Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thông Điệp Chúc Xuân Kỷ Hợi 2019

30/01/201916:54(Xem: 8691)
Thông Điệp Chúc Xuân Kỷ Hợi 2019

xuan di lac
letterhead khanh anh
Evry, ngày 28 tháng 1 năm 2019

THÔNG Điệp

Chúc Xuân Kỷ Hợi - 2019 PL 2563

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Nam mô Đương Lai Hạ Sanh Di Lặc Tôn Phật

 

Kính gởi chư Tôn trưởng lão Hoà Thượng, chư Thượng Toạ, quý Ni Trưởng, Ni Sư, chư Đại Đức tang, chư Đại Đức ni.

Kính gởi chư thiện tín nam nữ, đồng hương, đồng bào Phật tử.

Kính thưa quý vị,

Tết Nguyên Đán Kỷ Hợi - 2019, đã trở lại trong lòng người con Việt tha hương đất khách. Chu kỳ vận hành của nhật nguyệt một năm đã qua và tiếp tục diễn biến. Và cũng để nhắc nhở chúng ta, về định luật biến thiên không ngừng của các pháp giả danh, trên hai phương diện thuận nghịch.

Tết Nguyên Đán, đã tạo ra một không gian an lành tốt đẹp, bởi tâm hồn người Việt Nam, trong những ngày đầu năm, thật hiền hoà thiện mỹ, từ ý nghĩ, lời nói đến việc làm. Tính chất nhân bản hiếu hoà ấy, âu cũng do tổ tiên dân tộc đã thấm nhuần đạo lý nhân quả thâm sâu. Cho nên đã tin rằng, những tư duy, ngôn ngữ và hành động trong những ngày đầu năm sẽ là tác nhân quan trọng, cho một thành quả những tháng ngày còn lại đến cuối năm.

Chính vì vậy, những ngày Tết đầu năm, để có một nhân cách chân thiện mỹ. Thì mọi người đều hướng về mặt tâm linh tín ngưởng. Bởi vì, không có điều thiện nào hơn, bằng cách hướng tâm về những sự thiêng liêng cao cả. Với tâm tôn kính, tôn sùng, tin tưởng tuyệt đối vào những bậc mà con người đã tôn thờ, trong đó có cả những bậc tổ tiên ông bà cha mẹ. Khi tâm chân thành tha thiết hướng về những gì thiêng liêng cao cả, thì cái Ngã bình thường gần như không còn khả năng hoạt động chấp trước vào Ta và của Ta nữa. Do đó, không khí trời đất sông núi Việt Nam, lúc bấy giờ, thật chan hoà với khí xuân ấm áp và vạn vật xinh tươi, vì tâm hồn mỗi người trở nên hoàn thiện hơn, không còn câu chấp, không còn thị phi ta người. Là chính tự thân chúng ta, đang góp phần vào công cuộc kiến tạo một thế giới nhân loại hoà bình ấm no hạnh phúc.

Ngoài ra, Tết Nguyên Đán còn là cơ hội để ân đền nghĩa đáp, là dịp để vun đắp tình người. Mở rộng cõi lòng, sẳn sàng hỷ xả thứ tha, những ân oán thù hằn, giận hờn thương ghét. Những ý niệm tiêu cực, đã dừng lại hoặc chuyển hoá ngay giờ phút giao thừa. Giờ phút thiêng liêng nhất trong năm.

Một truyền thống cao đẹp, tuy bất thành văn, nhưng đã chuyển tải trong lòng người Việt Nam từ thế hệ này qua thế hệ khác. Và đã tuôn chảy ra các dòng sông biển Hải Ngoại bốn châu. Xứ nào có cộng đồng Việt Nam, thì truyền thống văn hoá cao đẹp của Tết Nguyên Đán, đều được duy trì và phát triển.

