Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Như Mùa Xuân Ấy Thôi.

15/02/201806:31(Xem: 3951)
Như Mùa Xuân Ấy Thôi.


hoa_mai_2


Như Mùa Xuân Ấy Thôi.


Đã mấy mùa xuân xa Huế rồi, vậy là gần 13 năm còn gì phải hỏi..? Xuân về bên Huế ai về lại cho tôi gởi chút tình về lại bến xưa.

Xuân về rồi mà ta vẫn miệt mài ngồi bên thất củ, để đảnh lễ Tam bảo trong căn phòng phổ tịnh, trì danh niệm Phật, tham cứu kinh điển, chiêm nghiệm năm qua có gì sung túc trong việc tu và học.

Trong không khí thanh bình đón mùa xuân Mậu Tuất, tôi đã thầm mong cho ai đó hữu duyên tín tâm Tam bảo, cho thầy tổ trùng hưng, cho huynh đệ vững chắc như kim cương, không lây tâm chuyển ý tu hành, mà kiên định như gốc mai kia chịu đựng tuyết phong, dù lạnh giá vẫn sưởi ấn bằng nụ mai vàng chớm nở.

Mong cho ba mẹ, anh em trong dòng huyết thống, luôn thương yêu, đùm bọc.

Mong cho mọi người đủ áo mới, ăn uốn sung túc. Hạnh phúc sẻ luôn chào đón, nụ cười luôn tươi sáng.

Sáng nay, khí trời có chút mưa phùm, bay bay đẹp lạ kỳ. Tôi lắng nghe bài giảng của ôn Tuệ Sỹ, qua bản kinh Hoa Nghiêm, nghe từng chữ, từng từ, trong đó có đoạn: 

"Sau khi tham kiến hơn 50 vị đạo sư của đủ loại pháp môn, Thiện Tài đến với Phổ Hiền, và được Bồ-tát này giảng dạy đầy đủ về nhân địa tu hành, về tri kiến, về bản nguyện, về năng lực thần thông v.vv...; rồi khi Thiện Tài nhận ra ý nghĩa của tất cả Phật pháp đó, bấy giờ không những thấy mình là một với Phổ Hiền, mà còn là một với hết thảy chư Phật. Thân thể Thiện Tài hiện đầy khắp vũ trụ vô biên, …tất cả của Thiện Tài cũng chính là của Phổ Hiền và của hết thảy chư Phật.

Điều lôi cuốn nhất đối với chúng ta ở đây là quan niệm về bản nguyện mà một vị Bồ-tát phải có khi bắt đầu sự nghiệp của mình và chi phối suốt tất cả cuộc đời sau này. Các nguyện của Ngài là: hướng đến giác ngộ, giải thoát hay cứu độ hết thảy chúng sinh kể cả các loài hữu tình và vô tình. 

Lý do khước từ tuyệt đối của Ngài, khước từ tất cả những gì thường được coi như là thuộc về chính ta, không phải là để tâm đắc một chữ hay một câu nào đó về chân lý; sự thực, không có một thứ chân lý nào được tiếp nhận một cách trừu tượng, cũng không có thứ gì phải chấp nhận như một bản ngã thường tại, trong đại dương của thực tại; cái mà Ngài mong thành tựu bằng đời sống hiến dâng của mình là để dắt dẫn mọi loài đi đến chỗ giải thoát tối hậu, đến một cảnh giới của hạnh phúc vốn không thuộc về thế giới trần gian này, và để làm cho tri thức soi sáng toàn thể vũ trụ, và sau hết để được chư Phật tán thán và được mọi chúng sinh chiêm ngưỡng. Đấy là điểm cốt yếu tạo thành một đời sống hành trì như đã được thực hành bởi Bồ-tát Phổ Hiền.

Trích: Kinh Hoa Nghiêm: Lý tưởng Bồ tát và Phật, Tuệ Sỹ".

Qua đây tôi thầm nghỉ, chính bản tánh thanh tịnh tìm cầu học Đạo thì sẻ đạt được đại ngàn nụ hoa xuân, vì tánh mong cầu tìm về con đường giải thoát.

