Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Mùa Xuân Biển Mẹ - Tuyển tập thơ Xuân của Tuệ Nga

29/01/201621:55(Xem: 4332)
Mùa Xuân Biển Mẹ - Tuyển tập thơ Xuân của Tuệ Nga

 xuan binh than 2016
Tuyển tập thơ Xuân của Tuệ Nga


-1 Mùa Xuân Biển Mẹ
-2 Nắng Tơ Vàng
-3 Nụ Hoa Vườn Sớm
- 4 Sáng Mùa Xuân
-5 Bài Cổ Thi
-6 Miền Trầm Hương
-7 Giếng Thơm Hương Bưởi

-8 Nụ Cười Ca Diếp
-9 Theo Gió Xuân
-10 Vẫn Hẹn


-1 Mùa Xuân Biển Mẹ

Mùa Xuân cây trổ lộc non
Hoa An Nhiên nở thơm vườn nhân sinh
Con chim Én hót trên cành

Mừng Xuân An Lạc Chúc Lành Nhân Gian ...

Diệu Minh Tuệ Nga


Mùa Xuân Biển Mẹ

Lại Tết đến rồi, đón Tết a !
Trăm năm Mộng, Thực cõi người ta
Tìm Trăng năm ấy mùa thi hội
Hỏi Gió thu nào hương Cúc Xa
Ai hẹn Xuân về thơm Biển Mẹ
Mà mơ Trống vọng tiếng Bình Ca
Một dòng Trăng sáng, Trăng Thanh Khiết
Đại Nguyện Kinh Vàng, Đá Nở Hoa....

Diệu Minh Tuệ Nga
Thành phố Hoa Hồng Oregon
Mùa Xuân 2016


NẮNG TƠ VÀNG


Ru em tiếng vọng Kinh Hiền
Ru em tiếng hát ngát miền trầm hương
Ru em tiếng vọng trùng dương
Chim Khuyên hót sớm trong vườn lá ngoan
Ru em tiếng Mẹ dịu dàng
Ru em mây nước thênh thang biển trời
Ru em lá ngủ trên đồi
Kinh Chiều thanh thoát ru đời trầm luân
Ru em Biển cả vọng âm
Tiếng trầm trầm ...tiếng lâng lâng chiều vàng
Tiếng ai hát giữa non ngàn
Ấm chiều Kinh Nguyện nhân gian An Bình
Ru em Chim hót lời tình
Lung linh nắng sơm bình minh nắng vàng
Nắng Tơ Vàng ... Nắng Thênh Thang ...
Diệu Minh Tuệ Nga


NỤ HOA VƯỜN SỚM
Đầu năm mở bút khai vần
Lâng lâng lòng giấy hương trầm hương thơ
Trời thênh thang giải mây tơ
Nụ hoa vườn sớm sương mơ chĩu cành
Nghe trong ý gió An Bình
Như lòng bát ngát tìm mình mùa xa
Rót bâng khuâng đáy tách trà
Thấy trong lòng tách Kinh Hoa nở vần
Dòng Trăng sáng cả sông Ngân
Vô Ưu Hoa nở ngát Xuân Bồ Đề ...
Diệu Minh Tuệ Nga


Sáng Mùa Xuân
Sáng mùa xuân chim hót
Bâng khuâng Mây nhớ nhà
Sáng mùa xuân chim hót
Trắng vườn đóa Mai Hoa
Nắng Bồ Đề trải lối
Gió Vô Lượng hiền hòa
Tôi dâng hương Định Giới
Em kính đóa Tâm Hoa
Lậy Thế Tôn Từ Ái
Khai sáng cõi ta bà
Soi sáng đời u tối
Soi muôn loại trầm hà
Tôi dâng hương Định Quán
Em kính đóa Lan Hoa
Dâng mười phương Chư Phật
Suối Trăng Thiền Nở Hoa
Thơ tôi hồng ánh nến
Nhạc em gió xuân hòa
Ngát hương vườn đạo hạnh
Đời nhân ái khoan hòa
Hận thù thôi xóa hết
Nắng xanh trời quê xưa
Đá Ngủ từ muôn kiếp
Bỗng choàng dậy nghe Thơ
Thơ Xanh Dòng Quán Tưởng
Thơ Ngát Ý Đại Thừa

Sáng mùa xuân chim hót
Mắt em ngời Sao xa
Sáng mùa xuân chim hót
Bát Ngát Đời Đạo Ca
Sáng Mùa Xuân Chim Hót
Thơ Sáng Dòng Kinh Hoa ...
Diệu Minh Tuệ Nga


BÀI CỔ THI
Bài cổ thi thơ thầm thì
Bài cổ thi đã nhắn gì với ta
Có vườn muôn thức sắc hoa
Có Trăng u uẩn, có ta bồi hồi ...
Có mênh mang giải mây trời
Có người lên núi quên đời bon chen
Có chuông ngân ...tiếng Kinh Hiền
Có bông Lan nở một miền tịnh thanh
Bài Cổ Thi ... Sương long lanh,
Ai đem hoa nắng vẽ tranh Ưu Đàm  ...
Diệu Minh Tuệ Nga


Miền Trầm Hương
Cây Đào sớm nay ra hoa
Bỗng dưng lại nhớ quê nhà...rưng rưng,
Câu Thơ mấy chữ ngập ngừng
Đọc đi, đọc lại bâng khuâng gió chiều

Trời chiều nắng nhạt hiu hiu
Có điều gì nhớ, có điều gì quên !
Chiều qua, ngồi lặng, bên thềm
Cái Tâm bỏ ngỏ, Cái Quên bất ngờ !

