Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Một Mùa Xuân Thật Sự của Chúng Ta

16/01/202019:48(Xem: 3848)
Một Mùa Xuân Thật Sự của Chúng Ta

Bài viết gởi tạp Chí Từ Quang

 




hoa_mai_2

 MỘT MÙA XUÂN THẬT SỰ CỦA CHÚNG TA

 

 

Không nói thì ai cũng rõ về thời tiết và khí hậu Miền Nam, đặc biệt Sài gòn. Nhiều người nói vui  ở đây chỉ có hai mùa mưa nắng, điều đó chẳng có gì sai nhưng nếu cứ vin vào đó mà nghỉ theo lối suy diễn thực dụng thì e rằng chưa đúng lắm. Trên thực tế, với người sinh ra và lớn lên  nơi đây, ai cũng đều nhận rõ sự  thay đổi  theo từng bước chuyển mùa của thời tiết. Một chút se lạnh , cái se lạnh  dù so với người nơi xứ lạnh chẳng thấm vào đâu, cũng đủ làm cho  họ nhận ra có sự chuyển mùa. Người  có cơ địa  yếu  ớt thì sẽ cảm thấy một chút sổ mủi, ho hen. Mùa nằng chuyển sang mùa hạ cũng thế, người  Miền Nam rất dễ nhận biết qua nhiều điều kiện sinh học,  và môi trường chung quanh. Thí dụ tiếng cóc kêu trong hang khô khan, dân gian gọi là “cóc chậc lưỡi” thì đó là báo hiệu của những trận mưa rào. Tiếng chim cu kêu  cũng làm   lòng người nôn nao rộn rả khi biết mùa xuân đã  vừa về  bên mái hiên nhà.

Những  tín hiệu thời tiết đó, những  thanh âm  chung quanh, hằng bao nhiêu  thời gian tích tụ được để ông bà ta đúc kết nên  và  xem đó là sự chuyển mùa  được báo trước.

Nhưng , vẫn có những tín hiệu  báo trước tương tự như thế mà sự chỉ định lại rộng nghĩa trong bao la, không hằn chỉ dừng lại hay gói gọn  trong một mùa cô đọng. Vì nội hàm mang nghĩa rộng bao la nên người ta mang  ý nghĩa  đi khắp muôn nơi, ghé lại bất kỳ bờ bến của cuộc  trần gian nào. Dù ngay giữa mùa hạ khô cằn nắng cháy mà đi nói về mùa xuân; đang lúc  có chuyện không vui mà nói về mùa xuân, nói về hoa mai, thậm chí trên giường bệnh  mà nói lời của mùa xuân..v…v…thì  khi đó mùa xuân, mùa hạ sẽ không còn là mùa xuân mùa hạ nữa.

 Nhắc đến đây trong chúng ta ai lại chẳng nhớ về Mãn Giác Thiền Sư ( 1052 – 1096 ). Ngài đã làm được những điều trái khuấy ấy nhưng lại được muôn đời sau ca tụng, thậm chí mỗi độ xuân về còn trích  bài kệ “ Cáo Tật Thị Chúng “ ấy ra là câu chúc !

Vấn đề ở đây là chuyện con người tự tạo ra khái niệm, rồi vin vào đấy đặt tên  cho từng  cái vốn không thật có, rồi gọi đó là mùa xuân, kia là mùa hạ, mùa thu, mùa đông, để rồi cũng tự chính mình  gieo sầu chuốc thảm hoặc giả bộ cười tươi hân hoan trên trên chính tác phẩm của mình ! Mùa xuân – hoa mai của Mãn Giác Thiền Sư đâu có nằm trong  phạm trù nhỏ hẹp đó! Mùa xuân của Ngài nằm ở những lời dạy về sanh lão bệnh tử, về những chân lý vi diệu  mà xưa kia đức Thế Tôn đã từng  khuyến hóa. Mùa xuân của Ngài được  bay đền từ thân xác vô thường này, từ  nơi giường bệnh, từ  những lời   khuyên dạy chúng  đệ tử noi theo chân lý Phật Đà mà hãnh tiến. Có hay không những mùa xuân kỳ lạ như thế ? Sao lại không! Đó mới chính là mùa xuân thực thụ và miên viễn, mang đầy đủ ý nghĩa nhất mà lâu nay trên các văn đàn về chủ đề mùa xuân chưa từng được  thấy nhắc đến.

