Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Mừng Xuân Mới Ảnh Hưởng Cùng Thi Ca

14/12/201809:06(Xem: 4418)
Mừng Xuân Mới Ảnh Hưởng Cùng Thi Ca

ht thich tin nghia

Mừng Xuân Mới
Ảnh Hưởng Cùng Thi Ca

Điều ngự tử Tín Nghĩa



 

 

Nói đến xuân là nói đến cái đẹp, cái tươi mát, trong lành, cái sinh lực của con người ; cho nên rất phong phú trong văn chương Việt Nam dù là bình dân hay bác học. Vì, khi xuân đến là mọi người đều mong ước một vận hội mới, một sinh khí mới, nghĩa là hy vọng có sự đổi thay từ vạn vật đến tâm thức con người. Mỗi khi xuân về là nó thay đổi tất cả mà chúng ta đã thấy khắp đất trời cỏ cây, hoa lá đâm chồi nẩy lộc bừng lên một sức sống mãnh liệt ; không khí ấm áp và tươi mát hẵn lên so với ba mùa khác của xuân, . . .

Xuân về ai cũng mừng Xuân, tuy thế mỗi người đón xuân, mừng xuân, chào xuân hay mong xuân đều có cách riêng của nó ; tùy theo hoàn cảnh, tùy theo tuổi tác và nhất tùy theo trình độ, đặc biệt là những mẫu người có tâm hồn nghệ sĩ, lãng mạn.

Từ độ tuổi năm mươi trở về trước, người dân sống trong một hoàn cảnh rất bi đát, chiến tranh triền miên trên quê hương cho cả hai miền Nam Bắc ;rồi thì, tuy thống nhất đất nước nhưng cũng không mấy hân hoan. Gần 90 triệu đồng bào cả hai miền vui vẻ khi đã thấy xóa đi lằn ranh Bến Hải, thấy được sự thống nhất của đất nước, nhưng chẳng vui gì khi hơn một triệu người con dân của mẹ Việt Namvì hai chữ tự do lại phải tìm cái sống trong cái chết, đành lòng gạc lệ ra đi, bỏ lại sau lưng bao nhiêu là thân thương ruột thịt, . . .

Vì thế, Xuân về cũng đã có những câu thơ tuy là biết xuân về hay sắp về mà nghe ra ai oán, não nề đứt ruột, đắng cay thế nào:

Tôi có chờ đâu có đợi đâu,

Mang chi xuân đến gợi thêm sầu,

Với tôi tất cả đều vô nghĩa,

Tất cả không ngoài nghĩa khổ đau, . . .

          Những câu thơ như thế đó đã cất lên đầy đau khổ, phiền lụy ; cho nên đối với tác giả của bài thơ này thì Xuân về chẳng hay ho gì cho mấy. . .

          Từ quân chủ qua dân chủ và đến bây giờ chắc cũng không khác nhau chi. Hầu hết dân Việt chúng ta sống theo cổ truyền, sống theo tục lệ, có nghĩa là “xưa bày, nay bắt chước”, “đất lề quê thói” và “phép vua thua lệ làng” . . . . Người dân sống tùy theo niềm tin của mình và tùy theo địa phương, người đi chùa dâng lễ bái, hái lộc đầu năm, một lớp khác thì áo xanh, áo đỏ, nam thanh nữ tú đi chợ tết hay đi xem hội làng tổ chức vui xuân như : Hát bài chòi, đánh đu, đấu vật, kéo dây, . . . ; số người sống theo ước lệ nhân gian thì đi lễ đền hái lộc, xin xăm, bói quẻ để biết hên xui của vận mạng ra sao trong năm mới, . . một số khác tìm đến cụ đồ già ngồi ở gốc đa để xin câu đối theo ý muốn của chính mình hay của gia đình, . . . do đó :

“Mỗi năm hoa đào nở,
Lại thấy ông đồ già,
Bày mực tàu giấy đỏ,
Bên phố đông người qua . . .”.
    
Vũ đình Liên(Ông Đồ)  

Hay vui vẻ như nhà thơ Bàng Bá Lân :

          Tết về nhớ bánh chưng xanh,

Nhớ trang pháo chuột, nhớ tranh lợn gà.

