Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Kẻ Độc Hành Miệt Mài Đi Tìm Chính Mình

13/01/202020:42(Xem: 5221)
Kẻ Độc Hành Miệt Mài Đi Tìm Chính Mình

monk_painting 1
KẺ ĐỘC HÀNH MIỆT MÀI ĐI TÌM CHÍNH MÌNH

                                                                                               TN Huệ Trân

 

          Một chiều, dừng chân bên bờ suối, lữ khách chợt cảm nhận dường như nơi đây đã từng qua.

Có phải hàng cây phong này, từng khẳng khiu trơ trụi lá mùa thu trước, đã thầm lặng gửi thông điệp cho nhân gian bằng tinh thần tự tin, không than khóc, dũng mãnh đứng chờ mùa đông lạnh lẽo tuyết băng, chắc chắn không xót thương những gì yếu đuối!   

          Có phải cây phượng bên bìa rừng kia từng rực rỡ, nhắc nhở một thời hồn nhiên cắp sách đến trường.

          Và ngọn đồi đây nữa, đúng rồi, ngọn đồi lấp lánh những nụ mai vàng, cùng rủ nhau về chào đón mùa Xuân.

          Vậy là, ta đã từng qua đây, bao mùa hoa nở, bao mùa lá rơi, để phút giây này ta thấy lại nhau, như chưa từng đứt đoạn, như chưa từng cách xa!

            Bấy lâu nay ta đã đi đâu? Đã tìm cầu gì, để phút giây này tình cờ về lại chốn xưa, nơi ta khởi bước?

            Quỳ bên bờ suối, cúi sát xuống dòng nước êm đềm nhẹ chảy, lữ khách khum tay, định vốc một ngụm. Nhưng tay chưa chạm nước đã thấy thấp thoáng dưới lòng suối, một gương mặt, lạ mà quen!

            Lữ khách nhíu mày, nhìn chăm chú hơn.

            Chính ta đây mà, có ai khác hơn đâu! Cảm giác chớp nhoáng giữa lạ và quen là gì vậy?

            Thay vì vốc nước uống, lữ khách đứng lên, vô tình trực diện cảnh trí phía trước là ngọn đồi, lấm tấm những nụ mai vàng đang chào đón mùa Xuân.

Trong tâm tưởng nhân gian, không phân biệt mầu da, chủng tộc nào, thì mùa Xuân thường được xem như mùa đoàn tụ, mùa trở về. Kẻ tha phương cầu thực, dẫu khó khăn thế nào cũng cố gắng dành dụm để những ngày đầu Xuân được thăm lại quê nhà. Người đang bôn ba năm châu bốn biển, dẫu nghìn trùng xa cách nhưng khi hương Xuân về cũng là những đốm lửa hồng gợi ấm trong lòng, nối đôi bờ muôn dặm sơn khê.

Lữ khách chậm bước lên đồi hoa mai bằng những bước chân đi tìm lại chính mình.

Mùa Xuân và nơi chốn cũ có phải là thông điệp của vòng luân hồi vô thỉ vô chung, không khởi đầu, không kết thúc? Và vạn hữu, nhân sinh, trong vòng luân hồi đó có sát na nào dừng theo dòng chảy mà tự hỏi “Ta là gì? Ta đang đi về đâu?”

Nụ mai gần nhất, rung rinh theo làn gió nhẹ, bất ngờ thở ra một âm thanh tự thẳm sâu tiềm thức “Siddhartha!”

Lữ khách chợt hiểu, khi nhìn bóng mình dưới lòng suối mà thấy như vừa lạ, lại vừa quen. Thì ra, do tâm tưởng phút giây đó đang mang chung niềm khát khao với một kẻ độc hành từng miệt mài đi tìm chính mình.

Kẻ độc hành đó là Hermann Hesse, nhà văn lẫy lừng trong nhiều thập niên, một người đã đoạt những giải Nobel giá trị nhất, qua hàng loạt tác phẩm được phiên dịch ra nhiều ngôn ngữ. Riêng cuốn “Siddhartha”, tại Việt Nam, trong khoảng hơn bốn thập niên đã tái bản mười lần, với tựa đề “Câu chuyện dòng sông” dịch giả Phùng Khánh và Phùng Thăng.

Lữ khách cũng đã từng bị cuốn hút vào dòng sông đó, từng khi thì theo dõi, khi thì đồng hành với nhân vật chính Siddhartha, được Việt dịch là Tất Đạt.

Người nghệ sỹ khi thả một dòng thơ, phác một nét cọ, viết một lời văn, dạo một phím  đàn …. là trải chính cõi lòng mình, rung động mình, nên Tất Đạt cũng chính là Hermann Hesse, một tâm hồn trĩu nặng niềm cô đơn cùng cực của tâm linh, luôn bị thôi thúc đi tìm chính mình.

