Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Năm Mới Làm Mới Chính Mình: Nuôi dưỡng suối nguồn hạnh phúc

10/01/201620:03(Xem: 5067)
Năm Mới Làm Mới Chính Mình: Nuôi dưỡng suối nguồn hạnh phúc

hoa_mai_1

Năm Mới Làm Mới Chính Mình:
Nuôi dưỡng suối nguồn hạnh phúc

 

Pháp thoại đầu năm 2016 tại Pháp Thuận Thiền Viện.

 

Cuộc sống và cuộc đời luôn luôn thay đổi trong từng hơi thở và từng nhịp đập; Thay đổi cuộc đời trong Năm mới chính là Làm mới chính mình, nuôi dưỡng suối nguồn hạnh phúc.

Hãy suy ngẫm và làm theo những gì trái tim ta mách bảo, rất có ích cho chúng ta! Có ích cho một năm mới để gieo trồng và nuôi dưỡng hạnh phúc cho chính mình và những người thân thương trong cuộc đời mình.

Một buổi sáng giao thừa của năm mới, hãy hít thở bầu không khí mới mẻ của đất trời và hít thở làm thông thoáng trái tim tinh khôi trong từng nhịp đập; hãy yêu quý hết thảy muôn loài và chia sẽ tình yêu thương đến mọi nơi, hận thù không thể hóa giải bởi hận thù mà chính tình yêu thương vô ngã, vị tha hóa gải hận thù, oán ghét; đây là chân lý của suối nguồn hạnh phúc, nó chính là năng lượng làm mới chính bản thân chúng ta trong năm mới.

Một người có thể nói: Tôi hạnh phúc, Tôi hạnh phúc và Tôi hạnh phúc… Tôi hạnh phúc vì chính tôi không là những gì tôi nói mà là những gì tôi đã làm; làm thay đổi cuộc đời chính là đã làm được gì, nó chính là năng lượng làm mới chính mình trong cuộc sống có nhận và biết cho đi. Một người không thể gọi là khôn ngoan vì người ấy biết nói hay; nhưng nếu người ấy có bình an, có tình yêu thương, và sự dũng cảm thì người ấy mới thật sự được gọi là khôn ngoan và biết thay đổi chính mình bằng năng lượng của một nội tâm vững chãi. Hãy cho đi và chúng ta sẽ còn mãi; Chúng ta chỉ mất đi khi còn nắm giữ một cách cũ kỹ và cố chấp.

Bằng cách sống đó, chúng ta biết cách làm thế nào để thay đổi cuộc đời chúng ta. Vì chúng ta biết lắng nghe ta và thấu hiểu chính ta, ta có một thân thể khẻo mạnh, thảnh thơi với một đời sống an vui hạnh phúc. Nghệ thuật của sự an vui và để có sức khỏe tốt chính là an trú trong hiện tại; bí quyết để có sức khỏe cho cả tinh thần lẫn thể xác không phải là cố hờn trách quá khứ hay mãi mê lo sợ về tương lai, mà là sống trong giây phút hiện tại một cách khôn ngoan, tinh tế và nghiêm túc. Nó làm cho thân tâm chúng ta mới mẻ và hạnh phúc.

Ta có một đời sống tinh thần hưng thịnh thì lối sống tiêu thụ vật chất không thể nào làm chủ ta được. Ai trong chúng ta biết nhìn vào trong tự thân mình thì người đó có sự tỉnh thức, chính sự tỉnh thức làm cho cuộc sống trở nên tươi mới và là người dẫn đường cho sự giác ngộ noi theo, con đường của sự đat được trí tuệ, tự do và hạnh phúc nó không nằm bên ngoài cuộc đời mà nó nằm trong tim ta.

Chúng ta sống một đời sống đích thực đúng nghĩa khi chính chúng ta biết chăm sóc thân thể và tinh thần chúng ta một cách khéo léo và chân thành. Chính sự khéo léo và chân thành dạy ta học cách thở, cách đi đứng, cách ngồi nằm và dạy ta học cách nói năng thận trọng, hòa nhã, yêu thương dành cho chính mình và người xung quanh chúng ta, ta làm mới cuộc đời xung quanh ta. Với sự mới mẻ đó, lời nói tự chúng trở nên có sức mạnh ảnh hưởng đến cuộc đời, ta nói lời hàn gắn không gây tổn thương, ta nói lời xây dựng không gây đỗ vỡ và phá hủy; bằng sự chân thành, hòa ái đó ta trị lành vết thương, và chúng có thể thay đổi cả thế giới.

