Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Một Mùa Xuân Thật Sự của Chúng Ta

16/01/202019:48(Xem: 4683)
Một Mùa Xuân Thật Sự của Chúng Ta

Bài viết gởi tạp Chí Từ Quang

 




hoa_mai_2

 MỘT MÙA XUÂN THẬT SỰ CỦA CHÚNG TA

 

 

Không nói thì ai cũng rõ về thời tiết và khí hậu Miền Nam, đặc biệt Sài gòn. Nhiều người nói vui  ở đây chỉ có hai mùa mưa nắng, điều đó chẳng có gì sai nhưng nếu cứ vin vào đó mà nghỉ theo lối suy diễn thực dụng thì e rằng chưa đúng lắm. Trên thực tế, với người sinh ra và lớn lên  nơi đây, ai cũng đều nhận rõ sự  thay đổi  theo từng bước chuyển mùa của thời tiết. Một chút se lạnh , cái se lạnh  dù so với người nơi xứ lạnh chẳng thấm vào đâu, cũng đủ làm cho  họ nhận ra có sự chuyển mùa. Người  có cơ địa  yếu  ớt thì sẽ cảm thấy một chút sổ mủi, ho hen. Mùa nằng chuyển sang mùa hạ cũng thế, người  Miền Nam rất dễ nhận biết qua nhiều điều kiện sinh học,  và môi trường chung quanh. Thí dụ tiếng cóc kêu trong hang khô khan, dân gian gọi là “cóc chậc lưỡi” thì đó là báo hiệu của những trận mưa rào. Tiếng chim cu kêu  cũng làm   lòng người nôn nao rộn rả khi biết mùa xuân đã  vừa về  bên mái hiên nhà.

Những  tín hiệu thời tiết đó, những  thanh âm  chung quanh, hằng bao nhiêu  thời gian tích tụ được để ông bà ta đúc kết nên  và  xem đó là sự chuyển mùa  được báo trước.

Nhưng , vẫn có những tín hiệu  báo trước tương tự như thế mà sự chỉ định lại rộng nghĩa trong bao la, không hằn chỉ dừng lại hay gói gọn  trong một mùa cô đọng. Vì nội hàm mang nghĩa rộng bao la nên người ta mang  ý nghĩa  đi khắp muôn nơi, ghé lại bất kỳ bờ bến của cuộc  trần gian nào. Dù ngay giữa mùa hạ khô cằn nắng cháy mà đi nói về mùa xuân; đang lúc  có chuyện không vui mà nói về mùa xuân, nói về hoa mai, thậm chí trên giường bệnh  mà nói lời của mùa xuân..v…v…thì  khi đó mùa xuân, mùa hạ sẽ không còn là mùa xuân mùa hạ nữa.

 Nhắc đến đây trong chúng ta ai lại chẳng nhớ về Mãn Giác Thiền Sư ( 1052 – 1096 ). Ngài đã làm được những điều trái khuấy ấy nhưng lại được muôn đời sau ca tụng, thậm chí mỗi độ xuân về còn trích  bài kệ “ Cáo Tật Thị Chúng “ ấy ra là câu chúc !

Vấn đề ở đây là chuyện con người tự tạo ra khái niệm, rồi vin vào đấy đặt tên  cho từng  cái vốn không thật có, rồi gọi đó là mùa xuân, kia là mùa hạ, mùa thu, mùa đông, để rồi cũng tự chính mình  gieo sầu chuốc thảm hoặc giả bộ cười tươi hân hoan trên trên chính tác phẩm của mình ! Mùa xuân – hoa mai của Mãn Giác Thiền Sư đâu có nằm trong  phạm trù nhỏ hẹp đó! Mùa xuân của Ngài nằm ở những lời dạy về sanh lão bệnh tử, về những chân lý vi diệu  mà xưa kia đức Thế Tôn đã từng  khuyến hóa. Mùa xuân của Ngài được  bay đền từ thân xác vô thường này, từ  nơi giường bệnh, từ  những lời   khuyên dạy chúng  đệ tử noi theo chân lý Phật Đà mà hãnh tiến. Có hay không những mùa xuân kỳ lạ như thế ? Sao lại không! Đó mới chính là mùa xuân thực thụ và miên viễn, mang đầy đủ ý nghĩa nhất mà lâu nay trên các văn đàn về chủ đề mùa xuân chưa từng được  thấy nhắc đến.

