Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Năm Tý nói chuyện Chuột Túi Kangaroo

17/12/201912:09(Xem: 5212)
Năm Tý nói chuyện Chuột Túi Kangaroo

Năm Tý

nói chuyện Chuột Túi KANGAROO

 

 

          Bộ Thú Có Túi (Marsupialico) có đến 240 loài đang tồn tại trên hành tinh xanh cùng với chúng ta. Bộ này được chia ra làm 3 bộ phụ, với 8 “chi tộc”. Chi tộc Kangaroo (hay Kanguru) có đến 3 loài: Sóc Túi, Gấu Túi và Chuột Túi. Chúng ta vẫn quen gọi loài Chuột Túi với cái tên chung là “con Kangaroo”.

          Nguồn gốc của cái tên Kangaroo rất đơn giản, chuyện kể rằng xưa kia, khi có một du khách đến Úc du sơn ngoạn thủy, nhìn thấy mấy con Chuột to đùng đang nhảy cà tưng, trước bụng lại có cái túi đựng Chuột con, lấy làm kinh ngạc bèn hỏi một thổ dân “Con vật đó tên là gì?”. Người thổ dân đáp: “Kangaroo!” (tiếng bản địa có nghĩa là… “Tôi không hiểu!”). Từ đó, Kangaroo trở thành tên của con Chuột Túi.

          Chuột Túi có tên khoa học là Macropus, tên tiếng Anh: Wallaby, là loài phổ biến ở châu Đại Dương, chúng chỉ sống được ở châu lục này, và không thể tồn tại ở các vùng địa lý khác trên thế giới. Có chăng, chỉ có trong một vài sở thú lớn ở bên châu Âu, Mỹ… nhưng chúng sẽ không thích nghi được với môi trường sống trong thời gian dài. Người ta xem Chuột Túi như là một biểu tượng của nước Úc và các đảo lân cận trong khối liên bang, nên thường nói “Xứ Sở Kangaroo”, “Quê hương của Kangaroo”. Vì vậy đừng lấy làm ngạc nhiên khi ngành Bưu chính Úc đã có nhiều đợt phát hành tem mang hình ảnh của Chuột Túi (xem các tem trên ảnh minh họa 1), và trên mẫu tem “Kỷ niệm 100 năm đảo New South Wales” phát hành năm 1905 cũng trân trọng đưa hình ảnh của loài thú có túi này (xem tem trên ảnh 2).

kagaroo 1kagaroo 3kangaroo 2kangaroo 4

         Với dáng dấp giống một con nai không sừng nhìn từ xa, Chuột Túi có thân hình cao to béo mập, kích thước thân từ 1m- 1.6m, phần đuôi tính riêng dài từ 90cm- 1m, khi ngồi thẳng lên sẽ có chiều cao từ 2-3m. Đôi chân sau của chúng to mập, dài hơn gấp hai, ba lần chân trước. Chân trước của chúng đã vừa ngắn lại vừa bé nhỏ, không có tác dụng gì cho chúng khi chạy nhảy, di chuyển. Chính đôi chân sau của chúng mới là “cái lò xo” để đẩy cả một thân hình to tê với trọng lượng trung bình 80kg nhảy về phía trước. Nếu chúng nhảy một cách thong thả nhẹ nhàng, có thể đo được chiều dài mỗi bước nhảy là 1.5m. Nhưng khi chúng vội vã, bước nhảy của chúng có thể đạt đến mức 8-10m, thậm chí đến 12m, cùng với vận tốc 40-50km/giờ.  Bước nhảy xa và vận tốc các bước nhảy của Chuột Túi chính là vũ khí để phòng thân, để tự bảo vệ mình, vì loài thú có túi này quá hiền lành, không được tạo hóa ban cho một loại vũ khí độc hại nguy hiểm nào để đánh trả lại đối phương khi lâm nguy lâm chiến.