Nhớ cành đào thắm, đầy hoa,

Nhớ giây phút đợi giao thừa nghiêm trang.

Nhớ ngũ vị, nhớ chè lam,

Nhớ cây nêu, nhớ khánh vang tiếng sành.

Nhớ cam cúc tết, nhớ mình, . . .

Nhớ cân mứt lạc, nhớ khoanh giò bì. . . .

Về xa xưa hơn nữa, Thiền sư Mãn Giác (滿覺)(1052-1096), thuộc phái Vô Ngôn Thông đã dạy :

告疾示眾
春去百花落
春到百花開
事逐眼前過
老從頭上來
莫謂春殘花落盡
庭前昨夜一枝梅

Cáo tật thị chúng
Xuân khứ, bách hoa lạc,

Xuân đáo, bách hoa khai,

Sự trục, nhãn tiền quá,

Lão tùng, đầu thượng lai.

Mạc vị xuân tàn, hoa lạc tận,

Đình tiền, tạc dạ, nhất chi mai.

Dịch

Có bệnh bảo mọi người :

Xuân đi, trăm hoa rụng,

Xuân đến, trăm hoa cười,

Trước mắt, việc đi mãi,

Trên đầu, già đến rồi.

Chớ bảo : Xuân tàn, hoa rụng hết,

Đêm qua, sân trước, một cành mai.

Ngài bảo đời là vô thường. Có đó rồi không đó. Tuy thế, trong cái vô thường vẫn có cái thường nên : . . . “Đêm qua, sân trước, một cành mai.” là vậy. Ý ngài dạy, xuân vẫn về với vạn loại hữu tình cũng như vô tình.Do vậy mà việc cho dù hoa rụng hay hoa cười trong câu :“Xuân đi trăm hoa rụng, xuân đến trăm hoa cười”, thì cũng chỉ một hiện tượng thay đổi là Vô thường và Thường (chơn tâm thường tại) không có gì sai khác.Tức là ảo mộng nằm trong cái thực hữu và ngược lại cái thực hữu nằm trong cái ảo mộng.

Nói về xuân là bất tận, không bút mực nào tả hết. Vui có, buồn có, tùy theo tâm trạng của mỗi con người. Thật ra thì cảnh không đổi thay nhưng lòng người thay đổi ; do vậy mà Nguyễn Du tiên sinh đã bảo :

. . . “Người buồn, cảnh có vui đâu bao giờ.” . . .

Ngay như nhà thơ trào phúng khét tiếng của tiền bán thế kỷ thứ 19, nghĩ về cái tết vừa đối, vừa thơ rất trào phúng và tự mãn như sau của Trần Tế Xương :

Nhập thế cục, bất khả vô văn tư ?

Chẳng hay ho cũng nghĩ một vài bài . . .

Huống chi : Mình đã đỗ Tú tài,

Ngày Tết đến, cũng một vài câu đối.

Đối rằng :

Cục nhân gian chi phẩm giá, phong nguyệt tình hoài,

Tối thế thượng chi phong lưu, giang hồ khí cốt.

Viết vào giấy, dán ngay lên cột,

Hỏi mẹ mày : Rằng dốt hay hay ?

Rằng hay : thì thật là hay,

Không hay, sao lại đỗ ngay tú tài ?

Xưa nay, em vẫn chìu ngài !(Trích từ thi tập của Tú Xương).

Còn về thơ tết của Cao Chu Thần(1809? - 1855), chúng ta chỉ biết đến bài thơ chữ Hán, rất nhiều tác giả thời nay dịch theo những thể loại Đường luật hoặc Lục bát sau đây, chúng tôi trích dịch ra đây để biết con người của Cao Bá Quát đã từng nói : Trong thiên hạ có bốn bồ chữ, riêng ông hai bồ, anh ông là Cao Bá Đạt và Bạn ông là Nguyễn Văn Siêu một bồ, còn từ vua quan sĩ thứ một bồ chia cho nhau. Thơ họ Cao vừa khí phách nhưng cũng vừa trữ tình lãng mạng. Chúng ta thử tìm tòi ý của bài “Xuân dạ độc thư” (Đêm xuân đọc sách) sau đây :








          Xuân dạ độc thư

Kim nhân bất kiến cổ thời xuân,
Trù trướng kim xuân đối cổ nhân.
Thế sự kỷ hà kim bất cổ ?
Nhãn tiền mạc nhận huyễn vi chân.
Kỷ đa danh lợi chung triêu vũ,
Vô số anh hùng nhất tụ trần.
Tự tiếu tục câu phao vị đắc,
Nhĩ lai huề quyển thái chuân chuân.

