Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Con gà trong góc nhìn Phật giáo

22/01/201707:20(Xem: 4990)
Con gà trong góc nhìn Phật giáo




xuan dinh dau 2017


Tết Nguyên đán bước sang năm mới 2017 theo chu kỳ can chi là tết Đinh Dậu, Tết con gà. Trong đời thường lẫn văn học nghệ thuật dân gian, hình tượng con gà gắn bó mật thiết với hình ảnh của sự chăm chỉ, dũng mãnh “gà trống gọi mặt trời”, tình mẫu tử “gà mẹ xù lông bảo vệ con” hay như một lời chúc cho cho gia đình con cháu đề huề, vợ chồng mới cưới sớm có con qua bức tranh “Đàn gà mẹ con” của dòng tranh Đông Hồ nổi tiếng…



Việt Nam cũng là đất nước gắn bó mật thiết với Phật giáo với hơn hai nghìn năm hình thành và phát triển của đạo Phật. Vậy thì con gà có vai trò gì từ góc nhìn Phật giáo hay không? Đây là câu hỏi được nhiều người đặt ra và nhất là thời điểm này, Tết con gà Đinh Dậu 2017 đang đến rất gần…

Gà trống – biểu tượng của tham?


Nhằm trả lời câu hỏi này, tháng 2/2016 tác giả Nguyễn Kim Sơn đã có một bài viết về hình tượng con gà trong kinh điển Phật giáo. Có thể đây chỉ là quan điểm cá nhân, nhưng những thông tin cung cấp trong bài viết cũng khá thú vị, đáng để tham khảo.

Theo đó, tác giả Nguyễn Kim Sơn cho rằng, có ba con vật mà kinh điển Phật giáo nói tới nhiều lần và được xem như những biểu tượng quan trọng, đó là con gà trống, rắn độc và con lợn. Ba con vật này là biểu tượng của Tam độc, đó là Tham – Sân - Si (贪、瞋、痴 - tham dục, oán hận và ngu độn). Gọi là Tam độc vì nó là độc tố của tâm, hủy hoại tinh thần và thể xác, ngăn cản con người ngộ đạo. Tam độc là nguồn gốc của khổ đau và phiền não.

Cụ thể, gà trống – biểu tượng của lòng tham. Con gà trống thích một mình quản lãnh đàn gà mái đông như phi tần trong cung vua. Để bảo vệ quyền sở hữu đám gà mái, nó sẵn sàng xù lông dương cựa đánh đuổi bất kỳ con gà trống nào khác xâm nhập lãnh thổ của nó. Đó là tham ái, tham dục.

Gà trống mổ thức ăn nó nhìn thấy như một sự đánh dấu sở hữu, dẫu nó đã no không thể ăn được nữa. Đó là sự tham luyến vật dục không giới hạn. Phật giáo quan niệm “tham” là động cơ gốc, là căn cội của sự thất vọng, không thỏa mãn, bất hạnh, là nguyên nhân của chiến tranh, tàn ác, cướp bóc tranh giành và những thói xấu. Tham tức là khổ. Giảm lòng tham là phép giải độc tố cho tâm, khiến cho nó trong trẻo an lạc.

Rắn độc – biểu tượng của sân hận, giận giữ, oán thù và sự nguy hiểm. Con rắn độc mang sẵn trong mình nó nọc độc. Nó dùng nọc độc để hạ gục con mồi, hạ gục đối phương. Nó dùng độc để tự vệ, dùng độc để đối đãi với kẻ khác và đặc biệt hơn nữa là nó đem độc để đối đãi đời, đối đãi với đời bằng răng nanh và túi nọc độc.

Con rắn độc sẽ có con khác độc hơn trị nó. Thấy rắn độc người ta xa lánh hay tìm cách tiêu diệt nó. Bản thân nó tồn tại với tư cách một nguy cơ nên bất an và không chung sống an hòa, với muôn loài. Lòng sân hận và oán thù trong tâm người là một loại độc tố. Nó thiêu đốt tâm người ta khiến người ta không yên, nó gây ra sự bất hòa, thậm chí là tội ác.

