Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Bắt đầu và kết thúc từ một mùa Xuân

28/01/201700:59(Xem: 5183)
Bắt đầu và kết thúc từ một mùa Xuân




Thiệp Xuân PL (2)

Nội san Vô Ưu

 

BẮT ĐẦU VÀ KẾT THÚC TỪ MỘT MÙA XUÂN


 

       Nhớ tính triết lý của bộ phim Hàn Quốc "Xuân Hạ Thu Đông rồi Xuân" trước đây chắc rằng ai cũng đã từng một lần xem qua. Nếu nói cho tròn câu để tựa đề bộ phim thêm hấp dẫn là "Xuân Hạ Thu Đông" thì có thể sẽ không gây thắc mắc. Thêm một từ "Xuân" nữa vào có lẽ những người thực hiện không đơn giản ý niệm rằng không chỉ là thêm mà là khằng định quy luật tất yếu cõi nhân gian. Với triết lý nhà Phật, chuyện xuân hay không xuân chẵng có gì là ý nghĩa, tất cả do cuộc sống mà ra và đương nhiên từ cuộc sống mà diệt. Chẵng có chi là quan trọng.

 

           Vậy nên, nếu chúng ta chấp nhận theo nghĩa sống thế gian, thì các nhà làm phim thêm chữ xuân ấy vào thì cũng nên hiểu nó khác với chữ xuân đầu .

 

           Con người ta vì thế chọn mùa xuân là mùa của sự sống, của hy vọng tốt đẹp. Nắm qua mình sống vui buồn sướng khổ đan xem nên xuân lại đến với chúng ta lại mang một màu áo mới. Có ai đó thầm ước nguyện năm cũ mau qua cho năm mới lại về, gởi váo đó tất cả những hy vọng, hoài bảo tốt đẹp và yên bình nhất cho cuộc sống. Và cứ thế, mùa xuân cứ lặp đi lặp lại bằng những điệp khúc gian nan chốn nhân gian ấy. Vậy thì nói "đời là bể khổ" thì có gì sai đâu ! Mình vui buồn sướng khổ do chính nghiệp dĩ của mình ấy thôi.

 

           Tất nhiên, mùa xuân của mỗi người mỗi khác, ví như những vui buồn sướng khổ của từng người đều khác biệt. Nói theo ngôn ngữ nhà Phật là biệt nghiệp mỗi một chúng sanh đều khác nhau. Cho nên mùa xuân với anh thì bắt đầu nhưng mùa xuân với tôi thì kết thúc. Kết thúc một chuyện đởi, một phần nghiệp dĩ đã gian nan thực thi  nhiệm vụ trả hết cho người suốt năm qua !

 

           Nghĩ về mùa xuân, ngày tết dân tộc Việt Nam

           Người học phật chúng ta may mắn nhận ra được những điều đó nên xuân đến xuân đi thì cứ như lẽ tự nhiên , không hững hở mà cũng chẵng nồng nhiệt làm chi với mớ lo toan, mệt mỏi rồi cho đó là mùa xuân. Có đáng nói chăng là từ trong ý niệm chốn nhân gian này, mùa xuân gắn liền với nền tảng dân tộc, với cuộc sống đây ước vọng , luôn muốn được vươn lên của chốn tối tăm nghèo đói. Mùa xuân được trân trọng từ ý niệm đó. Và khi nền tảng dân tộc được trường tồn bằng sức sống văn hóa đặc trưng , thì chuyện mùa xuân ở đây lại trở nên thiêng liêng cao cả, mang ý nghĩa thiết yếu trong đời sống hiện tại và mai sau của cả một dân tộc. Những thế lực đen tối thường  xuyên rình rập, tìm đủ mọi khe hỡ để đánh phá nền tàng dân tộc bằng rất nhiểu chiêu bài có tiếng vang ! Thậm chí vài ba ngày nghỉ mà chính phủ đã chọn vá quyết định cho cán bộ , nhân viên hằng năm cũng bị đem ra phân tích lợi hại.

 

             Một chàng sinh viên, một chị làm nghề Osin hay những nghề lao động chân tay thì mong ước mùa xuân về để làm thêm tăng thu nhập gởi về cho gia đình. Trong khi đó một gười làm dâu trong một gia đình phong kiến thì lại mong mõi mùa xuân đừng về để khỏi bị nhà chồng sai khiến mệt lừ ba ngày tết ! Ngoài ra còn có những tư tưởng  lợi dụng nền tàng kinh tế, nông nghiệp chen vào yêu cầu ăn tết tây, bỏ tết ta, thực chất chỉ vì những người, này cảm thấy khó chịu trước  những tập tục dân tộc ngày tế mang ý nghĩa nhân văn rất cao..v..v..Đó là khái lược tổng hợp các diễn đàn vừa qua báo chí mở ra để tranh thủ ý kiến bạn đọc. Trong đó có một ý kiến ngắn mà cũng là khằng định đúc kết rằng " những ai muốn bỏ ngày tết dân tộc, hay muốn ngày tết ngắn lại, đó không phải là người Việt Nam".

