Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tâm Xuân (thơ)

12/02/201908:10(Xem: 5174)
Tâm Xuân (thơ)

hoa_mai_2
TÂM XUÂN
Tường Vân

Xuân về xin chúc mọi người
Đi chùa lễ Phật vui tươi an bình
Thấm nhuần tiếng kệ lời kinh
Sống theo chánh pháp gia đình thạnh hưng
Buồn phiền mệt mỏi xin dừng
Thảnh thơi hạnh phúc không ngừng phước duyên
Bốn mùa tự tại an nhiên
Quanh năm như ý bình yên lâu dài
Hiểu thương thẩm thấu không sai
Tâm xuân thường trụ khứ lai nhẹ nhàng
Song tu phước huệ nghiêm trang
Bồ đề quyến thuộc họ hàng thêm đông
Tình như biển cả mênh mông
Thương yêu hết thảy cảm thông mọi điều
Bạn hiền cần có thêm nhiều
Kẻ thù không có mới siêu tuyệt vời
Thích nghi biết sống hợp thời
Tùy duyên uyển chuyển đừng lời nặng nhau
Đời người qua sẽ rất mau
Tình người để lại mai sau vẫn còn
Xuân tâm giữ mãi cho tròn
Nghĩa nhân chân thật sắt son vững bền.



Hoa Mai 3a
 MỘT CÕI CHÂN THIỀN

Kính cảm hoạ bài: Tâm Xuân cuả sư cô Thích nữ Thu Liên tức nhà thơ Tường Vân.

Xuân về ấm áp tình người
Sống vui sống khoẻ cuộc đời quang vinh
Ngày đêm quán chiếu câu kinh
Thực hành chánh niệm tâm linh sáng bừng
Người ơi hãy nhớ xin đừng
Gây bao khổ nạn biết ngừng là Tiên
Hướng về diệu lý như nhiên
Trăm năm một cõi chân thiền chẳng sai
Tình thương còn mãi lâu dài
Vui trong từng phút tương lai miễn bàn
Tham cầu Pháp Hội nghiêm trang
Chuyên tu tịnh giới đạo tràng thêm đông
Cùng nhau chia sẻ cảm thông
Mở lòng chào đón mênh mông nắng chiều
Dòng sông nước chảy đẹp nhiều
Theo chân Đức Phật học điều thiện chơn
Tuỳ nhiên ta sống hợp thời
Đừng nên thù ghét đừng lời cãi nhau
Phút giây hơi thở rất mau
Một khi nhắm mắt nghiệp sau vẫn còn
Tâm Xuân là phước viên tròn
Sáng lòng chân thật vẹn toàn Pháp Thân.

   Dallas Texas, 11-2-2019
            Tánh Thiện


Thieu_Nu_Di_Chua

ƯỚC NGUYỆN ĐẦU NĂM 


Kính cảm hoạ bài: Tâm Xuân cuả sư cô Thích nữ Thu Liên tức nhà thơ Tường Vân.


Đầu năm mong ước bao người 

Tu theo Phật dạy ...nhuận tươi an bình 

Tuy rằng học thuộc nhiều kinh 

Nguyện càng tinh tấn , Ngũ Minh ..thịnh ...bừng 

Từ lâu phóng dật ngưng  ....dừng 

Tín tâm niệm niệm chào mừng Phước duyên 

Ngắm nhìn vạn vật an nhiên 

Mười điều Như Thị ...uyên nguyên lâu dài 

Pháp Hoa liễu nghĩa từng ngày 

Nhờ ơn Tam Bảo ..sánh vai Đạo Tràng 

Chuyên tham Thiền   Tịnh nghiêm trang 

Hằng tuần thuyết giảng rõ ràng ....Tâm Không 

Bồ đề quyến thuộc càng đông 

Từ Bi đại chúng ...cảm thông thật nhiều 

Thầy, Sư nhắc nhở mọi điều 

Tự nhiên như thể ....nhê khiêu tan rời 

Kỷ nguyên hai mốt nơi nơi 

Văn minh kỷ thuật , thuận thời dạy nhau 

Thời gian thấm thoát qua mau 

Đời người đừng hỏi ....mai sau thế nào 

Cầu cho Chánh Pháp vững trao

Muôn phương tích cực ...Đạo cao hoẵng truyền 



Huệ Hương 

Melbourne 12/2/2019 


hoa_mai_5

Tâm Xuân

Kính cảm hoạ bài: Tâm Xuân cùa sư cô Thích nữ Thu Liên tức nhà thơ Tường Vân.



Xuân an vui đến từng người
Đào mai lan nở xinh tươi thái bình
Đêm trừ tịch qua thời kinh
Cầu cho bá tánh gia đình bình yên
Thật lắng đọng chốn cửa Thiền
Nơi truyền năng lượng chơn nguyên hiển bày
Lan Nhã kỳ diệu lắm thay
Văn Hoá dân tộc từng ngày phát huy
Đồng hành vận nước thịnh suy
Từ Bi Trí Tuệ vẫn ghi trong lòng
Buông xả cuộc sống thong dong
Sẻ chia thông hiểu cõi lòng nhẹ vơi
An vui lợi ích cho đời
Đấy là hạnh nguyện của người chân tu
Dẫn nhau thoát khỏi mê mù
Cùng về bờ giác lìa khu Ta bà
Xuân về thắm đẹp ngàn hoa
Ngộ rồi sáng suốt mọi nhà tiến thăng
Tâm ta tánh Phật thường hằng
Như ngọc trong đá phải năng chùi mài
Tâm, Phật là một chẳng hai
Sáng suốt không dính, liên đài nở hoa…