Trong những ngày xuân như vậy, mọi người, nhà nhà, nơi nơi ai ai cũng chuẩn bị cho mùa tết, đối với tôi tết đến trong cõi lòng, cũng là nơi tìm về gặp gỡ, chia sẻ và trao tình thương.

Cũng như thiện tài đi xa tìm cầu học đạo, tham vấn 53 cảnh giới tu học, thì con người chúng ta một năm cũng phải cần nghĩ ngơi ngồi lại, thu mạp năng lượng cho mình, cho người trong vạn cảnh tình thương, như mùa xuân ấy thôi.

Trong bài thơ Xuân trong ta, của tác giả Tuệ Nguyên - thích Thái Hoà. Ở bốn câu cuối nói

lên kiếp sống nhân sinh.

"Dẫu cho đời có vô thường

Dẫu cho cát bụi, giữa đường tung bay,

Cho đời dù có ngủ say

Trong ta xuân vẫn, như ngày ấy thôi."

Thật vậy, chuyển sinh trong kiếp sống nhân sinh phù hề này, cũng như xuân hạ thu đông bốn mùa tám tiết vận hành lưu chuyển. Trong bốn cách nhìn qua cát bụi thời gian thì cho ta học thêm bốn cần mai vàng như sau:

1: Học cách tiếp nhận.

Trong đời ta nên đối diện tiếp nhận cái thật và giả trong từng khoảng khắc, ta nên vung bồi sự trí tuệ qua gốc nhìn tiếp nhận tình thương.

Xuân về là ta nên tiếp nhận, vận hành thời gian, vận hành bốn mùa tám tiết, vận hành sanh tử, vận hành tình cảm, vận hành nhân cách trung thực, khiến cho tâm tiếp nhận mùa xuân đến một cách bình thản, nó là vậy, nên xuân về ta tiếp nhận như mùa hạ, mùa thu, mùa đông, để thời gian nào cũng tiếp nhận một cách trân quý, như dấu chân trần lê bước tìm xuân. 

Cũng có những người tiếp xúc mùa xuân bằng cách hờ hững, vì sao như vậy, chính bản tâm họ đã sống cuộc đời vội vã hấp tấp.

Cho nên, ta tiếp nhận qua bốn mùa trân trọng, khiến cho đời luôn hạnh phúc bình an.

2: Học cách trân quý.

Xuân về là ta nên trân quý, gia đình bên mân cổ ngày ba mươi, ta nên học cách trân quý từng giây phút.

Thật vậy, 13 năm xa xứ như tôi thèm khát không khí ngày tết, nên tôi trân quý từng thời khắc trong sự hành tu tập tại phương thất, đó là thời gian hành trì chuyển tâm trân quý đến những gì mình yêu.

Mai vàng hé nụ, đào hồng thơm hương bao loài hoa e ấp ủ đông giờ ta có sự trân quý nhìn ngắn khi mùa xuân đến.

3: Học cách lắng nghe.

Xuân về là ta có cơ hội lắng nghe nhau, qua nhiều câu chuyện vui buồn, những câu chuyện đã dần dần chuyển tánh kiên trì, quán chiếu cảnh đời tự do.

Trong năm 2016- năm Bính thân, nhân ngày đầu xuân mùng 2 tết, ôn có dạy cho tôi chín đều ghi nhớ.

Xin trích lại để học cách lắng nghe trong mùa xuân mới.

"Nhìn lại để bước tới:

Năm Ất Mùi – 2015 đi qua, để lại cho thế giới con người chúng ta nhiều biến cố rất đáng chiêm nghiệm và suy nghĩ.

Biến cố thứ nhất là “biến đổi khí hậu”: Khí hậu theo quy luật tự nhiên đã bị biến đổi hoàn toàn, khiến mùa xuân không còn là mùa xuân nữa; mùa hạ không còn là mùa hạ nữa; mùa thu không còn là mùa thu nữa và mùa đông cũng không còn là mùa đông nữa. Sự biến đổi  khí hậu này do đâu? Do tự thân của trời đất hay do những tri thức của khoa học tác động? Nếu do tri thức khoa học tác động, thì thế giới khoa học sẽ đưa các sinh vật trên trái đất này đi về đâu ở thế kỷ XXI và XXII, khi mà mọi sinh môi đều bị ô nhiễm bởi những chất phóng xạ?

