Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thoảng Hương Xuân

21/02/201808:06(Xem: 4860)
Thoảng Hương Xuân
blank
Inline image
Chân Tâm & Hư Tâm
 
Theo Đạo Phật thì rất khó diễn tả về tâm, mà càng nói chúng ta càng dễ rơi vào hý luận suông,
 nên chúng ta cần trải nghiệm. Sở dĩ Phật Pháp còn tồn tại đến ngày nay sau gần 3.000 năm 
chính là nhờ giáo lý Tự tính tâm hay phẩm chất giác ngộ nơi mỗi người. Suốt cuộc đời, Đức Phật 
thuyết giảng rất nhiều kinh điển cũng chỉ để nói về tâm, nói về chính chúng ta, không về 
cái gì khác xa xôi, mờ ảo.
 
Như các chúng ta cũng biết, tâm có thể phân ra làm hai loại, đó là tâm thanh tịnh
 (hay tâm bất nhị) và tâm vô thường (hay tâm nhị nguyên).
 
Tâm thanh tịnh
 Loại thứ nhất là Tâm thanh tịnh. Ở Việt Nam, trong các Kinh điển, loại tâm này có nhiều 
cách gọi khác nhau. Chẳng hạn trong Thiền tông, các vị gọi Tâm là bản lai diện mục, là 
“chủ nhân ông”. Kinh Kim Cương lại gọi Tâm là Kim cương hay Chân như. Đối với người 
thực hành niệm Phật, Tâm ấy được gọi là Di Đà tự tính. Đối với Mật thừa thì gọi là 
Đại Thủ Ấn, Đại Toàn Thiện, Tự tính tâm. Như thế, chúng ta đã gán cho “Tâm” rất nhiều
 tên, màu sắc khác nhau nhưng chỉ là danh tự. 
 
Tâm không là gì khác, đơn giản chỉ là tự tính thanh tịnh nơi mình. Chúng ta cần biết rằng 
không phải đến khi mình có “thân” thì mới có “tâm”. Thực ra, tâm có trước, sau đó mới tái sinh
 trong loài người hay các cảnh giới khác của Luân hồi. Kể cả khi mất thân này thì chúng ta cũng 
vẫn còn Tâm. Tâm là nền tảng của tất cả Luân hồi, Niết bàn, hạnh phúc, khổ đau. Để hiểu được
 điều này, chúng ta cần thực hành thiền định, ở đây chỉ mang tính giới thiệu, việc trì tụng chân 
ngôn (trì Tháp) chính là tu tập về Pháp thân trí tuệ, là tu tập về Tâm giác ngộ.
 
Tâm vô thường 
Loại tâm thứ hai là tâm mà chúng ta thường chung sống và hiểu lầm là “tâm của mình”: 
Tâm tôi vui buồn, hạnh phúc, đau khổ, tôi nghĩ thế này, tôi nghĩ thế kia… vốn dựa vào chấp
 ngã và những cung bậc cảm xúc. Đó là Tâm vô thường. Tâm này thực sự không phải là bản chất
 thật của chúng ta. Vì chúng ta nhận nhầm mình khổ, mình vui nên đã thăng trầm cùng nó. 
Như thế khác gì nhận giặc làm con, dùng cát nấu thành cơm. 
 
Nếu chúng ta không hiểu được bản chất thực sự của tâm thì không thể nào tu tập và không bao giờ
 thành tựu được điều gì trong Tam thừa Phật giáo. Thực tế, chúng ta cũng cần phải học để hiểu
 phạm trù tâm phàm này. Để đơn giản, tâm phàm tình là tâm mà chúng ta cảm nhận về hạnh phúc, 
khổ đau và về trung tính, tức cảm nhận chẳng hạnh phúc cũng không đau khổ. Theo đó, tâm mà chúng
 ta cảm nhận về hạnh phúc là tâm Tham, tâm mà chúng ta cảm nhận về sự bực tức, bất mãn,
 khổ đau là tâm Sân, còn tâm trung tính xuất hiện khi chúng ta không cảm thấy vui hay buồn,
 hạnh phúc hay đau khổ là tâm Si. 
  