Nhà thơ Trương Vĩnh Liệt dịch :

Xuân trước người nay có thấy không,
Xuân nay người trước ngẩn ngơ lòng,
Chuyện đời mấy chốc kim thành cổ ?
Thế sự đừng coi giả hóa chân.
Vô số anh hùng, làn bụi đỏ,
Muôn ngàn danh lợi, bóng mưa xuân.
Cười ta thói tục còn vương víu,
Chưa bỏ đam mê quyển sách cầm.

Lục bát :
Người nay không thấy xuân xưa,
Xuân nay ngơ ngác người xưa đâu rồi ?
Chuyện đời kim cổ đổi vời,
Chớ lầm hư thực thực rồi hóa hư.
Lợi danh như sáng mưa thu,
Anh hùng bao kẻ mịt mù trần ai.
Cười mình tật cũ khó phai,
Quơ nhằm quyển sách miệt mài thâu canh . . .(Do Đức dịch)

Cho nên Xuân đến không hẵn ai cũng vui cả. Bởi thế nhà thơ Chế Lan Viên (Chế Lan Viên tên thật là Phan Ngọc Hoan, sinh ngày 23 tháng 10 năm 1920 nhằm ngày 12 tháng 9 năm Canh Thân,quê gốc ở Cam Lộ, Quảng Trị),đã thương tiếccho cái quốc phá giavong của nước Chàm, mặc dầu nhà thơ là người Việt :

Huyền Trân ơi ! Huyền Trân ơi Huyền Trân,

Mùa Xuân, mùa Xuân, mùa Xuân rồi,

Giờ đây tám vạn bông trời nở,

Riêng có lòng ta khép lại thôi.

Khi đất nước còn điêu linh, còn tang tóc chiến tranh giữa hai miền. Những chàng trai thời loạn phải ra đi vì trách nhiệm đối với sự an nguy của đất nước, không thể cùng gia đình để chung hưởng một cái tết trọn vẹn, đầm ấm có đầy đủ người thân ; những chàng trai ấy phải đêm đêm ôm súng gác rừng cùng đồng đội, bởi thế nhạc sĩ Trịnh Lâm Ngân đã viết lên lời ca “Xuân nầy con không về” và ca nhạc sĩ Duy Khánh đã phải thổn thức :

. . . “Con biết xuân nầy mẹ chờ em trông,

nhưng nếu con về bạn bạn bè thương mong,

bao lứa trai cùng chào xuân chiến trường,

không lẽ riêng mình êm ấm,

Mẹ ơi con xuân này vắng nhà.”.

Nét xuân qua văn thơ, ca nhạc của các cụ xưa và nay thì rất nhiều, chúng tôi không thể trích ra đây để cống hiến cùng độc giả, kính xin được khép lại để có một vài ý nghĩ về xuân tha hương.

Riêng ở hải ngoại, con dân Việt tìm đất sống vùng tự do sau tháng tư đen 1975 không nhiều ; tuy thế, qua hình thức đoàn tụ với gia đình, đi theo diện con lai, diện nhân đạo HO và vân vân, tính đến bây giờ riêng tại xứ cờ Hoa hơn một triệu rưởi.