Chùa Pháp Hoa – Nam Úc 12/2/2019
Thích Viên Thành

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
21/01/2011(Xem: 3677)
Nhà thiền có danh từ “Tọa Xuân Phong” để diễn tả hạnh phúc khi thầy trò, đồng môn, được ngồi yên với nhau, không cần làm gì, nói gì mà như đang cho nhau rất đầy, rất đẹp. Danh từ đó, tạm dịch là “Ngồi Giữa Gió Xuân” Mùa Xuân chẳng phải là mùa tiêu biểu cho những gì hạnh phúc nhất trong bốn mùa ư? Hạ vàng nắng cháy, vui chơi hối hả như đàn ve sầu ca hát suốt mùa để cuối mùa kiệt lực!
20/01/2011(Xem: 3922)
Dù ở nơi đâu, dù trong tổ chức nào, người Việt ly hương vẫn tìm đến nhau dưới mái chùa để cùng nhau chia sẻ niềm vui trong những ngày Tết...
20/01/2011(Xem: 4260)
Ðạo Phật ra đời nhằm xây dựng một đời sống hạnh phúc, an lạc cho mọi người. Cho nên khát vọng trở nên người giàu có nhằm vơi đi khổ đau do đời sống vật chất đem lại...
20/01/2011(Xem: 4561)
Nụ cười cũng có nội dung riêng của nó, nhất là nụ cười Việt Nam không phải rằng, "cái gì cũng ‘hì’ là xong chuyện" như cách nhìn của Nguyễn Văn Vĩnh ngày xưa..." Xuân sanh, Hạ chín, Thu héo, Đông tàn. Nếp nghĩ xuôi dòng đang đi theo một dòng chảy miên viễn như thế. Bỗng có một vị sơn tăng - như Thiền sư Mãn Giác chẳng hạn - huơ tay, mỉm cười, tầm nhìn hướng ra ngõ vắng đầy sương, ánh mắt bắt gặp một cành mai hôm trước: "Đình tiền tạc dạ nhất chi mai!"... Nụ cười, tuệ giác và mùa xuân là ba khái niệm và ba hình ảnh riêng biệt. Nhưng khi kết hợp và hòa quyện vào nhau sẽ thành nguồn vui Di Lặc.
19/01/2011(Xem: 4038)
Dù ở nơi đâu, dù trong tổ chức nào, người Việt ly hương vẫn tìm đến nhau dưới mái chùa để cùng nhau chia sẻ niềm vui trong những ngày Tết, hòa cùng niềm vui đang lên của dân tộc. Tựa đề của bài này chỉ có nghĩa là: ngày Xuân trong cửa chùa nơi xứ lạ. Xứ lạ ở đây là châu Âu. Nói đến ngày Xuân, chúng ta liên tưởng đến những ngày ở quê hương, nơi người người quây quần bên nhau, vui hưởng những giây phút đầm ấm trong không khí êm đềm ấm cúng.
19/01/2011(Xem: 4843)
Trong thế giới sinh diệt, tất cả mọi người đều phải trải qua bốn tướng vô thường của con người là sinh, già, bệnh, chết và thời tiết trong trời đất cũng lần lượt đổi thay với bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông. Mùa Xuân đến, cây cối đâm chồi nảy lộc, trổ hoa xinh tươi, khí trời ấm áp, bừng lên sức sống vui tươi cho vạn vật và con người, nên mùa này được người đời gọi là chúa Xuân.
18/01/2011(Xem: 4261)
Sương phủ dầy đặc, 10 giờ 30 đêm mà cứ như khuya lắm; chim chóc im bặt, cảnh vật chìm vào u tịch. Trong màn đêm, xa xa còn le lói ánh sáng mờ đục của những ngọn đèn từ các chùa quanh khu vực Tháp. Cứ cách nhau vài răm mét có một ngôi chùa, càng gần Đạo tràng, chùa càng nhiều, có chỗ chùa sát vách nhau. Ngoài chùa Tây Tạng còn có nhiều chùa Miến Điện .
17/01/2011(Xem: 7160)
Xuân sanh, Hạ chín, Thu héo, Đông tàn. Nếp nghĩ xuôi dòng đang đi theo một con đường mòn miên viễn như thế. Bỗng có một vị sơn tăng – như thiền sư Mãn Giác (1090) chẳng hạn – huơ tay, mỉm cười, tầm nhìn hướng ra ngõ vắng đầy sương, ánh mắt bắt gặp một cành mai hôm trước và kêu lên hồn nhiên
15/01/2011(Xem: 3807)
Nói về phương diện tục đế, ở pháp sinh diệt vô thường nơi thế gian thì chúng ta không thể chối bỏ cuộc sống hiện tại. Học thiền không có nghĩa là học trên lý luận siêu hình, không ý thức gì đến sinh hoạt đời thường. Sự giải thoát của đạo Phật không phải vượt thoát khỏi thế gian để mưu cầu hạnh phúc, mà là “cư trần bất nhiễm trần”, tùy duyên mà thọ dụng.
15/01/2011(Xem: 10789)
Một buổi sáng ra vườn, chợt thấy mấy chồi non vừa nhú, rụt rè, mảnh mai, run rẩy trước làn gió nhẹ. Những giọt sương trong vắt còn đọng trên lá cây, phản chiếu tia nắng mai lóng lánh ngũ sắc.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]