Cuộc đời luôn vô thường thay đổi, không phải những gì ta có là hoàn hảo và vĩnh hằng, vì vậy hãy luôn hòa nhã với tất cả và luôn thực tập kiên trì, kiên nhẫn, có dịp hãy chia sẽ điều đó cho người trẻ biết cách chờ đợi và kiên nhẫn; Kính trên nhường dưới, từ ái với người già, khoan dung độ lượng với những ai sai trái lầm lỗi và nhu nhược, động viên khuyến khích và có thể hãy hỗ trợ những người đang cố gắng, chính sự từ bi và thấu hiểu sự đời vô thường dạy ta học cách khiêm nhường mà không phân biệt giàu nghèo, sang hèn, giai cấp hay tôn giáo… Chúng ta học bài học triết lý từ chính sự giác ngộ của chính mình cùng với một trái tim nồng hậu, với lời nói hòa ái, với một cuộc đời phụng sự, với tâm từ bi là những thứ sẽ làm cuộc sống đổi mới. Và chính điều đó, bạn sẽ học được cách chấp nhận và khâm phục người khác đã thay đổi, đã làm được. Ta học cách chuyển hóa sự ghen ghét thành sự khâm phục, trong chính ý niệm của ta và trong đời sống ta không ganh tỵ với những phẩm chất tốt của người, ta dành sự thán phục và từ ái của chính ta.

Không ai có thể đi thay dùm ta ngoài chính chúng ta bước đi. Hãy bước đi những bước chân thảnh thơi, có chánh niệm và hãy vững chãi trên đôi chân của chính mình, chúng ta phải đi trên con đường của chính mình. Hạnh phúc chính là con đường mà chúng ta đã đi qua, niềm hạnh phúc không bao giờ cạn kiệt khi ta biết chia sẻ chúng.

Bằng cách thực tập và sống như thế, chúng ta có một niềm tin vững chắc và có cái nhìn thấu đáo, ta không vội tin vào mọi thứ mà ta được dạy phải tin, đừng dễ dàng tin vào bất kì điều gì bởi vì đã nghe thấy, nó có thể sai lầm. Đừng dễ dàng tin vào bất kì điều gì bởi vì nó đã được nhiều người truyền miệng, nó có thể sai lầm. Đừng dễ dàng tin vào điều gì bởi vì nó được ghi chép trong những cuốn sách giáo điều, nó có thể sai lầm. Đừng dễ dàng tin tưởng điều gì vì chúng là lời của những bậc tiền bối đi trước và là lời của Thầy con khi chưa qua trãi nghiệm và kiểm nghiệm, nó có thể sai lầm. Và đừng dễ dàng tin vào truyền thống bởi vì nó đã được trao truyền trong rất nhiều thế hệ, nó có thể sai lầm (có rất nhiều truyền thống lạc hậu, hũ tục và sai trên thế giới). Với sự điềm tĩnh và giác ngộ thận trọng đó, sau những gì quan sát và phân tích, thấy chúng phù hợp với lí lẽ, đưa đến điều tốt lành, đem đếm an vui lợi ích cho chính mình cho xung quanh và cho chân lý, thì hãy chấp nhận và sống vì nó. Đó chính là tự do và hạnh phúc đích thực.

Nhờ cái nhìn chánh kiến như vậy chúng ta sẽ có những suy nghĩ thấu đáo nhân quả và phát triển tư duy chân chánh thay đổi cuộc đời chúng ta, chính những ý nghĩ làm nên con người của bạn! Cái chúng ta nghĩ nằm trong niệm và chính cái ta nghĩ làm nên ý niệm. Nếu một người nói và hành động bởi một niệm ác thì nỗi khổ bám theo như bánh xe bám theo dấu chân con vật kéo; Và nếu một người nói và hành động với một niệm thiện lành thì hạnh phúc sẽ đến như bóng theo hình. Hạnh phúc chính là sự thay đổi và làm mới chính mình từ trong ý niệm của mình.

Hãy làm chủ suy nghĩ nếu không nó sẽ làm chủ bạn. Để có an lạc và có được một sức khỏe tốt, để có thể đem hạnh phúc cho gia đình và những người thân thương, hay để đem bình an cho tất cả, thì người đó đầu tiên phải có nghị lực và phải làm chủ được suy nghĩ của mình. Nếu một người có thể làm chủ suy nghĩ, người đó có thể tìm thấy con đường giác ngộ, đạt được trí tuệ và đức hạnh sẽ tự nhiên hiển lộ nơi người ấy, như Mặt Trăng thoát mây mù tỏa sáng. Hiểu được người là khôn ngoan, khéo léo; hiểu được mình là giác ngộ.