              Mang những ý nghĩa thâm sâu  lời dạy về mùa xuân ấy vào trong cuộc sống, chúng ta sẽ  thấy  nơi nào, lúc nào cũng là mùa xuân rạo rực , đáng sống  và hân hoan biết bao. Chư Tổ sư ngày trước cũng từng khắc chữ TỬ trên trán để  luôn nhắc nhở chính mình về một cuộc đi về tất yếu khi còn sống trên đời. Sống hết mình, lạc quan, yêu đời và sống sao cho đáng sống. Một mùa xuân trên giường bệnh , một cành mai lấp ló ngoài sân của Mãn Giác Thiền Sư  há chẳng là một viễn cảnh tươi sắc, rực rở của một mùa xuân bất di dịch ngay từ trong  nội tâm trần tục này ?

             Thú thật, người viết và gia đình từng trải qua những giai đoạn thiếu hụt tư bề, trong đó có những mùa xuân không áo mới, không  hoakhoe với sắc với chung quanh. Để rồi trong những lúc ấm no sum vầy, xuân về tết đến  tràn ngập niềm vui, hình ảnh những mùa xuân  không vui ấy  lại cứ hiện về. Phải chăng có cái không vui đó  mình mới tấm thía  được trọn vẹn niềm vui hôm nay ? Vậy thì  mùa xuân  trong nghèo túng có khác gì với  mùa xuân  lúc áo mũ xênh xang  hay đó cũng chỉ là  lớp màng sương của ngoại cảnh bôi phớt nhẹ vào  mảnh đời ta một chút nhợt phai ?Chính  ngoại cảnh chung quanh và những thôi thúc của của cuộc sống thực dụng  đã thúc đầy  lòng tham chúng ta  phải đi tìm  cái gọi là  một mùa xuân trọn vẹn, hân hoan và hạnh phúc nhất. Nhưng để trả lời  mùa xuân hạnh phúc, trọn vẹn là như thế nào thì không phải ai cũng  lý giải được.

Trong cuộc sống. Ngày nay, ngay trong những ngày xuân  vẫn còn đó đây  bao cảnh đời  cơ nhỡ, lang thang  không nhà giữa trời sương. Với họ mùa xuân  không có – nếu có thì đó chỉ là một mùa xuân cơ hàn, một mùa xuân không trọn vẹn. Có thề với họ, sẽ trách “ tết nhứt mà làm chi, ai bày tết nhứt  làm chi “ như  lời ca hài hước của ban tam ca AVT ngày trước.

                     Vậy thì mùa xuân của chúng ta có thực sự có hay không  và sẽ làm gì  khi mùa xuân ấy đến ?

                    Đơn giản thôi, trong lòng  của chúng ta, những người con Phật  đã có sẵn  những mùa xuân bất tận. Khi bộc lộ ra ngòai ấy là để chúng ta tùy thuận với thế nhân, chấp nhận  mùa xuân một chiều với những lời chúc có cánh, bỏ qua những sinh già bệnh chết một bên, những yếu tố làm nên cuộc sống và làm nên mùa xuân !

DƯƠNGKINH THÀNH

 

 