Bản thân kẻ ôm ấp thù hận và sự giận giữ trong lòng cũng tự hủy hoại tâm mình. Đem oán thù mà đáp trả oán thù thì oán thù chỉ càng thêm chồng chất. Người ta thường nói có ba thứ nên quên, đó là tuổi tác, bệnh tật và oán thù. Buông bỏ oán thù, hỷ xả với giận giữ, tha thứ cho lỗi lầm của người khác vừa tốt cho người vừa thải độc được cho tâm ta.

Con lợn – biểu tượng của sự ngu si tăm tối. Người đời đã tổng kết “ngu như lợn”, biểu tượng sinh động của sự ngu. Nó ăn tích mỡ tích thịt và đợi tới ngày bị người ta mổ thịt. Phật giáo không nhấn mạnh sự ngu ở chỗ thiểu năng trí tuệ hay sự kém cỏi có tính di truyền của tính loài. Bản thân sự ngu cũng không phải là tội.

Phật giáo muốn lưu ý tới việc con người chìm đắm trong bến mê mà không tự biết, ở trong sự nguy mà không biết nguy. Người đời chạy theo vật dục mà không biết nó là nguy hiểm, ngày ngày sân hận mà không biết đó là độc nhiễm. Đáng dừng mà không biết dừng.

Cứ yên trong mê mà lầm là sáng suốt khôn ngoan, có năng lực tự thức ngộ mà không biết khởi phát để nhận thức thấu triệt được bản chân của tồn tại nghĩa là si.

Si là nhầm lẫn, u tối,  tưởng thỏa được vật dục là sung sướng, tưởng tranh cạnh hơn người là thông minh. Cái trí tuệ mà đẩy con người dài theo tham sân thì đó vẫn là si. Chỉ một trí tuệ bát nhã, thứ trí tuệ giúp người ta giải được độc của tham ái, của sân hận, của u tối lầm lẫn mới là trí tuệ đích thực.

Có hay không sự quả báo cho những người sát sinh gà?

Trong giáo lý của mình, đạo Phật khuyên không nên sát sinh quả báo của việc sát sinh là vô cùng đau khổ, đó cũng chính là lý do tại sao, sát sinh là một trong năm giới cấm mà người Phật tử tại gia khi quy y Tam bảo phải quyết tâm thực hiện. Lý thuyết của Phật giáo sau này khoa học đã chứng minh khi các nghiên cứu cho rằng hầu hết súc vật đều có bộ não và hệ thần kinh như con người.

Chúng cũng có cảm giác, biết nóng lạnh, sợ hãi, tham sống và sợ chết. Khi sợ hãi, nhịp tim của chúng đập mạnh, áp suất máu lên cao, hơi thở hổn hển, thậm chí nhiều con còn chảy nước mắt. Thế nên, tước bỏ mạng sống của một con vật là việc làm không nên và quả báo của việc sát sinh sẽ vô cùng nặng nề. 

Quay trở lại với chuyện con gà, cư sĩ Trịnh Tùng trong quyển sách “Nhân quả báo ứng những điều mắt thấy tai nghe” đã viết về sự quả báo cho những người sát sinh gà.

Theo đó, tại Thiên Thai – Đông Bắc có một vị bác sĩ mới ra nghề nhưng rất giỏi. Một ngày nọ, có người phụ nữ hơn 40 tuổi tìm đến khám bệnh. Cô ta bảo bị đau trong yết hầu, nhờ bác sĩ chữa trị.

Bác sĩ xem kỹ bộ dáng của cô, người bệnh nhân này có tiếng nói “Oát, oát” giống như tiếng gà kêu, đồng thời thân thể run run, còn hai tay thì cứ với với như hai cánh của con gà đang đập. Bác sĩ lại khám trong yết hầu của cô, nhưng phía trong yết hầu lại không có bệnh gì cả, việc này khiến vị bác sĩ vô cùng khó hiểu.

Bác sĩ là người Nùng Vĩ, hơn nữa lại là một Phật tử thuần thành. Anh có một gia đình rất hạnh phúc. Mọi người trong gia đình anh từ lớn đến nhỏ đều quy y Tam Bảo, giữ giới tu hành. Anh thấy căn bệnh của người phụ nữ rất giống trạng thái con gà khi bị cắt tiết nên anh đoán ra cô ta đã ăn thịt gà quá nhiều, hai là cô có thể là người buôn bán gà.

