Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tiếng dạ, tiếng thưa ... nao nao tình Huế

30/01/201916:24(Xem: 4993)
Tiếng dạ, tiếng thưa ... nao nao tình Huế

tieng da tieng thua

TI
ẾNG DẠ TIẾNG THƯA...
NAO NAO T
ÌNH HU



 

Tiếng dạ, tiếng thưa: một biểu tượng nhân văn của văn hóa Huế.

 

  

Nhận diện văn hóa của một đất nước hay của một vùng đất nào đó trên mặt địa cầu nầy thường có quá nhiều hình tượng và đề tài để nói: Có thể đó là “biểu tượng nhân văn” do con người dựng lên hay nhờ có bàn tay con người gìn giữ và bảo vệ sản phẩm của thiên nhiên lâu dài mới còn tồn tại. Như tháp Eiffel của Pháp, Kim Tự Tháp ở Ai Cập, lá phong ở Canada hay con chuột túi (Kanguru) ở Úc. Hoặc có khi chỉ là một âm vị của ngôn ngữ như tiếng “Ok” của Mỹ, “Amen” của đạo Chúa và “Nam mô” của đạo Phật… Nhưng rốt lại, chỉ còn một nét nào đó nổi bật nhất mà chỉ cần nhìn hay nói ra là sẽ nhận được ngay câu trả lời tên nước, tên vùng.

 

Chắc nhiều người còn nhớ ngày Hội Huế đầu tiên trên vùng đất thủ phủ tiểu bang California, thành phố Sacramento năm 1985, khi nhà thơ Thành Đạt đưa giải thưởng “1000 hột sen Tịnh Tâm” rất quý hiếm vào thời điểm nầy cho ai chọn “một cái gì” bình dân và đơn giản nhất mà ai cũng biết cũng quen dùng tượng trưng cho Huế. Người ta đã đưa ra nhiều hìnhảnh, tiếng nói làm “biểu tượng” cho Huế như chùa Thiên Mụ, Cầu Trường Tiền, Cửa Ngọ Môn, núi Ngự Bình; hoặc tiếng nói: “Mô, Tê, Răng, Rứa”…

 

Nhưng kết quả thật thú vị vì người trúng giải là chị Tịnh Như đã chọn tiếng “Dạ” làm biểu trưng cho Huế. Nhiều người trong cuộc Hội Huế không đồng ý vì tiếng “dạ” là tiếng Việt mà người dân trong cả ba miền Bắc Trung Nam đều dùng chứ không riêng gì ở Huế. Tuy nhiên chị Tịnh Như đã lý giải một cách đầy thuyết phục rằng: “Tiếng ‘Dạ’ là vũ khí văn hóa, nhân văn đặc thù của Huế vì nó được dùng như một phương tiện diễn đạt cảm xúc và ý nghĩ từ thấp đến cao, từ cạn đến sâu, từ phục tùng đến phản kháng, từ yêu thương đến thách đố, khước từ…”

 

Trường hợp điển hình:

 

                - Hỏi: Con thích bún bò Mệ Chéo không?

                - Đáp: Dạ, con thích lắm! (Tiếng “dạ” đồng ý, khẳng định)

 

                - Hỏi: Anh nhớ em...

                - Đáp: Dạ, em cũng nhớ anh lắm (tiếng “dạ” đồng tình, cảm xúc)

 

                - Hỏi: Con đi với thằng Nam cả canh buổi chừ mới về phải không?

                - Đáp: Dạ (ạ… ă… ắ…)?! ( Tiếng dạ uốn lượn và nhấc lên cuối câu để tỏ bày câu trả lời vừa xác định vừa nghi vấn như nói rằng: “Con có đi với anh ấy mà có can chi không?”)

 

                - Hỏi: Con khoan đi, ở nhà rửa chén bát xong rồi đi”

 

                - Đáp: Dạ (a… à… ạ…)! (Tiếng dạ kéo dài và rớt xuống nặng nế cuối câu để diễn tả sự vâng lời nhưng miễn cưỡng, bực bội)

 

                - Hỏi: Con có nghe tin đồn đó không?