Nhiều lúc chúng ta tưởng mình bình an không vướng bận tham, sân, nhưng thực ra khi đó, 
ta vẫn có sự chấp trước ngấm ngầm vào một “cái tôi” và cảnh sống. Tâm mờ mịt trung tính 
như vậy là nơi khởi phát của tham và sân, vì vậy trạng thái tâm này cũng rất nguy hiểm.
 Để trải nghiệm về tâm, chúng ta cần thực hành, đây là cốt tủy thực hành của Đạo Phật.
 
blank
 
Thoảng Hương Xuân
 
Chào ngày mới, chào giọt sương phơi nắng
Chào chim muông về rộn hót sau vườn...
Bên Tháp cổ nhà sư ngồi tĩnh lặng
Nghe Xuân về ngan ngát mấy làn hương.
 
Ngày vẫn thế sao nghe hồn rất lạ!
Như tâm tư trải rộng đến vô cùng
Nhìn Di Lặc miệng cười vui hỉ hạ
Bao ưu phiền thoáng chốc đã tiêu dung..
 
Chào Xuân đến, lòng tinh khôi giấy mới
Quên nhọc nhằn cơm áo.. những ngày qua
Thầm cảm niệm tình Xuân vừa mang tới
Trao nhân gian bao thắm đẹp chan hòa.
 
Chào Xuân mới với tâm tình thư thái
Chúc muôn người vui hái được niềm mơ! 
Đời khúc khuỷu vững đôi tay lèo lái
Qua gian nan, thành đạt những mong chờ..
 
Xuân cõi thế là Xuân không thường tại
Chúc cho đời tươi thắm mãi lòng Xuân.
Với Hỷ Xả, Từ Bi cùng muôn loại
Giữa vô thường luôn Sống đẹp, ung dung...
 