Người con Phật Việt Nam, đối với Tết Nguyên Đán, càng trọng đại hơn về phương diện tu tập tích luỹ công đức, hướng đến tương lai lâu xa. Vì Mùa Xuân là mùa của từ bi hỷ xả, mùa của đức Di Lặc Tôn Phật ra đời trong tương lai. Do đó, hàng con Phật chúng ta, không luận xuất gia hay tại gia. Chúng ta nên đón một mùa xuân thật trân trọng tôn kính trang nghiêm thanh tịnh. Bằng cách phát “Bồ Đề Tâm”, tích tập công đức thù thắng, tạo phúc lành đến với tất cả chúng sanh và hồi hướng pháp giới chúng sanh đồng đắc Nhất Thiết Chủng Trí.

Kínhh bạch chư tôn Đức

Kính thưa liệt quý vị,

Nhân dịp Tân niên Kỷ Hợi - 2019 về, thay mặt Hội Đồng Điều Hành Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Âu Châu, kính chúc Chư Tôn đức Trưởng lão, Chư Tôn Hòa Thượng, Thượng Tọa, Đại Đức Tăng Ni, Phước Trí Nhị Nghiêm, Phật Sự Viên Thành.

Kính chúc quý Cộng đồng, Hội đoàn, Tổ chức, Cơ quan Truyền thông, thân hào nhân sĩ, thiện hữu tri thức, cùng toàn thể Đồng hương Phật tử tại Âu Châu và các châu lục, thân tâm an lạc, vạn sự cát tường, sở cầu như nguyện.

T.M. Hội Đồng Điều Hành GHPGVNTN Âu Châu

Đệ Nhất Chủ Tịch

Hòa Thượng Thích Tánh Thiệt

8 Rue François Mauriac 91000 Evry. Tél : 01.60.77.22.86 - 01.64.93.55.56 - 07.70.07.33.99. Mail : [email protected]

 


letterhead_Chua_Khanh_Anh

 

 

MESSAGE

VŒUX DU NOUVEL AN 2019 – 2563ème ANNÉE BOUDDHISTE

 

Namo Sakyamuni Bouddha,

Namo Maitreya Bouddha,

 

Chers Très Vénérables et Vénérables,

Chers amis, compatriotes et fidèles bouddhistes,

Le Têt - Nouvel An lunaire - 2019 sous le signe du Cochon est revenu dans le cœur des vietnamiens. Un cycle annuel relatif au cours du soleil et de la lune se termine et un autre cycle commence. Cela nous rappelle ainsi la loi du changement continuel des pseudo-phénomènes sous deux aspects réversibles.

Le Nouvel An lunaire a créé une atmosphère propice à la paix, puisque dès les premiers jours de l’an, les vietnamiens sont toujours aimables et chaleureux, de leurs pensées, paroles jusque dans leurs actions. Une telle nature, humaine et pacifique, existe grâce à nos ancêtres qui s’étaient bien imprégnés de la loi de la causalité. Nous présumons donc que les pensées, les paroles et les actions des premiers jours de l’an seront les germes donnant les résultats pour les jours et les mois restants de l’année.

C’est ainsi que pendant les premiers jours de l’an, tout le monde s’oriente vers des croyances spirituelles afin d’avoir une digne (vraie, bonne et belle) personnalité. Parce qu'il n'y a pas de meilleure action que de rapprocher notre esprit aux nobles considérations, avec respect, dévotion et confiance absolue, pour les personnes que nous vénérons, y compris nos parents et nos ancêtres. Lorsque nous sommes sincères en ce qui est noble et sacré, notre égo ordinaire n’est presque plus en mesure d'agir et d’attacher à « Moi » et « ce qui est à Moi ». A ce moment, l'atmosphère de la terre sera, par conséquent, en harmonie avec l'air chaleureux du printemps et la beauté sublime de la nature, puisque l’esprit de chacun d’entre nous deviendra plus sain, il n’y aura plus d’obstination ni commérage. Chacun de nous contribuera à la création d’un monde paisible, prospère e heureux.

