Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Quà Tết

18/01/202005:56(Xem: 3851)
Quà Tết

qua tet 2020
QUÀ TẾT

(Bài này, được viết theo cảm xúc khi đọc bài báo bên dưới!)

Quà, là cái gì đó do người ta tự giác tặng chúng ta, sao giờ lại có vấn đề ĐÒI QUÀ? Rất là trắng trợn, lãng xẹt, và vô duyên gì đâu... Như là đòi nợ!

Người ta "hết yêu mới đòi quà", là bà con trong tình thương mến thương cũng đòi quà. Vậy là thương - không thương gì cũng đòi quà. Ai là người đòi quà? - Chính là kẻ ĐÓI QUÀ. Đói mới đòi. Tiếng Việt mình thật tuyệt.

Là một du tăng (phượt thủ), việc mang vác quà từ A đến B hay ngược lại, khi chỉ ngao du với một ba lô duy nhất, là chuyện không thể. Trước khi về tới VN, thêm chỉ nửa ký quà trong ba lô thì không nặng, nhưng lão phải dừng chân ngắm cảnh ở bao thành phố, thì nó làm chùn vai làm sao...

Tốn kém, mang vác, nói làm chi, đáng buồn là khi trao quà, người nhận thường thờ ơ đáng ngạc nhiên, đắng lòng! Muốn cho họ "không thất vọng" thì... ai mà chịu nỗi!

Vào shop, thật là bối rối không biết phải mua gì cho họ vui. Nhận quà, gặp thứ không cần, không biết phải bỏ ở đâu mà người tặng không biết, kẻo họ buồn.. Ở VN giờ có thiếu gì đâu. Cho quà vì sĩ diện cũng khổ, cho quà để thể hiện tình cảm nhớ thương rồi cũng nhục mặt.

Phật tử mênh mông, có người chẳng thân gì, cũng phán thẳng rằng: - Gặp sư CK, là không bao giờ có quà!
Lão bèn nhẹ nhàng nhắc: - Chị ơi, chị gieo nhân hồi nào mà đòi gặt quả vậy?

Như là đòi nợ! Thói quen lạ lùng này, giờ làm cho người xa xứ mỗi lần về quê phải cân nhắc vô cùng, tiền vé không ngại bằng chi phí quà, trong tâm trạng như người đang lo hối lộ các quan vậy. Tựu chung, nó xuất phát từ tâm lý quy mọi tình cảm ra hiện kim, không có quà là không có thương nhau.

Ngược lại thói quen ấy, lão thường chẳng thích ai cho quà, chỉ khổ nặng ba lô. Ai cúng dường thì họ đã có phước, lão chỉ giữ những gì tối cần thiết trên đường hoằng Pháp ($), còn thì san sẻ. Xin đừng nặng lòng quy tắc trần gian: Cho, rồi chờ người ta cho lại, không thì lầm bầm!

Thôi thì của ai nấy xài đi, cho làm chi. Kinh dạy bố thí, Kinh nào dạy chúng ta "bố thí, và thúc giục người khác bố thí lại, cả hai cùng có phước!" bằng cách CHO - ĐÒI QUÀ đâu.

Ôi! viết rồi tự hiểu, Tết này đành co ro ngắm tuyết rơi... (smiley)
 

- Bắc Mỹ, ngày đưa ông Táo/ 2020.

TK Chánh Kiến


Người Việt xa xứ ngại về ăn Tết

Chi phí tốn kém, tiền quà cáp cho người thân cùng nhiều khoản chi tiêu khác khiến người Việt ở nước ngoài "sợ" về quê đón Tết.

Hơn bốn năm ở Pháp nên Tết Canh Tý này chị Trang ở Lille cùng chồng lên kế hoạch về Việt Nam. Để thực hiện kế hoạch, vợ chồng chị đã phải "lao tâm, khổ tứ" tính toán và chuẩn bị trước nhiều tháng, trong đó đau đầu nhất là khoản quà cáp.