Kết quả theo sau đó là một sự an vui trong một tâm hồn an định tự do, ta giải phóng những ý niệm phân biệt, đó chính là sức mạnh, là sự tự do đích thực trong cuộc đời ta, ta có một đời sống không có gì để sợ hãi. Sự an định vững chắc đó dạy chúng ta học cách và biết cách kiểm soát và làm chủ cơn sợ của mình, nếu bạn mãi lo sợ bạn sẽ thành ai trong tương lai thì sự sợ đang đeo bám bạn, hãy buông thả chúng ra và thả cho nó bay đi bạn sẽ có hạnh phúc và an lạc, còn nắm chấp là còn đau khổ, chỉ có khoảnh khắc bạn rũ bỏ mọi thứ là bạn mới trở nên được tự do. Bình yên đến từ bên trong. Đừng tìm nó bên ngoài.

Làm mới chính chúng ta thì ta sẽ có niềm tin và được người khác tin mình. Bạn không nghi hoặc và không dùng sự nghi hoặc để dò người, không gì ghê gớm hơn thói quen hay nghi hoặc. Nghi hoặc chia rẽ con người và làm mất niềm tin. Nó gây nên sự thù ghét. Nó làm tan vỡ những mối quan hệ tốt lành trong chính ta và trong đời sống. Nó như mụt nhọt trong ta làm đau nhức chính ta, nó làm ta trở nên yếu hèn và ngụy biện.

Khi bạn chưa thay đổi được hoặc chưa tốt, bạn hãy dành cho chính bạn một tình thương, chính bạn cần tình thương của bạn để bạn tiếp tục; nếu bạn có đi tìm kiếm hết vũ trụ cũng không có hạnh phúc, chỉ khi nào bạn biết quay trở lại chính mình. Ô kìa! Hạnh phúc và tình thương đây rồi. Nó chính là sự thay đổi bằng chính sự thức tĩnh đối xử tử tế của bạn. Trở về chính bạn chính là ta đang sống một đời sống tâm linh, như cây nến không thể cháy mà không có lửa; người không thể sống nếu không có đời sống tâm linh hay nói một cách khác là không thể sống nếu không có đời sống tinh thần, thiếu điều này, bạn không thua không kém gì một cái xác không hồn, ngay cả cỏ cây cũng có cái cảm của chúng kia mà!

Bạn tri túc và biết đủ vì chính bạn đã biết sống một cuộc sống vô vụ lợi và rằng càng chạy theo vật chất chúng càng không làm cho ta hạnh phúc, cho đi những gì tích trữ được từ vật chất lẫn kinh nghiệm tinh thần để ta nhẹ nhàng và thanh thản hơn. Hạnh phúc không phải là ta đã cố tham đắm tích trữ được bao nhiêu tiền của mà là ta đã biết cho đi và giúp đỡ được những gì.

Qua cách sống và thực tập cuộc sống như vậy bạn có thêm nhiều người bạn tốt và bớt đi một người thù ghét bạn, và kết quả dẫn theo sau là giúp bạn có những người bạn thiện trí thức, chân thành; Sự gian trá và xấu tính thì đáng sợ hơn cả một con rắn độc; con rắn độc hay thú hoang chỉ có thể làm tổn thương thân thể ta, nhưng sự gian trá sẽ làm tổn thương cả tâm trí của con người. Vì vậy, giúp chúng ta định tĩnh và biết cách từ chối và không tham đắm chạy theo những hư danh giả tạm; với một tâm hồn có niệm lực, có tình yêu thương và yêu mến con đường trí tuệ giúp chúng ta làm mới, chúng ta sống, chúng ta có tự do; Chúng ta sống trọn vẹn ra làm sao chính là làm mới chính mình, nuôi dưỡng suối nguồn hạnh phúc.

 

Chúc Mừng Năm Mới - Happy New Year, Thiền đường Chánh Giác Pháp Thuận Thiền Viện, 1/1/2016,