Biến cố thứ hai là “địa chấn”: Các biến cố động đất gây kinh hồn ở Nepal, Đài Loan, ngay cả Việt Nam trong năm qua cũng có những trận địa chấn xảy ra ở các tỉnh Sơn La, Quảng Nam, Quảng Ngãi; ấy là những điềm báo không lành cho cư dân trái đất chúng ta. Phải chăng chúng ta đã sử dụng những phương tiện văn minh khoa học của tri thức con người để khai quật và rút ruột những hầm mỏ trong lòng trái đất, dẫn đến những trận động đất và sóng thần?

Biến cố thứ ba là “dịch bệnh”: Các bác sĩ y khoa cho biết bệnh ung bướu cách đây 30 năm rất hiếm hoi. Các sinh viên y khoa học về khoa này lúc bấy giờ ít có bệnh nhân lâm sàng để khám nghiệm và nghiên cứu. Nhưng ngày nay, khoa ung bướu tỷ lệ bệnh nhân chiếm rất cao so với các khoa khác. Hiện nay có một loại vi khuẩn gây bệnh rất nguy hiểm tại Phi Châu và đã truyền nhiễm sang nhiều quốc gia trên thế giới. Loại vi khuẩn này hiện nay đang vượt tầm kiểm soát của tri thức y khoa, chúng đang đe dọa đến đời sống của con người trên trái đất này. Như vậy, dịch bệnh do đâu? Đây là điều chúng ta cần chiêm nghiệm và suy nghĩ!

Biến cố thứ tư là “đức tin tôn giáo”: Những kẻ nhân danh đức tin tôn giáo đã tạo nên những cuộc khủng bố kinh hoàng như ở Paris nước Pháp, Beirut – thủ đô Libang, Ai cập…  và nhiều quốc gia khác trên thế giới, đặt đời sống của con người trên trái đất này vào vị trí bất an. Do đâu và tại sao xảy ra như vậy?

Biến cố thứ năm là “nạn vượt biên”: Hàng triệu người vượt biên từ Syria, Afghanistan, Ethiopia, Sudan và Somani đến Âu Châu tỵ nạn đã tạo ra những rối rắm và khủng hoảng cho châu lục này. Họ vượt biên phải chăng do cuộc xung đột vũ trang và tình hình bất ổn từ các nước Trung Đông và Bắc Phi?

Biến cố thứ sáu “nạn chênh lệch giàu nghèo”: Thế kỷ XXI, nền văn minh khoa học của con người đã có những tiến bộ rất ngoạn mục từ nhiều lãnh vực như tin học, khoa học không gian, khoa học vật lý…, đã phát hiện ra có những hành tinh hoạt động ngoài Thái Dương Hệ của chúng ta, nhưng trên trái đất này vẫn có rất nhiều cư dân cơm vẫn không đủ ăn, áo vẫn không đủ mặc; nhất là ở các vùng Phi Châu, ngay cả những vùng sâu xa của Trung Quốc, Triều Tiên và Việt Nam; ngay cả Hoa Kỳ vẫn có nhiều người mang bảng chữ Homeless đứng những ngã tư đường. Tại sao trong cuộc sống con người có những chênh lệch giàu nghèo như vậy?

Biến cố thứ bảy là “nạn tranh chấp chủ quyền Biển Đông”: Trung Quốc, Việt Nam, Đài Loan, Philippines cũng như một số nước trong vùng đã tranh chấp nhau về chủ quyền Biển Đông, tạo nên sự bất ổn trong vùng và thế giới.

Biến cố thứ tám là “đạo đức suy thoái”: Bạo lực với trẻ em, bạo lực gia đình, vợ chồng ly dị, nạn buôn bán phụ nữ và trẻ em, nạn hút xách, buôn bán ma túy… đã tạo nên những bất ổn trong đời gia đình và xã hội.

