Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Vân Xuân Thi Tập của Vua Lê Thánh Tông

26/01/201816:48(Xem: 5708)
Vân Xuân Thi Tập của Vua Lê Thánh Tông


Vua Le Thanh Tong


MÙA XUÂN VỚI VÀI BÀI THƠ TRONG

‘XUÂN VÂN THI TẬP’ CỦA VUA LÊ THÁNH TÔNG

 

 

Mùa Xuân Mậu Tuất, từ tháng 2 năm 2018, thì nói chuyện du Xuân là thích hợp nhất chăng?  Xin mời người đọc cùng tháp tùng vua Lê Thánh Tông đi kinh lý, thăm dân và ngắm cảnh nhiều nơi trong nước.  Nhà vua không dùng nghi thức ngự gía mà chỉ ra đi nhẹ nhàng với một đội hành tùy rất ít người.  Nghìn lời không bằng một hình ảnh, và hình ảnh yêu nước thương dân với phong cách giản dị của vua Lê Thánh Tông sẽ được nhìn thấy qua hai bài thơ trong Xuân Vân Thi Tập của Ngài.

 

Lịch sử nước Việt Nam có đủ ba loại anh hùng dân tộc là anh hùng dựng nước, anh hùng cứu nước, và anh hùng mở nước.  Vua Lê Thánh Tông (1442-1497) là một vị vua anh hùng mở nước lẫy lừng nhất trong số rất ít những vị anh hùng mở nước.  Khi đất nước ở trong tình trạng thanh bình, Vua Lê Thánh Tông hết lòng yêu nước, thương dân, đã sáng suốt và khéo léo vận động toàn dân và vận dụng tài nguyên quốc gia vào việc tổ chức hệ thống hành chánh hữu hiệu, phát triển kinh tế thịnh vượng, phát huy văn hóa giáo dục huy hoàng, ổn định xã hội thanh bình, và xây dựng lực lượng quân sự linh động để vừa có năng lực phát triển kinh tế vừa nhanh chóng triệu tập được một lực lượng quân đội dưới cờ hùng mạnh đủ sức đảm trách nhiệm vụ giữ nước và mở nước.  Nhà vua, vì thế, được lịch sử Việt Nam xem là một vị đệ nhất minh quân, một nhà văn hóa lớn của dân tộc.

 

Chỉ riêng về phương diện văn hóa xã hội, Nhà vua đã ban hành Bộ Luật Hồng Đức gồm 6 quyển với 722 điều, xác lập một chính quyền trọng pháp, tức là thuộc vào một trong số rất ít nhà nước pháp quyền đầu tiên của nhân loại.  Bộ Luật Hồng Đức được Trường Luật Đại Học Harvard đánh giá nhân bản nhất, nhân đạo nhất, tôn trọng nữ quyền nhất trong giai đoạn lịch sử đó.  [Xin xem Vietnam’s Code of the Lê Dynasty (1428-1788)].

Nhà vua là một vị minh quân văn võ song toàn; tuy việc nước đa đoan nhưng Nhà vua vẫn thức khuya đọc sách liên tục trong suốt thời gian trị vì như chính Nhà vua đã tự vịnh về mình,

 

Trống dời canh còn đọc sách,

Chiều xế bóng chửa thôi chầu.

 

Nhà vua đã thành lập Hội Tao Đàn nhằm phát huy sinh hoạt văn chương, một hình thức của nghệ thuật mà nghệ thuật là một phần của văn hóa. Nhà vua đã để lại rất nhiều tác phẩm văn và thơ trong đó có Xuân Vân Thi Tập. 

 

Với không khí mùa Xuân, vua Lê Thánh Tông đã du hành khắp nước để thăm hỏi người dân và để hiểu rõ tình trạng sinh hoạt thực tế của nhân dân chứ không phải chỉ biết qua các sớ tấu của quan lại địa phương và của các vị đại thần trong triều.  Khi đi du hành như thế, Nhà vua đã sáng tác nhiều bài thơ mà qua đó người đọc có thể hình dung ra lòng yêu nước thương dân và hoài bảo to lớn về đất nước của Vua Lê Thánh Tông.  Hai bài thơ sau đã nói lên một phần về nhân cách cao quý và nhản quan của Nhà vua về con người, về cuộc đời, và về quy luật vô thường mà Ngài đã huân tập qua Kinh Luận Phật giáo trong quá trình giáo dục Ngài được thụ hưởng từ nhà trí thức thông thái Nguyễn Trãi cũng như từ giáo dục cung đình sau khi Nguyễn Trãi bị hàm oan.