An vui với Lòng từ,

Thich Giac Chinh.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
14/01/2014(Xem: 13824)
Xuân đã về trên cánh Mai vàng Sắc Xuân tươi thắm đẹp Trần gian Trăm hoa đua nở càng lộng lẫy Nhân thế đón Xuân rộn tâm can
13/01/2014(Xem: 11094)
Hằng năm, cứ vào độ Xuân về Tết đến, tôi cố gắng viết một bài để đóng góp vào số Báo Xuân Viên Giác và Website chùa Viên Giác; Cũng là dịp để mong được gặp gỡ quý Độc giả, quý Văn Thi hữu trên Văn Đàn và xin gởi trao những lời Chúc Mừng Năm Mới thân thương nhứt.
13/01/2014(Xem: 6657)
Trong số những con ngựa nổi tiếng thời cổ đại, đầu tiên phải nhắc đến Ngựa Xích Thố thời Tam Quốc. Con ngựa này dài một trượng, cao tám thước, màu đỏ rực như lửa, tuyệt không có một sợi lông tạp, ngày đi ngàn dặm, trèo non vượt suối dễ dàng.
13/01/2014(Xem: 10013)
Hình tượng con ngựa hiện diện từ sớm trong văn hóa Đông-Tây, con ngựa là một trong những loài vật được con người thuần hóa và sử dụng trong đời sống hàng ngày và loài vật gắn liền với chiến tranh. Hình ảnh con ngựa còn là chủ đề cho các môn nghệ thuật như hội họa, điêu khắc, thơ văn... Đối với văn hóa phương Tây, ngựa gắn liền với nhiều biểu tượng thần thoại và gắn liền với hình ảnh Nhân Mã trong 12 Cung Hoàng đạo.
13/01/2014(Xem: 7363)
Một cây cầu có thể đưa hết tất cả người, súc vật, hàng hóa đi qua trên đó. Đưa qua hết thảy, không kể sang hèn quí tiện. Cái chính là có đưa qua hết - tất cánh độ khứ - được hay không? Nếu không qua lọt, hoặc đi qua một cách khó khăn thì đích thị là cầu khỉ rồi. Hoặc đôi khi người qua rồi, bóng còn kẹt lại bên cầu.
13/01/2014(Xem: 9852)
Lời Ngỏ: Nhân dịp mừng Xuân Giáp Ngọ 2014, Trang Nhà Quảng Đức xin trân trọng giới thiệu kinh "Lâu đài của ngựa Kiền-trắc". Kanthaka (Kiền Trắc) là con ngựa quý ra đời tại hoàng cung của Vua Suddhodana (Tịnh Phạn) cùng một ngày với Thái tử Siddattha (Sĩ-đạt-ta). Kiền-trắc lớn lên và phục vụ nhà vua cho đến năm 29 tuỗi, nó cùng với người giữ ngựa Channa (Xa-nặc) đưa Thái tử lên đường xuất gia; sau đó ngựa đau buổn phát bệnh , từ trần và tái sanh lên cõi Trời. Câu chuyện này thuật lại cuộc gặp gỡ giữa Tôn giả Mục-kiền-liên và Thiên tử Kiền-trắc trên Thiên giới.
13/01/2014(Xem: 7485)
Phần này tóm tắt các chi tiết và bổ túc bài viết1 "Nguồn gốc Việt (Nam) của tên gọi 12 con giáp - Ngọ ngựa (phần 13)", do đó số thứ tự của bài viết này là 13A; những bài viết sau nữa về Ngọ ngựa sẽ có số thứ tự là 13B, 13C … để người đọc dễ tra cứu thêm.
13/01/2014(Xem: 7622)
Ngọ hay Ngũ 午 là chi thứ 7 trong thập nhị chi hay 12 con giáp. Biểu tượng của Ngọ là con ngựa dùng chỉ thời gian như giờ Ngọ từ 11 giờ sáng đến 1 giờ chiều (chính ngọ là đúng trưa, giữa trưa hay 12 giờ trưa), tháng 5 ... và xác định không gian như hướng Nam. Phần này không bàn về khái niệm thời không gian hay Ngũ Hành/kinh Dịch của Ngọ mà chỉ chú trọng vào các liên hệ ngữ âm của Ngọ và ngựa so với mã 馬 (tiếng Hán Việt/HV cũng chỉ con ngựa). Phần sau sẽ cho thấy mã là tiếng Hán có gốc Hán Tạng, khác hẳn với ngựa tiếng Việt - và liên hệ trực tiếp của Ngọ và ngựa cho thấy tên chi này có nguồn gốc Việt (Nam) chứ không phải Trung Quốc/TQ cũng như tên gọi của 11 con giáp còn lại ...
13/01/2014(Xem: 7845)
Nhân dịp đầu Xuân năm Giáp Ngọ, tôi kính gởi đến chư Tôn Hòa Thượng, cùng hàng chúng trung tôn của Đức Thế Tôn lời chúc nguyện tứ đại an hòa, để cùng nhau chung vai sát cánh xây dựng cơ đồ Phật giáo đang cơn nguy cơ tha hóa, do nội ngoại chướng duyên, vu hãm hầu lũng đoạn hàng ngũ, tổ chức chúng ta với dụng tâm bất chánh làm lệch hướng Chánh Pháp.
02/01/2014(Xem: 8451)
Thời gian luôn là điều trọng yếu cho sự tư niệm của người đệ tử Phật. Đông qua thì Xuân tới như sự suy-thịnh được-mất giữa thế gian này. Hơn thế nữa, cửa tử là con đường độc lộ mà mỗi ngày dẫn ta tiến tới gần hơn. Xin hãy cùng nhau quán chiếu sự mỏng manh của kiếp sống và danh vị. Xin hãy tha thứ những gì cần tha thứ, xin hãy bỏ qua những gì cần bỏ qua. Vì mùa Xuân có nở hoa hay không là tùy thuộc vào đất tâm an lành của chính mình. Sự tranh chấp mãnh liệt luôn thiêu đốt tất cả cây cỏ và bông hoa.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]