Vợ chồng chị Trần Thị Trang ở Lille trên chuyến bay về Việt Nam ăn Tết Canh Tý. Ảnh: Nhân vật cung cấp.

Vợ chồng chị Trang ở Lille trên chuyến bay về Việt Nam ăn Tết Canh Tý. Ảnh: Nhân vật cung cấp.



Một tháng trước khi về, chị Trang đã chuẩn bị xong hai vali chất đầy quà, tổng giá trị khoảng 2.000 euro (hơn 50 triệu đồng). "Đấy là đã hạn chế, chỉ mua quà cho bố mẹ, các em, cháu và vài người họ hàng", chị Trang nói. Riêng số bánh kẹo đã nặng 15 kg.

"Lần này về tốn ít nhất 5.000 euro (gần 130 triệu đồng). Đấy là chưa tính đến khoản mừng tuổi. Nhiều người bảo đi nước ngoài về phải lì xì gấp đôi bình thường", chị Trang nói và cho biết thu nhập của vợ chồng chị khoảng 3.000 euro mỗi tháng trong khi sinh hoạt đã hết một nửa. Suốt hơn nửa năm qua, họ phải canh vé máy bay giá rẻ, rình các đợt giảm giá để mua quà dần. 

Hai vali quà của chị Trang bao gồm kẹo bánh, mỹ phẩm, rượu. Ảnh: NVCC.

Hai vali quà của chị Trang bao gồm kẹo bánh, mỹ phẩm, rượu. Ảnh: Nhân vật cung cấp.

Chị Chu Phương Anh, nhân viên văn phòng ở Cambridge (Anh) giật mình với danh sách chi tiêu dịp Tết năm nay ở Việt Nam. Tiền vé máy bay cho ba người 54 triệu đồng, tiền quà cho gia đình hai bên 50 triệu đồng, tiền lì xì dự trù 15 triệu đồng, tiền liên hoan 10 triệu đồng. "Thêm các khoản chi phí không tên, tôi nghĩ sẽ tiêu hết 200 triệu đồng", chị Phương Anh tính. 

Năm 2018, gia đình chị cũng về ăn Tết và tiêu hết từng ấy tiền. Đã cố gắng hạn chế nhưng gia đình nội ngoại đều muốn uống rượu gửi từ Anh về nên vợ chồng chị đành phải chiều các cụ. Để đỡ tiền cước hành lý, chị phải gửi dần quà về từ tháng 12/2019. "Tôi chỉ cố nốt năm nay, sang năm con gái đi học sẽ tạm thời không về Việt Nam, vừa để tránh bị trường con phạt, vừa tiết kiệm chút ít", Phương Anh trải lòng.

Chị Lê Thu Hương 28 tuổi, đã sang Los Angeles (Mỹ) tám năm, bị mẹ chồng yêu cầu mua quà cho cả họ. "Suốt một tháng trước khi về, mẹ chồng liên tục gọi điện dặn dò chúng tôi phải mua quà. Nhà ngoại lại chẳng hề đòi hỏi", chị Hương nói. 

Nhà chồng chị có tổng cộng 20 cô dì chú bác. Cứ mỗi người, chị lại mua tặng một hộp thực phẩm chức năng giá vài chục USD, ngoài ra còn những thứ khác như quần áo. Dù đã chọn mua ở cửa hàng bán buôn để có giá rẻ, chị Hương vẫn tốn hơn 1.000 USD. Là bà chủ một quán ăn ở Mỹ, 1.000 USD không lớn. "Tôi chỉ ghét việc phải mua quà cho những người mình không thân thiết, thậm chí chẳng nhớ mặt", chị bộc bạch. 

Mỗi dịp cuối năm, sân bay Tân Sơn Nhất (TP HCM) luôn đông nghịt người đi đón người thân về ăn Tết. Ảnh: Quỳnh Trần.