 

Bài thơ thứ nhất

 

Đông Tuần Quá An-Lão 

 

Diểu diểu quan hà lộ kỷ thiên, 
Bắc phong hữu lực tống quy thuyền. 
Giang hàm lạc nhật dao cô ảnh, 
Tâm trục phi vân tức vạn duyên. 
Sương lộ linh thì vô lục thụ, 
Tang ma thâm xứ khởi thanh yên. 
Hải sơn ly dị cùng du mục, 
Chỉ kiến hùng hùng cắng bích thiên.

 

(An Lão là tên một huyện thuộc Hải Dương, nay thuộc ngoại thành Hải Phòng). 

 

Dịch thơ 

 

Đi Tuần Phía Đông Qua An-Lão

 

Dặm ngàn xa cách mấy non sông 
Gió đẩy thuyền xuôi thuận một dòng 
Bóng xế long lanh làn sóng nước 
Mây bay êm dịu mối tơ lòng 
Úa vàng cây cối mùa sương lạnh 
Mờ mịt đồng dâu lớp khói lồng 
Núi bể mênh mông nhìn đã khắp 
Màu xanh lồng lộng khoảng trời không

[Dịch thơ của Nhóm Lê Thước]

 

Bài thơ thứ hai

 

Đăng Dục-Thuý Sơn 

Tam chiết lưu biên Dục Thuý san, 
Cô cao như tước, ngọc phong hàn. 
Tầm lai cổ tự lăng phong thướng, 
Lãm tận hoang bi đới mính hoàn. 
Xuyên mật khước nghi thiên địa tiểu, 
Đăng cao đốn giác thuỷ vân khoan. 
Sơn quang bất cải hồn như tạc, 
Hồi thủ anh hùng nhất mộng gian.

 

(Núi Dục Thuý ở trên bờ sông Đáy, cạnh thị xã Ninh Bình ngày nay, tên gọi dân gian là núi Non Nước. Nhà Vua làm bài thơ này vào năm Quang Thuận thứ 8, tức là năm 1467). 

Dịch thơ 

Lên Núi Dục Thúy

Dục Thuý bên sông khúc uốn ba,
Núi cao chót vót vẻ nguy nga.
Chùa xưa tìm thấy qua luồng gió,
Bia cũ xem xong dưới bóng tà.
Hang kín ngỡ rằng trời đất hẹp,
Non cao thấy rõ nước mây xa.
Núi sông phong cảnh không thay đổi,
Ngẫm lại anh hùng mộng thoáng qua.

[Ẩn danh]

 