Hằng năm xuân về, tức ngày Tết âm lịch của Á đông mà đa số là Việt Nam và Trung Quốc. Riêng Việt Nam thì rầm rộ hơn nhiều. Các Cộng Đồng Người Việt của các tiểu bang, tùy theo dân số (người Việt sinh sống) nhiều hay ít đều có tổ chức chung và thể thức vui xuân cũng như quê nhà, nhưng không đồng đều và vui nhộn như ở quê nhà.Không khí không mấy đậm đà lắm, vì một đôi khi Cộng Đồng tổ chức tết mà cũng có những dị biệt thế này thế nọ, thậm chí có những lời lẻ không mấy hay ho, đã vậy, vui xuân trong ngày cuối tuần, có khi ra tết đã gần hơn một tuần mới có Hội Xuân;Chỉ có tôn giáo mới có lễ Giao thừa, đặc biệt là các chùa, hội Phật giáo. . . .

Những áng thơ nói về xuân ở hải ngoại rất ít xuất hiện, có chăng thì ở trong các Tập san hay Đặc san của các tổ chức Tôn giáo hay Cộng đồng ; do vậy, chúng tôi cũng chưa phối kiếm rõ ràng nên cũng chưa dám đưa vào bài viết này.

Nhơn đây, chúng tôi mượn lời thơ của cụ Vị Xuyên Trần Tế Xương (1870-1907), một nhà thơ trào phúng, sống buổi giao thời, gặp nhiều bất bình. Ông đã bất bình trong cảnh nước mất nhà tan, bất bình trong chốn trường thi khoa cử, buổi giao thời giữa cổ kim, bất bình trước thực tại và lý tưởng, . . . Ông ngao ngán cho thế cuộc quốc phá gia vong mà ngậm ngùi thốt lên :

Ta lại cùng nhau gặp gỡ xuân,

Xuân đi, xuân lại biết bao lần ?

Xuân ơi có hiểu cho chăng nhỉ !

Giương mắt mà xem cuộc chuyển vần !

Để rồi ông khuyên :

Cũng như ai, ta chúc mấy lời,

Chúc cho hết thảy khắp trong ngoài,

Vua, quan, sĩ, thứ : người muôn nước,

Sao được cho ra “Cái giống Người.”.

Cuối cùng, nhà thơ Xuân Diệu đã nhận thức sự phủ phàn của nhân thế, con người đang quay cuồn trước làn sống chủ nghĩa cá nhân về tiền bán thế kỷ 20 của Việt Nam chúng ta. Thiên đường không còn nữa, lẽ sống bấp bênh, tương lai thì mờ mịt, nên ông đã cất lên :

Xuân đang đến, nghĩa là xuân đang qua,

Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già,

Và xuân hết, thì đời tôi cũng mất.

 

Kính chúc độc giả vui xuân theo ý nghĩa của chính mình và đầy an lạc.

 

 

 



