Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Xuôi Nguồn Gió Xuân

21/02/201916:50(Xem: 4122)
Xuôi Nguồn Gió Xuân

Xuoi Nguon Gio Xuan (17)

XUÔI  NGUỒN GIÓ XUÂN

Gió lùa kẽ lá

 hoa tung cánh,

 suối luồn khe đá –

 ngả về sông –

 cuộn nước trùng trùng –

 duyên bể rộng,

 hương tâm lộng gió –

 ngó sen hồng…


Bốn phương thơm ngát rằm Nguyên tiêu; ảo ảnh nhân sinh nhẹ cánh diều, Rừng cây lay động  “không môn” cảnh.Xào xạc thâm giao dạo cửa Thiền.

Bắc Nam rộn rã người chen chúc, Tết Nguyên tiêu là rằm lớn nhất đầu năm. Nơi đó, cửa Phật là chốn nhân gian gửi gắm bao nguyện cầu.Phố thị,thôn quê, dồn dập người người đi lễ Phật. Không gian rộ nở nét hồn hoang. Trong buổi nhiêu khê, còn đâu đó chút niềm tin nơi cửa Phật.Chốn Già lam đâu đó còn chỗ nhân thế gởi hồn đau. Người dân hôm nay, hôm qua và mai sau vẫn vậy, lấy niềm tin làm gậy trúc nương qua lối sống gập ghềnh. 365 ngày vất vưỡng, vật vã mưu sinh, Tết Nguyên tiêu cũng là dịp vui Xuân sau ba ngày Tết truyền thống.

Ngoại ô, cách Sài gòn 80km, Thiền Viện Thường Chiếu, Linh Chiếu vẫn trầm lắng giữa không gian u tịch. Người vãng cảnh cũng nhẹ bước sợ sỏi đá thầm đau. Nhưng, không xa Thường Chiếu, một cỏi u tịch khác sững sờ chìm đắm trong rừng hoa Hướng dương rực rỡ chào Xuân, đón khách. Khuất sau ngôi Bảo điện Phước Hoa uy nghi, con đường hun hút dẫn sâu vào “thành phố buồn” qua hai hàng cây rũ bóng đón chào.

Xe đón anh chị Ninh Giang Thu Cúc, nghệ sĩ Thúy Vinh và anh Huyền Linh Tử, thẳng về quận hai MC Tánh Thuần cũng chờ sẵn lúc mặt trời chưa rạng. Không lâu lắm,đường cao tốc rút ngắn thời gian, thế mà TT Chánh Tài, nhiếp ảnh gia Quang Hải liên tục điện thăm. Những năm trước, xe đón trễ, vào Thành phố tắt đường, ra đến tu viện có lúc chư Tăng đang hành lễ.Xe đón từ 5g sáng, ai cũng nghĩ sao đi sớm, nhưng ra đến nơi, điểm tâm sáng cũng vừa kịp lúc. Bốn xe 16 chỗ đến sau những hai tiếng, đủ mặt anh chị văn nghệ sĩ Thành phố trên dưới 40 người. Đây là dịp đông đủ anh chị em văn nghệ sĩ nhất từ trước đến nay.

Người người hân hoan rạng rỡ như về lại quê hương. Tay bắt mặt mừng như nhiều kiếp tái lai. Ơ hay, anh em từng bảo -  tu viện Phước Hoa là Tổ đình của Văn nghệ sĩ cơ mà!. Cái gì đó phưởng phất không gian yêu thương thân quyến như con một nhà. Rộn rã cười nói trên dãy bàn điểm tâm. Chị Thụy Quang nắn nót thư pháp từng tên anh chị trên phong bì đỏ chói. Anh Hằng Vang, không nhìn nét bút bay lượn trên phong bì, vội mở xem cái ruột bên trong cứ như trẻ con nhận lì xì trong ba ngày Tết.Thầy Chánh Tài niềm nở, nhiệt tình không riêng một anh chị em nào. Thầy lo chu tất từng món quà Tất niên đến từng nhà. Các em tài xế của chùa cũng hoan hỷ suốt ngày mệt lã tìm địa chỉ khắp Thành phố giao tận nơi.