         Đặc biệt nhất, phải nói đến cái túi da dùng để đựng con của loài Chuột Túi. Khi Chuột con chào đời, nó rất bé nhỏ, chỉ dài chừng 25mm, nhỏ bằng ngón ngón chân cái của con người chúng ta, nó chưa mở mắt được nhưng phải bò bằng hai chân trước có móng sắc, từ cơ quan sinh dục của mẹ lên đến chiếc túi da mất từ 10-30 phút, mẹ nó sẽ dùng lưỡi liếm lông cho con và phụ lực để cho con bò lên đúng đường. Chuột con khi đã vào nằm trong túi của mẹ, nó sẽ được ấp ủ, được bú hằng ngày. Sau vài tuần, Chuột con đã hoạt động được, thò đầu ra khỏi túi để ngắm cảnh sắc xung quanh. Phải đến một năm sau, Chuột con mới thôi bú mẹ, nhảy ra khỏi túi và bắt đầu tìm cỏ cây hoa lá để tự làm no bụng mình. Trước thời gian quy định đó, nếu Chuột con có muốn tự do bay nhảy sớm cũng không được, vì mẹ nó sẽ giữ rịt nó lại ngay bằng cách co bụng để miệng túi thắt lại.

         Chuột Túi là loài động vật “đặc thù đặc sản” của châu Đại Dương, ai cũng biết điều đó, nhưng không phải ai cũng biết rằng có nhiều loài Kangaroo khác nhau đang tồn tại trên những đồng cỏ bao la, giữa những vùng núi đồi hoang dã ở Úc và các quần đảo lân cận. Qua những mẫu tem sưu tập, chúng ta thử nhận dạng từng loài như sau:

  • CHUỘT TÚI XÁM MIỀN ĐÔNG: Tên khoa học Macropus major, tên Anh: Eastern Grey Kangaroo, loài này chỉ sống ở miền Đông nước Úc, chiều dài thân trung bình từ 53-62cm, riêng con đực có thể dài đến 3m kể cả đuôi (tem 90cent Úc - ảnh 1, và tem Guinea Bissau–ảnh 2).
  • CHUỘT TÚI ĐÁ ĐUÔI BÚT LÔNG: Tên khoa học Petrogale xanthopus, tên Anh: Brush- tailed Rock Wallaby, thân dài từ 50-80cm, đuôi từ 40-60cm, là loài sống trên những vùng núi đá có nhiều bụi rậm, “nhỏ con” hơn các loài sống dưới đồng bằng. Chúng tập trung sống ở miền Trung và Đông của nước Úc. Đặc điểm là ở chót đuôi có chùm lông xòe ra như bàn chải, hoặc chụm lại như đầu ngọn bút lông bút lông (tem 80cent Úc ảnh 1).
  • CHUỘT TÚI HUNG ĐỎ: Tên khoa học Maccropus rufus, tên Anh: Red Kangaroo, kích thước từ 1-1.6m, đuôi dài 90cm-1m, trông chúng rất to lớn dênh dàng và đầy sức sống, được xếp hàng lớn nhất trong loài Chuột Túi ở châu Đại Dương. Chúng có khả năng thực hiện những bước nhảy dài bằng đôi chân sau và đạt tới tốc độ 55km/giờ. Chuột túi con sẽ rời khỏi túi mẹ lúc đã 6 tháng tuổi. Loài này chỉ thấy xuất hiện ở miền Trung nước Úc (tem  50cent  có lá quốc kỳ của Úc –ảnh 1). 
  • CHUỘT TÚI MÓNG ĐUÔI:  Tên khoa học Onychogalea fraenata, tên tiếng Anh: Bridle nail-tailed Wallaby, có tầm vóc nhỏ hơn các loài Chuột Túi ở vùng khác, thân dài từ 45-67cm, đuôi dài 33-66cm, được phát hiện vào năm 1974 ở miền Trung đảo Queensland. Có thể nhận ra chúng ở đầu cuối của cái đuôi có móng sừng. Lối nhảy của chúng cũng khá kỳ cục khi hai chân trước luôn quơ lên. Loài này đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng do phạm vi những bãi cỏ non và bụi rậm nuôi sống chúng bị thu hẹp (tem Lào- ảnh 2). 