Mỗi dịp cuối năm, sân bay Tân Sơn Nhất (TP HCM) luôn đông nghịt người đi đón người thân về ăn Tết. Ảnh: Quỳnh Trần.


Năm nay không về ăn Tết, song chị Trần Thị Liên 35 tuổi lại hối hận vì đã cả nể nên "vung tay quá trán" những Tết trước. Chị lấy chồng người Bỉ, định cư ở Bruxelles bảy năm. Trước đây, cả hai vợ chồng đều làm việc cho công ty đường sắt quốc gia nên thu nhập cao, thường xuyên về Việt Nam dịp Tết.

Thay vì quà, vợ chồng chị Liên mạnh tay lì xì cho nhà ngoại, ít nhất là 500.000 đồng, nhiều nhất là vài trăm euro. Mang mác "Việt kiều", "lấy chồng Tây", chị Liên còn phải mời họ hàng đi ăn uống cả chục bữa. "Cứ khi hóa đơn đưa ra, cả nhà dồn mắt về phía tôi. Mà đã ăn là phải vào quán sang, chứ nếu vào quán bình dân sẽ bị nói là keo kiệt", chị kể.

Năm 2019, vợ chồng chị Liên chuyển việc, lương thấp hơn, hai con lại đến tuổi đi học nên phải thắt chặt chi tiêu.

Vợ chồng chị Nguyễn Thị Lan 29 tuổi ở Osaka (Nhật Bản) năm nay cũng không về Việt Nam ăn Tết. Năm 2019, lần đầu tiên ăn Tết ở nhà sau năm năm xa xứ, chị tốn 20 triệu đồng tiền quà cho hai bên nội ngoại, chưa kể 25 triệu tiền vé máy bay.

"Mua quà thôi cũng phát sốt lên. Cả hai nhà tính ra mấy chục phần quà, mỗi người vài trăm nghìn thôi cũng lên đến chục triệu đồng", chị Lan nói. "Nếu chúng tôi không mua, bố mẹ chồng sẽ tự đi mua biếu họ hàng. Các cụ còn nhắc nhà chị chồng tôi ở Hàn Quốc cẩn thận lắm, mỗi lần về cho quà từng người nên tôi càng căng thẳng".

Đang có con nhỏ, chị Lan phải ở nhà chăm bé, chỉ thỉnh thoảng bán hàng online. Sinh hoạt phí của gia đình trông chờ vào chồng chị làm phụ bếp, mỗi tháng được khoảng 180.000 yen (khoảng 38 triệu đồng), "cố lắm mới dư được một ít". 

"Chúng tôi chả có tiền nhưng lúc nào cũng bị mang tiếng là giàu lắm. Không về thì nhớ nhà mà về thì mệt mỏi", chị Lan trải lòng. Theo chị, nhiều người cứ nghĩ ra nước ngoài là đương nhiên có thu nhập cao, từ đó tạo áp lực cho người xa xứ mỗi lần về ăn Tết. "Thực ra, chi phí sinh hoạt bên này cao hơn nên số tiền tiết kiệm được không quá lớn. Một chuyến về quê ăn Tết có thể ngốn hết tiền tiết kiệm một năm", chị Lan nói.

Không chỉ người Việt, người châu Á nói chung cũng rơi vào tình trạng tương tự. Nhóm bạn Trung Quốc của chị Trang thường xuyên tham khảo ý kiến chị để mua quà cho gia đình. Có người chia sẻ bị cô chú nhờ mua đồ rồi về không trả tiền vì cho rằng "100 euro chẳng là gì so với thu nhập bên ấy".

"Bây giờ người Việt đi công tác, du lịch, học tập ở nước ngoài nhiều hơn. Mong rằng mọi người sẽ hiểu ra sống ở nước ngoài không dễ và dẹp đi quan niệm cứ ở nước ngoài là nhiều tiền. Điều đó sẽ giúp giải toả một phần áp lực cho nhiều người Việt sống xa xứ muốn về quê ăn Tết", chị Trang nhắn nhủ.


