Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thông Điệp Chúc Tết Nguyên Đán Canh Tý - 2020 PL 2563 của Đệ Nhất Chủ Tịch Hòa Thượng Thích Tánh Thiệt

22/01/202007:57(Xem: 4388)
Thông Điệp Chúc Tết Nguyên Đán Canh Tý - 2020 PL 2563 của Đệ Nhất Chủ Tịch Hòa Thượng Thích Tánh Thiệt

hoa dao
letter_head_chuakhanhanh

THÔNG ĐIỆP

Chúc Tết Nguyên Đán Canh Tý - 2020 PL 2563

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Nam mô Đương Lai Hạ Sanh Di Lặc Tôn Phật


Kính gởi chư Tôn Trưởng lão Hoà Thượng, chư Thượng Toạ, quý Ni Trưởng, Ni Sư, chư Đại Đức Tăng, chư Đại Đức Ni.

Kính gởi chư thiện tín nam nữ, đồng hương, đồng bào Phật tử.

Kính thưa quý vị,

Mười hai tháng của năm 2019 - Kỷ Hợi, đã tuần tự trôi qua, theo sự biến thiên tuần hoàn hết ngày lại đêm của quả địa cầu. Mười hai mùa Trăng tròn khuyết, cũng như tâm cảm buồn vui, thân oán của hữu tình và sự thăng trầm trong cuộc sống. Dù là sự vận chuyển như thế nào chăng nữa. Chúng ta cũng phải tiếp nhận chào đón một năm mới theo chu kỳ vận hành của thời gian.

Kính thưa quý vị,

Chúng ta vừa tiếp đón Năm Mới năm 2020 và cũng trong tháng Một Tây lịch này, chúng ta tiếp tục đón thêm một cái Tết Nguyên Đán Quê Hương năm Canh Tý trên xứ Âu Châu. Thời tiết trời Âu tuy đang Đông lạnh giá rét. Nhưng không bằng sự lạnh rét của thân phận viễn xứ tha hương. Cũng may mắn thay, trên xứ người chúng ta còn có những ngôi Chùa Phật Giáo mang đậm sắc thái Việt Nam từ hình thức lẫn nội dung.

Tinh thần Phật Giáo Việt Nam bất khả phân ly tinh thần Dân Tộc Việt Nam. Vì vậy, tất cả những tập tục truyền thống văn hoá cao đẹp của Việt Nam đều được những ngôi Chùa Phật Giáo Việt Nam phát triển và duy trì trên xứ người.

Kính thưa quý vị,

Tết Nguyên Đán là một trong những tinh hoa của cuộc sống Dân Tộc Việt. Một truyền thống nói lên Ân Nghĩa của đời người. Có câu thành ngữ rằng : “Mồng một Tết cha, mồng hai Tết mẹ, mồng ba Tết thầy”. Câu thành ngữ phản ánh một nếp sống đẹp cao quý của người Việt ở thời điểm tống cựu nghinh tân. Do đó, 3 ngày đầu năm, không làm gì, ngoại trừ là việc viếng thăm biểu lộ tấm lòng tri ân ông bà cha mẹ và những người (Thầy) đã trao truyền cho mình kiến thức để thăng hoa trong đời sống.

Do đó, Tết Nguyên Đán không chỉ đánh dấu thời gian của một năm mới hoặc trở thành những ngày du xuân thưởng ngoạn. Mà còn là cơ hội tạo những ân phước tốt đẹp cho chính mình và tha nhân. Bằng những tác nghiệp hiếu nghĩa, hoan hỷ với tất cả mọi người. Không sân hận oán trách khi Tết về.

Tết Nguyên Đán còn gọi là Tết Xuân Di Lặc. Là danh hiệu một vị Phật trong tương lai hạ sanh thành Phật thuyết pháp độ sanh. Sống đúng theo tinh thần của Ngài Di Lặc là luôn từ bi hỷ xả với đời. Qua sự hoá thân hành trạng của Ngài, được thế gian ban tặng cho Ngài với hai câu thơ như sau :

“Đại đỗ năng dung, dung thế gian nan dung chi sự.

Từ nhan thường tiếu, tiếu thiên hạ khả tiếu chi nhân.”

Nghĩa là :

Bụng hỉ hay dung, dung chuyện chẳng dễ dung ở thế gian.

Miệng từ thường cười, cười việc khó cười trong thiên hạ.