Sau khi hỏi kỹ, quả nhiên đúng như những gì anh đã tiên đoán, cô là chủ của một tiệm bán gà ở gần đó. Vì vậy anh nói: “Theo tôi khám thì thấy cô không bệnh về thân, mà đây là bệnh nghiệp, nên có lẽ tôi không có cách để chữa trị cho cô được”. Nghe xong, người phụ nữ này vẫy vẫy hai tay giống như hai cánh gà, miệng thì kêu “oát, oát” giống y như hình trạng con gà đang giẫy chết. Vừa về tới nhà thì cô ngã ngửa ra tắt thở.

Bên cầu Nhật Bản mọc lên tiệm bán gà, lúc mới mở tiệm này do hai người hùn vốn lại làm ăn, nhưng một thời gian sau đó thì tách ra riêng. Khi người chủ được 50 tuổi thì người vợ qua đời, không bao lâu thì đứa con gái đầu và con gái thứ đều lần lượt chết, ông chủ cũng mắc phải căn bệnh quái ác.

Ông đi đủ thầy, tìm đủ thuốc, tốn rất nhiều tiền của nên bệnh mới dần dần bình phục. Bảy năm sau, bệnh ông bỗng nhiên tái phát dữ dội, càng ngày bệnh càng trầm trọng hơn, thuốc bao nhiêu cũng không còn tác dụng nữa. Ông gọi con trai cả cùng con dâu đến bên cạnh và nói: “Ba đau quá! Mau lên, mau lên, các con hãy đuổi những con gà ở xung quanh ba đi!”.

Ông vừa nói vừa tỏ ra rất đau đớn. Con cháu hỏi lý do vì sao ông lại nói như thế, ông nén cơn đau bảo: “ Các con không thấy sao? Do trước kia ba giết gà, nên bây giờ những con gà bị giết nó xúm lại quanh ba. Có con còn dùng chân cào lên mình ba, có con mổ khắp người ba. Đau nhức quá! Các con ơi, làm ơn đuổi những con gà giùm ba đi. Đau quá, sợ quá! Kiếm tiền nhiều để làm gì mà không trị được bệnh đây trời ơi. Không, không nên làm cái nghề này nữa”. Nói xong thì tắt thở, từ đó con cháu ông sợ nên bỏ nghề, không còn dám bán gà nữa.

Những câu chuyện trên có thể có thật hoặc chỉ là một sự đúc kết để hướng tới một thông điệp: Không nên sát sinh! Nhưng dù thế nào thì cũng có thể thấy cho dù bạn là ai, có tín ngưỡng hay không tín ngưỡng, có tin nhân quả hay không tin thì bạn vẫn phải chịu sự chi phối của định luật nhân quả.

Gieo nhân thiện gặt quả thiện, gieo nhân ác nhất định sẽ gặt ác báo, không sớm thì muộn. Luật nhân quả không bỏ sót một mảy lông, một bụi trần. Tin sâu và luật nhân quả, ngăn ngừa ý nghĩ ác, lời nói ác và việc làm ác thì cuộc sống của mỗi người mới được an vui trên cõi trần ngắn như chớp mắt này. 

