Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tản mạn của ngày cuối năm đưa ông Táo

01/02/201611:09(Xem: 5145)
Tản mạn của ngày cuối năm đưa ông Táo
Ngay cuoi nam dua ong tao (2)

 Bài viết tất niên
 
TẢN MẠN NGÀY CUỐI NĂM ĐƯA ÔNG TÁO
 


          Cuối cũng rồi cũng  đến ngày cuối năm, cái ngày như được báo trước bởi  phong tục  cúng tiễn đưa Ông Táo về trời 23 thang chạp. Nhớ lại quảng đời tuổi thơ của mình, khi chưa  đủ trí khôn để  hiểu rõ nguồn gốc, sự tích  Ông Táo, chỉ biết ông qua  hình ảnh  đội mão cánh chuồn xốc xếch, mặc áo dài đen nhưng  không có quần dài, để lộ hai ống quyển đầy lông lá và mang đôi giày quá cở trông rất buồn cười. (ảnh 1: Hình ảnh ông Táo trong mắt tôi), nhưng cái ngày cúng tiễn ông  lên trời chầu “Ngọc hoàng “ nó thú vị làm sao. Bởi vì trông ông buồn cười vậy nhưng  quyền lực  của ông nằm trong tớ sớm dài thoòng cặp nách bên mình để trình tấu với Ngọc hoàng. Vậy mà  ngày tiễn đưa ông về trời đã đi vào nếp sống của con dân đất Việt  tự bao đời.

 

                 Với  ý nghĩa phóng sinh của con nhà Phật,  tôi rất  kính nễ tục thả cá chép và phóng sinh chim của  bà con  miền Bắc  nhân ngày  cúng ông Táo. Đây là một việc làm  mang nhiểu ý nghĩa dù nó xuất phát từ  quan niệm  tín ngưỡng  là làm phương tiện cho Ông Táo  về trời. Với phần đông người dân phương Nam chúng tôi, tuy ít có thả cá chép  nhưng  thay vào đó là phóng sinh  bất kể cá gì , kể cà chim chóc muôn thú, thêm vào đó, nếu   người dân  phương Bắc cúng ông táo kèm ba bộ áo quần và mão thì  người  phương Nam có  bộ “cò bay ngựa chạy” cũng gồm  ba bộ áo quần và cờ được cuộn tròn trong một xấp (ảnh Cò bay ngựa chạy).

 

                   Nhớ hồi nhỏ mình hay  thích ăn  thèo lèo cứt chuột, một lọai kẹo ngọt, khô cứng nhưng rất ngon, chỉ để dành riêng cúng ông Táo (ảnh thèo lèo), mấy tay anh chị lớn thấy mình nhỏ xíu,ba phải lý giải tên gọi là tại vì trong nhà bếp có nhiều cứt thằn lằn và cứt chuột nên đặt tên như thế! Sau này  tìm hiểu mình mới biết nó xuất phát từ  tiếng Triều Châu là trà liệu- một dụng cụ dùng để ăn khi uống trà.

 

                 Với tâm lý trào phúng và bản chất phóng khoáng người Việt mình, đã biến không những ông Táo mà ngay cả Ngọc Hoàng Thượng Đế ( ông trời) cũng phải ngồi gần bên mình để trách móc, trò chuyện  tỉ tê  vui buồn. chứ không phài là một  vị thần vô đối cứ muốn trừng phát hay ban thưởng ai tùy thích. Ông Trời, Ông Táo của người  Việt mình sao mà gần gũi đến vậy. Càng nghỉ càng thấy quả đúng ông bà ta xưa  quá tuyệt vời. Tuyệt vời đến mức độ các tôn giáo  khác vì muốn  gần gũi với  người dân cũng phải đánh lận con đen  cố tình giành “Ông trời” về phía họ!

 

                  Bởi vậy  về sau này  hình ảnh ông Táo và Ngọc Hoàng đều mang tính chất hài hước nhưng có ý châm biếm, thâm túy trong các vở diễn sân khấu  cho bà con thư giản chuyện  đời ngày cuối năm (ảnh NGọc Hoàng và các táo VTV 2016)( Táo quân và Ngọc Hoàng của HTV).

