Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Ông Táo

28/01/201907:57(Xem: 3223)
Ông Táo



ong tao

* ÔNG TÁO

 

23 tháng Chạp âm lịch, là ngày cúng ông Táo, theo truyền thuyết nhân dân ta. Nguồn gốc ảnh hưởng văn hóa Tàu, đó là một tín ngưỡng văn hóa dân gian có nguồn gốc từ ba vị thần Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ của Lão giáo, nhưng được người Việt chuyển hóa sự tích hai ông một bà là vị thần Đất, vị thần Nhà, vị thần Bếp núc .

- Phạm Lang là Thổ Công trông lo việc bếp

- Trọng Cao là Thổ Địa trông nom việc nhà.

- Thị Nhi là Thổ Kỳ trong nom việc chợ búa.

Tương truyền ông Táo cởi cá chép về chầu Ngọc Hoàng thượng đế báo cáo mọi việc suốt một năm, đến Giao thừa thì về lại trần gian tiếp tục đảm nhiệm việc bếp núc củi lửa.

***

Người Việt bản xứ, ông cha ta từng dùng điển tích Tàu tô bồi văn hóa Việt, tuy nhiên tập tục thờ cúng cũng không sai khác mấy. Đến khi Phật giáo du nhập vào Trung Hoa, một lần nữa, tập tục dân gian lại mang một ý nghĩa và hình tượng khác trong nhà Thiền, tôn trọng hủ tục bản địa nhưng không nhuốm màu mê tín, vì vậy, ông Táo được mệnh danh là Ngài Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân, hay là ông Táo trở thành Giám Trai sứ giả. Ông Địa nhà nhà đều thờ, dưới cái nhìn của nhà Phật là vị cai quản môi trường; Đại thánh Khẩn Na la Vương chi Thần, hay cũng là giám trai Bồ Tát.

Tăng nhất A Hàm I và Tăng chi bộ I thì Tôn giả Tần Đầu Lô chỉ là bậc Thánh đệ nhất hàng phục Trời rồng, ngoại đạo, cũng được xem là Giám trai Bồ Tát… Có thuyết cho rằng Giám trai chính là Đại giám thiền sư Lục tổ Huệ Năng. Vua Đường ban tặng Đại giám Thiền sư. Khẩn Na La Bồ Tát cũng là ngài.

Trong thiền môn có nghi khánh chúc tán Giám trai: Giám trai sứ giả - hỏa bộ oai thần – điều hòa bá vị tiến duy hinh – tai hao vĩnh vô xâm – Hộ mạng tư thâm – thanh chúng vĩnh mông ân nghĩa là: Giám trai sứ giả - hỏa bộ oai thần – điều hòa trăm món hiến vị ngon – tai họa mãi không xâm – hộ mạng giúp thân – Tăng chúng luôn nhờ ân.

Với tinh thần nhà Phật, công hạnh là việc làm của một bậc tôn kính, ở lĩnh vực nào thì đặt tên đó cho vị có công hạnh tương đương. Thần tài của dân gian, trong Phật giáo Nam tông có ngài Sivali làm biểu tượng tài lộc; hay Hải Thuợng Lãn Ông, Tuệ Tĩnh có biểu tượng trong Phật giáo Bắc truyền là Dược sư Lưu Ly Quang Vương Phật; Nam truyền có ngài Bakula… Phật giáo Bắc truyền đã uyển chuyển linh động vào cuộc sống, hòa nhập tín ngưỡng bản địa, nhưng thăng hoa biểu tượng mang một ý nghĩa cao đẹp hơn, giá trị nhân văn hơn để lột xác hình thái mê tín. Tuy nhiên, việc sát hại sinh vật cho việc tế lễ cúng bái của nhân gian thì không thể áp dụng vào truyền thống linh hoạt của nhà Phật như cá chép đưa ông Táo về Trời, đó là sát sanh, hại vật tổn phúc.

Trong Kinh Phạm Võng Đức Phật dạy:

Này Phật Tử! “Nếu tự giết, dạy người giết, dùng phương kế giết, khen ngợi giết, thấy giết mà vui theo. Cho đến dùng thần chú để giết, nhân giết, duyên giết, phương pháp giết, nghề nghiệp giết. Cho đến tất cả các loài có mạng sống không được cố giết. Là Bồ Tát nên thường khởi tâm từ bi, dùng phương tiện cứu giúp bảo hộ tất cả chúng sanh. Mà trở lại buông tâm khoái ý sát hại sanh mạng, Bồ Tát này phạm Ba-la-di tội.”