Minh Trang

https://vnexpress.net/tet-canh-ty-2020/nguoi-viet-xa-xu-ngai-ve-an-tet-4041835.html







Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/02/2022(Xem: 3761)
Đám Mây vẫn bay, đất trời chuyển tiếp, hết bốn mùa vận hành tinh khôi, nay đất trời khoe sắc, đón mùa Xuân năm Nhâm Dần trở về trên quê hương đất nước Việt Nam và khắp năm châu. Kỷ luật một năm sóng gió dịch bệnh hương bay, năm Tân Sửu 2021, một năm đầy lòng trắc ẩn, từ thiên tai cuồng suy, khiến cho triệu con người điêu linh cực khổ, từ dịch bệnh COVID, khiến cho triệu triệu người trên khắp năm châu phải xa người thân khi họ rời xa nhân thế, trả nắm tro bụi tàn khi anh em, cha mẹ, vợ chồng cách biệt thật thấm đẫm tang thương. Kỷ luật một năm về lữa cháy thiêu rụi, khiến bao căn nhà, bao công sở bỏ lại vật chất, mà thoát thân người, kỷ luật một năm suy thoái nền kinh tế, khiến cho bao người lầm đường cơ cực, đói khác kém suy.
06/02/2022(Xem: 3674)
Xuân sang nắng ấm đượm hương nồng Năm mới Nhâm Dần Xuân sắc trong Trí tuệ vun bồi nhân đức tích Từ bi ban trải nghĩa ân trồng Nguồn thiền tỏa sáng an non nước Ánh đạo ngời soi tịnh núi sông Phật pháp xương minh tâm đức sáng Nhân sinh an lạc ánh dương hồng.
04/02/2022(Xem: 9736)
Mùng 2 tháng 2, 2022 Tất cả đều là số 2 viên mãn Lại nhằm mùng 2 Nhâm Dần Nguyên Đán Chúa tể sơn lâm chẳng 2 một rừng
30/01/2022(Xem: 12134)
Năm nay Nhâm Dần, cầm tinh con Cọp, con vật đứng vị trí thứ 3 trong 12 con giáp, những người mang tuổi Dần có cá tính uy vũ, dũng mạnh, dữ dằn, rất dễ nổi giận. Cọp là chúa tể rừng xanh, thường sống về đêm và gợi lên những hình ảnh về bóng đen và giông tố. Giờ Dần bắt đầu từ 3 giờ đến 5 giờ sáng khi cọp trở về hang sau khi kiếm ăn trong đêm. Người thời xưa xem hổ như là thú thần, có thể đuổi tà trấn áp yêu ma. Hổ còn được xem là một vị thần trong Tứ tượng: Thanh Long, Bạch hổ, Huyền Vũ và Chu Tước. Người con gái sinh vào năm Dần được cho là cao số, lận đận về đường tình duyên. Thật ra, theo cái nhìn của nhà Phật, sinh con năm nào cũng tốt lành nếu vợ chồng tịnh tu tam nghiệp và tam phước: hiếu dưỡng Cha Mẹ, phụng sự Sư Trưởng, từ tâm không sát sanh, tu 10 điều lành; quy y Tam Bảo, giữ gìn giới cấm; phát Bồ đề tâm, tin sâu nhân quả…thì sẽ sinh con được như ý.
30/01/2022(Xem: 5487)
Trong sát-na nhiệm mầu của tâm tịnh tín, khoảnh khắc khép lại quá khứ đen tối bi thương, hướng đến không gian biến mãn tâm từ vô lượng, bằng chút thiện căn công đức đã được gieo trồng trong quá khứ, kính dâng lên Đấng Chí Tôn Vô Năng Thắng, hồi hướng công đức này đến pháp giới chúng sinh đồng miễn trừ bệnh khổ.
30/01/2022(Xem: 9751)