En outre, le Nouvel An lunaire est également l’occasion de rendre grâce et de cultiver notre amour universel. Ouvrons notre cœur, soyons prêts à pardonner, à oublier le sentiment de la vengeance, de la colère et de la haine. Arrêtons les pensées négatives et transformons-les en actions positives dès qu’elles apparaissent dans les premières minutes du nouvel an. C’est le moment le plus sacré de l'année.

Cette belle tradition, bien qu’elle ne soit pas entièrement écrite, a été pourtant transmise dans le cœur des Vietnamiens, de génération en génération et s’est répandue aux quatre coins du monde. Partout où il y a une communauté vietnamienne, les belles traditions culturelles du Nouvel An ont été préservées et développées.

Au moment du Nouvel An lunaire, les bouddhistes vietnamiens se concentrent plus sur la pratique de l'accumulation de mérite pour s’orienter vers l’avenir. Parce que le printemps est la saison de la joie compatissante, celle de la naissance du future Bouddha Maitreya. Par conséquent, en tant que bouddhistes, indépendamment du fait que nous soyons des moines ou des laïcs, nous devons saluer le printemps avec respect et sérénité en développant notre "Bodhicitta" (esprit d’Éveil), accumulant les mérites, générant les bénédictions pour tous les êtres vivants et les dédiant à tous les êtres àatteindre l’Éveil.

Chers Très Vénérables et Vénérables,

Chers amis, compatriotes et fidèles bouddhistes,

À l'occasion du Nouvel An lunaire sous le signe du Cochon 2019, au nom de la Congrégation Bouddhiste Vietnamienne Unifiée en Europe, nous souhaitons respectueusement aux Très Vénérables et aux Vénérables, le mérite, la sagesse et l’accomplissement des œuvres dans la voie du dharma.

Ainsi qu’aux élus municipaux, aux associations, organisations, agences de communication, aux fidèles Bouddhistes, aux amis en Europe et dans les autres continents, la santé, la sérénité et le bonheur.

Au nom de la Congrégation Bouddhiste Vietnamienne Unifiée en Europe

 

Le Premier Président

 

Très Vénérable Thích Tánh Thiệt

 

