Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đàm Đạo Cuối Năm

31/01/201921:21(Xem: 3820)
Đàm Đạo Cuối Năm

Xuan dan gian cai bien

Tiểu Phẩm  

ĐÀM ĐẠO CUỐI NĂM

 

            Năm cùng tháng tận, hương xuân phảng phất đó đây, đang ngồi cùng nhau bên chén trà sen và khay mứt thập cẩm thơm nức, thầy Tử Cống đột nhiên hỏi Khổng Tử:

            - Người chết có biết gì không hay không biết gì nữa?

            Khổng Tử ngẫm nghĩ một hồi mới nói:

            - Ngày Xuân ngày Tết đến nơi mà nói chuyện chết chóc e nghe không đặng…

           Thầy Tử Cống cười khẩy, nói nhẹ nhàng:

           -  Đang chỉ là những ngày cuối năm, chưa sang năm mới, bệnh gì mà cữ? Xin hỏi lại: Người chết có biết gì không hay không biết gì nữa?

            Khổng Tử phải nhíu mày nhăn mặt, rồi thở dài nói:

          -  Ta mà nói hẳn ra rằng “Người chết còn có biết” thì ta sợ những người con hiếu cháu thảo sẽ liều thân mà chết theo cha mẹ, ông bà. Còn như ta mà nói hẳn ra rằng “Người chết hết biết gì”, thì ta lại sợ những con cháu bất hiếu chẳng hề nghĩ đến chuyện đền ơn đáp nghĩa, chúng chẳng nhớ ơn người đã trồng cây cho chúng có bóng mát, có trái ngọt mà ăn bổ khỏe thân thể trí óc. Chúng uống dòng nước ngọt trong lành mà không tưởng nghĩ đến cội nguồn, thế là mất đạo lý!

            - Vậy thì nói sao cho ổn đây ạ?

            Khổng Tử đủng đỉnh bước lòng vòng, rồi buông thỏng một câu:

            -  Khỏi cần nói gì!

            - Vậy thì không ổn!

            - Ổn. Điều quan trọng là người sống còn biết gì hay hết biết, chứ không phải là người chết. Người sống hãy tự biết lấy bằng lương tri, bằng tình cảm chân thật cuả mình, để sống sao cho trọn nghĩa vẹn tình, đẹp tình đẹp đạo. Chứ người sống mà hết biết đến đạo lý của người đang hít thở, đang sống thì người sống ấy cũng chẳng khác nào người đã chết, bỏ đi. Người sống hãy tự biết mình phải có bổn phận và trách nhiệm gì đối với những người đã chết, đã hy sinh vì đất nước, vì con cháu mai sau. Người sống mà không biết nghĩ ra chuyện ấy, thì … chẳng mặt mũi nào để đáng sống nữa!

            Thầy Tử Cống chép miệng nói:

            - Những người sống vô ơn trên đời này thiếu gì, vậy mà họ vẫn dương dương bản mặt, vênh váo kênh kiệu bước ra đường, chớ có gì phải mất mặt mất mũi? Kìa những kẻ vinh thân phì gia, ăn xài phung phí, tiêu dùng xa hoa chẳng hề nghĩ đến ai. Nọ những kẻ chức trọng quyền cao, giàu nứt đố đổ vách, chơi bời hoang đàng xa xỉ, ăn mặc diêm dúa sang trọng, vung tiền qua cửa sổ ... chẳng hề biết gì đến những người đói khổ chung quanh mình, chứ đừng nhắc đến những người đã khuất bóng mơ hồ. Vậy mà họ vẫn điềm nhiên, thung dung sống những tháng ngày đẹp đẽ mộng mơ, chớ có mà xấu hổ thẹn thùng đâu?

            Khổng Từ nhăn mặt, bực tức nói:

            - Có những loại người như vậy thì... thật là... “hết biết” luôn, miễn nói nữa cho mệt!

 

VĨNH BÒ CẠP
(Cư sĩ Vĩnh Hữu)