 

                  Hồi xưa, khi  mới có tivi ( đen trắng), cứ đúng 5 giờ chiều ngày  23 tháng chạp đều có  trình chiếu  kịch mục ông Táo chầu trời. Người Sai gon luôn cúng tiễn ông Táo vào buổi chiều. khác với  miền Bắc cúng  vào buổi sáng và trưa, ai cũng đều náo nức chờ xem. Khỏi nói  việc làm này của đài truyền hình khi ấy tăng thêm tính  thiêng liêng  rất  cao mặc dù  luôn có tiếng cười không ngớt. Bây giờ  các chương trình Táo quân có lại từ giữa thập niên 90 nhưng hầu hết dàn dựng để dành  phát đêm 30 trước giao thừa, lám mất đi rất nhiều ý nghĩa tự thân của chương trình.

 

                   Theo  những thông tin ban đầu  tôi có được, chương trình Táo quân năm nay chỉ có đài truyền hình tỉnh Sóc Trăng là phát đúng ngày 23 tháng chạp  dù mãi tới 22 giờ 30, nhưng vẫn tốt hơn các đài khác. Đài truyền hình tỉnh Vĩnh Long phát lúc 21 ngày 25 tết, đài truyền hình Long An phát 19 giờ 50 ngày 29 tết. Cùng đêm này sẽ tới đài truyền hình tp.HCM và  VTV phát Táo quân. Chưa ai dám chắc bà con sẽ chọn chương trình nào, nhưng có lẽ chọn Long An thì hay nhất vì thời gian cận giao thừa bận rộn ra sao ai cũng biết. Hơn nữa nội dung các chương trình Táo bây giờ  đều na ná như nhau,  phần lớn vẫn  chỉ là những  phê phán tránh né và những tiếng cười nhạt nhẽo.

 

                   Nơi góc bếp nhà nào, dù lá vách lá đơn sơ hay trong căn biệt thự sang trọng, bàn thờ ông Táo vẫn có một vị trí quan trọng. Đó  đã lá một phần của văn hóa cha ông từ ngàn xưa cón lại. Điều này chứng tỏ ý thức  trong tâm hồn  mỗi người  vẫn còn đó nét thuần Việt luôn được gìn giữ cẩn thận. Nhìn người Hà nội nô nức  ra  bờ sông Hồng thả cá chép vàng, hay ngắm  người Sàigòn  đốt một lọn  “Cò bay ngựa chạy” bên dĩa  kẹo thèo lèo cứt chuột mà thương nhớ quê nhà với  một tuổi thơ ấm áp ngày giáp tết. Hẳn trong thâm tâm mọi người đều tin rằng  nơi bệ chầu Ngọc Hoàng  trên cao, ông Táo đang tâu  vể những việc làm tốt đẹp của gia chủ mình mà suốt một năm qua đã từng chứng kiến. Có bị cho là mê tín hay xa vời huyễn hoặc nhưng đó lại là một  biên địa khác mà chắc chắn rằng nơi đó không có bóng dáng của  truyền thống cha ông mình  ngày xưa  từng biết chắt chiu, chọn lọc những tinh túy cuộc sống đưa vào nhịp thở cho cháu con gìn giữ đến hôm nay.

 

                    Để làm sao, nếu có xa xăm mỗi dịp cuối năm, ai cũng phải thốt lên nhẹ nhàng mà rưng rưng như một anh chàng sinh viên xa nhà lần đầu tiên  rằng “ Đứa nào cũng nhớ quá, một chút nắng quê nhà” (trích thơ Huyền Lan).        

 

                                                   

 

                                                            Ngày tiễn đưa Ông táo về Trời 

                                                                   

                                                                DƯƠNG KINH THÀNH 


Ngay cuoi nam dua ong tao (5)Ngay cuoi nam dua ong tao (4)Ngay cuoi nam dua ong tao (3)Ngay cuoi nam dua ong tao (2)Ngay cuoi nam dua ong tao (1)                                

