Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Ngày Xuân nói về Bộ Tượng Tam Không

01/04/201107:16(Xem: 7775)
Ngày Xuân nói về Bộ Tượng Tam Không

Bo Tuong Khi Tam Khong-21

NGÀY XUÂN NGHĨ VỀ 

BỘ KHỈ TAM KHÔNG 
TRONG XÃ HỘI NGÀY NAY 
Nguyễn Thượng Chánh, DVM

Hình tượng ba con khỉ: con thì dùng tay che hai mắt, con thì dùng tay bịt hai tai và con thì dùng tay bịt miệng lại…đã nói lên sự khôn ngoan của người biết giữ lễ.Đây là một phương châm xử thế: Không nhìn những việc gì xấu, không nghe những lời nói xấu,không nói điều xấu xa đê tiện.

 “See no evil, hear no evil, Speak no evil”

Người ta nghi rằng nguồn gốc của triết lý tam không nói trên có lẽ đã được một nhà sư Phật gíáo thuộc tông phái Thiên thai(?) (Tiantai Zong),Trung Quốcđề cậpđến trong tác phẩm của ôngta, “ Không thấy, không nghe và không nói” vào koảng thế kỷ thứ VIII.

Sau đó thì tư tưởng nầyđược du nhập vào Nhật Bản với sự ra đời của hình tượngđiêu khắcba con khỉ.Ngày nay hình tượng bộ khỉtam khôngxưa nhứt là tác phẩm của nhàđiêu khắcHidari Jingoro (1594-1634) dược thấy thờ tại đền ToshoguởNikko, Nhật Bản.

Theo ngôn ngữ Nhật Bản:

-Nizaru:tôi không nhìn điều xấu
-Kikazaru: tôi không nghe điều xấu
-Iwazaru: tôi không nói điều xấu

Đó là triết lý của Đức Khổng Tử trong Luận Ngữ: Phi lễ vật thị, phi lễ vật thính, phi lễ vật ngôn. Không nhìn không thấy những điều trái lễ, không nghe những điều trái lễ, và không nói những điều gì trái lễ.

Đền thở Toshogu -photo http://www.wingsunfurled-web.com/fr/carnet-voyage/asie/japon/nikko.html

Hình điêu khắc ba con khỉ do Hidari Jingoro tạc ra được trên vách đền Toshogu ởNikko, nhật Bản(photo Wikipedia)

Tư tưởng trên được thánh Gandhi đem áp dụng làm phương châm trong đời sốngvàtrong công cuộcđấu tranh giành độc lập cho Ấn Độ.. Lúc nào ông cũng mang theo bên mình hình tượng bộ khỉtam không..

Mahatma Gandhi (1869 -1948)

Triết lý không thấy, không nghe, không nói cũng bị nhiều người diễn giải khác đi:

- Có người thấy và nói ra nhưng họ không bao giờ nghe theo những gì người khác nói.

- Có người không bao giờ thấy bất cứ gì, nhưng họ nghe người khác và nói ra.

- Có người nghe và thấy nhiều việc nhưng họ không bao giờ nói ra hết.

Theo triết lýĐông phương, mọi sự vật trong đời đều bị chi phối bởi lýâm và dương đối nghịch với nhau. Cử chỉ của ba con khỉ có thể nói lên tính chất tương phản của âm dương trong cuộc sống hằng ngày.

Theo Tây phương, hình ảnh của bộ khỉ ba khôngđãnói lên một sự tự kiểm duyệt (autosensure) vàđồng thời cóhàm ý sự vô trách nhiệm, hèn nhát vàích kỷcủa bản thân.

- Không muốn nhìn, muốn thấy những điều gì có thể gây khó khăn tạo thêm vấn đề cho mình.(tránh khỏi bịrắc rối, phiền phức,tránh khỏi bị mất công)

- Không muốn nói ra những điều mình biết vì có thểbịđụng chạm, tạo thêm nhiều rắc rối.

- Không muốn nghe để có thể giảđò làm như mình không biết gì hết.

Đôi khi chúng ta có thể thấy thêm một con khỉ thứ tư nữađang khoanh tay. Nhưng có lẽ con khỉ nầy đã được kỹ nghệ đồ vật kỷ niệm chế thêm nhằm mục đích kinh doanh. Con khỉ thứ tư nầy có tên là Shizaru và cóý nghĩa là:phi lễ vật động haykhông làm điều xấu xa.

