Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hoa Mai Của Mùa Xuân Muôn Đời

22/01/202008:27(Xem: 4494)
Hoa Mai Của Mùa Xuân Muôn Đời

 hoa_mai_6

 HOA MAI CỦA MÙA XUÂN MUÔN ĐỜI

 

Khi nói đến mùa xuân  ai cũng đều  nói đến hoa mai. Bạch mai hay hoàng  mai  cũng đều  được thừa nhận  là loài hoa của mùa xuân, đại diện  nhiều hương sắc khác trong vườn hoa dân tộc để khắc thêm đậm ý nghĩa mùa xuân. Điều này dược  xác nhận  rất nhiều, đặc biệt trên văn đàn  và thơ nhạc. Do vậy không phải  ngẫu nhiên mà  Cao Bá Quát ( 1809 – 1855 )  hạ bút như một xác nhận bên cạnh  nỗi lòng thế sự :

Mười năm giao thiệp tìm gươm báu

Một đời chỉ cúi trước hoa mai.

 (Thập tải luân giao cầu cổ kiếm

Nhất sinh đê thủ bái mai hoa )


Cao Bá Quát (1)

                   Hoa mai được trọng thị như thế  trước hết không chỉ bởi do đứng bên bóng dáng mùa xuân, ngược lại chính hoa mai mới  làm nên mùa xuân  tuyệt sắc, là một vị sứ thần của mùa xuân báo trước tin vui đến  con người và vạn vật. Kế nữa là do tự thân hoa mai  được sinh ra , trưởng thành từ trong chính những khó khăn , khắc nghiệt của dòng đời. Thế nhân  vì cuộc sống  sinh tồn hay trong  cơn  vật lộn với bao trắc trở, âu lò, luôn gởi gấm vào hoa mai niềm tin vượt khó và khởi sắc , làm nên  những niềm vui cho cuộc đời. Thiền sư Hoàng Bá Hy Vân ( ? - 850 ) xưa kia há đã chẳng nhìn thấy chất tinh túy, đáng quý , đáng trân trọng ấy của hoa mai :

Chẳng phải một phen xương lạnh buốt

                       Hoa mai đâu dễ ngát mùi hương.

                      (Bất thị nhất phiên hàn triệu cốt

                      Tranh đắc hoa mai phốc tỷ hương )


Thiền sư Hoàng bà Hy Vận (1)

                    Có thể, nhiều người cũng cho rằng hoa mai   không có cái đẹp khoe sắc rực rỡ hơn nhiều loài hoa khác, nhưng hoa mai có cái cốt cách và nét đặc thù riêng để tự tạo cho mình thế đứng  hãnh diện  bên mùa xuân. Ươm mầm từ trong  gian khó, nghịch duyên chỉ để bừng khai , mở cánh cửa mùa xuân báo hiệu niềm  hoan hỷ cho  thế nhân.Ai đó từng cho rằng thiếu  hoa mai thì  mùa xuân trông ảm đạm và buồn tẻ biết bao, âu cũng chẵng  quá lời. Nhớ thời thơ ấu của  chính gia đình mình, lúc đất nước còn chiến tranh và khi mà cuộc sống của gia đình còn nặng phần cơm áo thì việc trang trí hay  muốn tạo nét đẹp mùa xuân, người  Sài gòn chúng ta thường gọi là «  ba ngày xuân » hoặc «  ba ngày tết » thì không phải ai cũng  chú tâm lo lắng. Tuy vậy, nhất thiết trên bàn thờ phải có một cành mai được xin từ những ngưởi quen, hầu hết là mai tứ quý. Một cành mai lẻ loi, được cắm chung với  một vài  loài hoakhác , chủ yếu là bông trang hay  vạn thọ, trọng mới tội nghiệp làm sao. Nhưng ai cũng tin rằng nhà mình đã có mùa xuân nhờ  cành mai ấy và yên tâm « ăn tết « cùng thiên hạ mà lòng chẳng muộn phiền. Sức mạnh và sự cuốn hút của hoa mai đến là vậy. Bởi thế  mới nhớ làm sao cụ Tố Như ( 1765 – 1820) khi buông lời khen :