Do đó, người con Phật Việt Nam đã tu tập những hạnh từ bi hỷ xả trong những ngày đầu năm, là gieo nhân thiện lành cho một năm kết quả tốt đẹp và tương lai lâu dài về sau.

Kính thưa quý vị,

Tết Nguyên Đán, là Tết thiêng liêng mầu nhiệm của Dân Tộc Việt Nam nói chung và người con Phật nói riêng. Cho nên chúng ta cần phải long trọng Đón Tết tha hương Canh Tý - 2020, theo hoàn cảnh khả năng của mỗi cá nhân và gia đình. Đặc biệt quý tự viện cố gắng tạo những phương tiện tích cực, qua những lễ nghi truyền thống mang tính tu tập, tạo nhân phước thiện, để bà con đồng hương đồng bào Phật tử, có cơ hội trở về Chùa hưởng Tết tha hương, gọi là phần nào xoa dịu nỗi đau khi quê Mẹ Việt Nam chưa thật sự được hưởng không khí tự do dân chủ nhân quyền. Do đó, chúng ta đồng nhất tâm tu tạo phước đức trong dịp Tân Niên Canh Tý, để cầu nguyện cho Đất Nước Việt Nam sớm được Tự Do Dân Chủ Nhân Quyền thật sự.

Thay mặt Hội Đồng Giáo Phẩm và Hội Đồng Điều Hành Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Âu Châu, thành kính chúc chư Tôn Hoà Thượng, Thượng Toạ, Ni Trưởng, Ni sư, chư Đại Đức Tăng Ni một năm mới phước huệ trang nghiêm, Phật sự viên thành.

Kính chúc toàn thể quý đồng hương đồng bào Phật tử cùng bửu quyến một năm mới an khương thịnh vượng và hạnh phúc trong cuộc sống gia đình.

Nam Mô Hoan Hỷ Tạng Bồ Tát ma ha tát


Thay mặt

Hội Đồng Điều Hành GHPGVNTN Âu Châu

 

Đệ Nhất Chủ Tịch

Hòa Thượng Thích Tánh Thiệt

8 Rue François Mauriac 91000 Evry. Tél : 01.60.77.22.86 - 01.64.93.55.56 - 07.70.07.33.99. Mail : [email protected]


********


Bài liên quan:

Thông Bạch Xuân Canh Tý 2020 của HT Chánh Văn Phòng Hội Đồng Giáo Phẩm GHPGVNTNHK Thích Thắng Hoan

Thông Bạch Xuân Canh Tý 2020 (của Hòa Thượng Hội Chủ Thích Bảo Lạc

Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải Ngoại Tại Úc Đại Lợi-Tân Tây Lan)


Thông Điệp Chúc Tết Nguyên Đán Canh Tý - 2020 PL 2563 của Đệ Nhất Chủ Tịch Hòa Thượng Thích Tánh Thiệt
  