Sometimes there is a fourth monkey depicted with the three others; the last one, Shizaru, symbolizes the principle of"do no evil". He may be shown crossing his arms..(Wikipedia)

Bộ khỉ tứ không( photo internet)

Ba con khỉ trong xã hội ngày nay

Xã hội vật chất ngày nay đã tạo nên con người ích kỷ qua phương châm: Muốn sống bình an phải giảđui, điếc và câm.Ai chết mặc ai.

Thật vậy, trong đời sống hằng ngày có khi triết lý tam không (Không thấy, không nghe, không nói)đã giúp chúng ta có được sự an ổn trong gia đình cũng như ngoài xã hội.

Ứng dụng triết lý tam khôngvào Trung Quốc ngày nay: ai chết mặc ai!

2 Videos rất nhẫn tâm:1)xe đúng bà già trước sự thờơ, vô cảm của dân chúng ngoài đường-http://www.youtube.com/watch?v=cK0Mblr2kGU

2)Em bé 2 tuổi bị xe cán 2 lần ,nhưng người qua lại vẫn tỉnh bơ.

http://www.wat.tv/video/fillette-renversee-video-qui-4c8r3_2exyh_.html

Người Việt, trong xứ và hải ngoại có vô cảm không?

Biết, thấy và nghe nhưngkhông làm để mình được khỏe và bình an

“Người Việt “đành phải vô cảm” để tự bảo vệ mình?

http://dantri.com.vn/dien-dan/nguoi-viet-danh-phai-vo-cam-de-tu-bao-ve-minh-674380.htm

Tâm lý “đành phải vô cảm” diễn ra khá phổ biến khi điều đầu tiên người ta nghĩ chính là sự an toàn của bản thân và gia đình.

Tôi suy nghĩ rất nhiều về chuyện dạy con làm người. Về lý thuyết, tôi phải dạy con làm người chính trực, có lòng trắc ẩn và sẵn sàng chia sẻ. Nhưng trong thâm tâm, tôi cũng lo cho sự an toàn của con và của chính bản thân mình bởi xã hội ngày nay quá nhiều bất trắc. Có lần, tôi đang đưa con đi học thì thấy một người phụ nữ đang bị một nhóm người xông vào đánh. Tôi chỉ liếc nhìn một cái rồi phóng xe qua rất nhanh. Về nhà, con tôi bảo: Bố ơi, sao lúc nãy bố không dừng lại cứu cô kia?. Tôi buột miệng bảo: Không, dây vào để mà phải vạ à? Nói xong, tôi bỗng thấy mình sao mà ích kỷ. Nhưng mà, có lẽ lần sau tôi vẫn sẽ làm thế..." - một người đàn ông chia sẻ…”(Ngưng trích Mỹ Hạnh vnMedia)

Việt Nam là một trong những nước 'ít cảm xúc' nhất thế giới

Việt Nam đứng thứ 13 trong bảng xếp hạng những quốc gia mà người dân ít có cảm xúc nhất, theo một cuộc khảo sát quốc tế.”( VnExpress)

http://vnexpress.net/gl/the-gioi/cuoc-song-do-day/2012/12/viet-nam-la-mot-trong-nhung-nuoc-it-cam-xuc-nhat-the-gioi/

Người Việt hạnh phúc thứ nhì thế giới”

Quỹ Kinh tế Mới (NEF) đánh giá Việt Nam đứng thứ hai trong bảng xếp hạng Chỉ số Hành tinh Hạnh phúc (HPI) của năm 2012.
Việt Nam ở tốp 5 của HPI 2009”(VnExpress)

http://vnexpress.net/gl/the-gioi/2012/06/nguoi-viet-hanh-phuc-thu-nhi-the-gioi/

Kết luận

Tâm viên ý mã

Hãy dùng cái tâm của mình để mà nhìn, nghe và nói.

Hình ảnh Bộ khỉ tam không đã nhắc nhở chúng tavề tầm quan trọng củaTâm viên ý mã trong phép thiền.