        
Ngoài ra còn có các “chi tộc” khác như: Chuột Túi Đá Đuôi Vòng (Ring-tailed Rock Wallaby) tương tự như loài Chuột Túi Đá Đuôi Bút Lông, nhưng đuôi của chúng rậm và thon dài, và lông đuôi có những vòng khác màu chia chiếc đuôi ra thành nhiều đoạn, tập trung sống ở các vùng núi đá ở miền Trung và Đông nước Úc. Chuột Túi Đầm Lầy (tên khoa học Wallabia bicolor- tên Anh: Swamp Wallaby), kích thước 45-90cm, đuôi dài 36-60cm, sống ở các vùng có nhiều bụi cây rậm rạp gần các khu đầm lầy thuộc miền Đông và Đông Nam nước Úc. Còn có loài Chuột Túi Rừng New Guinea (tên khoa học Dorcopsis veterum, tên Anh: New Guinea Forest Wallaby), kích thước 49-80cm, đuôi dài 30-55cm, ăn cỏ, chỉ thấy ở các vùng rừng, đất thấp trên đảo New Guinea… và một vài loài khác.

          Do loài Chuột Túi mang tính đặc thù hiếm lạ, nên chúng cũng được xuất hiện trên tem của nhiều quốc gia khác, như: Việt Nam, Ba Lan (Polsska), Bulgarie, Guatemala, Magyar Postar, Hadhramaut (thuộc Liên Minh miền Nam Ả Rập)…

 

