành.
26/01/2023(Xem: 2314)
Thế sự muôn đời lắm đổi thay Bao nhiêu vất vã đẩy lùi ngay Soát rà tâm …phút giây này Buồn bực xếp xó liền say giấc nồng Chúc cho năm mới việc …sáng hồng Phiêu bạt tha phương lòng vẫn tin “Thiện lương…. cuộc sống an bình
26/01/2023(Xem: 2526)
CHÚC người khắp chốn thảy bình khang MỪNG cả dương trần cảnh lạc an NĂM cũ đau thương đều sắp dứt MỚI niên hạnh phúc mãi không tàn VẠN đời sáng rạng… yên lòng đã SỰ nghiệp lâu bền… vững đức đang NHƯ nguyện muôn nhà luôn tiến bước Ý xuân thắm đượm toả hương ngàn.
25/01/2023(Xem: 2025)
Sáng mùng Một Tết năm Quý Mão (ngày 22/01/2023), chùa Phổ Từ tọa lạc tại số 17327 Meekland Avenue, thành phố Hayward, tiểu bang California đã tổ chức Lễ cầu an đầu năm. Chương trình như sau: 09:00 am Đón đoàn 160 Phật tử hành hương viếng chùa 09:30 am Chúng xuất gia chúc Tết Hòa thượng viện chủ chùa Phổ Từ 10:00 am Lễ Phật đầu năm, khai kinh Pháp Hoa, cầu nguyện quốc thái dân an. 11:00 am Câu chuyện Phật pháp: “Tình thương làm vơi nỗi khổ, làm đẹp cuộc đời” (Hòa thượng Thích Từ Lực) 11:20 am Chụp ảnh tập thể 11:30 am Múa lân 11:50 am Phật tử dùng cơm trưa thân mật, chụp ảnh lưu niệm.
24/01/2023(Xem: 1604)
Xưa nay Xuân vẫn là Xuân, Đến thời Cọp đã, vào rừng nhường ngôi. Mèo hoang dạo phố khắp nơi, Khí tàn hơi độc, tìm lời hoang ca.
23/01/2023(Xem: 5662)
Hình ảnh Tu Viện Quảng Đức, Melbourne, Úc Châu, Đón Xuân Quý Mão 2023
22/01/2023(Xem: 3695)
Ước nguyện đầu năm.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]