MỪNG XUÂN DI LẶC – NHÂN DẦN 2022 Phật Lịch: 2566 - Tây Lịch: 2022 - Việt Lịch: 4901 Nam Mô Đương Lai Hạ Sanh Từ Thị Di Lặc Tôn Phật. Kính gởi: Chư Tôn Thiền Đức Tăng Ni & Đồng Hương Phật tử gần xa, Đông tàn, chấm dứt một năm qua Xuân đến, hân hoan khắp mọi nhà Quảng Đức mừng Xuân cùng khấn nguyện Nhâm Dần, hỷ sự tỏa lan xa. Lại một lần nữa mùa Xuân dân tộc lại trở về với tất cả niềm hoan hỷ trong nụ cười của Đức Phật Di Lặc, một Bậc Giác Ngộ giáng sinh trong ngày đầu năm mới, mang ý nghĩa quan trọng rằng: Mùa Xuân Di Lặc sẽ đem đến cho mọi người, mọi nhà cùng muôn loài những gì tốt đẹp nhất trong cuộc sống. Nhân dịp đầu năm mới, xin thành tâm kính chúc Chư Tôn Hòa Thượng, Chư Thượng Tọa Đại Đức Tăng Ni, quý vị lãnh đạo các Tôn giáo, các cấp Chính quyền Úc-Việt, các Hội đoàn, Đoàn thể, quý vị đại diện các cơ quan Truyền thông, Báo chí, quý vị thân hào nhân sĩ, quý ân nhân, thân hữu, quý đồng hương Phật tử xa gần một năm mới Nhâm Dần 2022: Đạo tâm kiên cố, Đạo niệm tinh chuyê
29/01/2022(Xem: 8690)
Chỉ còn vài ngày chuẩn bị đón Xuân Nhâm Dần, do vậy Phật sự các chùa tại hải ngoại thật bận rộn thêm vào đó các đám tang đột xuất gia tăng vậy mà số người tham dự trên Zoom suốt buổi đạt mốc 50 người và không kể số người được xem livestream qua Facebook các trang nhà hơn vài trăm nữa thì có thể nói những gì Phật Pháp đã truyền trao hôm nay gọi là hữu hiệu ích lợi đáng kể . Kính xin tán thán TT. Thích Hạnh Tấn chủ nhiệm và MC Quảng Huệ đã nêu ra những câu hỏi thật lý thú . Khách mời đầu tiên được MC Quảng Huệ giới thiệu qua tiểu sử và hành trạng thật trân trọng vì TT Thích Nguyên Tạng đã nhiều lần hoằng pháp tại Âu Châu và gần đây nhất vào tháng 6/2019 Ngài đã có mặt trong Giảng Sư Đoàn và đã đến chùa Đôn Hậu/ Na Uy do TT Thích Viên Giác trú trì và Chùa Phổ Hiền của Sư Bà Như Tuấn, Ni Sư Như Quang tại Strasbourg/Pháp tại đây đã được chính MC Quảng Huệ làm thị giả kiêm nhiếp ảnh gia cho Ngài.
28/01/2022(Xem: 7833)
Tùng xèng tùng xèng Hôm nay lại đến Hăm ba tháng Chạp Mặc trời giá lạnh Tất ba tất bật
27/01/2022(Xem: 5543)
Ngày mai đã là giao thừa, nhưng không khí Tết trong nhà gần như bị đóng băng như không khí ngoài trời. Tôi ngồi bên khung cửa sổ nhìn những hạt tuyết rơi lả tả, trắng xóa cả bầu trời. Tuyết vương trên lá, tuyết phủ ngập cả lối đi, những tia nắng ấm vừa sưởi ấm bầu trời vừa tạo nên sắc màu cho khung cảnh thêm thơ mộng. Đã lâu lắm rồi tôi mới cảm nhận được cái đẹp thực sự của mùa đông trên xứ Đức, nơi bị thiên hạ cho là lạnh lẽo lẫn buồn nản và không đáng sống!!!
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]