Tất Đạt, chàng thanh niên ưu tú, trong một gia đình giầu có, dòng dõi Bà La Môn được mọi người yêu thương và kính trọng đó lại luôn khắc khoải với những gì mờ mịt quanh thân phận con người. Chắc chắn hạnh phúc không phải danh này, lợi này, cao sang quyền quý này.

Tất Đạt biết rõ như vậy vì ngay trong chiếc nôi quá đầy đủ mà bao người ao ước được có, Tât Đạt lại ngày đêm ưu tư sầu muộn vì mơ hồ cảm nhận trong thân phận vật vờ của kiếp nhân sinh, phải có một cái gì đó, tuyệt kỷ, bất động mà sáng rỡ, ưu việt mà giản đơn.

Phải tìm cho ra nguồn hạnh phúc chân thực này. Tìm ở đâu? Có phải ở chính tự thân không?

“Did not Atman dwell inside him, did not the primal source flow within his own heart? It had to be found.

Such was Siddhartha’s thinking, such was his thirst, such his suffering” (*)

  Điều phải đến, tất đến, là Tất Đạt quyết bỏ hết, ra đi, dù cha mẹ xót thương, quyến luyến.

Suốt dặm trường vô định đi tìm chính mình, từ tuổi thanh xuân cho tới ngày bạc tóc, qua muôn thử thách giầu nghèo, đói no, bị khinh, được trọng … Tất Đạt chỉ cúi đầu trước một người, một người toàn thiện, toàn bích. Đó là khi Tất Đạt theo đoàn hành hương, gặp Đức Phật Cồ Đàm đang thuyết pháp trong một khu rừng thưa.

“This man, this Buddha, was true even down to the gesture of his little finger. This man was holy. There is one human being I have seen, Siddhartha thought, one single man before whom I had to cast down my eyes. Before no one else do I want to look down anymore, for no one else” (*)

Cơ duyên như vậy mà Tất Đạt vẫn chưa tìm được điều muốn tìm. Kẻ độc hành lại miệt mài cất bước vì điều muốn tìm phải là thực chứng, không chỉ là cảm nhận.

Rồi những cô đơn và khổ đau cùng cực đã đến với tự thân, khi Tất Đạt gặp lại người lái đò năm xưa, trên dòng sông cũ.

Mỗi chúng sanh đều có những phước riêng và nghiệp riêng. Phải trải qua cho hết mới có thể nghe được tiếng nói của dòng sông.

Vệ Sử - ông lái  đò - biết như vậy.

Những lần gặp trước, Vệ Sử chỉ lặng lẽ là người chèo đò, đưa khách qua sông, nhưng lần này, gặp lại Tất Đạt, kẻ đã trải nghiệm tạm đủ cuồng phong thác lũ dòng đời, thì Vệ Sử là vị thầy, từng ngày, chỉ cho Tất Đạt biết lắng nghe tiếng nói của dòng sông, để thấu rõ, để chấp nhận mọi trạng huống, mọi khát vọng, mọi khổ đau, mọi mục đích đều hợp nhất thành dòng chảy, đồng hòa tấu khúc nhân sinh.

Từng ngày.

Từng ngày.

Tất Đạt lắng nghe.

Tiếng nói của dòng sông chính là âm thanh của dòng đời.  Nghe cho thấu, tới không còn niềm đau, tiếng cười nào riêng lẻ nữa.

Chỉ còn sự Toàn Thiện, Nhất Thể.

“Seeking means: having a goal; but finding means: being free, being open, having no goal” (*)

Kẻ độc hành miệt mài đi tìm chính mình, đã gặp được mình, khi không còn mục đích đi tìm nữa!

Tự do, tự tại ngay nơi bình an đón nhận.

 

Đứng giữa ngọn đồi với muôn nụ mai vàng, lữ khách giang rộng hai tay, cùng với vạn hữu, đón mùa Xuân đang tới.

 

TN Huệ Trân

(Tào Khê Tịnh Thất – nụ mai đầu mùa vừa chớm vàng)