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
14/02/2024(Xem: 920)
Khách phong trần mãi mê phiêu bạt Chốn phồn hoa ngũ dục đắm say Mặt trời đã lặn sau lưng đồi Đường về quê dịu vợi mù khơi. Khách như cùng tử quên ngọc quý Nay đây mai đó giữa chợ đời Bụi trần ai xuân đông ô nhiễm Bóng phù vân thu hạ thương vay.
14/02/2024(Xem: 894)
Đi lễ chùa năm mới Là phong tục nước nhà, Tự nhiên và tốt đẹp Suốt hàng nghìn năm qua. Thứ nhất để lễ bái, Thân, tâm, khẩu nghiêm trang. Thứ hai làm công đức, Còn gọi là cúng dàng.
13/02/2024(Xem: 1386)
Năm mới xa gần chúc lẫn nhau Gia đình bình an và hạnh phúc Tài lộc sức khỏe thật dồi dào Thầy Cô thêm vào: vun cội đức Bánh chưng bánh tét mứt cùng xôi Với nụ cười tươi đem biếu tặng Trong lá chuối xanh công bao người Cho nếp ngọt bùi hương vị thấm
12/02/2024(Xem: 817)
Ngày xuân tích tắc đã về gân Nguyên khí giao thừa tiếp ý thân Nhụy thắm mưa phùn tài mãi tụ Hương nồng nắng sớm lộc tăng dần Tao nhân tĩnh lặng theo kinh kệ Mặc khách nhàn tâm dõi Mõ ngân Tống cựu Tiễn luôn bao trược nhiễu Thanh long tiếp đón nhuận Thiền Ân
08/02/2024(Xem: 1554)
Xuân đã đến mùa Xuân Di Lặc Đông sắp tàn giờ khắc chuyển giao Xuân về tươi thắm cành đào Trăm hoa đua nở muôn màu thắm tươi Phật Di Lặc tươi cười trên bệ Em thắp nhang đảnh lễ cầu ngài
08/02/2024(Xem: 1033)
Thương về một thuở mãi hoài ngân Cảnh vật yên bình trước ngõ xuân Lộc trỗi vườn xanh hoà nẻo mới Duyên bồi phúc rạng rõ tình chân Qua người khổ, Giữ niềm tin thế Gỡ mảnh nghèo, Nương đạo đức trần Những chuyện buồn đau càng xả hết Lòng trong, dạ sáng toả vô ngần.
08/02/2024(Xem: 2094)
Rồi chắc chắn đêm giao thừa sẽ đến cũng như mọi buồn vui năm cũ sẽ khép lại để đón mừng mùa xuân mới. Chắc chắn như rằng, theo thường lệ trước thềm năm mới, mọi người ai ai cũng muốn gởi gắm vào đó những hy vọng mới, cùng cầu mong cho năm mới được may mắn hơn, tốt đẹp hơn năm cũ đã qua , và có lẽ trong một số người ai đó với một bước xa hơn trong thâm tâm, một ý nghĩ sẽ xuất hiện một niềm mơ ước miên viễn sẽ có được nhiều hơn nữa những mùa xuân trọn vẹn.
08/02/2024(Xem: 1240)
“Vẫn thấy em cười ở đâu đó- Mái nhà năm xưa vẫn còn đây” Giữ cho riêng mình những khoảng lặng, góc sân vườn nhỏ là đủ cho ta tận hưởng sự an yên, thênh thang trời xanh mây trắng, ánh bình minh loang loáng trên những cành liễu. Rực rỡ sắc màu của những chậu hoa vạn thọ đang khoe sắc, cảm thấy hạnh phúc và biết ơn mọi thứ xung quanh. Sáng hôm nay dạo quanh sân chùa với tiết trời se lạnh, sợi dây cảm xúc ngân rung từng nốt trầm tĩnh lặng, chợt thấy lòng mình thổn thức, tôi cứ thong thả tận hưởng không khí êm dịu, trong lành của buổi sớm mai. Thật là thích cảm giác bình yên này, ung dung như thế vào mỗi buổi sáng, chầm chậm bước đi, một góc trời êm ả, cuối tháng và năm cũ cũng dần dần khép lại, lơ đãng nhìn mây bay trước gió.
07/02/2024(Xem: 1631)
Hãy cảm nhận hạnh phúc an lạc trên từng bước chân ta bước! Và theo tửng nhịp hơi thở của mình Chìa khoá an lạc tuỳ thuộc người thông hiểu kiếp nhân sinh, Sự an lạc như mặt hồ yên lặng, không gợn sóng! Nào hãy đón chào Xuân bằng cách: rèn luyện tâm ta rộng lớn là điều quan trọng.
06/02/2024(Xem: 1017)
Tự do nhân đạo sống hiền hòa Nước Úc mọi nhà vang tiếng ca Hạnh phúc an sinh nhất thế giới Khổ đau khí hậu cũng thật là Mọi nơi xuân đến trời se lạnh Châu Úc hè về mắt đổ hoa Vui tết đón xuân trong nóng nực Quay về quán chiếu chớ trông ra…
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]