Trần Việt Long

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/02/2014(Xem: 6225)
Đông tàn, xuân đến, tiết trời mát dịu, mọi người được sảng khoái tinh thần để vui với bạn bè và người thân. Đặc biệt, ba ngày Tết là ba ngày thư thái, cho nên bếp lửa được nghỉ ngơi nhiều hơn ngày thường. Nhà nhà hạ hỏa, mấy vị nội trợ thảnh thơi rảnh rỗi. Thời gian biểu sinh hoạt cũng linh động, mọi người trong gia đình không cần xem đồng hồ để về đúng giờ theo bổn phận hàng ngày; còn khi về nhà, sẵn có bánh tét, bánh chưng
01/02/2014(Xem: 5531)
Lên chùa đón giao thừa mừng năm mới, Nghe chuông ngân hòa tiếng mõ nhẹ rơi. Tụng thời kinh cùng đại chúng ngậm ngùi, Nơi đất khách niềm vui không trọn vẹn.
31/01/2014(Xem: 10162)
Ngựa là một loài động vật đã gắn bó rất lâu đời với cuộc sống con người và có thể trở thành một loài gia súc nuôi trong gia đình. Đặc biệt là vào thời xưa, ngựa được xem như là một phương tiện đi lại phổ biến và thuận tiện nhất, có thể so sánh ngựa giống như một chiếc xe gắn máy thời nay, thậm chí có thể là một chiếc xe ba gác. Sử dụng ngựa để vận chuyển và đi lại, hoặc chinh chiến thì rất thuận lợi vì ngựa có sức đi đường rất bền, không sợ giá xăng leo thang, ngựa có thể băng rừng vượt suối, vượt mọi chướng ngại vật và đặc biệt có thể sản xuất thêm ra nhiều phương tiện con khác nữa
31/01/2014(Xem: 5852)
Ngựa là một con thú được thuần hóa sớm và hiện diện khá thân thiết trong đời sống nhân loại, bằng chứng là tiền nhân của chúng ta đã liệt kê nó vào trong lục súc ố sáu con vật nuôi quanh quẩn trong nhà. Thuở chưa có máy móc, ngựa được xem như là phương tiện di chuyển tiện lợi nhất, có thể tương đương với một chiếc xe “Cub” hiện đại, nếu không nói là tiện lợi hơn vì nó dư sức vượt núi băng ngàn, phóng qua nhiều chướng ngại vật, tự động chạy về “ga-ra” một mình mà không cần thay đồ phụ tùng hay vô dầu mỡ chi cả. Đó là chưa kể đến khả năng có thể sinh sôi được nhiều chiếc “Cub con” khác! Đến nỗi, khi cơ giới xuất hiện, người ta vẫn đo sức máy bằng sức ngựa ố mã lực ố danh từ được góp mặt trên các tờ kinh cổ. Hàng Phật tử năm châu chúng ta, ai mà chẳng tri ân chú ngựa Kiền Trắc, sinh vật đã chở Đức Đạo Sư vượt hoàng thành vào một đêm tối mùa Xuân, mở đầu chuyến đi lịch sử, với chàng Sa Nặc bám lủng lẳng ở đằng đuôi.
31/01/2014(Xem: 9842)
Hình ảnh Đón Giao Thừa Giáp Ngọ tại TV Quảng Đức
31/01/2014(Xem: 6233)
Cành Lộc Xuân Giáp Ngọ
30/01/2014(Xem: 9295)
Giao thừa Nguyên Đán lễ linh thiêng, Cung thỉnh mười phương Phật Thánh Hiền, Duyên giác, Thanh văn cùng liệt Tổ, Thiên thần Hộ pháp với Long Thiên. Thiêu thân liệt Thánh tử vì đạo, Dủ ánh uy quang giáng tọa tiền, Lễ nhạc hương hoa xin cúng dưỡng, Nguyện cầu giáng phước lễ minh niên.
30/01/2014(Xem: 7298)
Lễ giao thừa rước năm mới là một nghi thức thiêng liêng của người Việt nói riêng và người Á Đông nói chung. Ở chốn thiền môn có nghi lễ đặc thù cho giao thừa. Nhưng tại tư gia Phật tử, nghi lễ đó được thực hiện như thế nào cho đúng với truyền thống dân tộc và giáo lý đạo Phật? Giải đáp thắc mắc này, PV Giác Ngộ đã hầu chuyện với TT.Thích Lệ Trang, Phó Trưởng ban Nghi lễ T.Ư về việc này. Nói về nghi lễ giao thừa và nghi lễ đón giao thừa ở chốn thiền môn, Thượng tọa cho biết:
30/01/2014(Xem: 13295)
Ở Việt Nam, liên quan đến đề tài Tết, có lẽ không có bài thơ nào được phổ biến rộng rãi cho bằng bài “Ông Đồ” của Vũ Đình Liên (1913-96): Mỗi năm hoa đào nở Lại thấy ông đồ già Bày mực tàu giấy đỏ Bên phố đông người qua. Bao nhiêu người thuê viết
30/01/2014(Xem: 5198)
Xưa mỗi khi đào nở Lại thấy ông đồ già Bày mực tàu, giấy đỏ Bên phố đông người qua Bao nhiêu người thuê viết Tấm tắc ngợi khen tài Hoa tay thảo những nét Như phượng múa, rồng baỵ... …Ông đồ nay vẫn vậy Vẫn miệt mài hàng ngày
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567