Biến cố thứ chín là “thực phẩm bị ô nhiễm”: Thực phẩm sản xuất, chế biến và tái chế biến, do con người vì chạy theo lợi nhuận, sử dụng nhiều hóa chất độc hại quá lượng cho phép, đã làm nên những nỗi kinh hoàng cho người tiêu thụ; đến nỗi có một em bé trai 8 tuổi hỏi bố mẹ “đến khi nào thực phẩm mới hết ô nhiễm?”. Câu hỏi của em bé, người lớn vẫn chưa có câu trả lời. Tai nạn lớn nhất của con người hôm nay là người lớn đã bị đánh mất niềm tin ở nơi trẻ em. Người trẻ không tin tưởng vào phẩm chất đạo đức của người lớn."

Trích bài Quê hương là mùa xuân chúng ta, qua trang nhà, tangkinhcachue.org.

Qua đây, lắng nghe trong gia đình, xã hội, những ai liên hệ, ta nên học cách lắng nghe.

Kiến cho mùa xuân đi qua cũng bình tâm an tịnh, không gian này, thời gian này, thế giới này, con người này luôn học hạnh lắng nghe trong mùa xuân về.


4: Học cách tự do.

Xuân về mà bạn không tự do thì bạn sẻ khổ đâu, vì sao..? Vì tự do là ánh sáng ngôn ngữ rong chơi trong ba cõi.

Do vậy qua bốn cách học giúp ta đi về trong mùa xuân chiến thắng đại ngàn từ cung trời thanh cao.

Xuân về, như mùa xuân ấy thôi, vậy thì ta nên đón nhận mùa xuân trong cõi đời bình tâm.

Cảm tác tại phương thất Pháp Hỷ- Hà nội.