«  Mai cốt cách , Tuyết tinh thần

 Mỗi người mỗi vẻ mười phân vẹn mười « 

( Đoạn Trường Tân Thanh )

Nguyễn Du (1)

Cụ Tố Như  quả thật tài tình khi hàng trăm năm sau đã bổ sung  như là một chứng quyết cho những lời dạy của Mãn Giác Thiền Sư ( 1052 – 1096 ) quan bài kệ « Cáo tật Thị Chúng « ( Trên  giường bệnh dạy tăng chúng). Trong đó thiền sư đã  lấy hoa mai và mùa xuân làm điểm nhấn cho  chân trời lý tưởng mình đang vươn tới. Như đã nói, hoa mai  đại diện cho ngàn hương sắc  khác trong mùa xuân, nên luôn được nhắc đến như là chính thể cách của mùa xuân . Cho nên  mấu chốt cũng là điểm nhấn trong bài thi kệ này, thiền sư nhẹ nhàng  viết :

« mạc vị xuân tàn hoa lạc tận

 Đình tiền tạc dạ nhất chi mai »

( Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết

Đêm qua sân trước một  cành mai )

Mãn Giác thiền sư ( ảnh ) (1)

                         Người đời sau không còn thắc mắc rằng  Mãn Giác Thiền Sư đọc bài kệ nói trên vào  lúc đông tàn xuân đến hay  hạ vè chói chang, mà quan trọng ai cũng đều hiểu rằng hoa mai và mùa xuân là tất cả , là khởi đầu trong chu kỳ tuần hoàn  chốn nhân thế. Người có  tư duy  Phật học  thì còn dễ dàng nhận  định hơn  về  mùa xuân – hoa mai  trong bài kệ ấy của thiền sư. Ở đó còn có sự rộng mở về  Sinh, Lão, Bệnh, Tửhay  bốn phương pháp ( Tứ Diệu Đế) mà ngày xưa, khởi đầu cho một cuộc hoằng hóa dài, đức thế Tôn đã chôn để thuyết giáo.

Đã từng  có lần, hoa mai được đưa lên bàn  tranh luận khi cho rằng  với  khí hậu  và thổ nhưỡng phía Bắc, đặc biệt những vùng có tuyết lạnh, hoa mai chỉ có thể là loài thân  cây gỗ, có trái, sinh trưởng thích hợp với điều kiện  khí hậu những nơi này .Có thể, những  lập luận đó xuất phát  từ  những  áng thơ kệ  của các vị thiền sư  kể trên, tất cả đều có nhắc đến tuyết lạnh và sương rơi. Người ta còn viện dẫn  thí dụ  từ điển Hán – Nôm của Thiều Chửu( 1902 – 1954 ) nói rằng  hoa mai là thân gỗ, có trái, ăn được. Những ý kiến  đó xem ra cũng rất có lý, tuy nhiên  qua thời gian nhận lại phản hồi chì là sự im lặng  mặc nhiênvà để rồi như chúng ta thấy hoa mai được nhắc nhiều mỗi dịp xuân sang thì vẫn cứ là  loài hoa hoàng mai năm cánh như  bao giờ. Có một điều loài  hoàng mai này vẫn còn hiện diện  mỗi độ xuân sang  trên đỉnh non thiêng Yên Tử , gọi là mai vàng Yên Tử !