Sáng nay, tỉnh giấc ngẩn ngơ,
Giọt sương nào đọng trên tờ hoa tiên
Lắng lòng, nghe tiếng Kinh Hiền
Đêm rằm trăng tỏ, Hoa Nghiêm sáng ngời

Đọc Kinh không tỉnh, ngủ ngồi,
Trong mơ lại thấy tươi ngời, Búp Sen
Vào Thơ, lại nhớ Mẹ Hiền
Kinh chiều êm ả một miền trầm hương...

Diệu Minh Tuệ Nga


GIẾNG THƠM HƯƠNG BƯỞI
Lá Sen khô, đọng giọt buồn
Tiếng Thơ từ buổi nước nguồn chia hai
Về Chùa thụ bữa cơm trai
Mát ơi, nước Giếng ngọt bài cổ thi
Sương đêm nghe lá thầm thì
Tháng Tư, năm đó mang gì hành trang ?
Tâm tư một khối mang mang ...
Có hình ảnh Mẹ, Trăng vàng thềm xưa
Sao khuya mấy cánh mơ hồ
Giọt sương thầm lặng ... đôi bờ quan san !
Mùa sang, lại nữa Mùa Sang
Ơi Trăng... Nhớ quá Trăng Vàng mùa xa
Cơm Chay, hạt ngọc còn mơ ... (1 )
Giếng Thơm Huơng Bưởi ... Đẹp mùa nhân gian,
Đêm nay cũng ánh Trăng Vàng
Về đâu tâm sự mây ngàn dặm xa ...

(1) hạt Cơm quí như hạt Ngọc
Diệu Minh Tuệ Nga



NỤ CƯỜI CA DIẾP
Ru em, tiếng gió ru hời
Ru em,tiếng mẹ ngàn đời thương yêu
Ru tôi bảng lảng mây chiều
Gió hồ thanh tịnh bên liêu trăng vàng
Kinh Hoa thâm diệu từ quang
Mười phương ba cõi cúng dàng Như Lai
Ru tôi, Trăng mỉm nụ cười
Nụ Cười Ca Diếp cho đời An Nhiên
Ru tôi, ngát tiếng Kinh Hiền
Hương Lan đâu thoảng giữa đêm nguyệt cài
Nam Mô Thích Ca Như Lai
Xin ban Phước Huệ cho đời cho con
Trăng lên cao, Trăng rất tròn
Ơi Trăng mười sáu, đầu non dịu dàng
Đêm Nguyệt Tịnh, Gió thênh thang ...

Diệu Minh Tuệ Nga


THEO GIÓ XUÂN
Sương khói hoàng hôn lạnh bến Tần
Một vòng hư ảnh cánh phù vân
Nhạc sầu thế kỷ cung hoài cảm
Thơ đốt sầu tư bút khởi vần
Mơ sớm Mai vàng tươi ngõ Trúc
Đợi chiều Trầm ngát lắng vườn Tâm
Bao nhiêu hưng phế sầu kim cổ
Ta thả lên trời theo Gió Xuân .
Diệu Minh Tuệ Nga



Vẫn Hẹn

Hoa Nắng lung linh... Bát Thập rồi
Tám Mươi tuổi chẵn, mấy vần lơi
Đào Hồng diễm lệ Xuân Như Ý
Mai Trắng thanh tao Bút Ngỏ Lời
Trên đỉnh Non Thơ Trăng Tĩnh Lặng
Giữa dòng Thác Bạc Gió ru hời
Chiêm bao nửa giấc... bờ Chân, Ảo
Vẫn Hẹn nhân gian một Chuỗi Cười ...