 

             Mỗi người trong chúng ta, khi bước lên đường, hòa nhập vào dòng chảy thời gian, dù có mang màu sắc khác biệt dân tộc nơi xứ người, đều mang theo trong hành trang một gia tài quý giá của dân tộc, xuất phát từ cuộc sống gia đình. Rất không may cho các thế lực u minh chống phá ngày tết- mùa xuân dân tộc, ngày tết cổ truyền của Việt Nam không phải là dịp để rãnh rang đi du lịch hay tụ họp ăn uống hoặc  khoe khoang sự giàu sang giã ảo; mà là dịp để người thân, con cháu trong gia đình đoàn tụ với nhau. Chính cái nét đẹp ấy giúp cho ngày tết dân tộc Việt Nam có ý nghĩa sống động , lung linh nhất mà khắp nơi đều hết lời ngưỡng mộ và ca ngợi. Ngày tết Việt Nam dù trong hoàn cảnh chiến tranh, nghèo khó hay trong hạnh phúc sum vầy vẫn chỉ có một gam màu đoàn tụ rất đẹp ấy. Lúc ngặt nghèo thì một hai đòn bánh tét, bánh chưng dâng cúng ông bà ba ngày tết cũng đâu có mất ý nghĩa; còn khi giàu thì lễ nghĩa tươm tất hơn , hiếu hỷ mừng tuổi nhau, lì xì cho các cháu nhỏ, góp thêm nét đẹp vốn đã đẹp quá chừng rồi của ngày tết dân tộc chúng ta.

 

               Mùa xuân hằng năm có ngày tết dân tộc thêm rạo rực là vậy. Bởi vì mùa xuân mới là sự bắt đầu của một hành trang mới bước vào những ngày tháng chờ đợi phía trước, bỏ lại sau lưng những ưu phiền năm cũ, trong đó có mùa xuân cũ đã qua.

 

               Trong chốn nhân gian, từ hiện tượng duyên sinh của đất trời, con người đã định vị được ngày tháng và bốn mùa luân chuyễn và đặt tên cho đó những xuân hạ thu đông. Để con người có chỗ mà vịnh vào đó để sống , để đấu tranh với nghịch duyên và để tồn tại. Vì thế, thêm một từ xuân vào vòng xoay bốn mùa như bộ phim nói trên là Xuân Hạ Thu Đông rồi Xuân âu cũng đâu có gì sai biệt hay mất đi ý nghĩa mà cũng do chính con người đã biết dùng đến trí khôn từ thưở khai thiên lập địa đến tận bây giờ đặt để.

 

                Vâng! Tất cả phải bắt đầu từ mùa xuân để rối chính mùa xuân cũng là điểm ta phài đến, phải kết thúc.

 

 