                - Đáp: Dạ (a…á)? (Tiếng dạ như một câu hỏi lại)

 

            Trong nhiều hoàn cảnh và địa phương khác nhau, tiếng “dạ” của Huế còn được sử dụng một cách tinh tế, diễn cảm, bất ngờ nhưng lại có tác dụng như cả một lời diễn đạt và giải thích khéo léo bằng âm thanh qua tiếng nói.

 

            Khi tiếng “thưa” đi kèm sau tiếng “dạ” thành “dạ thưa” là lời khai mở cho câu nói trang trọng, lễ độ; nhưng cũng có khi ngại ngùng và xa cách. Tiếng “dạ thưa” dùng phổ thông trong đại chúng: “Dạ thưa bà con, tui xin có ý kiến…” là một cách bày tỏ sự tôn trọng, lễ độ. Nhưng tiếng “dạ thưa” lọt qua cửa ngõ tình tự: “Dạ thưa, em còn nhỏ; thương rồi mà chưa biết yêu!” thì có cơ trở thành… bùa mê (?!)

 

            Trong bối cảnh văn chương nghệ thuật Việt Nam, những trao đổi khách quan thật khó. Anh nhà văn thì cho rằng: “ Thi sĩ là nhà văn không thành!”. Đối lại, những nhà thơ thì lại cho rằng: “Văn sĩ là nhà thơ không thành!” Nhưng con người và cách nói chỉ là phương tiện; trong khi cứu cánh tinh hoa của nghệ thuật chính là tác phẩm. Những sáng tác văn học nghệ thuật chính là tụ điểm của nghệ thuật, nơi đó, cả nhà thơ, nhà văn và muôn nhà nghệ sĩ gặp nhau. Như trong phương ngữ Huế, tiếng “dạ, thưa” là một tụ điểm của nghệ thuật và đời thường đã khiến cho cả người trong cuộc và kẻ bên ngoài đều muốn nghe, muốn nhận, muốn còn và muốn được. Không ai có thể từ chối lắng nghe với niềm cảm khái trước điệu nói dịu dàng của người con gái Huế hầu như trong mọi tình huống và hoàn cảnh; dẫu đó là sự lễ độ, bày tỏ, câu hỏi, lời mời hay khước từ thì tiếng “Dạ… thưa” đều được nói lên một cách tự nhiên, hòa quyện trong từng câu nói, không điệu đà sắp xếp nhưng tác dụng của sự lễ độ, khiêm cung, gọi mời, xác quyết  : “Dạ thưa dì, mời dì ngồi chơi. Dạ con không biết mạ con đi mô…” hay “Dạ con học lớp 10…”, “ Dạ thưa anh, anh tên chi?”, “Dạ mời anh ghé chơi” và cả “Dạ em không thích” và rất nhiều “dạ…thưa” hòa quyện trong từng câu nói.

 

            Người ngoài xứ, đặc biệt là giới văn nghệ sĩ, viếng Huế rồi ra đi, ai cũng mang theo trong hành trang nghệ thuật của mình tiếng “Dạ… thưa” của Huế.

 

            Trác tuyệt mà tửng tửng như Bùi Giáng đã đưa tiếng dạ thưa của Huế thành một suy niệm “như như tự tại”:

 

Vào thôn xóm trọ một mùa

 

Qua xuân tới hạ ghé chùa chiền hoa

 

Cô nương mắt ngọc răng ngà

 

Nhìn bồ tát gọi rằng là: dạ thưa

 

- Dạ thưa phố Huế bây gi

 

Vẫn còn núi ngự bên bờ sông Hương

 

Hoặc như Xuân Hoàng đã nâng tiếng dạ thưa của người con gái Huế thành “tứ biểu tượng” của Huế là: Mưa Huế, chùa Huế, sông Hương và tiếng dạ thưa của người con gái:    

 

Ở đây dằng dặc những ngày mưa

 

Bông sứ trầm tư lặng cổng chùa

 

Có một dòng sông trôi chẳng nỡ

 

Có người con gái "dạ, xin thưa..."