hoa_mai_1

                          Cũng đã lâu lắm rồi, xin đi  ra ngoài lề đôi dòng, người viết  có nghe được một ý kiến  phân tích câu ca« Hôm qua tát nước đầu đình, bỏ quên chiếc áo trên cành hoa sen… »và cho rằng đó là loài cây sen thuộc dạng  thân cây lớn, chứ không thể là cành sen mỏng manh dưới ao đầm mà  anh chàng kia có thể máng chiếc áo  lên trên đó ! Lại nhớ  thời tiều học của mình,  giáo viên khác tôn giáo giảng rằng « cây bông sen chỉ bằng  núm tay, ra chợ mua một ký thịt bò để lên xem có bị chịu nồi không huống hồ cái thây ông Phật ngồi lên trên đó « ! Thực dụng đến thế là cùng. Sau này  lớn lên  được  tìm hiểu đầy đủ muốn tìm  gặp lại vị nữ giáo viên ấy  nhưng  xem ra  sự đối đãi nghiêm túc của mình sẽ không công bằng. Cây sen  cổ thụ chỉ có thể có ở một vùng, một địa phương nào đấy thôi chứ không phải loài sen  trong đầm ao, mọc quanh đình chùa làng quê mà vùng miền nào, ít nhiều cũng thấy có. Điều lạ lả một câu  trao tình ( ngôn ngữ bây giờ gọi là « thả thính ») của một chàng trai với một cô gái  mình để ý thi vị và hình tượng đáng yêu đến vậy, lại  bị  nhãn quan thực dụng  can thiệp thì  tội quá, nhất là  cô gái làm sao mà leo trèo lên cánh cây sen to lớn kia để nhặt chiếc áo trao tình  chàng trai ? Với chuyện cục thịt bò và  cái thây ôngPhật, không lâu sau đó người viết cũng  tím cách nhắn  trả lời rằng cục thịt bò chưa thấy và chưa bao giờ có ai đề trên hoa sen, và ông Phật  cũng chưa bao giờ thực thụ ngồi trên  cái hoa sen nhỏ bé ấy để làm gì khi mà hình tượng hoa sen được tượng trưng cho những  đức tính gì trong  đạo Phật  được  những người  không chịu khó  suy tư , nghiên cứu để nhận ra. Người ta chỉ thầy một đóa sen thật đẹp chứ không thấy một cục thịt bò tanh tưởi trong mắt mình. Một loài trùng tên nhưng khác  chủng  loại nữa là  cây mận của các tỉnh  vùng núi phía Bắc nước ta, thường chỉ ra trái vào đầu  mùa Hạ hằng năm ; còn  cây  mận  của Miền Nam thì hầu như tình thành nào cũng đểu có, cho ra trái quanh năm. Và còn rất nhiều  loài cây trái trùng giống  nhưng khác tên gọi nửa nhưng tất cả đều không bị đem ra so sánh  và như là muốn dành giật tên gọi chính chức .

                        
  Lịch sư, văn chương, văn học ít nhiều cũng giúp chúng ta xác định được rất nhiều khái niệm trong cuộc sống. Hoa mai giở đây đã nghiễm nhiên trở thành biểu tượng của mùa xuân.  Một câu tán thán hoa mai vững vàng trong sương tuyết của Hoàng Bá Hy Vân, câu khằng định  hoa mai là cốt cách của Tố Như,  hay như câu cảm thán  tuyệt vời của Cao Bá Quát …càng thêm  vẹn vẻ trong sáng và đẹp giữa mùa xuân của hoa mai. Để từ bao giờ câu  thi kệ trên giường bệnh của Mãn Giác Thiền Sư lại  trở thành câu chúc tụng nhau trước thềm  xuân mới. Hoa mai, loài hoa hoàng mai phương Nam  rồi cũng sẽ tìm và sánh vai nhau với  hoa mai Yên Tử  giữa mùa xuân của đất nước. Như là đại diện cho hai đầu đất nước : Hoa mai  phương Nam  vững vàng trong nắng hạn, hoa mai Yên Tử vững vàng trong  gió tuyết. Nơi đâu, ai rồi cũng  thấy được  một nhành mai của Mãn Giác Thiền Sư.

 

 