Tk: Thích Minh Thế

Hỷ Tâm Hải Triều

Xuân Mậu Tuất- 2018.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
27/01/2017(Xem: 4414)
Xuân trong cửa Phật ngát mùi hương Hương giới hương tâm ngộ lẽ thường Hương định lòng thanh hương giải thoát Hương đạo thấm nhuần nét yêu thương .
27/01/2017(Xem: 7648)
Ăn là gì? Ăn, ai mà không biết? đầu năm hỏi một câu vớ vẩn! À há, cái chuyện tưởng như vớ vẩn thế mà có lắm chuyện để bàn. Đành rằng ai cũng biết, ăn là quá trình dung nạp thức ăn. Nhưng tìm được thức ăn để mà dung nạp, không hề đơn giản. Từ thời nguyên thủy, để có thức ăn nhiều loài đã phải sống chết giành giật. Còn thời nay, suy cho cùng, chẳng phải thức ăn là nguyên nhân của mọi nguyên nhân gây ra xung đột trên trái đất này? Đó là chuyện dưới đất, còn cõi trời có bận tâm về chuyện ăn không? Tôi nghĩ là có. Trong Kinh Duy Ma, phẩm Phật Hương Tích có chép, ngài Xá Lợi Phất, đệ tử lớn của Đức Phật, tại một Pháp hội có Phật, Bồ Tát và Chư thiên lên tới 32 ngàn vị, đã để tâm nghĩ “Giờ ăn gần đến, các Bồ Tát đây sẽ thọ thực nơi đâu?”. Như vậy để thấy rằng, ăn, không phải là chuyện vớ vẩn
24/01/2017(Xem: 9430)
Đã là người Việt Nam hẳn không một ai lớn lên mà không khắc ghi trong tim hình ảnh hương vị ngày Tết cổ truyền: sắc đỏ phong bao lì xì, màu xanh mơn mởn bánh chưng bánh tét, củ kiệu, dưa hành… và nếu như người dân ở miền Bắc chăm chút cho những cành đào đỏ thắm, thì ở miền Nam, màu vàng chói như ánh mặt trời của hoa mai lại chính là dấu hiệu báo hiệu tết đến, xuân về.
24/01/2017(Xem: 9610)
Thường thì người dân tìm gà quý, cá ngon, giết lợn, mua bia, mua rượu,… về để mừng đón năm mới. Đa phần người dân làm như vậy. Thế còn, Phật tử chúng ta làm gì để đón năm mới. Tôi xin kể ra đây những việc làm của các Phật tử tại 3 địa điểm khác nhau, thuộc 3 đối tượng khác nhau. Mong rằng các câu chuyện sẽ mang đến cho người đọc hương pháp mùa xuân.
24/01/2017(Xem: 4118)
Phù sa ngơ ngẩn chạy ra đồng Tội lá buông tay níu cội nguồn Mây ước ao về làm sóng quẫy Đâu ngờ khi chết cũng thành sông
24/01/2017(Xem: 4202)
Nắng xuân ấm cả đất trời Tình xuân mang đến lòng người vui tươi Hoa xuân luôn nở nụ cười Nàng xuân dạo mát rong chơi phố phường .
24/01/2017(Xem: 7018)
Lâm Bô (968-1028) thi nhân thời Tống, tự Quân Phục người Tiền Đường ( nay thuộc Hàng Châu Chiết Giang ). Thời trẻ thường đi du ngoạn miền Giang Hoài, về già quy ẩn Tây Hồ, Hàng Châu ở một mình trên núi, trồng mai nuôi hạc, không ra làm quan, không lấy vợ, “ mai là vợ, hạc là con” Năm Thiên Thánh thứ 6 ông mất, Tống Nhân Tông ban thụy là Hòa Tĩnh tiên sanh. Tác phẩm: Hòa Tĩnh thi tập 4 quyển, bổ di 1 quyển.
22/01/2017(Xem: 4764)
Mỗi cuối năm khi hoa mai, hoa đào bắt đầu nở, khi ngoài trời vài cơn gió hiu hiu lạnh nhẹ nhàng lướt qua trên cành cây ngọn trúc, thì chúng ta biết là mùa Xuân đang về. Mùa Xuân chưa hẳn là mùa đẹp nhất trong năm, nhưng mùa Xuân là mùa mà cây cỏ đâm chồi nẩy lộc, là mùa của các loài hoa có tên hay không tên đua nhau rộ nở khoe sắc, mùa mà theo truyền thống phương Đông mọi người dù nghèo hay giàu, dù đang thảnh thơi nhàn hạ hay đang tất bật làm ăn cực khổ ở nơi xa, cũng đều mong muốn quay về sum họp với gia đình: cha mẹ, vợ chồng, con cái, để cùng nhau đón chào mùa Xuân mới.
22/01/2017(Xem: 5102)
Tết Nguyên đán bước sang năm mới 2017 theo chu kỳ can chi là tết Đinh Dậu, Tết con gà. Trong đời thường lẫn văn học nghệ thuật dân gian, hình tượng con gà gắn bó mật thiết với hình ảnh của sự chăm chỉ, dũng mãnh “gà trống gọi mặt trời”, tình mẫu tử “gà mẹ xù lông bảo vệ con” hay như một lời chúc cho cho gia đình con cháu đề huề, vợ chồng mới cưới sớm có con qua bức tranh “Đàn gà mẹ con” của dòng tranh Đông Hồ nổi tiếng…
22/01/2017(Xem: 5311)
_ Chiều chiều con quạ lợp nhà Con cu chẻ lạt, con gà đưa tranh Câu hát đơn giản truyền đi một thông điệp hoà bình và hạnh phúc, giấc mơ đã xuyên triền miên qua nhiều thế hệ. Ước mơ hòa bình : quạ là loài ác điểu chuyên ăn cướp trứng và bắt cóc gà con ; gà là loài gia cầm hiền lành, nhưng khi bảo vệ ổ trứng và đàn con cũng trở thành hung tợn, thường đánh bạt đối phương. Ở đây hai con chim thù địch hợp tác làm chung một việc. Quạ chim trời, ở vị thế cao, làm việc chủ đạo là lợp nhà ; gà, chim chuồng, ở vị trí thấp, đưa tranh làm việc trung gian ; cu, biểu tượng cho tình yêu đôi lứa, chẻ lạt, tạo điều kiện ràng buộc.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]