Diệu Minh Tuệ Nga

Kỷ Niệm Sinh Nhật Tám Mươi (80) ....
Hồng Thành Oregon, Mùa Xuân 2016

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05/02/2015(Xem: 6816)
Dê sống hoang giã 50.000 năm trước tại: Á Châu, Âu Châu và Phi Châu trên đồi núi nên gọi là wild goat/ Wildziegen. Dê có thân hình dài từ 1,2 đến 1,6m, đuôi dài 15-20 cm, cao từ 0,7 m đến 1m, trọng lượng tùy theo dê đực hay dê cái nặng từ 25 kilô đến 100 kilô. Khoảng 8000 -10.000 trước CN thì loài người bắt dê về thuần hóa thành gia súc như: gà, chó, heo, ngựa, trâu, bò.
05/02/2015(Xem: 4757)
Hằng năm, cứ vào lệ thường đêm giao thừa, thầy trò chúng ta thường tụng kinh phúc chúc an lành cho nhân loại, cho đất nước Việt Nam, cho chư thiên, thọ thần, cho tất cả ân nhân, thí chủ, cho chư Phật tử gần xa và cho cả chúng ta một năm mới tốt lành hơn, an vui hơn.
04/02/2015(Xem: 30101)
Ước vọng của con người luôn là những gì tốt đẹp, sung túc và dài lâu, cần phải đạt được trong một tương lai gần nhất. Nói cách thực tế theo quán tính của người bình phàm, thì đó là hạnh phúc (phước), thịnh vượng (lộc), sống lâu (thọ). Với các chính trị gia, và những nhà đấu tranh cho dân tộc, cho đất nước, thì đó là tự do, dân chủ, nhân quyền. Với đạo gia thì đó là giải thoát, giác ngộ, và niết-bàn.
03/02/2015(Xem: 6828)
Xuân về nở nụ chứa chan. Lòng vui rộn rã như đang tự tình. Phiêu linh một chút hòa bình. Cầm tay thiên hạ nói mình rất thương.
03/02/2015(Xem: 6811)
Xuân tràn đầy sức sống Hạt tinh tấn đâm chồi Hoa khiêm cung bi trí Tưới tẩm mầm Thánh nhân. Mỗi ngày hoa đều nở Cúng dường ngôi Tam bảo Tô điểm đạo và đời Xuân phước tuệ trang nghiêm. (Thích Nữ Giới Hương)
02/02/2015(Xem: 11860)
Vào thuở thịnh Đường, Lục tổ Huệ Năng ( 慧 能 638-713 ) sau khi đắc pháp với Ngũ tổ Hoằng Nhẫn ( 弘忍) và được truyền Y bát, nghe theo lời dạy của sư phụ phải ở ẩn một thời gian rồi sau mới ứng cơ giáo hóa. Ngài được Ngũ tổ đưa đến bến Cửu giang rồi chèo đò qua sông đi về phương nam, đến thôn Tào Hầu (曹候村), phủ Thiều Châu (韶州府) nương náu trong một am tranh. Lưu Chí Lược 刘志略 là một nhà Nho chưa biết ngài kế thừa Tổ vị, thấy ngài tu khổ hạnh khiêm cung, bèn hết lòng hộ trì. Ông có một người cô ruột là Thiền ni Vô Tận Tạng (無盡藏比丘尼) không rõ ngày sanh, chỉ biết bà mất vào năm 676 sau TL. Lúc ấy Lục tổ 38 tuổi.
02/02/2015(Xem: 6905)
Thành tâm kính chúc Chư Tôn Hòa Thượng, Chư Thượng Tọa, Đại Đức Tăng Ni Quý vị Lãnh Đạo tinh thần các Tôn Giáo, quý Cộng Đồng, Hội Đoàn, Đoàn Thể, cơ quan Truyền thông, các Tổ chức Gia Đình Phật Tử, Thanh Thiếu Niên, Sinh Viên, Học Sinh. Và toàn thể quý Đồng hương, quý Phật tử cùng gia đình, bửu quyến Một Năm Mới tốt đẹp, thân tâm thường lạc, cuộc sống bình an, vạn sự hanh thông, sở cầu như nguyện. Cùng nhau chúc nguyện Thế giới Hòa bình, Nhân loại an vui, tô bồi đạo đức, hy vọng tin yêu, không tranh chấp gây hấn, không khủng bố bạo tàn, thiên tai chấm dứt, nhân họa tiêu trừ, tình người thân thiện, xã hội thăng hoa. Ước vọng cho Việt Nam Tự do, Dân chủ Nhân quyền, An lành pháp trị, Tự hào Lịch sử, Bảo vệ Núi sông, Thắm tô Tổ quốc, Toàn vẹn lãnh thổ Vùng biển vùng trời, Đất liền Hải đảo, Hoàng Sa Trường Sa. Dân tộc Việt Nam được no cơm ấm áo, trân quý Tình Đồng Bào Nghĩa Ruột Thịt, dấn thân phụng sự, xây dựng thái hòa.
02/02/2015(Xem: 7971)
Nhân dịp đầu năm có nghĩa là tươi sáng, mới mẻ, an lành, thay mặt Hội Đồng Điều Hành Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải Ngoại (GHPGVNTNHN) tại Úc Đại Lợi – Tân Tây Lan (UĐL/TTL), chúng tôi kính cảm niệm tri ân quí Ngài cùng quí vị trong sứ mệnh đem đạo vào đời phục vụ sự an lạc cho nhân loại quần sanh.
02/02/2015(Xem: 8662)
Ước vọng của con người luôn là những gì tốt đẹp, sung túc và dài lâu, cần phải đạt được trong một tương lai gần nhất. Nói cách thực tế theo quán tính của người bình phàm, thì đó là hạnh phúc (phước), thịnh vượng (lộc), sống lâu (thọ). Với các chính trị gia, và những nhà đấu tranh cho dân tộc, cho đất nước, thì đó là tự do, dân chủ, nhân quyền. Với đạo gia thì đó là giải thoát, giác ngộ, và niết-bàn. Tất cả những ước vọng nói trên, có thể được biểu tượng hóa trong một chữ: XUÂN.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]