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
06/02/2015(Xem: 6908)
Thế là đã hơn 16 năm rồi tôi chưa về quê hương ăn Tết. Xuân và hoa vẫn tưng bừng ở đó mà người ra đi đã mất chỗ ở quê hương! Tôi chưa hưởng lại không khí rộn ràng, đầm ấm của những ngày Tết ở quê nhà; mỗi lần nhớ đến lòng tôi xôn xao vừa ngậm ngùi, chạnh nghĩ về quê xưa mà lòng se sắt nhớ!
06/02/2015(Xem: 6518)
Năm Mùi lại sắp đến và ta thường hỏi là tại sao tên gọi là Mùi, không là dê, dương hay vị ...? Phần này đưa ra vài cách nhìn hầu giải thích phần nào các lý do dẫn đến hiện tượng trên. Ngôn ngữ con người biến đổi theo thời gian (âm cổ và âm hiện đại) và không gian (phương ngữ, thổ ngữ, ngữ hệ), thành ra phần này sẽ bàn về các dữ kiện minh xác kết quả trên. Đây cũng là mục đích chính của loạt bài "Nguồn gốc Việt (Nam) của tên 12 con giáp", phần này tiếp theo bài "Nguồn gốc Việt Nam của tên 12 con giáp – Mùi/Vị - *mjei – Dê (phần 15)". Các bài viết sau nhưng cùng một chủ đề sẽ đánh số với mẫu tự A, B, C… Hi vọng loạt bài này gợi ý và tạo thêm động lực cho người đọc tìm hiểu thêm về tiếng Việt và những liên hệ ngôn ngữ thật thú vị. Các chữ viết tắt trong bài này là LM (Linh Mục), BK (Bắc Kinh),
05/02/2015(Xem: 8338)
Như thường khi, vào những dịp cuối năm với bề bộn lo toan ngày tết mới, tất cả ai ai cũng đều chăm chú vào từng tờ lịch phía dưới của ngày âm lịch mà thường khi ngươi ta ít khi chú ý đến ngoại trừ phải tính các ngày giỗ, thôi nôi hay tang chế.v…v…
05/02/2015(Xem: 7079)
Tết. Một chữ thôi mà sao cũng đủ làm cái cớ lớn để tôi bâng khuâng quá chừng. Tôi đã sống qua chừng đó năm tháng rồi sao? Vậy là tôi sẽ không còn đủ thời gian để tận mắt chứng kiến bao điều sẽ xảy ra trên hành tinh này với những buồn vui khó nói trước...
05/02/2015(Xem: 6880)
Dê sống hoang giã 50.000 năm trước tại: Á Châu, Âu Châu và Phi Châu trên đồi núi nên gọi là wild goat/ Wildziegen. Dê có thân hình dài từ 1,2 đến 1,6m, đuôi dài 15-20 cm, cao từ 0,7 m đến 1m, trọng lượng tùy theo dê đực hay dê cái nặng từ 25 kilô đến 100 kilô. Khoảng 8000 -10.000 trước CN thì loài người bắt dê về thuần hóa thành gia súc như: gà, chó, heo, ngựa, trâu, bò.
05/02/2015(Xem: 4830)
Hằng năm, cứ vào lệ thường đêm giao thừa, thầy trò chúng ta thường tụng kinh phúc chúc an lành cho nhân loại, cho đất nước Việt Nam, cho chư thiên, thọ thần, cho tất cả ân nhân, thí chủ, cho chư Phật tử gần xa và cho cả chúng ta một năm mới tốt lành hơn, an vui hơn.
04/02/2015(Xem: 31239)
Ước vọng của con người luôn là những gì tốt đẹp, sung túc và dài lâu, cần phải đạt được trong một tương lai gần nhất. Nói cách thực tế theo quán tính của người bình phàm, thì đó là hạnh phúc (phước), thịnh vượng (lộc), sống lâu (thọ). Với các chính trị gia, và những nhà đấu tranh cho dân tộc, cho đất nước, thì đó là tự do, dân chủ, nhân quyền. Với đạo gia thì đó là giải thoát, giác ngộ, và niết-bàn.
03/02/2015(Xem: 6911)
Xuân về nở nụ chứa chan. Lòng vui rộn rã như đang tự tình. Phiêu linh một chút hòa bình. Cầm tay thiên hạ nói mình rất thương.
03/02/2015(Xem: 6907)
Xuân tràn đầy sức sống Hạt tinh tấn đâm chồi Hoa khiêm cung bi trí Tưới tẩm mầm Thánh nhân. Mỗi ngày hoa đều nở Cúng dường ngôi Tam bảo Tô điểm đạo và đời Xuân phước tuệ trang nghiêm. (Thích Nữ Giới Hương)
02/02/2015(Xem: 12019)
Vào thuở thịnh Đường, Lục tổ Huệ Năng ( 慧 能 638-713 ) sau khi đắc pháp với Ngũ tổ Hoằng Nhẫn ( 弘忍) và được truyền Y bát, nghe theo lời dạy của sư phụ phải ở ẩn một thời gian rồi sau mới ứng cơ giáo hóa. Ngài được Ngũ tổ đưa đến bến Cửu giang rồi chèo đò qua sông đi về phương nam, đến thôn Tào Hầu (曹候村), phủ Thiều Châu (韶州府) nương náu trong một am tranh. Lưu Chí Lược 刘志略 là một nhà Nho chưa biết ngài kế thừa Tổ vị, thấy ngài tu khổ hạnh khiêm cung, bèn hết lòng hộ trì. Ông có một người cô ruột là Thiền ni Vô Tận Tạng (無盡藏比丘尼) không rõ ngày sanh, chỉ biết bà mất vào năm 676 sau TL. Lúc ấy Lục tổ 38 tuổi.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]