Nghĩa là, những tập tục mà Phật giáo dung hóa được, sẽ loại trừ những hành động sát hại tổn phước. Nhiều kinh điển Đại thừa đều trân quý sinh mạng chúng sanh như kinh Hoa Nghiêm, kinh Phân biệt Thiện ác báo ứng… và ngũ giới, thập thiện… Tập tục nào đem lại thiện hạnh, được Phật giáo chấp nhận, ngược lại thì không hề được Phật giáo dung chứa. Người Phật tử cúng ông Táo theo tập tục nhưng không thể giết hại cá chép như truyền thống dân gian. Bởi vì, kinh đã dạy:

.-“Đừng tin tưởng một điều gì vì văn phong. Đừng tin tưởng điều gì vì vin vào một tập quán lưu truyền. Đừng tin tưởng điều gì vì cớ được nhiều người nhắc đi nhắc lại. Đừng tin tưởng điều gì dù là bút tích của Thánh nhân, đừng tin tưởng vào điều gì do ta tưởng tượng và lại nghĩ rằng một vị tối linh đã khai thị cho ta. Đừng tin tưởng một điều gì chỉ vin vào uy tín của các thầy dạy mình. Chỉ tin tưởng cái gì mà chính mình đã từng trải, kinh nghiệm và nhận là đúng, là có lợi cho mình và kẻ khác. Chỉ có cái đó mới là mục đích tối hậu, thăng hoa cho con người và cuộc đời, các người hãy lấy đó làm chỉ chuẩn."

 Vì thế con người muốn có cuộc sống an lạc và hạnh phúc, cần phải tu nhơn tạo phước, chứ không phải chỉ cầu nguyện, van xin khấn vái suông, vào những vị Thần.

***

Do ảnh hưởng tập quán văn hóa bản địa khi Phật giáo du nhập và sinh hoạt lâu dài trong mạch sống của người Trung Hoa, đã phát sinh ra lắm hủ tục như: Đưa rước Chư ThiênCúng Ông Táo; giải sao cúng hạn…

Việc đó, đã đi vào Thanh Quy Bách trượng hướng dẫn tỉ mỉ qua nghi thức thỉnh cúng, ví dụ:

Cung kính nghe rằng Giám Trai đại sĩ

Ngài là bậc vô cùng đại trí

Ứng hiện thần diệu tùy nghi

Xôi nếp cúng đầy công niệm nghĩ

Một hạt biến thành núi Tu Di

Không thấy tướng ẩn khuất trong mây

Thân to lớn hiện nhiều cõi đó đây

Hộ pháp an tăng hưng hiển

Việc Phật quyền phương tiện

Ngưỡng mong uy đức

Chứng pháp trai diên.

Lại nguyện:

Nhờ thần minh nguyện lực

Chứng lòng thành thực kính dâng

Tùy cơ duyên cảm hóa thân

Hiện có thân nhưng không sắc tướng

Hiển hóa khôn lường

Hiện thân ăn uống mà trợ pháp luân

Khiến bày bếp núc nhưng tu chứng

Độ khắp quần mông (quần sanh)

Khiến tiếp mùi biết quay về

Mong ủng hộ già lam an tịnh

Tăng chúng đều tinh tấn tu hành

Thấm nhuần pháp lạc

Chốn chốn vững tông phong.


***

Chính những phương tiện dùng để đưa quần chúng vào Phật giáo, đã biến Phật giáo thành những vấn đề rời xa chân lý của nhà Phật. Không có đoạn kinh nào của Nikaya hướng dẫn cúng sao giải hạn, cúng chư Thiên, tiễn ông Táo như Phật giáo Bắc truyền. Người Phật tử ý thức rằng, phương tiện cúng kiến đó, không thể đưa ta giải thoát mọi khổ đau do nhân quả đã tạo. Kết luận, cúng ông Táo hay thần tài thổ địa không phải phát xuất từ Phật giáo, không phải của nhà Phật nguyên thủy.

 

MINH MẪN

23/ 01/2019

 

