Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Bắt đầu và kết thúc từ một mùa Xuân

28/01/201700:59(Xem: 4350)
Bắt đầu và kết thúc từ một mùa Xuân




Thiệp Xuân PL (2)

Nội san Vô Ưu

 

BẮT ĐẦU VÀ KẾT THÚC TỪ MỘT MÙA XUÂN


 

       Nhớ tính triết lý của bộ phim Hàn Quốc "Xuân Hạ Thu Đông rồi Xuân" trước đây chắc rằng ai cũng đã từng một lần xem qua. Nếu nói cho tròn câu để tựa đề bộ phim thêm hấp dẫn là "Xuân Hạ Thu Đông" thì có thể sẽ không gây thắc mắc. Thêm một từ "Xuân" nữa vào có lẽ những người thực hiện không đơn giản ý niệm rằng không chỉ là thêm mà là khằng định quy luật tất yếu cõi nhân gian. Với triết lý nhà Phật, chuyện xuân hay không xuân chẵng có gì là ý nghĩa, tất cả do cuộc sống mà ra và đương nhiên từ cuộc sống mà diệt. Chẵng có chi là quan trọng.

 

           Vậy nên, nếu chúng ta chấp nhận theo nghĩa sống thế gian, thì các nhà làm phim thêm chữ xuân ấy vào thì cũng nên hiểu nó khác với chữ xuân đầu .

 

           Con người ta vì thế chọn mùa xuân là mùa của sự sống, của hy vọng tốt đẹp. Nắm qua mình sống vui buồn sướng khổ đan xem nên xuân lại đến với chúng ta lại mang một màu áo mới. Có ai đó thầm ước nguyện năm cũ mau qua cho năm mới lại về, gởi váo đó tất cả những hy vọng, hoài bảo tốt đẹp và yên bình nhất cho cuộc sống. Và cứ thế, mùa xuân cứ lặp đi lặp lại bằng những điệp khúc gian nan chốn nhân gian ấy. Vậy thì nói "đời là bể khổ" thì có gì sai đâu ! Mình vui buồn sướng khổ do chính nghiệp dĩ của mình ấy thôi.

 

           Tất nhiên, mùa xuân của mỗi người mỗi khác, ví như những vui buồn sướng khổ của từng người đều khác biệt. Nói theo ngôn ngữ nhà Phật là biệt nghiệp mỗi một chúng sanh đều khác nhau. Cho nên mùa xuân với anh thì bắt đầu nhưng mùa xuân với tôi thì kết thúc. Kết thúc một chuyện đởi, một phần nghiệp dĩ đã gian nan thực thi  nhiệm vụ trả hết cho người suốt năm qua !

 

           Nghĩ về mùa xuân, ngày tết dân tộc Việt Nam

           Người học phật chúng ta may mắn nhận ra được những điều đó nên xuân đến xuân đi thì cứ như lẽ tự nhiên , không hững hở mà cũng chẵng nồng nhiệt làm chi với mớ lo toan, mệt mỏi rồi cho đó là mùa xuân. Có đáng nói chăng là từ trong ý niệm chốn nhân gian này, mùa xuân gắn liền với nền tảng dân tộc, với cuộc sống đây ước vọng , luôn muốn được vươn lên của chốn tối tăm nghèo đói. Mùa xuân được trân trọng từ ý niệm đó. Và khi nền tảng dân tộc được trường tồn bằng sức sống văn hóa đặc trưng , thì chuyện mùa xuân ở đây lại trở nên thiêng liêng cao cả, mang ý nghĩa thiết yếu trong đời sống hiện tại và mai sau của cả một dân tộc. Những thế lực đen tối thường  xuyên rình rập, tìm đủ mọi khe hỡ để đánh phá nền tàng dân tộc bằng rất nhiểu chiêu bài có tiếng vang ! Thậm chí vài ba ngày nghỉ mà chính phủ đã chọn vá quyết định cho cán bộ , nhân viên hằng năm cũng bị đem ra phân tích lợi hại.