              Mang những ý nghĩa thâm sâu  lời dạy về mùa xuân ấy vào trong cuộc sống, chúng ta sẽ  thấy  nơi nào, lúc nào cũng là mùa xuân rạo rực , đáng sống  và hân hoan biết bao. Chư Tổ sư ngày trước cũng từng khắc chữ TỬ trên trán để  luôn nhắc nhở chính mình về một cuộc đi về tất yếu khi còn sống trên đời. Sống hết mình, lạc quan, yêu đời và sống sao cho đáng sống. Một mùa xuân trên giường bệnh , một cành mai lấp ló ngoài sân của Mãn Giác Thiền Sư  há chẳng là một viễn cảnh tươi sắc, rực rở của một mùa xuân bất di dịch ngay từ trong  nội tâm trần tục này ?

             Thú thật, người viết và gia đình từng trải qua những giai đoạn thiếu hụt tư bề, trong đó có những mùa xuân không áo mới, không  hoakhoe với sắc với chung quanh. Để rồi trong những lúc ấm no sum vầy, xuân về tết đến  tràn ngập niềm vui, hình ảnh những mùa xuân  không vui ấy  lại cứ hiện về. Phải chăng có cái không vui đó  mình mới tấm thía  được trọn vẹn niềm vui hôm nay ? Vậy thì  mùa xuân  trong nghèo túng có khác gì với  mùa xuân  lúc áo mũ xênh xang  hay đó cũng chỉ là  lớp màng sương của ngoại cảnh bôi phớt nhẹ vào  mảnh đời ta một chút nhợt phai ?Chính  ngoại cảnh chung quanh và những thôi thúc của của cuộc sống thực dụng  đã thúc đầy  lòng tham chúng ta  phải đi tìm  cái gọi là  một mùa xuân trọn vẹn, hân hoan và hạnh phúc nhất. Nhưng để trả lời  mùa xuân hạnh phúc, trọn vẹn là như thế nào thì không phải ai cũng  lý giải được.

Trong cuộc sống. Ngày nay, ngay trong những ngày xuân  vẫn còn đó đây  bao cảnh đời  cơ nhỡ, lang thang  không nhà giữa trời sương. Với họ mùa xuân  không có – nếu có thì đó chỉ là một mùa xuân cơ hàn, một mùa xuân không trọn vẹn. Có thề với họ, sẽ trách “ tết nhứt mà làm chi, ai bày tết nhứt  làm chi “ như  lời ca hài hước của ban tam ca AVT ngày trước.

                     Vậy thì mùa xuân của chúng ta có thực sự có hay không  và sẽ làm gì  khi mùa xuân ấy đến ?

                    Đơn giản thôi, trong lòng  của chúng ta, những người con Phật  đã có sẵn  những mùa xuân bất tận. Khi bộc lộ ra ngòai ấy là để chúng ta tùy thuận với thế nhân, chấp nhận  mùa xuân một chiều với những lời chúc có cánh, bỏ qua những sinh già bệnh chết một bên, những yếu tố làm nên cuộc sống và làm nên mùa xuân !

DƯƠNGKINH THÀNH

 

 