Linh Thụy






Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
24/01/2024(Xem: 2103)
Trang Nhà Quảng Đức chúc mừng xuân Đạo pháp hằng khai lực trí nhuần Mõ kệ an lành trao khắp chốn Mai vàng thấp thoáng đợi ngoài sân Tâm Phương viện chủ bình tâm sáng Nguyên Tạng trụ trì lắng sự chân Bát Nhã thường soi bày tuệ hiển Hương ngàn rộng trải đất trời ngân
24/01/2024(Xem: 1129)
Tết đã về chưa ? Tết đến chưa ? Mà sao xuân sắc rộ Vườn chùa Chuồn vờn khắp lối tìm hơi lạnh Én liệng Đầy trời Trốn gió mùa Thượt dượt ấp e trong nụ biếc Cành đào đã hé giữa cành đưa Tâm hoa chiêu cảm vườn xuân sắc Mặc kệ nắng chang cứ giỡn đùa
20/01/2024(Xem: 1162)
Đạo Phật là đạo từ bi trí huệ, mục đích tối thượng của đạo Phật không ngoài việc giúp con người sống an lạc, buông xả để đi đến giác ngộ và giải thoát. Đức Phật cũng từng nói:” Nước trong biển chỉ có một vị mặn và pháp của ta cũng chỉ có một vị giải thoát”. Đạo Phật hình thành và phát triển ở Ấn Độ từ hai mươi lăm thế kỷ trước bởi đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Ngày nay đạo Phật có mặt khắp năm châu và với nhiều tông môn pháp phái truyền thống khác nhau. Dù có tu học theo trường phái nào hay tông môn nào cũng đều căn cứ vào cái căn bản cốt lõi của đạo Phật ấy là: Tứ diệu đế, bát chánh đạo, ba mươi bảy phẩm trợ đạo...Trong ấy thì bát chánh đạo chính là con đường trung đạo, con đường chuyển phàm thành thánh, chuyển mê thành giác, chuyển ngũ trược ác thế thành niết bàn. Không cứ gì Phật tử, tất cả mọi người trên thế gian này nếu y cứ theo bát chánh đạo mà hành thì cũng đều thành tựu được cả. Mọi người dù có mang nhãn mác gì đi nữa nhưng một khi thực hành tu tập bát chánh đạo thì cũn
17/01/2024(Xem: 3116)
Có hay đâu, Mùa xuân đang đến ! Khi ta còn dong ruỗi gió sương Bước thời gian trôi về muôn bến, Bóng chiều xa khuất nẽo quê hương.
16/01/2024(Xem: 4265)
Vườn thiền tĩnh mịch gió vờn hoa Chuông vẳng bên song lặng ác tà Nghiệp thiện vun trồng cây hạnh nở Đường lành dạo bước lối thiền qua Trăng huyền chiếu sáng trên ao diệu Phật bảo ngời soi dưới tháp ngà Mộng ảo tan dần khơi suối ngọc Trần duyên nghiệp lực bỗng vơi xa!
16/01/2024(Xem: 1768)
Xuân về cây lá xanh tươi Hoa khoe sắc thắm nắng cười cùng hoa Yêu thương nắng trải chan hòa Vạn vật chung hưởng thăng hoa vì đời. Xuân về thương nhớ khôn lời Thương người viễn xứ nhớ trời quê hương Nhớ khu phố nhỏ con đường Thương thời thơ ấu khói vương chiều tà.
05/01/2024(Xem: 4130)
Xuân, Hạ, Thu, Đông bốn mùa tuần hoàn theo vũ trụ, nhưng mùa Xuân bao giờ cũng được người ta ví von ca ngợi nhiều nhất. Vì mùa Xuân được đất trời thiên nhiên ban tặng cho một khí hậu ôn hòa để ươm mầm và tăng sức sống cho nhiều loài cỏ cây, hoa trái... cùng khoe sắc như một tác phẩm nghệ thuật hài hòa sống động, phô bày với muôn ngàn vẻ đẹp. Mùa Xuân mang đến niềm tin yêu và hy vọng, mang đến nhiều ước mơ, nhiều kỳ vọng thanh cao tươi sáng. Ước mơ được bình an hạnh phúc cho mình và cho mọi người trên toàn cầu. Đó là một tâm thức cao đẹp nhất của người con Phật mừng đón mùa Xuân mới.
03/01/2024(Xem: 1117)
Đêm dần tàn và ngày mới đang lên Băng tuyết lạnh mần thủy tiên đã nhú Mùa đông trắng cành đào hồng đơm nụ Xuân rạng ngời hoan hỷ đợi muôn hoa
27/10/2023(Xem: 16613)
Ngưỡng bạch Chư Tôn Thiền Đức, thân mẫu chúng con khi sinh tiền dốc lòng vun trồng cội phúc, gieo nhân chí thiện cần mẫn cực nhọc lo lắng cho chúng con. Nhớ lại những khi răn bảo dặn dò, những lúc nhọc nhằn nuôi dưỡng. Nhưng hởi ôi ! Ân sâu chưa trả, nghĩa nặng chưa đền mà ngày nay người đã vĩnh viễn ra đi để lại muôn vàn nhớ thương cho con cháu. Thật: Cây muốn lặng mà gió chẳng ngừng, Con muốn phụng dưỡng mà Cha Mẹ đã khuất bóng.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]