 

             Một chàng sinh viên, một chị làm nghề Osin hay những nghề lao động chân tay thì mong ước mùa xuân về để làm thêm tăng thu nhập gởi về cho gia đình. Trong khi đó một gười làm dâu trong một gia đình phong kiến thì lại mong mõi mùa xuân đừng về để khỏi bị nhà chồng sai khiến mệt lừ ba ngày tết ! Ngoài ra còn có những tư tưởng  lợi dụng nền tàng kinh tế, nông nghiệp chen vào yêu cầu ăn tết tây, bỏ tết ta, thực chất chỉ vì những người, này cảm thấy khó chịu trước  những tập tục dân tộc ngày tế mang ý nghĩa nhân văn rất cao..v..v..Đó là khái lược tổng hợp các diễn đàn vừa qua báo chí mở ra để tranh thủ ý kiến bạn đọc. Trong đó có một ý kiến ngắn mà cũng là khằng định đúc kết rằng " những ai muốn bỏ ngày tết dân tộc, hay muốn ngày tết ngắn lại, đó không phải là người Việt Nam".

 

             Mỗi người trong chúng ta, khi bước lên đường, hòa nhập vào dòng chảy thời gian, dù có mang màu sắc khác biệt dân tộc nơi xứ người, đều mang theo trong hành trang một gia tài quý giá của dân tộc, xuất phát từ cuộc sống gia đình. Rất không may cho các thế lực u minh chống phá ngày tết- mùa xuân dân tộc, ngày tết cổ truyền của Việt Nam không phải là dịp để rãnh rang đi du lịch hay tụ họp ăn uống hoặc  khoe khoang sự giàu sang giã ảo; mà là dịp để người thân, con cháu trong gia đình đoàn tụ với nhau. Chính cái nét đẹp ấy giúp cho ngày tết dân tộc Việt Nam có ý nghĩa sống động , lung linh nhất mà khắp nơi đều hết lời ngưỡng mộ và ca ngợi. Ngày tết Việt Nam dù trong hoàn cảnh chiến tranh, nghèo khó hay trong hạnh phúc sum vầy vẫn chỉ có một gam màu đoàn tụ rất đẹp ấy. Lúc ngặt nghèo thì một hai đòn bánh tét, bánh chưng dâng cúng ông bà ba ngày tết cũng đâu có mất ý nghĩa; còn khi giàu thì lễ nghĩa tươm tất hơn , hiếu hỷ mừng tuổi nhau, lì xì cho các cháu nhỏ, góp thêm nét đẹp vốn đã đẹp quá chừng rồi của ngày tết dân tộc chúng ta.

 

               Mùa xuân hằng năm có ngày tết dân tộc thêm rạo rực là vậy. Bởi vì mùa xuân mới là sự bắt đầu của một hành trang mới bước vào những ngày tháng chờ đợi phía trước, bỏ lại sau lưng những ưu phiền năm cũ, trong đó có mùa xuân cũ đã qua.

 

               Trong chốn nhân gian, từ hiện tượng duyên sinh của đất trời, con người đã định vị được ngày tháng và bốn mùa luân chuyễn và đặt tên cho đó những xuân hạ thu đông. Để con người có chỗ mà vịnh vào đó để sống , để đấu tranh với nghịch duyên và để tồn tại. Vì thế, thêm một từ xuân vào vòng xoay bốn mùa như bộ phim nói trên là Xuân Hạ Thu Đông rồi Xuân âu cũng đâu có gì sai biệt hay mất đi ý nghĩa mà cũng do chính con người đã biết dùng đến trí khôn từ thưở khai thiên lập địa đến tận bây giờ đặt để.

 

                Vâng! Tất cả phải bắt đầu từ mùa xuân để rối chính mùa xuân cũng là điểm ta phài đến, phải kết thúc.