Chúng ta phải biết kiểm soát cái tâm vọng động, chẳng khác gì con khỉ chạy lăng xăng.

“Tâm viên là vượn tâm, là tâm loạn động như vượn khỉ. Loài khỉ thường hay nhảy nhót, khọt khẹt, đứng ngồi không yên, thường chuyền hết từ cành cây này sang cành cây khác, lại hay phá phách bắt chước nên người đời có câu "liếng khỉ".

Tâm người ta cũng thế, không khi nào được yên, cứ lăng xăng, lộn xộn, suy nghỉ, nghĩ hết chuyện này đến chuyện khác, từ quá khứ, hiện tại đến tương lai, đó là tâm viên. Tâm này sẽ đưa con người đến loạn động, phát sinh ra đủ thứ phiền não, cấu uế nếu không tu hành giới, định tuệ, như chiếc kiền ba chân vững chắc không làm rơi rớt đồ đạc khi để lên trên, "dù ai nói ngữa, nói nghiêng, ta đây vẫn vững như kiền ba châm",cũng là vậy. Bởi vì tâm chúng sinh bị vô minh che lấp nên phần nhiều hướng ác nhiều hơn thiện. Vì thế nên có câu:

"Giữ xét tâm viên, quán sát thực tướng" (Ngưng trích-Thiện Anh Lạc-Tâm Viên Ý Mã…Thức Nhân-quangduc.com)

http://quangduc.com/Nepsong/34yma.html

Nhưng, dù là pháp nào chăng nữa thì việc thực hành cũng là trình tự đưa tâm từ trạng thái nhiều vọng tưởng về trạng thái ít vọng tưởng rồi về nhất tâm, về sau từ từ đạt đến vô tâm, rồi liễu tâm, ngưng dứt dòng suy nghĩ miên man, liên tục của ý thức. Nhà Phật quan niệm rằng sự suy nghĩ liên tục, miên man, của ý thức, còn gọi là "tâm viên ý mã", tức là tâm ý vọng tưởng chạy nhẩy như con vượn, con ngựa, có tác hại là đã che mờ mất Chân Tâm, Trí Tuệ Bát Nhã”.(Ngưng tríchCách ngồi thiền đúng phương phápThư Viện Hoa Sen )./.

http://thuvienhoasen.org/D_1-2_2-104_4-4231/cach-ngoi-thien-dung-phuong-phap.html

 

Tham khảo
-Wikipedia- Singes de la sagesse
http://fr.wikipedia.org/wiki/Singes_de_la_sagesse
-Nếp sống mới. ChuyệnBa con khỉ
http://www.vietchristian.com/nepsongmoi/nsm157-158.pdf
Montreal, Feb 2013