Tiếp nối truyền thống của thầy Tổ đã viên tịch, TT Chánh Tài vẫn trân quý giới văn nghệ sĩ, quan tâm từng lúc ai đó có vấn đề riêng tư. Sự chu đáo tận tình đó mà giới văn nghệ sĩ cảm thấy có chút niềm an ủi mà suốt đời đóng góp cho Phật pháp đã không bỏ công.

Ngày xưa, HT Thông Bửu tổ đình Quán Thế Âm, Phú Nhuận, cũng từng ưu ái giới văn nghệ.Trong giới văn nghệ sĩ Phật giáo rất đông, nhưng chưa ai quan tâm dung dưỡng. Mỗi lần các chùa cần chương trình văn nghệ, chỉ thuê bao các ca sĩ, “xong xôi rồi việc” chả cần trách nhiệm quan tâm. Tu viện Phước Hoa tuy là truyền thốngThiền viện của Thiền viện Trúc Lâm, nhưng lại ưu ái bảo bọc giới văn nghệ sĩ phật tử. Tâm lành là ngọn gió mát thu hút những tâm hồn nghệ thuật. Tuy Phật giáo không có cơ sở đào tạo mọi ngành nghề nghệ thuật, nhưng anh chị em tự un đúc nghệ thuật song song với tâm đạo để cống hiến vô ngã cho Đạo và đời mà không đòi hỏi một đáp ứng thù lao. Chính những tâm hồn vô ngã vị tha đó, Phước Hoa trở thành thỏi nam châm cuốn hút giới văn nghệ sĩ Phật tử; kể cả nhóm văn nghệ văn hóa ảnh Nhất Chi Mai… như con một nhà.


Xuoi Nguon Gio Xuan (1)Xuoi Nguon Gio Xuan (10)Xuoi Nguon Gio Xuan (11)Xuoi Nguon Gio Xuan (12)Xuoi Nguon Gio Xuan (13)Xuoi Nguon Gio Xuan (14)Xuoi Nguon Gio Xuan (15)Xuoi Nguon Gio Xuan (16)Xuoi Nguon Gio Xuan (17)Xuoi Nguon Gio Xuan (18)Xuoi Nguon Gio Xuan (19)Xuoi Nguon Gio Xuan (2)Xuoi Nguon Gio Xuan (20)Xuoi Nguon Gio Xuan (21)Xuoi Nguon Gio Xuan (22)Xuoi Nguon Gio Xuan (23)Xuoi Nguon Gio Xuan (23-a)Xuoi Nguon Gio Xuan (24)Xuoi Nguon Gio Xuan (25)Xuoi Nguon Gio Xuan (26)Xuoi Nguon Gio Xuan (26-a)Xuoi Nguon Gio Xuan (27)Xuoi Nguon Gio Xuan (28)Xuoi Nguon Gio Xuan (29)Xuoi Nguon Gio Xuan (3)


Rằm tháng giêng, các chùa khắp Nam Trung Bắc nhộn nhịp khói nhangđể quần chúng đến dâng lời cầu nguyện ước mong, riêng Phước Hoa, anh chị em văn nghệ sĩ đến để lễ Phật, viếng thầy; nhạc sĩ Đặng Công Ninh thay mặt anh chị em chúc Tết thầy, trao nhau tâm sự, lắng nghe nhau những nhạc phẩm lời ca, điệu ngâm. Sau những lời tâm sự đầu năm và chúc Xuân của thầy, nghệ sĩ Hồng Vân, với giọng ngâm bất tử thì Thúy Vinh trình bày –“Xuân cố Hương” thơ của thầy Huyền Lan, một giọng ngâm không lẫn vào ai được. Vớinhạc sĩ trẻ Trần Huệ Hiền qua lời thơ  - “chùa xưa ngày về” của Tâm Tuệ, giòng nhạc nhẹ nhàng bay bổng chính lời ca của nhạc sĩ. Trang Mỹ Dung trình bày nhạc phẩm “Hạnh phúc đầu Xuân”. Hiếu Ngọc với bài “Nhớ ơn thầy” do Giác An đệm nhạc. Riêng Chúc Linh, một nhạc sĩ tài danh trình bày nhạc phẩm “Đêm Pháp Hoa” lời thơ Nhất Hạnh đã tạo xúc cảm không ít cho hội chúng.Đáp lại tấm thịnh tình của giới văn nghệ, mười chú tiểu áo vàng nhem nhuốc cũng gửi lời chúc tết cô bác và tặng bản “tạp ca” – “ngủ thì ngủ, tu thì tu”. Điệu hát khác với giọng hét khi các chú tụng kinh trên chùa để cho lối xóm biết là các chú đang tu chứ không phải đang ngủ!