tu quang so 31

Trở về Mục lục Tạp Chí Từ Quang

https://quangduc.com/p157a66987/tap-chi-tu-quang



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
02/01/2025(Xem: 697)
Từ thời tiền sử, đã có ý thức về con người, vũ trụ! Năng lực siêu phàm của con người … tạo dựng nền văn minh Và sự luân hồi tuần hoàn của mọi sinh vật là bất tận hành trình Mà nhịp thời gian thay đổi đều theo chu kỳ thống nhất !
01/01/2025(Xem: 539)
Xuân Ất Tỵ 2025 đang trở về với người con Phật trong và ngoài Úc Châu. Trên góc nhìn người học Phật, chúng ta thấy rằng thế nào mới là mùa xuân thực sự? Người đời khi có niềm vui thì cho rằng có mùa xuân, dù cho mùa xuân đó thoáng qua trong ba ngày tết, hay 3 tháng mùa xuân. “Trì nhật giang san lệ, Xuân phong hoa thảo hương” (Xuân về non nước đẹp tươi, Gió đưa hương ngát muôn loài cỏ hoa) [thơ của Đỗ Phủ] Xuân của thi nhân có cái nhìn lung linh ảo diệu như thế, nhưng nó sẽ thoáng qua và cuối cùng đọng lại một chút dư hương của cuối mùa, để rồi tiếc nuối, nhớ thương hay giận hờn oán trách: “Tôi có chờ đâu, có đợi đâu Đem chi xuân lại gợi thêm sầu?” (Thơ của Chế Lan Viên)
01/01/2025(Xem: 1101)
Ngày đầu năm mới, chút rạo rực với bao điều từng mơ ước! Dự định tương lai tuy hoạch sẵn trong đầu Cảm giác được chăm sóc ngạc nhiên vẫn hằn sâu Hứa hẹn sự mầu nhiệm, kỳ diệu luôn hiện hữu!
17/12/2024(Xem: 658)
Tháng 12, những ngày cuối năm, khi những tờ lịch đã mỏng dần và ngoài Trời mang chút không khí se lạnh cùng một vài cơn mưa còn sót lại, thời tiết đã bắt đầu giao mùa, lòng người cũng trở nên thâm trầm lắng đọng cho những suy nghĩ về một năm sắp sửa trôi qua! Những gì đang chất chứa trong lòng bạn? Có phải những lo toan về thu nhập cuối năm, những kế hoạch về quê, sửa sang nhà cửa, những chuyến du lịch mua sắm và những dự định còn sót lại? Mỗi người đều bắt đầu chạy đua để hoàn thành những mục tiêu cho bản thân mình.
13/10/2024(Xem: 1599)
Thiệp Xuân Ất Tỵ 2025 của Tu Viện Quảng Đức, Melbourne, Úc Châu
19/02/2024(Xem: 3296)
Bình an luôn là sự quan tâm của mỗi người, cho dù họ sống ở phương Tây, phương Đông. Chính vì thế câu đối Tết ở VN thường dùng hai chữ Bình An, “ Tân niên hạnh phúc, bình an tiến Xuân Nhật vinh hoa phú quý lai “ Cũng như người viết rất tâm ý khi chúc Tết với câu: “Niên niên như ý xuân Tuế tuế bình an nhật”
19/02/2024(Xem: 3709)
Giác tính muôn xưa vẫn tịch thường Xuống trần, quang rạng một vầng dương Soi lòng khô mục, bung hoa lộc Chiếu óc trơ lì, biết hiểu thương Tăm tối nghe kinh, trăng dọi bóng U mê học pháp, nước mài gương Mắt mù, mò mẫm tìm chân thực Thân tật, lần dò gặp cố hương
17/02/2024(Xem: 3331)
Chùa Pháp Vân (Toronto, Canada) Mừng Xuân Giáp Thìn 2024
16/02/2024(Xem: 2446)
Sự kiện trọng đại diễn ra vào lúc 10:00 sáng ngày 03/02/2024 tại quận Santa Clara, tiểu bang California. Dưới sự chủ trì của Hạ nghị sĩ Ro Khanna, Văn phòng Dân biểu Quốc Hội Hoa Kỳ đã tổ chức Lễ Vinh Danh tôn vinh những tổ chức, tập thể và cá nhân người Mỹ gốc Việt ở miền Bắc California với những đóng góp to lớn cho sự phát triển cộng đồng. Buổi lễ có sự tham gia của nhiều quan chức quan trọng như Thượng nghị sĩ tiểu bang California Dave Cortese, Thị trưởng thành phố San Jose Matt Mahan, cựu Thị trưởng San Jose Sam Licardo, Thị trưởng thành phố Fremont Lily Mei cùng nhiều vị quan khách khác. Các đại diện từ tự viện Phật giáo như chùa Đức Viên, chùa Tuệ Viên, tu viện Huyền Không, thiền đường Ấn Tôn, tịnh xá Ngọc Hòa, thiền viện Vô Ưu, tu viện Thôn Yên cùng nhiều cá nhân nổi tiếng như Tiến sĩ Nguyễn Hồng Dũng và Ca sĩ Võ Thu Nga, MC Quảng Hoa đều được tuyên dương trong sự kiện quan trọng này. Buổi lễ hoàn thành vào lúc 11:30 sáng trong không khí hân hoan và tràn đầy niềm vui
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]