 

 

                                      Xuân Đinh Dậu 2017

                                      Dương Kinh Thành



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
06/02/2016(Xem: 9186)
Chiều cuối năm vắng nhà - Xuân đầu tiên xa mẹ - Lòng buồn nên thở than - Tái tê vì nhớ quê…
06/02/2016(Xem: 4189)
Về chùa lễ Phật vui năm mới Hái lộc mừng xuân đón khí lành. Hạnh phúc sẻ chia cùng bạn đạo Buồn vui gánh vác với anh em. Đất nước thái bình xuân thịnh vượng Quốc gia hưng thịnh tết khương ninh. Người già tăng thọ vui con cháu Tuổi trẻ hưng danh hiển tổ tông.
05/02/2016(Xem: 6057)
Người Trung Hoa và người Ấn Độ coi khỉ như một con vật linh thiêng là thần khỉ là hầu vương, đại thánh tề thiên. Trong lãnh vực võ thuật cổ truyền, khỉ có riêng biệt những thế võ khỉ được gói ghém trong những bài “Hầu Quyền.”
05/02/2016(Xem: 7180)
Người qua một giấc Đông miên - Trở mình tỉnh thức.. ngoài hiên Xuân về
05/02/2016(Xem: 7332)
Nghinh xuân trống gõ bên thềm - Đỏ hoa Râm Bụt cửa Thiền mãn khai
05/02/2016(Xem: 6782)
Rộn ràng chuông mõ ê a Cuối năm các Tiểu vào nhà đón Xuân.
05/02/2016(Xem: 8540)
Xuân qua xuân lại mấy lần Hoa Xuân rơi rụng cũng ngần ấy thôi Xuân là tất cả đất trời Trăm hoa đua nhụy đón mời Xuân sang Cuộc đời như thể mây tan Trải qua mọi cảnh cung đàn biệt ly Người xưa đâu qủan sá gì Dẫu cho tóc bạc không vì xôn xao Xuân đi ai bảo xuân nào Hoa kia còn mãi trôi vào không trung Cành mai một nhánh trùng phùng Đêm qua sân trước như chừng nở hoa.
02/02/2016(Xem: 4242)
“Chúc Xuân Mới” dẫu Đông-Tây-Nam-Bắc Tất cả những lòng ước nguyện như nhau : Cầu Thế giới Thanh bình Nhân sinh An lạc Để thưởng Xuân với cảnh đẹp muôn màu
01/02/2016(Xem: 4338)
Cuối cũng rồi cũng đến ngày cuối năm, cái ngày như được báo trước bởi phong tục cúng tiễn đưa Ông Táo về trời 23 thang chạp. Nhớ lại quảng đời tuổi thơ của mình, khi chưa đủ trí khôn để hiểu rõ nguồn gốc, sự tích Ông Táo, chỉ biết ông qua hình ảnh đội mão cánh chuồn xốc xếch, mặc áo dài đen nhưng không có quần dài, để lộ hai ống quyển đầy lông lá và mang đôi giày quá cở trông rất buồn cười. (ảnh 1: Hình ảnh ông Táo trong mắt tôi), nhưng cái ngày cúng tiễn ông lên trời chầu “Ngọc hoàng “ nó thú vị làm sao. Bởi vì trông ông buồn cười vậy nhưng quyền lực của ông nằm trong tớ sớm dài thoòng cặp nách bên mình để trình tấu với Ngọc hoàng. Vậy mà ngày tiễn đưa ông về trời đã đi vào nếp sống của con dân đất Việt tự bao đời.
01/02/2016(Xem: 4267)
Nếu tôi bắt đầu cho bài viết bằng câu “Năm Khỉ nói chuyện Khỉ“ chắc các bạn sẽ lắc đầu cho tôi thuộc loại “Khỉ mốc“ hay “Khỉ khô“ hay tệ hơn nữa là “Khỉ…gió“ gì đi chăng nữa cũng chẳng sao, vì tôi không viết về đề tài nóng bỏng này. Tôi viết cái khác cơ! Tôi nhớ câu nhà văn kiêm nhà báo Chu Tử thời xa xưa đã viết, làm báo khi nào thiếu đề tài cứ việc lôi chuyện Tam Quốc Chí ra bàn là viết được thiên thu bất tận, chủ bút hay chủ nhiệm gì cũng không thể mắm muối được. Trước khi bàn chuyện “lớn“, Thiên thời - Địa lợi - Nhân hòa, tôi xin được sơ qua vài dòng tâm sự cùng các bạn.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567