Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Xuân Trong Lòng Tay

24/01/201613:29(Xem: 4593)
Xuân Trong Lòng Tay


hoa mai



XUÂN TRONG LÒNG TAY

 

Vĩnh Hảo

 

 

 

Lá khô trên cành chưa rụng hết. Người phu quét dọn công viên thản nhiên cào dồn cả một thảm lá vàng phủ ngập các bồn cỏ và gốc cây, cho vào những bao rác lớn. Nắng lên từ sớm mà trời vẫn còn lạnh. Lác đác dăm người chạy bộ thể dục, trong khi những người ngồi nơi băng ghế thì co ro trong những chiếc áo choàng dầy cộm. Khách bộ hành qua lại, nói chuyện, hít thở, phả những làn khói mỏng trong khí lạnh ban mai. Trăm hoa run rẩy trước những cơn gió nhẹ. Và trên cao, bầu trời xanh biếc, không mây.

Vẻ đẹp của thiên nhiên và con người có thể được tìm thấy ở bất cứ khi nào, nơi đâu. Không phải chỉ có mùa xuân mới đẹp. Nhưng chúng ta vẫn luôn tìm kiếm mùa xuân; quên rằng ngay cả hoàn cảnh băng giá, khắc nghiệt nhất, cũng tiềm tàng cái đẹp của chính nó.

 

Văn hào Lev Tolstoi trong khoảng thời gian gần cuối đời, đã dành nhiều thời gian nghiên cứu cuộc đời Đức Phật và giáo lý của ngài. Tài liệu văn học của Nga cho thấy khi tuổi về già, Lev Tolstoi có chọn lọc và thuật lại một số truyện ngụ ngôn Phật giáo theo thể cách của ông, trong đó có câu truyện rất quen thuộc với phật-tử là truyện “Con khỉ và những hạt đậu,” (1) được bà Inna Malkhanova dịch sang tiếng Việt như sau:

“Con khỉ bốc được hai nắm đậu đầy tay. Bỗng một hạt rơi ra. Con khỉ muốn nhặt, thì hai mươi hạt đậu rơi xuống. Nó chạy lại cố nhặt, thế là tất cả các hạt trong tay đều rơi xuống cả. Nó giận quá, đá tung tóe các hạt đậu khắp nơi, rồi bỏ chạy.”

Truyện trên được tìm thấy trong Kinh Bách Dụ (2), với lời bàn đại ý là không nên vì phạm một cấm giới mà hủy bỏ tất cả công đức và pháp lành.

Chúng ta có thể chiêm nghiệm truyện ngụ ngôn ấy một cách thực tế và gần gũi hơn.

Ước vọng thì luôn ở tương lai, trong khi hạnh phúc là những gì đang có trong tầm tay, trước mắt, ngay trong hiện tại. Cố nhiên chúng ta đã biết tạo những điều kiện thích hợp trong quá khứ để có hạnh phúc hiện tại, nhưng khi hạnh phúc hiện tiền, chúng ta lại không biết gìn giữ và hân thưởng nó, mà tiếp tục vói đến những ước vọng khôn nguôi khác. Bi kịch khổ đau của kiếp người diễn ra từ đây: đau tiếc vì một thất thoát nhỏ mà bỏ rơi những gì tốt đẹp đang có; sẵn sàng đánh rơi thực tại để truy tìm một tương lai mơ hồ, bất định.

Thực ra, không cần phải tìm kiếm hạt đậu đã lỡ đánh mất; cũng không cần nắm bắt thêm những hạt đậu khác cho hai bàn tay đã đầy, không còn chỗ chứa. Hãy nhìn lại thật gần, thật kỹ, những gì đang có trong lòng bàn tay. Mùa xuân không ở đâu xa. Mùa xuân ở nơi ấy.

 

_____________________

(1)                  Theo Inna Malkhanova, nhà văn phật-tử người Nga, pháp danh Thiện Xuân, Hội trưởng Hội Phật giáo Thảo Đường: http://www.thaoduongmoscow.com/levtolstoi.html

(2)                  Truyện thứ 88, tựa là “Khỉ mất đậu,” được Thích Nữ Như Huyền dịch từ Hán tạng, PHV Quốc Tế xuất bản năm 1996. Mời đọc bản dịch này ở đây: http://thuvienhoasen.org/p16a2271/phan-09
biachanhphap51




Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
)
10/01/2023(Xem: 669)
Tết quê nhà muôn màu hoa khoe sắc Nào mai vàng, nào cúc đoá vàng tươi Nào ly ly, nào thược dược hồng đào … Nào bánh mứt, cùng trái cây đủ loại …
09/01/2023(Xem: 508)
Rächer, đó là tên con mèo của con gái tôi, tháng này vào năm ngoái nó đã về với gia đình tôi ở được một năm. Nó thật dễ thương, ngày đầu khi con gái tôi mang về nhà cho tôi, mở cái lồng ra nó rụt rè nhìn khắp quanh nhà, không một tiếng meo meo, trông thật tội nghiệp. Nhìn nó thương làm sao, chắc giờ phút đó nó đang buồn và hoang mang vì nơi chốn xa lạ này. Tôi nhè nhẹ vuốt nó, lông nó đen mượt, óng ả, tôi nhỏ nhẹ nói với nó. „em, em đừng sợ nha, mẹ thương em, về đây chơi với mẹ“. Mà lạ thật, không hiểu tại sao nhìn nó tôi thương nó quá, đêm đó nó đi quanh hết phòng này qua phòng khác kêu meo meo.. chắc rằng nó nhớ nhà cũ. Rồi chỉ một đêm thôi, đêm sau nó không còn gọi meo nữa, chắc em cũng biết phải ở lại đây, vì căn nhà kia đã giao lại cho người khác. Tôi gọi nó bằng em, nó hiểu.
09/01/2023(Xem: 806)
Năm nhuận là gì? Năm nhuận là năm có 366 ngày trong Dương lịch và 13 tháng theo âm lịch theo chu kỳ 4 năm Dương lịch lại có một năm nhuận. Vì sao có năm nhuận? Khi trái đất quay quanh một vòng xung quanh mặt trời sẽ mất 365 ngày và 6 giờ. Một năm không nhuận sẽ có 365 ngày và thừa 6 giờ nên 4 năm sẽ thừa 24 giờ nên sẽ có năm nhuận. Để năm âm lịch vừa được một tuần trăng vừa không xô lệch với thời tiết của 4 mùa thì 3 năm âm lịch người ta phải cho thêm một tháng để năm âm lịch và dương lịch không sai nhau quá nhiều. Tuy nhiên, năm dương lịch vẫn nhanh hơn âm lịch nên người ta đã lấy 19 năm lại có một lần cách 2 năm thêm một tháng nhuận.
08/01/2023(Xem: 634)
Ai níu được cánh thời gian mùa ấy Có là đây, mà Không cũng là đây Hỏi lòng mình sao lại trắng như Mây Một cõi Lạ! Mấy dòng Thơ u tịch ... Dường như trong đáy suối nguồn tịch tịnh ! Một nguồn Thơ tươi mát, một dòng Trăng Ai tìm Khôi Nguyên! Vĩnh Cửu! Thường Hằng Tôi tìm tôi, Suối Mây Hồng êm ả ...
08/01/2023(Xem: 687)
Quý Mão, con mèo… Chúng ta đang tới gần Tết Nguyên Đán 2023. Nếu có ai hỏi rằng thế giới có sáng tác văn học nào thơ mộng về mèo hay không. Không, chúng ta không có ý nói gì về những chuyện đời thường lãng mạn hay tiểu tam hay tiểu tứ gì hết. Chúng ta chỉ muốn nói về một cõi thơ mộng y hệt như thời của Cha Rồng và Mẹ Tiên. Có đấy chứ, có một truyện về một cô mèo tam thể của một chàng họa sĩ Nhật Bản trong một thời nào xa xưa lắm, khi người ta chưa xài Tây lịch. Và truyện do một nhà văn Hoa Kỳ kể lại.
07/01/2023(Xem: 602)
Tết đến rồi xuân đang ở đâu đây Mai trước ngõ nở bông vàng rực rỡ Câu đối ai treo mực đen giấy đỏ Bếp lửa hồng mẹ nấu bánh chưng xanh
06/01/2023(Xem: 602)
Trở lại hoa vờn chạm sắc xuân, Mây ngàn cõng lạnh ánh hồng vân. Nhìn quen nõn lá như bao bận. Thấy rõ cành mai tựa mấy lần,
05/01/2023(Xem: 797)
THƯ TÒA SOẠN, trang 2 CẢM NIỆM VỀ XUÂN, MỪNG XUÂN.. (thơ Thắng Hoan), trang 4 MÙA XUÂN VẠN THỤ KHAI HOA (Nguyễn Thế Đăng), trang 5 ĐÔI LỜI TÂM SỰ (thơ ĐNT Tín Nghĩa), trang 7 THÔNG BẠCH TẾT QUÝ MÃO – 2023 (Hội Đồng Giáo Phẩm), trang 8 THƯ CHÚC XUÂN QUÝ MÃO – 2023 (Hội Đồng Điều Hành), trang 9 THƯ CHÚC TẾT (HT. Thích Nguyên Trí), trang 10 NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA VĂN HÓA PHẬT GIÁO TRONG VĂN HÓA VIỆT NAM (HT. Thích Thắng Hoan), trang 11 NHỮNG NƠI MÀ NGƯỜI TU NÊN BỎ ĐI VÀ NÊN Ở LẠI (Quảng Tánh), trang 14 THÔNG TƯ PHẬT ĐẢN LẦN THỨ 2647 (HT. Thích Tín Nghĩa), trang 15
05/01/2023(Xem: 520)
Tích Niêm Hoa Vi Tiếu kể rằng một hôm trên núi Linh Thứu, Đức Thế Tôn lặng lẽ đưa lên một cành hoa. Đại chúng ngơ ngác không hiểu, duy ngài Ma Ha Ca Diếp mỉm cười. Đức Phật nói: “Ta có Chánh pháp vô thượng, Niết bàn diệu tâm, thật tướng vô tướng, pháp môn vi diệu, bất lập văn tự, truyền ngoài giáo pháp, nay trao cho Ca Diếp.” Tích này không được ghi trong các Kinh Phật thuộc Tạng Pali và Tạng A Hàm, có thể vì vài thế kỷ sau mới có văn tự để viết và lúc đó không ai còn nhớ, và cũng có thể quý ngài đời sau nghĩ ra tích này để giải thích một số điểm cốt tủy trong Phật pháp và cũng để làm chỗ y cứ cho Thiền Tông.
04/01/2023(Xem: 765)
Khi tuyết trắng xóa phủ đầy miền đất Bắc Mỹ và những cơn gió đông rét mướt tràn xuống miền nam của Bắc Bán Cầu cũng là lúc Tết truyền thống Việt Nam đang về với hàng triệu trái tim và gia đình người Việt tha hương. Thay mặt Hội Đồng Giáo Phẩm GHPGVNHK, tôi xin kính gửi đến chư tôn Thiền Đức Tăng, Ni và quý đồng hương Phật tử lời chúc mừng năm mới Quý Mão 2023 phước huệ trang nghiêm, thân tâm thường lạc và vạn sự kiết tường.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
108,810,642