tu quang so 31

Trở về Mục lục Tạp Chí Từ Quang

https://quangduc.com/p157a66987/tap-chi-tu-quang



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
23/01/2014(Xem: 5666)
Xuân của đất trời, xuân của ai? Mà nơi non lạnh, liếp thưa cài Mù mây lửng thửng chơi đồi vắng Sương khói lơ thơ dạo lũng dài Nắng mới nể tình hong ấm tóc
22/01/2014(Xem: 7150)
Nhắc đến tết chúng ta cảm nhận ngay cái tiết trời ấm áp, là mùa xuân xanh tốt , trăm hoa đua nở. Hoa cúc đủ màu, hoa mai vàng đầy trước ngõ, nhà nhà tự trồng lấy hay tìm mua những cây hoa kiểng thật đẹp ở ngoài chợ rồi mang về trưng bày trước nhà, quanh sân trong những ngày xuân.
22/01/2014(Xem: 7902)
Sự tích bánh dày bánh chưng ngày tết cổ truyền của Lang Liêu thì ai ai cũng biết, nhưng sự tích về đòn bánh tét ngày tết cổ truyền Việt Nam thì ít người biết, nhất là với giới trẻ.Nhân dịp tết sắp đến, chúng tôi viết bài viết này ngỏ hầu giúp cho giới trẻ biết thêm về đòn Bánh Tét trong ngày tết cổ truyền có liên quan gì đến lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam.
22/01/2014(Xem: 7192)
Chúng ta ngày nay không gặp Phật ra đời, nhưng gặp được các vị Bồ-tát cũng quý rồi, cộng thêm có kinh sách chỉ đường dẫn lối. Như vậy, muốn no thì phải ăn, muốn giải nghiệp thì phải thật sự tu hành, đừng chấp lỗi người khác...
22/01/2014(Xem: 9905)
Ngày đó vua Hùng trị vì đất nước. Vua tuổi đã già, ngồi trên ngai vàng đằng đẵng đã bao nhiêu năm. Thấy sức khỏe của mình ngày một suy, vua có ý định chọn một người nối ngôi. Các bà vợ của vua sinh được cả thảy hai mươi người con trai. Họ đều khôn lớn cả. Vua nghĩ: - "Kể về tài cũng có nhiều đứa trội. Nhưng chính vì thế mà cần phải lựa chọn cẩn thận. Nhất là phải làm thế nào cho chúng nó không tranh giành nhau". Đây là điều vua thường bận tâm nhất. Cuối cùng, nhờ có viên quan hầu bàn kế, vua mới quyết định mở một cuộc thi để căn cứ vào đó mà kén chọn.
21/01/2014(Xem: 5484)
Tất cả chúng ta ai cũng mong muốn có được nguồn an vui lâu dài. Đời sống an vui mới có hạnh phúc, con người mới thảnh thơi nhàn hạ. Nhưng nếu chúng ta không biết thế nào là an vui lâu dài, thế nào là an vui tạm bợ thì chỉ hưởng được cái vui tạm bợ thôi, không bao giờ thấy được nguồn an vui lâu dài.
21/01/2014(Xem: 5921)
Trên đất nước Việt Nam, người ta thường biết đến hoa mai qua loại hoa mai vàng năm cánh đặc trưng xưa nay mà người ta còn gọi là mai rừng, mai tự nhiên hay mai thiên nhiên chỉ có năm cánh, hoa nhỏ và thân cao to có khi đạt đến chiều cao hơn chục mét, hương thơm thoang thoảng, lây lất mùi gỗ rất dễ chịu và mát, không nồng và đậm như một số loài hoa khác. Nhưng thật ra trên thế giới có tất cả hai mươi bốn loài mai thuộc họ mai, tức là chi họ Ochna (Ochnaceae) khác với loài mai mơ gần giống như hoa đào của Trung quốc có màu trắng hoặc trắng hồng, cánh nhỏ, nhụy rậm và dày thường mọc thành chùm và hoa rậm, thân giống cây hoa đào, đoạn xù xì, đoạn trơn láng, màu xanh, da bóng và mọc cao to như cổ thụ.
21/01/2014(Xem: 6329)
Chơi rong đây đó cùng thể điệu Trìu mến em cười dáng như thơ Bát ngát trời xuân hồng độc đáo Gần gũi xa xăm khắp bến bờ
21/01/2014(Xem: 6272)
Những lời chúc tốt đẹp đầu xuân là điều hầu như không thể thiếu được ở bất cứ nơi đâu trên thế giới, và lại càng không thể thiếu được trong những xã hội Á Đông, nơi vốn có truyền thống xem trọng những giá trị tinh thần hơn là vật chất. Thật vậy, ngay cả khi ta đang sống giữa bộn bề những khó khăn vất vả, chỉ cần nghe được những lời chúc xuân của người thân và bè bạn là cứ tưởng như mình rồi sẽ lập tức vượt qua được tất cả mọi khó khăn, và cũng tin tưởng rằng trong năm mới mọi thứ đều sẽ mới, sẽ tốt đẹp hơn và hoàn hảo hơn rất nhiều so với năm cũ!
21/01/2014(Xem: 5436)
Nghe nói mùa xuân sắp đến rồi Bên vườn hoa bướm mới lên ngôi Am tranh thêm rộn đời cô lữ Nhà sư vướng lụy ngắm dòng trôi
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567