Ý kiến bạn đọc
28/01/201906:16
Khách
Bài viết này rốt cuộc phân tích về cái gì. Ông táo rõ ràng không xuất phát từ Phật giáo, xin hỏi tác giả bộ kinh nào theo hệ đại thừa nói về ông táo. Nào là giám trai bồ tát, thật là hý luận. Thật thương người yêu chuộng thế trí biện thông. A Di Đà Phật.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
24/01/2012(Xem: 7765)
Những ai muốn đi gặp mùa xuân thì phải đứng dậy, giã từ u tối của đêm đông, thắp sáng tâm mình bằng ánh lửa tỉnh thức được đốt cháy trong nguồn năng lượng tình thương.
19/01/2012(Xem: 7391)
Ngày Tết trên bàn thờ luôn bày trái cây để cúng ông bà gọi là mâm ngũ quả. Ở Trung bộ gọi là mâm quả tử, lưu ý đến hạt/tử hay nói rõ là quả có hạt, hơn là quả nói chung, ám chỉ tín lý phồn thực: cầu mong sự sinh sản, gieo một hạt được trăm hạt, nhất bản vạn lợi...
18/01/2012(Xem: 7184)
Đối với người Việt Nam, tiếng Tết đã trở nên thân thuộc. Chúng ta gặp nó từ trong những câu tục ngữ, ca dao, dân ca mộc mạc đến những bài diễn văn trang trọng...
18/01/2012(Xem: 6192)
Ngày đầu xuân nói về tục xông nhà để nhắc nhở cho nhau, đừng phó thác vận mệnh cho người xông nhà, tục xông nhà không thể quyết định vận mệnh của mình và gia đình...
16/01/2012(Xem: 5130)
Con rồng gắn liền với huyền thoại Âu Cơ - Lạc Long Quân, thành ra Tổ-tiên giống Lạc-Việt. Người con trưởng ở lại Phong-châu, làm vua đất Văn-lang tức là Hùng-Vương.
15/01/2012(Xem: 11487)
Đi cho hết cõi Ta Bà,sống cho trọn kiếp nhân sinh, cuối cùng chúng ta quay đầu về cố quận, điểm không cùng của sanh tử, lằn ranh vô tận của vô minh, khởi đầu và chung cuộc. Mộtsự đối diện gay go, thách đố giữa hai bờ mê ngộ, trên từng đỉnh cao ngút ngàn củagian truân vất vả, với vô thường cận kề nối nhịp, hay trên từng hoang sơ trơ trụituyết sương, nhịp bước cùng ta trong sự hoan hỷ tuyệt cùng?.. Trong chuỗi dài bất tận đổi thay của năm tháng, quá khứ nối nhịp với tương lai, trở thành thông lệ, mỗi lần xuân đến mang theo hương lạ, khiến cho cõi lòng hân hoan...
15/01/2012(Xem: 5168)
Sự khai bút của những câu đối trên là một dạng sángtạo văn hoá và đã trở thành phương tiện biểu đạt cho thời điểm hội tụ của ngườicon Việt trong ngày Tết. Tuy có tính cách tượng trưng không liên quan đến cácđiển tích, nhưng nó đã diễn đạt được mối quan hệ giữa con người và thiên nhiêntrong bối cảnh mới, không gian mới, bằng những sự mong mỏi đón nhận được mọi sựtốt lành đến cho mình cũng như cho người. “Trời thêm tuổi trăng, người thêm thọ. Xuân đến muôn nơi phúc khắp nhà."
13/01/2012(Xem: 6980)
Không biết Tết có từ bao giờ vàbắt nguồn từ đâu, nhưng đúng là Tết có một cái hồn. Dù sống ở đâu và làm gì,người Việt trên khắp thế giới ít ai không rạo rực mỗi khi Tết về. Tết cũng là ngày hội lớn của cả nước đã có từ ngàn xưacho nên cái hồn của Tết cũng là một phần cái hồn của đất nước. Trong Tết có mùivị đất và nước của quê hương... Nếu so sánh với sự nhớ ơn trong đạo Phật thì nội dung nhớ ơn của người Việt rất gần gũi. Bốn ơn trong đạo Phật là ơn Tam bảo, ơn nước nhà, ơn mẹ cha, ơn chúng sanh.
13/01/2012(Xem: 11731)
Xuân pháo đỏ cúc vàng bánh tét Con thơ cười giữa tiếng trống lân Khói nghi ngút giữa nhan và pháo Chan hòa trong nắng ấm tình xuân
12/01/2012(Xem: 6971)
Trong bốn mùa, mùa xuân biểu hiện rõ nhất sự đổi mới: cây thay lá mới,thiên nhiên trẻ lại, trời đất trong sáng và dồi dào sinh khí… Thậm chí ngay cảngười ít cảm xúc nhất cũng phải theo thiên hạ mà làm sạch nhà cửa, ăn mặc mớisạch, đi đâu cũng phải làm ra vui vẻ. Trong ý nghĩ thì chúc nhau những điều tốtđẹp tích cực, loại bỏ những ý nghĩ thô xấu tiêu cực. Quét rửa vào những ngàycuối năm, rước lộc về, thắp hương cầu khấn, chẳng phải là muốn đem về nhà cáimới, cái hên để thay thế cho những cái cũ, cái xui xấu của năm vừa qua sao?... Đổi mới là chuyển hóa cái cũ thành cái mới, cái tiêu cực thành cái tích cực. Loại bỏ cái xấu, cái tiêu cực và tích tập xông ướp (huân tập) cái tốt, cái tích cực.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567