Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Xuân Trong Cửa Thiền - Tết Bính Thân tại Thiền Viện Pháp Thuận

10/02/201621:37(Xem: 6433)
Xuân Trong Cửa Thiền - Tết Bính Thân tại Thiền Viện Pháp Thuận

Xuân Trong Cửa Thiền

Những Ngày Xuân - Tết Bính Thân tại Thiền Viện Pháp Thuận San Diego, California

 TetPhapThuaTV

Xuân - Tết Bính Thân đã về trên quê hương Việt Nam và đã có mặt nơi cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ: California, Houston, New York, Washington... Đồng hương Phật tử trong vùng San Diego County đã cùng Pháp Thuận Thiền viện chào đón một mùa xuân an bình, thịnh vượn và lắng động tâm hồn trong năm mới với hương Thiền ngào ngạt ngát Tâm đăng mỗi người trong bầu không khí của Thiền môn.

Ca Li Tôi có bóng Chùa,
Có hương bánh Tét, có mùa bánh Chưng.
Ca Li gió mát bốn mùa,
Có hương vị Tết lễ Chùa đầu năm.

 

Đồng hương Phật tử đã cùng Thiền viện Dâng lên những đóa Tâm Xuân cúng dường Tam Bảo và Chia sẽ hương sắc mùa Xuân đến với mọi người trong không khí ghi nhớ lại những dịp lễ Tết truyền thống của dân tộc Việt Nam nơi quê hương thứ hai Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ, đất nước của sự đa dạng Dân tộc và Tôn giáo. Hương Xuân trong cửa Thiền đã gợi lên những hình ảnh đong đầy trong tâm hồn mỗi người:

Người ta hái bạc hái vàng,
Còn tôi hái Lộc những tràng Tâm Kinh!

Tuy mùa này Cali tiết trời rất lạnh nhưng những tấm lòng mộ đạo và chân thành với truyền thống Tết đã tạo nên những đòn Bánh Tét, Bánh Chưng đẹp và thơm, những món ăn truyền thống của Dân tộc dâng lên Tam Bảo và Tổ tiên Lạc Hồng, và đã cùng sum vầy về Thiền viện để đón Tết Cổ truyền. Cảm ơn Quý Đồng hương Phật tử đã cùng Pháp Thuận Thiền Viện Chung tay tạo nên những đòn bánh Tết, tạo nên ngày Tết thật ý nghĩa và góp phần bảo lưu truyền thống dân tộc đến con cháu Việt Nam.

Về Thiền Viện thực tập chánh niệm, nghe pháp thoại và thưởng thức hương vị bánh Chưng, bánh Tét truyền thống tại Thiền viện. Bánh Chưng cùng với bánh Tét là hai món ăn không thể thiếu trong ngày Tết cổ truyền Việt Nam. So với bánh Chưng thì bánh Tét cần nhiều nguyên liệu hơn để chế biến. Từ khi gói bánh đến nấu hương vị bánh Tét thơm ngon, đẹp mắt để dùng ăn trong ngày Tết hoặc đưa lên mâm cỗ thờ cúng ông bà thể hiện tấm lòng tri ân đến với hồn thiên sông núi và tổ tiên.

Có thể làm được những đòn bánh Tét cho cộng đồng Đồng hương bà con Phật tử đem về nhà đón Tết quả thật rất thích thú phải không nào? Đó là món quà hương vị Tết cổ truyền do Các Đồng hương Phật tử trở về Thiền viện Pháp Thuận đem cả tấm lòng làm nên hương vị Quê hương nơi miền đất Hải ngoại:

Bánh Chưng, bánh Tét bếp đỏ hồng,
Ngọt ngào hương vị Tết quê hương.
Cành mai, cây cúc với góc Đào...
Vang vang lời Pháp vọng Kinh thư.

Ngày gói Bánh Chưng Truyền thống và ngày Tết cổ truyền Việt được tổ chức song song với buổi Thực tập Thiền Chánh niệm, sau đó Đồng hương Phật tử và các Thiền sinh tham dự buổi gói bánh trong sự ấm áp của tiết trời mưa gió. Mỗi người mỗi bàn tay cùng làm nên ngày Tết... Làm nên nồi Bánh Chưng Bánh Tét và truyền cho con cháu Việt Nam.