                                      Xuân Đinh Dậu 2017

                                      Dương Kinh Thành



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
06/02/2015(Xem: 6897)
Thế là đã hơn 16 năm rồi tôi chưa về quê hương ăn Tết. Xuân và hoa vẫn tưng bừng ở đó mà người ra đi đã mất chỗ ở quê hương! Tôi chưa hưởng lại không khí rộn ràng, đầm ấm của những ngày Tết ở quê nhà; mỗi lần nhớ đến lòng tôi xôn xao vừa ngậm ngùi, chạnh nghĩ về quê xưa mà lòng se sắt nhớ!
06/02/2015(Xem: 6510)
Năm Mùi lại sắp đến và ta thường hỏi là tại sao tên gọi là Mùi, không là dê, dương hay vị ...? Phần này đưa ra vài cách nhìn hầu giải thích phần nào các lý do dẫn đến hiện tượng trên. Ngôn ngữ con người biến đổi theo thời gian (âm cổ và âm hiện đại) và không gian (phương ngữ, thổ ngữ, ngữ hệ), thành ra phần này sẽ bàn về các dữ kiện minh xác kết quả trên. Đây cũng là mục đích chính của loạt bài "Nguồn gốc Việt (Nam) của tên 12 con giáp", phần này tiếp theo bài "Nguồn gốc Việt Nam của tên 12 con giáp – Mùi/Vị - *mjei – Dê (phần 15)". Các bài viết sau nhưng cùng một chủ đề sẽ đánh số với mẫu tự A, B, C… Hi vọng loạt bài này gợi ý và tạo thêm động lực cho người đọc tìm hiểu thêm về tiếng Việt và những liên hệ ngôn ngữ thật thú vị. Các chữ viết tắt trong bài này là LM (Linh Mục), BK (Bắc Kinh),
05/02/2015(Xem: 8336)
Như thường khi, vào những dịp cuối năm với bề bộn lo toan ngày tết mới, tất cả ai ai cũng đều chăm chú vào từng tờ lịch phía dưới của ngày âm lịch mà thường khi ngươi ta ít khi chú ý đến ngoại trừ phải tính các ngày giỗ, thôi nôi hay tang chế.v…v…
05/02/2015(Xem: 7071)
Tết. Một chữ thôi mà sao cũng đủ làm cái cớ lớn để tôi bâng khuâng quá chừng. Tôi đã sống qua chừng đó năm tháng rồi sao? Vậy là tôi sẽ không còn đủ thời gian để tận mắt chứng kiến bao điều sẽ xảy ra trên hành tinh này với những buồn vui khó nói trước...
05/02/2015(Xem: 6871)
Dê sống hoang giã 50.000 năm trước tại: Á Châu, Âu Châu và Phi Châu trên đồi núi nên gọi là wild goat/ Wildziegen. Dê có thân hình dài từ 1,2 đến 1,6m, đuôi dài 15-20 cm, cao từ 0,7 m đến 1m, trọng lượng tùy theo dê đực hay dê cái nặng từ 25 kilô đến 100 kilô. Khoảng 8000 -10.000 trước CN thì loài người bắt dê về thuần hóa thành gia súc như: gà, chó, heo, ngựa, trâu, bò.
05/02/2015(Xem: 4818)
Hằng năm, cứ vào lệ thường đêm giao thừa, thầy trò chúng ta thường tụng kinh phúc chúc an lành cho nhân loại, cho đất nước Việt Nam, cho chư thiên, thọ thần, cho tất cả ân nhân, thí chủ, cho chư Phật tử gần xa và cho cả chúng ta một năm mới tốt lành hơn, an vui hơn.
04/02/2015(Xem: 31081)
Ước vọng của con người luôn là những gì tốt đẹp, sung túc và dài lâu, cần phải đạt được trong một tương lai gần nhất. Nói cách thực tế theo quán tính của người bình phàm, thì đó là hạnh phúc (phước), thịnh vượng (lộc), sống lâu (thọ). Với các chính trị gia, và những nhà đấu tranh cho dân tộc, cho đất nước, thì đó là tự do, dân chủ, nhân quyền. Với đạo gia thì đó là giải thoát, giác ngộ, và niết-bàn.
03/02/2015(Xem: 6904)
Xuân về nở nụ chứa chan. Lòng vui rộn rã như đang tự tình. Phiêu linh một chút hòa bình. Cầm tay thiên hạ nói mình rất thương.
03/02/2015(Xem: 6895)
Xuân tràn đầy sức sống Hạt tinh tấn đâm chồi Hoa khiêm cung bi trí Tưới tẩm mầm Thánh nhân. Mỗi ngày hoa đều nở Cúng dường ngôi Tam bảo Tô điểm đạo và đời Xuân phước tuệ trang nghiêm. (Thích Nữ Giới Hương)
02/02/2015(Xem: 11993)
Vào thuở thịnh Đường, Lục tổ Huệ Năng ( 慧 能 638-713 ) sau khi đắc pháp với Ngũ tổ Hoằng Nhẫn ( 弘忍) và được truyền Y bát, nghe theo lời dạy của sư phụ phải ở ẩn một thời gian rồi sau mới ứng cơ giáo hóa. Ngài được Ngũ tổ đưa đến bến Cửu giang rồi chèo đò qua sông đi về phương nam, đến thôn Tào Hầu (曹候村), phủ Thiều Châu (韶州府) nương náu trong một am tranh. Lưu Chí Lược 刘志略 là một nhà Nho chưa biết ngài kế thừa Tổ vị, thấy ngài tu khổ hạnh khiêm cung, bèn hết lòng hộ trì. Ông có một người cô ruột là Thiền ni Vô Tận Tạng (無盡藏比丘尼) không rõ ngày sanh, chỉ biết bà mất vào năm 676 sau TL. Lúc ấy Lục tổ 38 tuổi.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]