Xuân Canh Tý 2020

Dương Kinh Thành

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
24/01/2014(Xem: 5908)
Ăn Tết Nguyên đán không phải là phong tục riêng của Huế. Tuy nhiên, Tết Huế có những nét riêng thú vị. Là kinh đô xưa, Huế còn giữ được nhiều cổ tục trong việc đón Tết và ăn Tết.
24/01/2014(Xem: 8180)
Cũng như người Việt trong nước, cứ vào mỗi dịp tết Nguyên Đán, người Việt hải ngoại, Phật tử cũng như không phải Phật tử thường hay đi chùa lễ Phật và hái lộc vào đêm giao thừa và những ngày đầu năm, để cầu phúc, cầu may, xin Trời Phật, Bồ Tát phù hộ cho bản thân và gia đình năm mới được mọi điều tốt lành, tai qua nạn khỏi, mọi sự hạnh thông như ý muốn.
24/01/2014(Xem: 6452)
Một mùa xuân Di Lặc, mùa xuân của sự hoa hỹ đông đầy tình yêu thương đang trở về với người con Phật và muôn loại chúng sanh. Trong mỗi chúng ta khi nhắc đến mùa xuân thì ai củng liên tưởng ngay đến tất cả những gì tươi mới nhất. Bởi lẽ ngay danh từ xuân đã gắn liền với cuộc đời của mỗi chúng ta mà ai củng đã, đang, và sẽ trãi qua, rồi sẽ cảm thấy tiếc nuối khi tuổi thanh xuân của mình qua mau thật vội.
23/01/2014(Xem: 6893)
Giao thừa Nguyên đán lễ thiêng liêng, Cung thỉnh mười phương Phật Thánh Hiền. Duyên giác, Thanh văn cùng liệt Tổ, Thiện thần Hộ pháp với Long thiên. Thiêu thân liệt Thánh tử vì đạo, Dũ ánh uy quang giáng tọa tiền. Lễ nhạc hương hoa xin hiến cúng, Nguyện cầu giáng phước lễ Minh niên.
23/01/2014(Xem: 7407)
Thiệp Mừng Xuân & Mời Dự Lễ Tết tại Ấn Độ - Thích Huyền Diệu
23/01/2014(Xem: 13456)
Cuối năm, người ta thường đúc kết những sự kiện, tin tức, những bài học về sự thành công hay thất bại, thu hoạch hay tổn thất, được và thua, còn và mất… trong suốt một năm, qua cuộc đời của từng cá nhân hay tập thể (danh tiếng hay vô danh), của các ngành nghệ thuật, nhân văn và khoa học, của tổ chức (tôn giáo, xã hội, quốc gia, cộng đồng nhân loại).
23/01/2014(Xem: 8335)
Nụ cười của Ngài thực là lạ! Cười gì mà căng hết cả đường gân sớ thịt của khuôn mặt. Cười gì mà phô ra ngoài hết tất cả hàm răng, cả đầu lưỡi. Cười rứa mà sao thấy khuôn mặt của Ngài vẫn cứ đẹp lạ đẹp lùng, khuôn mặt Ngài vẫn cứ tròn đầy ba mươi hai tướng tốt, tám mươi vẻ đẹp của chư Phật ba đời. Hỏi thử vô lượng chúng sinh ở cả ba cõi, ai dám… chê nụ cười của Đức Từ Thị ấy nhỉ?
23/01/2014(Xem: 17431)
Nhân Sinh Nhật 65 tuổi Tây (1949 – 2014) tức 66 tuổi Ta của Hòa Thượng Thích Như Điển, Phương Trượng Chùa Viên Giác, sáng lập Chủ Nhiệm Báo Viên Giác tại Hannover, Đức Quốc; và kỷ niệm 50 năm xuất gia (1964 – 2014); đồng thời cũng để kỷ niệm 35 năm Báo Viên Giác (1979 – 2014), chúng con/chúng tôi sẽ thực hiện số báo đặc biệt Viên Giác 201, phát hành vào tháng 6.2014, với chủ đề: Hòa Thượng Thích Như Điển – 50 Năm Xuất Gia và Hành Đạo
23/01/2014(Xem: 7624)
Mỗi lần tết đến, chúng ta ôn lại những việc trong năm, những đoạn đường đã qua, những sai lầm thiếu sót và những tạm thời thành tựu. Có những tiến bộ trên con đường Phật đạo thì chúng ta càng gần với vị Phật tương lai, Đức Di Lặc hơn.
23/01/2014(Xem: 6138)
Dường như từ khi bước qua khỏi tuổi 60, người ta thường có nhiều thời gian hơn cho những giờ phút “ngồi mà nhớ lại”? Ngồi yên một mình trong vườn hay bên hiên vắng vào buổi sớm mai mặt trời chưa sáng rõ hay khi chiều tà còn vướng vất chút nắng hanh vàng góc cuối chân trời phía xa
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]