 

                                    (Nét Huế - Xuân Hoàng)

 

            Và, Huỳnh Văn Dung đã phóng chiếu tiếng dạ thưa ngọt lịm thành nỗi đam mê sương khói:

 

Giữ chút gì rất Huế mặn mà

 

Dạ thưa, ngọt lịm ai mê say

 

Em đi gót nhẹ xanh hồn cỏ

 

Và hơi thở mềm sương khói bay

 

                                     (Rất Huế - Huỳnh Văn Dung)

 

            Thời gian trôi qua, không gian thay đổi và con người chuyển biến theo hoàn cảnh. Nhưng chỉ riêng tiếng “Dạ… thưa” của Huế là không biến tướng, thay hình đổi dạng. Tiếng Huế có hai kiểu cách bày tỏ: Giọng Dinh và giọng Quê. “Giọng dinh” là cách nói và phát âm của những người Huế ở thành phố hay là những người Huế được tiếp cận nhiều với bài bản và sách vở nên giọng nói nhẹ, tiếng dùng gần với tiêu chuẩn quy ước. Trong khi đó thì “giọng quê” phát âm nặng với nhiều từ ngữ không có trong sách báo, từ điển. Ví dụ. Giọng dinh: “Hai vợ chồng đó gây nhau, ra giữa sân đánh nhau!” Giọng quê: “Hai cấy dôn nớ ngầy dau, ra trửa cươi đập chắc!” Dẫn chứng này có tính cách hơi thậm xưng nhưng minh họa được tính cách đa dạng của phương ngữ Huế. Thế nhưng, trường hợp tiếng “dạ… thưa” thì đặc biệt khắp mọi vùng nông thôn và thành thị Huế đều biểu hiện như nhau.

 

            Những người xa Huế hơn ba chục năm khi trở về thăm Huế, có thể thấy chiếc áo dài của những “o”, những “thím”, những “dì” buôn gánh bán bưng ít đi, nhưng tiếng “dạ…thưa” thì vẫn còn nguyên mượt mà trên từng cửa miệng. Khách phương xa về thăm Huế, tản bộ trên các vùng quê, thường sẽ rất ngạc nhiên và thú vị khi nghe và thấy các cháu học sinh trường làng, cúi đầu cung kính chào: “Dạ thưa ôông!” mà không cần biết quen hay lạ.

 

            Ngôn ngữ là một phương tiện đặc thù của từng nhóm người và xã hội. Tuy tiếng Việt “dạ…thưa” đâu cũng có nhưng với âm điệu giọng Huế nó trở thành trầm lắng và khiêm nhã một cách tự nhiên không mang tính nghi thức hay khách sáo.

 

            Đặc biệt, thế hệ trẻ gia đình gốc Huế sinh ra và lớn lên ở nước ngoài, nếu còn nói được tiếng Việt thì tiếng “dạ…thưa” vẫn còn được kế thừa như một gia sản đầy hương hoa chưa nỡ bị đánh mất hay đi vào quên lãng.

 