8 Rue François Mauriac 91000 Evry. Tél : 01.60.77.22.86 - 01.64.93.55.56 - 07.70.07.33.99. Mail : [email protected]

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/02/2014(Xem: 7177)
Đông tàn, xuân đến, tiết trời mát dịu, mọi người được sảng khoái tinh thần để vui với bạn bè và người thân. Đặc biệt, ba ngày Tết là ba ngày thư thái, cho nên bếp lửa được nghỉ ngơi nhiều hơn ngày thường. Nhà nhà hạ hỏa, mấy vị nội trợ thảnh thơi rảnh rỗi. Thời gian biểu sinh hoạt cũng linh động, mọi người trong gia đình không cần xem đồng hồ để về đúng giờ theo bổn phận hàng ngày; còn khi về nhà, sẵn có bánh tét, bánh chưng
01/02/2014(Xem: 6350)
Lên chùa đón giao thừa mừng năm mới, Nghe chuông ngân hòa tiếng mõ nhẹ rơi. Tụng thời kinh cùng đại chúng ngậm ngùi, Nơi đất khách niềm vui không trọn vẹn.
31/01/2014(Xem: 11402)
Ngựa là một loài động vật đã gắn bó rất lâu đời với cuộc sống con người và có thể trở thành một loài gia súc nuôi trong gia đình. Đặc biệt là vào thời xưa, ngựa được xem như là một phương tiện đi lại phổ biến và thuận tiện nhất, có thể so sánh ngựa giống như một chiếc xe gắn máy thời nay, thậm chí có thể là một chiếc xe ba gác. Sử dụng ngựa để vận chuyển và đi lại, hoặc chinh chiến thì rất thuận lợi vì ngựa có sức đi đường rất bền, không sợ giá xăng leo thang, ngựa có thể băng rừng vượt suối, vượt mọi chướng ngại vật và đặc biệt có thể sản xuất thêm ra nhiều phương tiện con khác nữa
31/01/2014(Xem: 6830)
Ngựa là một con thú được thuần hóa sớm và hiện diện khá thân thiết trong đời sống nhân loại, bằng chứng là tiền nhân của chúng ta đã liệt kê nó vào trong lục súc ố sáu con vật nuôi quanh quẩn trong nhà. Thuở chưa có máy móc, ngựa được xem như là phương tiện di chuyển tiện lợi nhất, có thể tương đương với một chiếc xe “Cub” hiện đại, nếu không nói là tiện lợi hơn vì nó dư sức vượt núi băng ngàn, phóng qua nhiều chướng ngại vật, tự động chạy về “ga-ra” một mình mà không cần thay đồ phụ tùng hay vô dầu mỡ chi cả. Đó là chưa kể đến khả năng có thể sinh sôi được nhiều chiếc “Cub con” khác! Đến nỗi, khi cơ giới xuất hiện, người ta vẫn đo sức máy bằng sức ngựa ố mã lực ố danh từ được góp mặt trên các tờ kinh cổ. Hàng Phật tử năm châu chúng ta, ai mà chẳng tri ân chú ngựa Kiền Trắc, sinh vật đã chở Đức Đạo Sư vượt hoàng thành vào một đêm tối mùa Xuân, mở đầu chuyến đi lịch sử, với chàng Sa Nặc bám lủng lẳng ở đằng đuôi.
31/01/2014(Xem: 11649)
Hình ảnh Đón Giao Thừa Giáp Ngọ tại TV Quảng Đức
31/01/2014(Xem: 7035)
Cành Lộc Xuân Giáp Ngọ
30/01/2014(Xem: 10510)
Giao thừa Nguyên Đán lễ linh thiêng, Cung thỉnh mười phương Phật Thánh Hiền, Duyên giác, Thanh văn cùng liệt Tổ, Thiên thần Hộ pháp với Long Thiên. Thiêu thân liệt Thánh tử vì đạo, Dủ ánh uy quang giáng tọa tiền, Lễ nhạc hương hoa xin cúng dưỡng, Nguyện cầu giáng phước lễ minh niên.
30/01/2014(Xem: 8344)
Lễ giao thừa rước năm mới là một nghi thức thiêng liêng của người Việt nói riêng và người Á Đông nói chung. Ở chốn thiền môn có nghi lễ đặc thù cho giao thừa. Nhưng tại tư gia Phật tử, nghi lễ đó được thực hiện như thế nào cho đúng với truyền thống dân tộc và giáo lý đạo Phật? Giải đáp thắc mắc này, PV Giác Ngộ đã hầu chuyện với TT.Thích Lệ Trang, Phó Trưởng ban Nghi lễ T.Ư về việc này. Nói về nghi lễ giao thừa và nghi lễ đón giao thừa ở chốn thiền môn, Thượng tọa cho biết:
30/01/2014(Xem: 15232)
Ở Việt Nam, liên quan đến đề tài Tết, có lẽ không có bài thơ nào được phổ biến rộng rãi cho bằng bài “Ông Đồ” của Vũ Đình Liên (1913-96): Mỗi năm hoa đào nở Lại thấy ông đồ già Bày mực tàu giấy đỏ Bên phố đông người qua. Bao nhiêu người thuê viết
30/01/2014(Xem: 6116)
Xưa mỗi khi đào nở Lại thấy ông đồ già Bày mực tàu, giấy đỏ Bên phố đông người qua Bao nhiêu người thuê viết Tấm tắc ngợi khen tài Hoa tay thảo những nét Như phượng múa, rồng baỵ... …Ông đồ nay vẫn vậy Vẫn miệt mài hàng ngày
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]