Bo Tuong Khi Tam KhongBo Tuong Khi Tam Khong-10Bo Tuong Khi Tam Khong-11Bo Tuong Khi Tam Khong-12Bo Tuong Khi Tam Khong-13Bo Tuong Khi Tam Khong-14Bo Tuong Khi Tam Khong-15Bo Tuong Khi Tam Khong-16Bo Tuong Khi Tam Khong-16Bo Tuong Khi Tam Khong-17Bo Tuong Khi Tam Khong-18Bo Tuong Khi Tam Khong-19Bo Tuong Khi Tam Khong-2Bo Tuong Khi Tam Khong-20Bo Tuong Khi Tam Khong-21Bo Tuong Khi Tam Khong-22Bo Tuong Khi Tam Khong-23Bo Tuong Khi Tam Khong-24Bo Tuong Khi Tam Khong-25Bo Tuong Khi Tam Khong-26Bo Tuong Khi Tam Khong-3Bo Tuong Khi Tam Khong-4Bo Tuong Khi Tam Khong-5Bo Tuong Khi Tam Khong-6Bo Tuong Khi Tam Khong-7 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
23/01/2014(Xem: 7178)
Thiệp Mừng Xuân & Mời Dự Lễ Tết tại Ấn Độ - Thích Huyền Diệu
23/01/2014(Xem: 13230)
Cuối năm, người ta thường đúc kết những sự kiện, tin tức, những bài học về sự thành công hay thất bại, thu hoạch hay tổn thất, được và thua, còn và mất… trong suốt một năm, qua cuộc đời của từng cá nhân hay tập thể (danh tiếng hay vô danh), của các ngành nghệ thuật, nhân văn và khoa học, của tổ chức (tôn giáo, xã hội, quốc gia, cộng đồng nhân loại).
23/01/2014(Xem: 8225)
Nụ cười của Ngài thực là lạ! Cười gì mà căng hết cả đường gân sớ thịt của khuôn mặt. Cười gì mà phô ra ngoài hết tất cả hàm răng, cả đầu lưỡi. Cười rứa mà sao thấy khuôn mặt của Ngài vẫn cứ đẹp lạ đẹp lùng, khuôn mặt Ngài vẫn cứ tròn đầy ba mươi hai tướng tốt, tám mươi vẻ đẹp của chư Phật ba đời. Hỏi thử vô lượng chúng sinh ở cả ba cõi, ai dám… chê nụ cười của Đức Từ Thị ấy nhỉ?
23/01/2014(Xem: 16890)
Nhân Sinh Nhật 65 tuổi Tây (1949 – 2014) tức 66 tuổi Ta của Hòa Thượng Thích Như Điển, Phương Trượng Chùa Viên Giác, sáng lập Chủ Nhiệm Báo Viên Giác tại Hannover, Đức Quốc; và kỷ niệm 50 năm xuất gia (1964 – 2014); đồng thời cũng để kỷ niệm 35 năm Báo Viên Giác (1979 – 2014), chúng con/chúng tôi sẽ thực hiện số báo đặc biệt Viên Giác 201, phát hành vào tháng 6.2014, với chủ đề: Hòa Thượng Thích Như Điển – 50 Năm Xuất Gia và Hành Đạo
23/01/2014(Xem: 7517)
Mỗi lần tết đến, chúng ta ôn lại những việc trong năm, những đoạn đường đã qua, những sai lầm thiếu sót và những tạm thời thành tựu. Có những tiến bộ trên con đường Phật đạo thì chúng ta càng gần với vị Phật tương lai, Đức Di Lặc hơn.
23/01/2014(Xem: 6031)
Dường như từ khi bước qua khỏi tuổi 60, người ta thường có nhiều thời gian hơn cho những giờ phút “ngồi mà nhớ lại”? Ngồi yên một mình trong vườn hay bên hiên vắng vào buổi sớm mai mặt trời chưa sáng rõ hay khi chiều tà còn vướng vất chút nắng hanh vàng góc cuối chân trời phía xa
23/01/2014(Xem: 5430)
Hình như cứ mỗi độ cuối năm, các chợ là nơi dự báo sớm một cái Tết nữa lại đến. Năm đó, còn già một tháng nữa mới tới Tết con Rồng, nhưng ở vùng Phủ An, từ chợ phủ đến các chợ quê hàng hóa đã nhiều hơn ngày thường, cảnh chợ Tết nhộn nhịp đã sớm diễn ra.Phong vị Tết xưa
23/01/2014(Xem: 6497)
Xuân của đất trời, xuân của ai? Mà nơi non lạnh, liếp thưa cài Mù mây lửng thửng chơi đồi vắng Sương khói lơ thơ dạo lũng dài Nắng mới nể tình hong ấm tóc
22/01/2014(Xem: 7973)
Nhắc đến tết chúng ta cảm nhận ngay cái tiết trời ấm áp, là mùa xuân xanh tốt , trăm hoa đua nở. Hoa cúc đủ màu, hoa mai vàng đầy trước ngõ, nhà nhà tự trồng lấy hay tìm mua những cây hoa kiểng thật đẹp ở ngoài chợ rồi mang về trưng bày trước nhà, quanh sân trong những ngày xuân.
22/01/2014(Xem: 8946)
Sự tích bánh dày bánh chưng ngày tết cổ truyền của Lang Liêu thì ai ai cũng biết, nhưng sự tích về đòn bánh tét ngày tết cổ truyền Việt Nam thì ít người biết, nhất là với giới trẻ.Nhân dịp tết sắp đến, chúng tôi viết bài viết này ngỏ hầu giúp cho giới trẻ biết thêm về đòn Bánh Tét trong ngày tết cổ truyền có liên quan gì đến lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]