(*) Siddhartha – tác giả: Hermann Hesse  

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
15/01/2014(Xem: 6144)
Không phải ngẫu nhiên mà người phương Tây có nhận xét: “Người Việt Nam coi trọng người chết hơn người sống”. Cứ nhìn vào những kỳ lễ lạt, cúng kính tất sẽ thấy được về mặt nào đó nhận xét trên không phải là không có lý do xác đáng. Tưởng nhớ đến người đã nằm xuống là nghĩ về nguồn cội,
14/01/2014(Xem: 13826)
Xuân đã về trên cánh Mai vàng Sắc Xuân tươi thắm đẹp Trần gian Trăm hoa đua nở càng lộng lẫy Nhân thế đón Xuân rộn tâm can
13/01/2014(Xem: 11094)
Hằng năm, cứ vào độ Xuân về Tết đến, tôi cố gắng viết một bài để đóng góp vào số Báo Xuân Viên Giác và Website chùa Viên Giác; Cũng là dịp để mong được gặp gỡ quý Độc giả, quý Văn Thi hữu trên Văn Đàn và xin gởi trao những lời Chúc Mừng Năm Mới thân thương nhứt.
13/01/2014(Xem: 6657)
Trong số những con ngựa nổi tiếng thời cổ đại, đầu tiên phải nhắc đến Ngựa Xích Thố thời Tam Quốc. Con ngựa này dài một trượng, cao tám thước, màu đỏ rực như lửa, tuyệt không có một sợi lông tạp, ngày đi ngàn dặm, trèo non vượt suối dễ dàng.
13/01/2014(Xem: 10013)
Hình tượng con ngựa hiện diện từ sớm trong văn hóa Đông-Tây, con ngựa là một trong những loài vật được con người thuần hóa và sử dụng trong đời sống hàng ngày và loài vật gắn liền với chiến tranh. Hình ảnh con ngựa còn là chủ đề cho các môn nghệ thuật như hội họa, điêu khắc, thơ văn... Đối với văn hóa phương Tây, ngựa gắn liền với nhiều biểu tượng thần thoại và gắn liền với hình ảnh Nhân Mã trong 12 Cung Hoàng đạo.
13/01/2014(Xem: 7363)
Một cây cầu có thể đưa hết tất cả người, súc vật, hàng hóa đi qua trên đó. Đưa qua hết thảy, không kể sang hèn quí tiện. Cái chính là có đưa qua hết - tất cánh độ khứ - được hay không? Nếu không qua lọt, hoặc đi qua một cách khó khăn thì đích thị là cầu khỉ rồi. Hoặc đôi khi người qua rồi, bóng còn kẹt lại bên cầu.
13/01/2014(Xem: 9852)
Lời Ngỏ: Nhân dịp mừng Xuân Giáp Ngọ 2014, Trang Nhà Quảng Đức xin trân trọng giới thiệu kinh "Lâu đài của ngựa Kiền-trắc". Kanthaka (Kiền Trắc) là con ngựa quý ra đời tại hoàng cung của Vua Suddhodana (Tịnh Phạn) cùng một ngày với Thái tử Siddattha (Sĩ-đạt-ta). Kiền-trắc lớn lên và phục vụ nhà vua cho đến năm 29 tuỗi, nó cùng với người giữ ngựa Channa (Xa-nặc) đưa Thái tử lên đường xuất gia; sau đó ngựa đau buổn phát bệnh , từ trần và tái sanh lên cõi Trời. Câu chuyện này thuật lại cuộc gặp gỡ giữa Tôn giả Mục-kiền-liên và Thiên tử Kiền-trắc trên Thiên giới.
13/01/2014(Xem: 7486)
Phần này tóm tắt các chi tiết và bổ túc bài viết1 "Nguồn gốc Việt (Nam) của tên gọi 12 con giáp - Ngọ ngựa (phần 13)", do đó số thứ tự của bài viết này là 13A; những bài viết sau nữa về Ngọ ngựa sẽ có số thứ tự là 13B, 13C … để người đọc dễ tra cứu thêm.
13/01/2014(Xem: 7622)
Ngọ hay Ngũ 午 là chi thứ 7 trong thập nhị chi hay 12 con giáp. Biểu tượng của Ngọ là con ngựa dùng chỉ thời gian như giờ Ngọ từ 11 giờ sáng đến 1 giờ chiều (chính ngọ là đúng trưa, giữa trưa hay 12 giờ trưa), tháng 5 ... và xác định không gian như hướng Nam. Phần này không bàn về khái niệm thời không gian hay Ngũ Hành/kinh Dịch của Ngọ mà chỉ chú trọng vào các liên hệ ngữ âm của Ngọ và ngựa so với mã 馬 (tiếng Hán Việt/HV cũng chỉ con ngựa). Phần sau sẽ cho thấy mã là tiếng Hán có gốc Hán Tạng, khác hẳn với ngựa tiếng Việt - và liên hệ trực tiếp của Ngọ và ngựa cho thấy tên chi này có nguồn gốc Việt (Nam) chứ không phải Trung Quốc/TQ cũng như tên gọi của 11 con giáp còn lại ...
13/01/2014(Xem: 7845)
Nhân dịp đầu Xuân năm Giáp Ngọ, tôi kính gởi đến chư Tôn Hòa Thượng, cùng hàng chúng trung tôn của Đức Thế Tôn lời chúc nguyện tứ đại an hòa, để cùng nhau chung vai sát cánh xây dựng cơ đồ Phật giáo đang cơn nguy cơ tha hóa, do nội ngoại chướng duyên, vu hãm hầu lũng đoạn hàng ngũ, tổ chức chúng ta với dụng tâm bất chánh làm lệch hướng Chánh Pháp.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]