Trân trọng cảm ơn sự có mặt của Đồng hương Phật tử có mặt cùng tu học và cùng chung tay tạo nên hương vị Tết Cổ Truyền và mang lại một không khí Tết đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam.

Mùng 1 Tết, với chủ đề Xuân Trong Cửa Thiền - Tết of Meditation Temple đã tạo nên những hình ảnh tươi đẹp hòa điệu cùng mùa xuân và phát huy ngày Tết truyền thống góp phần bảo lưu, giữ gìn và phát huy truyền thống Việt Nam nơi hải ngoại và giúp cho các con em người Việt sinh ra và lớn lên tại Mỹ Quốc hiểu rõ về ý nghĩa cũng như truyền thống tốt đẹp của Ông Bà Tổ Tiên Lạc Hồng. Hàng năm, Tết được tổ chức vào ngày mồng 1 tháng 1 theo âm lịch trên đất nước Việt Nam và ở một vài nước khác có cộng đồng người Việt sinh sống. Tại Mỹ, trong những ngày Tết, các gia đình sum họp bên nhau, cùng thăm hỏi người thân, mừng tuổi và thờ cúng tổ tiên, cùng đi đến Chùa lễ Phật cầu nguyện đầu năm mới.

Chữ “Tết” do chữ “Tiết” (節) mà thành. Hai chữ “Nguyên đán” (元旦) có gốc chữ Hán; “nguyên” có nghĩa là sự khởi đầu hay sơ khai và “đán” có nghĩa là buổi sáng sớm, cho nên đọc đúng phiên âm trong Sử ký thì phải đọc là “Tiết Nguyên Đán”, ngày nay gọi ngắn gọn là Tết, trong tiếng Anh vẫn dùng từ Tết.

Theo sự tích “Bánh chưng bánh dày” thì người Việt đã ăn tết từ thời vua Hùng, từ đó Tết cổ Truyền được lưu truyền đến ngày nay.

Ngày mồng Một tháng Giêng là ngày Tân niên đầu tiên và được coi là ngày quan trọng nhất trong toàn bộ dịp Tết. Vì vậy, mái Chùa và khí xuân chốn Thiền môn là nơi được đại đa số người dân Việt Nam lựa chọn để thăm viếng, cầu nguyện và hái lộc đầu năm.

Quả thật là, hương Xuân ngát cửa Thiền:

Pháp Đăng Thường Chuyển Mười Phương Tâm Tuệ Giác;
Thuận Đạo An Hoà Phổ Chiếu Khắp Quần Sanh.

Thành kính đảnh lễ vấn an khánh tuế Chư Tôn Đức Tăng Ni năm mới Pháp thể khinh an, luôn là cây tuệ giác vững chãi trong Đạo Phật giác ngộ; và trân trọng kính chúc Quý Đồng hương Phật tử sức khỏe, an khang, thịnh vượn và luôn là người hộ trì cao quý cho Pháp bảo; hãy luôn làm mới chính mình, nuôi dưỡng suối nguồn hạnh phúc cho chính chúng ta và người xung quanh chúng ta và cho thế giới này!

 

Trân trọng,

An vui với Lòng từ,

 

Thiền đường Thiền viện Pháp Thuận,

San Diego, California, ngày mùng 2 Tết Bính Thân - 2016,

 

 


 

Trân trọng chia sẽ những hình ảnh Tết Xuân nơi Thiền viện đến Đại chúng:

 TetPhapThuaTV1TetPhapThuaTV2

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05/01/2015(Xem: 4733)
Thơ là phải chảy theo dòng sông sự sống Thấy thực rong bèo Lá rác cuộn về Đông Lại có con trăng lặng lẽ chiếu trên dòng Và thấy cả trăm bờ nhân sinh xao xác mộng
02/01/2015(Xem: 4938)
Tập quán lì xì của người Việt chúng ta thực sự bắt nguồn từ một truyền thống lâu đời của Trung Quốc, và không nhất thiết là chỉ dành riêng cho trẻ con vào dịp Tết mà còn cho cả người lớn trong các dịp lễ lạc và giao tiếp xã hội quanh năm. Chịu ảnh hưởng văn minh Trung Quốc từ lâu nên không những ở nước ta mà còn ở nhiều nước châu Á thì tập quán này cũng rất phổ biến và dường như ngày nay lại càng được thực thi rộng rãi.
02/01/2015(Xem: 6063)
Hân hoan chào đón xuân sang Những điều xấu cũ nhẹ nhàng cho qua Tâm từ mở rộng bao la Đừng nên tính toán gần xa sang hèn Làm người ai nỡ nhỏ nhen Từ bi hỷ xả chê khen cũng cười
12/02/2014(Xem: 8997)
Long Mã hay còn gọi là “ngựa hóa rồng” hay “rồng ngựa” là một biểu tượng của kiến trúc triều Nguyễn. Đầu năm mới, đặc biệt là năm Giáp Ngọ- khi nhìn thấy Long Mã, bạn sẽ gặp rất nhiều may mắn. Hãy cùng chúng tôi chiêm ngưỡng hình ảnh Long Mã đầu năm…
12/02/2014(Xem: 5673)
Những ngày đầu xuân, thay vì chào đón mùa xuân mới bằng nụ cười tươi mát, chúng ta lại bắt đầu bằng sự sợ hãi, âu lo vì: năm nay là năm tuổi!!! Mới đầu năm mà bị người này hăm he, người khác nhắc khéo: ‘Năm nay năm tuổi của bạn đó nhe! Tránh đi lại càng nhiều càng tốt. Đặc biệt là đầu năm, đừng có đi xông đất nhà nào cả!’
12/02/2014(Xem: 7436)
Chúng tôi thường nói với quí vị mỗi một ngày qua là lần đi một hạt chuỗi, rồi ngày khác tới là lần đi một hạt chuỗi. Như vậy hôm nay là cuối năm Ất Mão, chúng ta đã lần được bao nhiêu hạt chuỗi rồi? Đã lần hết ba trăm năm mươi mấy hạt.
12/02/2014(Xem: 10207)
Từ ngàn xưa người Việt Nam chúng ta đã được thấm nhuần tinh thần từ bi của đạo Phật, tổ tiên ta đã Phật hóa gia đình, giáo dục con cháu phải biết chia sẻ hạnh phúc, ban rải tình thương đến mọi người, mọi loài, cỏ cây đất đá.
07/02/2014(Xem: 5878)
Tuệ Trung thượng sĩ khi nói đến mùa xuân đã dùng từ phương ngoại phương (trời phương ngoại) - chẳng phải Tô Châu hay Thượng Hải, hay bây giờ là New York, Sydney… Phương ngoại ở đây là khi chúng ta không còn bị giới hạn trong kiếp nhân sinh, trong vòng thời gian sinh diệt, có-không-còn-mất, hơn-thua… với bao định kiến sai lầm và phiền não ê chề…
07/02/2014(Xem: 7706)
Chiều mùng hai Tết Giáp Ngọ tôi về chùa Phi Lai, lễ Phật, thăm thầy Thiện Đạo. Là Hòa thượng trụ trì một ngôi đại tự ở Thành phố Biên Hòa, thầy bận bịu trăm công ngàn việc: việc chùa, việc Giáo hội, việc ứng phó đạo tràng, việc tương tế từ thiện, dũ lòng từ bi lân mẫn… Là chỗ thân tình văn bút, tôi hỏi thăm thầy bước sang năm mới đã có thi hứng nào mới chưa, chẳng nghe thầy trả lời ất giáp, ý là bấy lâu nay thầy không viết lách được gì.
04/02/2014(Xem: 5260)
Ăn Tết xưa nay đã trở thành một ngày hội lớn nhất trong năm của nhân loại. Riêng dân tộc VN qua bao đời đã có rất nhiều phong tục cổ truyền rất phong phú như đưa Táo Quân về trời, dựng nêu đón xuân, cúng giao thừa, mừng Nguyên Đán,tảo mộ, thăm hỏi, chúc tung.. nhất nhất đều hàm chứa những ý nghĩa thiêng liêng độc đáo. Trong giờ khắc năm cũ sắp tàn, mọi nhà cài then chặt cửa để sửa soạn đón năm mới trong sự xum họp đầm ấm của gia dình.Nhưng chính trong giây phút đợi
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567