Buổi gặp mặt nhiều ý nghĩa, nhưng thời gian giới hạn, chương trình đành chấm dứt lúc 12 giờ. Cảm động nhất là sự hiện diện của nhà thơ Tống Hồ Cầm, tuy 102 tuổi nhưng không quên ngày về với Phước Hoa. Tuổi còn lại trên dưới tám mươi và trẻ nhất chỉ độ ba mươi của giới văn nghệ sĩ, hòa chung không khí tràn ngập thân thương trong không gian Phật ngự.

Người tài trợ chính cho tu viện Phước Hoa, hôm nay vắng mặt. Người có nụ cười hoan hỷ thánh thiện mà chàng họ Dương soạn giả, từng ước ao mỗi ngày được chiêm ngưỡng.Phải chăng, người con Phật thánh thiện và bao dung như Tâm Tuệ luôn gặp may trên con đường doanh nghiệp để có điều kiện phụng sự Tam bảo!

Quang Hải, Tuyết Viên, Võ Lâm Chi, Đỗ Yến Linh là thành viên trong nhóm ảnh Nhất Chi Mai luôn có mặt mỗi khi tu viện cần. Rằm tháng giêng, tuy lễ lớn của dân tộc, nhưng là ngày làm việc của các cơ quan, thế mà những ai đó vẫn xem nhẹ cuộc sống, để có mặt suốt thời gian hội tụ. Họ cũng không bỏ sót những lúc ghi hình, để có những tấm ảnh đẹp nhất cùng lên Face.

Ngọn tháp của thầy Tổ uy nghi mang dáng dấp nghệ thuật và kỳ công, trắng toát một màu đá hoa cương phơi nét giữa bầu trời bao la xanh thẳm, ngày đêm lắng nghe gió lùa, lá reo giữa cây cao bóng mát. Giới văn nghệ sĩ đứng dưới chân tháp lưu niệm chân dung tập thể, cảm thấy nhỏ bé không những với khối thápsừng sững mà còn thấy mình chỉ là cánh hoa mỏng manh giữa bao la ngát hương uy đức của Tổ thầy.

(Dương Kinh Thành xúi người thấp nhất nói; -Trên tòa sen của tháp còn chỗ trống, lên đó đứng, người ta mới nhìn thấy mình…hết ý. Cũng như sau khi tuyên đọc danh sách giới văn nghệ sĩ Phật giáo, anh Hằng Vang muốn danh xưng là nhóm hay câu lạc bộ…gì đó, Dương Kinh Hoàng gợi ý, nên để tự nhiên, trước sao sau vậy, nếu trở thành một tổ chức thuộc Ban văn Hóa thì chàng Dương là người đầu tiên rút chân khỏi nhóm. Chàng Dương vẫn không quên nhắc lại, trước nay thầy làm sao, thì sau này vẫn tiếp tục như vậy. Một người nói nhỏ với chàng Dương: “nghĩa là trước nay thầy tiếp tế bia cho chàng thì sau này vẫn cứ thế mà tiếp tục???”Dương kinh Hoàng khoái chí cười toe toét, đáp – hiểu ý, hiểu ý.)

 