Như Nhiên -Thích Tánh Tuệ
  
blank
blank
佛菩薩的願力之-南無大行普賢菩薩十大願 - LULUMACHA - lulumacha’s blog
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
12/01/2012(Xem: 8990)
Trong bốn mùa, mùa xuân biểu hiện rõ nhất sự đổi mới: cây thay lá mới,thiên nhiên trẻ lại, trời đất trong sáng và dồi dào sinh khí… Thậm chí ngay cảngười ít cảm xúc nhất cũng phải theo thiên hạ mà làm sạch nhà cửa, ăn mặc mớisạch, đi đâu cũng phải làm ra vui vẻ. Trong ý nghĩ thì chúc nhau những điều tốtđẹp tích cực, loại bỏ những ý nghĩ thô xấu tiêu cực. Quét rửa vào những ngàycuối năm, rước lộc về, thắp hương cầu khấn, chẳng phải là muốn đem về nhà cáimới, cái hên để thay thế cho những cái cũ, cái xui xấu của năm vừa qua sao?... Đổi mới là chuyển hóa cái cũ thành cái mới, cái tiêu cực thành cái tích cực. Loại bỏ cái xấu, cái tiêu cực và tích tập xông ướp (huân tập) cái tốt, cái tích cực.
08/01/2012(Xem: 8026)
Người,cũng là muôn loài trong cái thế giới ta bà, vẫn mang tứ khổ của cuộc đời, vẫnphải chịu bao cảnh trầm luân, vẫn phải nỗ lực tu tập để thoát khỏi luân hồi.Tôi cũng thế. Có lúc tôi chịu đớn đau, chịu bao phiền não. Tôi nào thoát đượcchốn trần gian đầy khổ ải...
05/12/2011(Xem: 11787)
Kính thành đốt nén tâm hương Chúc cho muôn loại ánh dương chan hòa Đại đồng thể tánh bao la Gia đình vô kỷ, thăng hoa xuất trần Tân xuân tươi sáng trong ngần Niên niên đoạn hết những phần trắc nan An vui cùng khắp thời gian
19/06/2011(Xem: 4605)
Thì cành Mai vẫn nở , Mỗi lần xuân đến, những tạp chí Phật giáo đây đó thường nô nức nhắc đến bài kệ thơ của Thiền sư Mãn Giác với những bài tụng ca, bình giảng thật vô cùng trân trọng. Thi thoảng ta cũng bắt gặp đâu đó trong các bài bình luận văn học, cành mai kia cũng lọt vào cặp mắt xanh của các vị giáo sư, tiến sĩ với thẩm quyền chuyên môn về kiến thức và nhãn quan của mình. Ai cũng nói đấy là bài thơ thiền. Và, giá trị mỹ học tuyệt vời của nó, dẫu đã một ngàn năm qua đi, vẫn còn mới mẻ, tinh khôi như giọt sương, như ánh nắng long lanh giữa ngàn cây, nội cỏ...
19/05/2011(Xem: 5770)
Từ lâu lắm, chừng như trong tâm khảm và ước vọng của con người, mùa xuân bao giờ cũng hiện ra với dáng vẻ tươi vui, rực rỡ và sinh động, bởi vì nó là giai kỳ khởi đầu cho một vận hành dịch biến mới của vạn vật.
11/04/2011(Xem: 4599)
Khỉ là loài linh trưởng thông minh và có nhiều đặc tính lạ. Về trọng lượng, khỉ thường nặng 3-4 kg, nếu so với một con đười ươi hoặc hắc tinh tinh nặng 3- 4 tạ thì khỉ quá nhỏ bé.
01/04/2011(Xem: 7934)
Hình tượng ba con khỉ: con thì dùng tay che hai mắt, con thì dùng tay bịt hai tai và con thì dùng tay bịt miệng lại…đã nói lên sự khôn ngoan của người biết giữ lễ.Đây là một phương châm xử thế: Không nhìn những việc gì xấu, không nghe những lời nói xấu,không nói điều xấu xa đê tiện. “See no evil, hear no evil, Speak no evil” Người ta nghi rằng nguồn gốc của triết lý tam không nói trên có lẽ đã được một nhà sư Phật gíáo thuộc tông phái Thiên thai(?) (Tiantai Zong),Trung Quốcđề cậpđến trong tác phẩm của ôngta, “ Không thấy, không nghe và không nói” vào koảng thế kỷ thứ VIII. Sau đó thì tư tưởng nầyđược du nhập vào Nhật Bản với sự ra đời của hình tượngđiêu khắcba con khỉ.Ngày nay hình tượng bộ khỉtam khôngxưa nhứt là tác phẩm của nhàđiêu khắcHidari Jingoro (1594-1634) dược thấy thờ tại đền ToshoguởNikko, Nhật Bản. Theo ngôn ngữ Nhật Bản: -Nizaru:tôi không nhìn điều xấu -Kikazaru: tôi không nghe điều xấu -Iwazaru: tôi không nói điều xấu
27/03/2011(Xem: 8732)
Đón Xuân - Lâm Ánh Ngọc - Tuấn Anh Đạo diễn & quay phim : Điệp Văn Thực hiện : Sen Việt Media
08/03/2011(Xem: 4355)
Tôi gặp cành mai ấy lần đầu, khi trời Tây còn ủ dột trong sương mù và mưa tuyết. Thời ấy nói tiếng Đức chưa rành, còn lớ ngớ chưa biết đâu là đâu, chỉ biết lạnh.
08/03/2011(Xem: 4047)
Với tôi, hình như mùa xuân ở mỗi nơi thì mỗi khác. Và, mùa xuân ở nơi cổng chùa dường như thanh giản, nhẹ nhàng, đáng quý và đáng sống hơn...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]