Quý đông Mậu tuất, Jan. 01, 2019.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/02/2014(Xem: 8917)
Không gian vũ trụ mênh mông vô định hướng, nhưng không gian cũng chỉ là sự tích tập, buông xả mà thôi. Tích tập là duyên sinh tụ hội của vạn pháp, và buông xả là sự lặng thinh tuyệt đối của không gian vô định như thuở nào vô thủy vô chung. Cuộc sống con người cũng vậy, không phải từ lúc sinh ra cho
01/02/2014(Xem: 6742)
Chúng ta đang sống trong một thế giới có quá nhiều những biến động, hết nơi này bão tố, đến nơi kia cháy rừng… Lòng người không khỏi xốn xang trước bao cảnh thương tâm. Người con Phật ngoài nổi xót thương cho kiếp nhân sinh, còn canh cánh bên lòng niềm khắc khoải chưa thoát vòng luân hồi sinh tử. Nếu có chút niềm vui nào chăng, chỉ là niềm vui đang được tu học Phật Pháp, hướng đến một tương lai chứng đạo giải thoát, không còn đau khổ trong cảnh tù đày sinh tử nữa.
01/02/2014(Xem: 6661)
Ngày Tết là một dịp để trở về với gia đình, với bè bạn, với làng xóm, với quê hương, và nếu mở rộng lòng mình hơn nữa thì ngày Tết cũng là một dịp để quay về với kỷ niệm, với tuổi thơ, với một vài quãng đời xa xưa nào đó vẫn còn in đậm trong tâm thức mình. Dù xa qu
01/02/2014(Xem: 8234)
Cuồn cuộn trùng dương sóng trắng phau, Ai ngờ thoắt bỗng hoá nương dâu! (*) Vào xuân nào nghĩ hoa tơi cánh, Chợp mắt thì ra tóc đổi màu!
01/02/2014(Xem: 6302)
Ngày nay ít ai biết được loài hoa được cha ông ta liệt kê vào bộ tứ quý "tùng, cúc, trúc, mai" chính là mai trắng. Thân dáng mảnh dẻ nhưng cứng cáp, sau nắng gắt, gió đông vẫn nở hoa trắng tinh khiết, hương thơm lại nhẹ nhàng, kín đáo, nên người xưa ví hoa mai với khí phách của người quân tử.
01/02/2014(Xem: 6315)
Chưa về lại thăm làng xưa xóm cũ Mạ chắc buồn nhiều lắm lúc chờ mong Và em thơ với tuổi ngọc còn không ? Khi xuân đến bên thềm hoa mai nỡ
01/02/2014(Xem: 7166)
Đông tàn, xuân đến, tiết trời mát dịu, mọi người được sảng khoái tinh thần để vui với bạn bè và người thân. Đặc biệt, ba ngày Tết là ba ngày thư thái, cho nên bếp lửa được nghỉ ngơi nhiều hơn ngày thường. Nhà nhà hạ hỏa, mấy vị nội trợ thảnh thơi rảnh rỗi. Thời gian biểu sinh hoạt cũng linh động, mọi người trong gia đình không cần xem đồng hồ để về đúng giờ theo bổn phận hàng ngày; còn khi về nhà, sẵn có bánh tét, bánh chưng
01/02/2014(Xem: 6343)
Lên chùa đón giao thừa mừng năm mới, Nghe chuông ngân hòa tiếng mõ nhẹ rơi. Tụng thời kinh cùng đại chúng ngậm ngùi, Nơi đất khách niềm vui không trọn vẹn.
31/01/2014(Xem: 11392)
Ngựa là một loài động vật đã gắn bó rất lâu đời với cuộc sống con người và có thể trở thành một loài gia súc nuôi trong gia đình. Đặc biệt là vào thời xưa, ngựa được xem như là một phương tiện đi lại phổ biến và thuận tiện nhất, có thể so sánh ngựa giống như một chiếc xe gắn máy thời nay, thậm chí có thể là một chiếc xe ba gác. Sử dụng ngựa để vận chuyển và đi lại, hoặc chinh chiến thì rất thuận lợi vì ngựa có sức đi đường rất bền, không sợ giá xăng leo thang, ngựa có thể băng rừng vượt suối, vượt mọi chướng ngại vật và đặc biệt có thể sản xuất thêm ra nhiều phương tiện con khác nữa
31/01/2014(Xem: 6821)
Ngựa là một con thú được thuần hóa sớm và hiện diện khá thân thiết trong đời sống nhân loại, bằng chứng là tiền nhân của chúng ta đã liệt kê nó vào trong lục súc ố sáu con vật nuôi quanh quẩn trong nhà. Thuở chưa có máy móc, ngựa được xem như là phương tiện di chuyển tiện lợi nhất, có thể tương đương với một chiếc xe “Cub” hiện đại, nếu không nói là tiện lợi hơn vì nó dư sức vượt núi băng ngàn, phóng qua nhiều chướng ngại vật, tự động chạy về “ga-ra” một mình mà không cần thay đồ phụ tùng hay vô dầu mỡ chi cả. Đó là chưa kể đến khả năng có thể sinh sôi được nhiều chiếc “Cub con” khác! Đến nỗi, khi cơ giới xuất hiện, người ta vẫn đo sức máy bằng sức ngựa ố mã lực ố danh từ được góp mặt trên các tờ kinh cổ. Hàng Phật tử năm châu chúng ta, ai mà chẳng tri ân chú ngựa Kiền Trắc, sinh vật đã chở Đức Đạo Sư vượt hoàng thành vào một đêm tối mùa Xuân, mở đầu chuyến đi lịch sử, với chàng Sa Nặc bám lủng lẳng ở đằng đuôi.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]