MINH MẪN

20/02/2019

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
06/02/2024(Xem: 1067)
Tự do nhân đạo sống hiền hòa Nước Úc mọi nhà vang tiếng ca Hạnh phúc an sinh nhất thế giới Khổ đau khí hậu cũng thật là Mọi nơi xuân đến trời se lạnh Châu Úc hè về mắt đổ hoa Vui tết đón xuân trong nóng nực Quay về quán chiếu chớ trông ra…
05/02/2024(Xem: 1169)
'' Thông minh tài trí anh hùng Si mê dại dột cũng chung một gò '' _ Tham lam để làm gì? Cho dù bạc chảy tiền ròng Khi đi mang được 1 đồng nào đi - - Bủn xỉn để làm gì? '' Ngoảnh nhìn lại đời như giấc mộng Được, mất, bại, thành, bỗng chốc hóa hư không '' - - Kiêu ngạo để làm gì? Cuộc đời là do Phước, do Nghiệp chi phối– - Cầu xin để làm gì? Hôm nay không biết việc ngày mai – - Lo âu để làm gì? Anh chị em đều là cùng huyết thống
31/01/2024(Xem: 1121)
Ngọc Hoàng: Năm nay thế sự đa đoan Táo quân dâng sớ cả đoàn đấy ạ Hắt hơi suốt cả năm qua Chắc là nhân thế gọi ta suốt ngày Táo phương nào đó vào đây Hà danh hà tánh đủ đầy nghe không?
25/01/2024(Xem: 1500)
Năm Quý Mão sắp qua, năm Giáp Thìn sắp đến, chúng tôi, Hội đồng Giáo phẩm Trung ương – Viện Tăng thống GHPGVNTN, thành tâm cầu nguyện Tam Bảo chứng minh gia hộ chư Tôn Đức Tăng-già nhị bộ, cũng như toàn thể Phật tử các giới hưởng một mùa Xuân Giáp Thìn vô lượng tịnh lạc.
25/01/2024(Xem: 1525)
Ta về qua những đường trăng Khói loang mảnh biếc hương trầm chiều xuân Trời hanh đã hết vũ vần Sân thiêng bàng bạc phong vân cuối ngày Xuân về qua những nhành mai Chuông ngân ấm tiếng chiều phai nắng vàng Qua rồi gối mộng trần gian Vô vi trước những phai tàn cuối đông Xuân về bỏ những được - không
24/01/2024(Xem: 2160)
Trang Nhà Quảng Đức chúc mừng xuân Đạo pháp hằng khai lực trí nhuần Mõ kệ an lành trao khắp chốn Mai vàng thấp thoáng đợi ngoài sân Tâm Phương viện chủ bình tâm sáng Nguyên Tạng trụ trì lắng sự chân Bát Nhã thường soi bày tuệ hiển Hương ngàn rộng trải đất trời ngân
24/01/2024(Xem: 1194)
Tết đã về chưa ? Tết đến chưa ? Mà sao xuân sắc rộ Vườn chùa Chuồn vờn khắp lối tìm hơi lạnh Én liệng Đầy trời Trốn gió mùa Thượt dượt ấp e trong nụ biếc Cành đào đã hé giữa cành đưa Tâm hoa chiêu cảm vườn xuân sắc Mặc kệ nắng chang cứ giỡn đùa
20/01/2024(Xem: 1222)
Đạo Phật là đạo từ bi trí huệ, mục đích tối thượng của đạo Phật không ngoài việc giúp con người sống an lạc, buông xả để đi đến giác ngộ và giải thoát. Đức Phật cũng từng nói:” Nước trong biển chỉ có một vị mặn và pháp của ta cũng chỉ có một vị giải thoát”. Đạo Phật hình thành và phát triển ở Ấn Độ từ hai mươi lăm thế kỷ trước bởi đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Ngày nay đạo Phật có mặt khắp năm châu và với nhiều tông môn pháp phái truyền thống khác nhau. Dù có tu học theo trường phái nào hay tông môn nào cũng đều căn cứ vào cái căn bản cốt lõi của đạo Phật ấy là: Tứ diệu đế, bát chánh đạo, ba mươi bảy phẩm trợ đạo...Trong ấy thì bát chánh đạo chính là con đường trung đạo, con đường chuyển phàm thành thánh, chuyển mê thành giác, chuyển ngũ trược ác thế thành niết bàn. Không cứ gì Phật tử, tất cả mọi người trên thế gian này nếu y cứ theo bát chánh đạo mà hành thì cũng đều thành tựu được cả. Mọi người dù có mang nhãn mác gì đi nữa nhưng một khi thực hành tu tập bát chánh đạo thì cũn
17/01/2024(Xem: 3376)
Có hay đâu, Mùa xuân đang đến ! Khi ta còn dong ruỗi gió sương Bước thời gian trôi về muôn bến, Bóng chiều xa khuất nẽo quê hương.
16/01/2024(Xem: 4598)
Vườn thiền tĩnh mịch gió vờn hoa Chuông vẳng bên song lặng ác tà Nghiệp thiện vun trồng cây hạnh nở Đường lành dạo bước lối thiền qua Trăng huyền chiếu sáng trên ao diệu Phật bảo ngời soi dưới tháp ngà Mộng ảo tan dần khơi suối ngọc Trần duyên nghiệp lực bỗng vơi xa!
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]