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
13/01/2014(Xem: 9988)
Lời Ngỏ: Nhân dịp mừng Xuân Giáp Ngọ 2014, Trang Nhà Quảng Đức xin trân trọng giới thiệu kinh "Lâu đài của ngựa Kiền-trắc". Kanthaka (Kiền Trắc) là con ngựa quý ra đời tại hoàng cung của Vua Suddhodana (Tịnh Phạn) cùng một ngày với Thái tử Siddattha (Sĩ-đạt-ta). Kiền-trắc lớn lên và phục vụ nhà vua cho đến năm 29 tuỗi, nó cùng với người giữ ngựa Channa (Xa-nặc) đưa Thái tử lên đường xuất gia; sau đó ngựa đau buổn phát bệnh , từ trần và tái sanh lên cõi Trời. Câu chuyện này thuật lại cuộc gặp gỡ giữa Tôn giả Mục-kiền-liên và Thiên tử Kiền-trắc trên Thiên giới.
13/01/2014(Xem: 7592)
Phần này tóm tắt các chi tiết và bổ túc bài viết1 "Nguồn gốc Việt (Nam) của tên gọi 12 con giáp - Ngọ ngựa (phần 13)", do đó số thứ tự của bài viết này là 13A; những bài viết sau nữa về Ngọ ngựa sẽ có số thứ tự là 13B, 13C … để người đọc dễ tra cứu thêm.
13/01/2014(Xem: 7733)
Ngọ hay Ngũ 午 là chi thứ 7 trong thập nhị chi hay 12 con giáp. Biểu tượng của Ngọ là con ngựa dùng chỉ thời gian như giờ Ngọ từ 11 giờ sáng đến 1 giờ chiều (chính ngọ là đúng trưa, giữa trưa hay 12 giờ trưa), tháng 5 ... và xác định không gian như hướng Nam. Phần này không bàn về khái niệm thời không gian hay Ngũ Hành/kinh Dịch của Ngọ mà chỉ chú trọng vào các liên hệ ngữ âm của Ngọ và ngựa so với mã 馬 (tiếng Hán Việt/HV cũng chỉ con ngựa). Phần sau sẽ cho thấy mã là tiếng Hán có gốc Hán Tạng, khác hẳn với ngựa tiếng Việt - và liên hệ trực tiếp của Ngọ và ngựa cho thấy tên chi này có nguồn gốc Việt (Nam) chứ không phải Trung Quốc/TQ cũng như tên gọi của 11 con giáp còn lại ...
13/01/2014(Xem: 7918)
Nhân dịp đầu Xuân năm Giáp Ngọ, tôi kính gởi đến chư Tôn Hòa Thượng, cùng hàng chúng trung tôn của Đức Thế Tôn lời chúc nguyện tứ đại an hòa, để cùng nhau chung vai sát cánh xây dựng cơ đồ Phật giáo đang cơn nguy cơ tha hóa, do nội ngoại chướng duyên, vu hãm hầu lũng đoạn hàng ngũ, tổ chức chúng ta với dụng tâm bất chánh làm lệch hướng Chánh Pháp.
02/01/2014(Xem: 8535)
Thời gian luôn là điều trọng yếu cho sự tư niệm của người đệ tử Phật. Đông qua thì Xuân tới như sự suy-thịnh được-mất giữa thế gian này. Hơn thế nữa, cửa tử là con đường độc lộ mà mỗi ngày dẫn ta tiến tới gần hơn. Xin hãy cùng nhau quán chiếu sự mỏng manh của kiếp sống và danh vị. Xin hãy tha thứ những gì cần tha thứ, xin hãy bỏ qua những gì cần bỏ qua. Vì mùa Xuân có nở hoa hay không là tùy thuộc vào đất tâm an lành của chính mình. Sự tranh chấp mãnh liệt luôn thiêu đốt tất cả cây cỏ và bông hoa.
25/09/2013(Xem: 11216)
Thế là, dù muốn hay không, tôi vẫn phải nhận thêm một tuổi nữa, và năm nay… Nhâm Thìn là năm tuổi của tôi. Thuở còn bé, thỉnh thoảng tôi vẫn nghe… ké người lớn nói chuyện với nhau: “Năm tuổi của tôi”. Tôi không rõ năm tuổi là năm gì, ý nghĩa ra sao, nhưng qua câu nói và thái độ khi nói, tôi vẫn cảm nhận được nỗi lo lắng sợ hãi của các bậc trưởng thượng. Sợ gì nhỉ? Tai nạn? Đau ốm? Mất mát hay chết? Nhưng rồi sau đó có ai chết đâu và có xảy ra chuyện gì đâu. Còn xui xẻo trong năm, nếu có, thì tuổi nào mà tránh được, chả cứ năm tuổi. Thế nhưng, các bác vẫn sợ và e dè để rồi năm đó “án binh bất động” không cựa quậy gì ráo.
08/04/2013(Xem: 4499)
Nhớ nghĩ đến cuộc đời giáo hóa độ sinh của Đức Phật, chúng ta hình dung ra những phong cảnh từng lưu dấu ấn của Ngài, quả thật là trong lành, tuyệt đẹp vô cùng. Thật vậy, xuất hiện trên thế gian này, Đức Phật đã chọn một cảnh thiên nhiên đơn giản, nhưng tràn đầy sức sống.
29/03/2013(Xem: 9018)
Thông Bạch Xuân Quý Tỵ - 2013
28/03/2013(Xem: 4613)
Trước Phật Ðường hương xuân rền chuông đảnh Thuận đường tu, Ðạo Pháp kiến tình nhau Dẫu xa xôi ngàn dặm vẫn thâm sâu Lòng hoan hỷ mừng nhau cùng tu tiến.
28/03/2013(Xem: 3613)
Có phải hôm nay là buổi sáng đầu tiên của mùa xuân Nên những con chim dậy sớm hót vang trên những cành cây, Và những bông hoa dại nở bung trên những thảm cỏ nhung mà mượt
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]