MÃN ĐƯỜNG HỒNG

 LIÊN HỆ: VĨNH HỮU -69 NGUYỄN THÁI HỌC NHA TRANG-  ĐT: 0902010763

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
03/02/2021(Xem: 7231)
Đón Tết năm nay thấy ...khác xưa , Bạn bè biền biệt ...vãng lai thưa Một mình cô quạnh ..gian nhà trống Ông Táo ngày mai .. vẫn phải đưa ! Xuống phố, ừ ..mua cam, mứt, quả Chuẩn bị tuần nữa cũng là vừa Hai chậu Vạn Thọ trước nhà ... Tết ! Xuân đến ... quan trọng nhất Giao Thừa.
03/02/2021(Xem: 7254)
Tùng xèng tùng xèng Chuông đồng hồ reng Giật mình tỉnh giấc Hăm ba tháng Chạp Mang gấp khẩu trang Kính tâu Ngọc Hoàng
01/02/2021(Xem: 6165)
Đối với những dân tộc sống trong nền văn minh lúa nước tại Đông Nam Á, nhất là đất nước và con người Việt Nam, hình ảnh con trâu, thường hay được nói đến, không phải “con trâu là đầu cơ nghiệp” mà đối với người nông dân là con vật gần gũi thân thiết, nên trong ca dao trâu xuất hiện trong bức tranh lao động của gia đình “trên đồng cạn, dưới đồng sâu, chồng cày, vợ cấy, con trâu đi bừa”, trâu cũng trở thành bạn tâm tình của người nông dân: “trâu ơi ! ta bảo trâu này…” Người nông dân đã đồng cảm với trâu, qua việc cần mẫn lao động hằng ngày, không có lúc nào hưởng được sự thảnh thơi mà phải luôn vất vả nhọc nhằn. Hình ảnh con trâu kéo cày trên ruộng đồng với lúa, mạ xanh tươi, hay đứng nằm gặm nhai cỏ trên bãi cỏ xanh, cùng giầm mình trong vũng ao hồ sình lầy là hình ảnh quen thuộc, gợi lên nhiều cảm xúc thị vị thanh bình tạo cảm hứng cho biết bao thi nhân và họa sĩ.
01/02/2021(Xem: 11646)
Trước thềm Xuân Tân Sửu, thay mặt Hội Đồng Điều Hành Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải Ngoại tại Úc Đại Lợi-Tân Tây Lan, chúng tôi thành tâm chúc nguyện đến Chư Tôn Hòa Thượng, chư Thượng Toạ, chư Đại Đức Tăng Ni, quý vị lãnh đạo Tôn giáo, Cộng Đồng, Đoàn thể, Cơ quan truyền thông, quý thân hào nhân sĩ, thiện hữu tri thức cùng quý đồng hương Phật tử trong và ngoài Úc Châu lời cầu chúc xuân quang rực rỡ, vạn sự thăng tiến, cát tường như nguyện
29/01/2021(Xem: 4093)
Hành trình của mỗi con người có biết bao ngã rẽ, nhưng bạn phải chọn cho mình một lối đi bình yên, kỳ thực đời người vô cùng ngắn ngủi, nên ta phải hòa giải với thế giới này. Chúng ta muốn bình yên cần phải có một đức tin và cần một chân lý, để ta nương tựa thực hành tâm linh mỗi ngày, để ta không lạc bước mắc phải sai lầm. Xin chắp tay cầu nguyện cho toàn thể nhân loại sẽ ổn định trong năm mới, với những giá trị đạo đức truyền thống, những giá trị tinh thần thiêng liêng mà chúng ta đã và đang dâng hiến cho nhân sinh. Đôi khi ta thấy không công bằng với cuộc đời mình, ta phải chịu đựng những nghiệt ngã và bất công.
28/01/2021(Xem: 3139)
Không biết từ bao giờ cứ mỗi năm sau ngày rằm tháng chạp là tôi luôn bày biện xôi, chè, trái cây để thiết lễ Tạ Ân trước nhà ... ( Thường thì trong năm có biết bao lần chúng ta thường cầu nguyện để tai qua nạn khỏi và thường được như nguyện ....) Nếu công giáo có ngày Thanksgiving thì gia đình tôi theo phong tục lâu đời truyền lại đã thiết lễ cử hành tương tự vào ngày 16 tháng 12 âm lịch để tạ ân các Chư Phật, Chư Bồ Tát và các Chư Hộ Pháp và còn phải kể đến các vị Thần đất, nước , gió, lửa và các người âm rất hiền lành đang cùng cư trú với chúng ta ...nhưng khác là không hề dùng đến Gà Tây ....
27/01/2021(Xem: 3899)
Đông đã qua rồi xuân ở đây Vườn xuân hoa nở nắng xuân đầy Xuân tâm rạng chiếu mầm xuân dậy Ánh nguyệt ngời soi tuệ nghiệp xây Cội đức vun trồng cây hạnh nở Đường mê nguyện dứt lối xuân lai Thanh bình thịnh vượng tân xuân đáo Cõi nước xuân này hoa trái say...!
15/01/2021(Xem: 8880)
Xuân đã về chưa ở xứ người Buồn vui lẫn lộn xót xa ơi Thương xuân tuyết trắng trên đầu núi Nhớ nước, làm sao nở nụ cười Xuân đã về chưa sưởi ấm lòng Soi gương thấy mặt nhớ mình không Ai mang tất cả hồn xưa cũ Ấp ủ trong người nợ núi sông
13/01/2021(Xem: 7437)
ĐÓN tết này vui, tươi nở nụ cười. XUÂN nay Tân Sửu kính chúc bình an. MỚI đó mà khí xuân về khắp nẻo. TĂNG thêm sức sống, đời đạo viên thông. ĐOÀN tựu chung vui ngày đầu năm mới. MINH sư trường thọ ân nghĩa cao thâm. QUANG xa sáng chiếu, chúc đời hạnh phúc. KÍNH tặng lời hay, tỏ sáng đạo tràng. CHÚC mừng Thầy tổ năm mới bước sang.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]