 Sacramento , mùa Tết Kỷ Hợi 2019

               Trần Kiêm Đoàn

 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
03/01/2018(Xem: 5815)
Theo vận hành 12 con giáp của vũ trụ càn khôn, năm con chó – Mậu Tuất 2018 đang bắt đến. Năm chó nên xin được nói chuyện về chó. Đệ tử Dog nhí và xâu chuỗi Bồ đề của Chùa Hương Sen Chó là một loài vật gần gũi với con người vì trung thành, có ích, tinh khôn và đãm nhiệm một việc quan trọng là vệ sĩ trông coi nhà cửa cho chủ. Theo quan điểm nhà Phật, chó là loài có tánh linh cao, hạnh tốt, đáng được tin tưởng trông cậy trong những lúc khó khăn, khôn hơn các loài mèo, heo, gà, dê, bò… Do vậy, người hiểu đạo Phật không ăn thịt chó hay thịt các loài vật khác và chôn cất tử tế khi chúng qua đời. Người Phật tử khi đã ăn chay thì tránh ăn bất cứ loại thịt nào, chứ không chỉ tránh một loài riêng biệt như Hindu giáo không ăn thịt bò hay heo và Hồi giáo không ăn thịt heo Nhiều chuyện thực tế trong đời sống cho thấy chó rất được tán dương như một người bạn hữu sát cánh với chủ, để xóa tan nổi cô đơn, chia sẻ vui buồn cùng chủ, như người đày tờ trun
02/01/2018(Xem: 5778)
Mậu Tuất Tân Niên ngưỡng cửa thiền Mai vàng Quảng Đức đón Xuân niên Tâm thành hương nguyện mười phương tỏa Khắp nơi Phật độ thảy bình yên.
02/01/2018(Xem: 4893)
Happy New Year 2018 - Thích Nữ Tâm Vân, Bất chợt một cơn gió heo may, bất chợt một chiếc lá rụng… Có một cảm giác nao nao rất lạ. Một chút như là xao xuyến, dịu dàng nhưng lại dai dẳng, cảm thấy gần giống như một nỗi nhớ nhưng không biết là nhớ gì. Và như thế nghĩa là một năm mới lại đến. …Vẫn có những giây phút bình yên, uống một ngụm trà từ một cái ly đẹp. Hương vị của nó thơm ngon quá, khiến tôi cảm thấy tươi mới và tỉnh táo. Tự thưởng thức trà một mình, nghe một khúc nhạc Thiền, làn gió nhẹ thổi qua tĩnh lặng, không khí thanh bình như mọi khi. Không có nơi nào là hoàn hảo cả. Nơi này là quá tốt rồi. Mọi người ở đây cũng thế …
01/01/2018(Xem: 9106)
Lịch pháp của người Trung Hoa, Việt Nam dựa theo 12 sinh tiêu, tức 12 con thú theo thứ tự từ Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ…Tuất, Hợi… Năm 2006 là năm Bính Tuất, người xưa còn gọi là năm Liệp khuyển (chó săn) hoặc Hoả khuyển (chó lửa).
01/01/2018(Xem: 11790)
Mừng Xuân Mậu Tuất 2018-- .Chủ Nhật 11.2. 18, nhằm ngày 26 tháng Chạp Cúng Tất Niên . .Thứ Năm 15.2. 2018 Nhằm ngày 30 tháng Chạp Đón Giao Thừa. Thứ Sáu 16.2. 2018 Mùng 1 Tết Nguyên Đán Năm Mậu Tuất.
01/01/2018(Xem: 5671)
Thiệp Xuân Mậu Tuất 2018 của Tu Viện Quảng Đức
15/12/2017(Xem: 136900)
Văn Hóa Phật Giáo, số 242, ngày 01-02-2016 (Xuân Bính Thân) Văn Hóa Phật Giáo, số 244, ngày 01-03-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 245, ngày 15-03-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 246, ngày 01-04-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 247, ngày 15-04-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 248, ngày 01-05-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 249, ngày 15-05-2016 (Phật Đản PL 2560) Văn Hóa Phật Giáo, số 250, ngày 01-06-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 251, ngày 15-06-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 252, ngày 01-07-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 253, ngày 15-07-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 254, ngày 01-08-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 255, ngày 15-08-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 256, ngày 01-09-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 257, ngày 15-09-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 258, ngày 01-10-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 259, ngày 15-10-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 260, ngày 01-11-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 261, ngày 15-11-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 262, ngày 01-12-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 263, ngày 15-12-2016
01/03/2017(Xem: 15121)
Chương trình Mừng Xuân Đinh Dậu 2017 tại Tu Viện Quảng Đức, Úc Châu
21/02/2017(Xem: 4331)
Vào ngày 18 tháng 02 năm 2017, Pháp hội Dược Sư tại thành phố San Jose, Hoa Kỳ đã được cử hành trang nghiêm, trọng thể. Pháp hội do gia đình Phật tử An Nguyệt tổ chức, được Ni sư Thích Nữ Nguyên Thiện, Đại đứcThích Nhật Thiện cùng Ni chúng Tu viện Huyền Không hướng dẫn tu học, tụng kinh, giảng pháp. Đông đảo Phật tửvà đồng hương ở San Jose và các thành phố lân cận đã đến tham dự Pháp hội.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]