Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Ngày này năm cũ tôi có đọc "nhớ cành mai xưa" của Giác Tâm

23/12/201521:37(Xem: 5156)
Ngày này năm cũ tôi có đọc "nhớ cành mai xưa" của Giác Tâm

          
hoa_mai_2

NGÀY NÀY NĂM CŨ TÔI CÓ ĐỌC

    “NHỚ CÀNH MAI XƯA” CỦA GIÁC TÂM

 

                        Tiết trời những ngày cuối Đông, trong ánh hoàng hôn lịm tắt luôn để lại trong tôi nhiều nỗi niềm miên viễn, xa xăm. Đó cũng là lúc  chúng ta – những người con dân đất Việt với truyền thống bốn ngàn năm văn hiến và cội nguồn hai ngàn năm Phật giáo Việt Nam, chuẩn bị đón chào  TIẾT XUÂN  DÂN TỘC rực rỡ. Khi đó, cành mai xưa  vẫn hiện diện đường hoàng trong mỗi căn nhà, ngoài ngõ, góc phố, những nơi còn tự biết nhận mình thuần Việt. Tất nhiên là như thế bởi vì  Mãn Giác Thiền Sư ( 1052 – 1096) đã khẳng định với  các thế hệ ngàn sau bằng hai câu kệ cuối của bài “Cáo Tật Thị Chúng” rằng “Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết, Đêm qua sân trước một cành mai” mà bây giờ ai ai cũng đều thuộc nằm lòng.

 

                       Với niềm suy tư, hoài vọng đó, khi đọc bài thơ “Nhớ Cành Mai Xưa” mà câu kết vẫn là hai câu cuối của bài kệ  “Cáo tật Thị Chúng” đó, chứng tỏ tác giả Giác Tâm đã rất tin tưởng vào thể tất yếu của một nền văn hóa dân tộc, được đúc kết nên từ  tinh hoa, triết lý sống của Phật giáo trong hai ngàn năm đã qua. Mặc dù, dường như phảng phất trong đó là nỗi buồn thực tại của tác giả trước những hình ảnh trái tai gai mắt mà lẽ ra chính những người đệ tử của Ngài Mãn Giác Thiền sư phải nhận ra và biết rõ trách nhiệm của mình trước tiên. Bằng ngược lại, tôi sẽ là người đầu tiên không chấp nhận bài thơ đó.

 

                         Tác giả bài thơ và tôi đều là người sống giữa vùng trũng của  các giáo xứ Gia tô và phản thệ giáo. Cho nên sự đồng cảm như một ánh chớp, nhanh nhẹn chiếm trọn niềm tin của nhau trong các vấn đề mà người  thiếu tự tin hay cho là “nhạy cảm” này. Và bài thơ “Nhớ Cành Mai Xưa”  chỉ để dành nói với những người này, và thay họ nói lên sự nhu nhược và biến chất, cho chúng ta nghe nhiều điều chua xót đến đau lòng.

 

                          Cành mai của dân tộc, của văn hóa Phật giáo chúng ta  mang nhiều ý nghĩa tự thân, không  huyễn hoặc, huyễn thoại để tạo ra  niềm tin giả tạo, để buộc nhà nhà người người đều phải chưng nó, ca ngợi nó trong mùa Xuân. Thần ngôn của Cao Bá Quát ( 1809 – 1855 ) đã tự  phát ra câu cảm khái rằng “Thập tải luân giao cầu cổ kiếm, Nhất sinh đê thủ bái hoa mai (Mười năm chu du tìm gươm báu, Đời ta chỉ cúi lạy hoa mai).Cũng vậy, Tổ Hoàng Bá cũng từng ví rằng “Nhược bất nhất phiên hàn triệt cốt, Tranh đắc mai hoa phốc tỷ hương” ( Nếu chẳng một phen xương thấm lạnh, Hoa mai đâu dễ ngát mùi hương). Như  vậy, các yếu tố của sinh học tự nhiên, hoa mai xứng đáng được tôn vinh một cách tự nhiên, hoàn toàn rất logic, không một ông Thánh vị Thần nào tạo ra nó để bắt chúng ta phải  tin theo. Như vậy hoa mai của dân tộc làm sao có thể mất được khi tể tứ đại vẫn thuờng luân chuyển.

 

                           Con người của thời đại khoa học vũ trụ, thờ lạy, kính ngưỡng hay tin vào một niềm tin gì cũng phải có sự xác quyết của lý trí. Mùa Xuân phương Đông là mùa của vạn hoa, vạn cây sinh sôi nẩy lộc, mùa của ấm áp đoàn tụ. Cây mai trong nhà là một biểu tượng sinh động cho sự sống và niềm tin có cơ sở chính đáng của chúng ta. Trải bao ngàn năm cũng sẽ vẫn là như thế. Đem một loại cây khô cằn không hoa, chỉ sống được  trong vùng băng giá vô nhà mình nơi xứ sở nhiệt đới, của ngàn hoa để làm  biểu tượng sự sống, tôn thờ thì hết thuốc chữa! Có phản bội và sỉ nhục   truyền thống Ông bà, Tổ tiên chúng ta không? Tưởng cũng cần nên phân biệt cây thông, một loài thân gỗ sinh trưởng trong tự nhiên với cây thông  được sinh ra từ phép lạ huyễn hoặc, rồi biến nó thành cây thông nô lệ tín hướng. Trong một vài ý nghĩa của “cây thông noel-giáng sinh”. Có một “lý lịch”  được cho là tiêu biểu nhất. Đó là  vào thế kỷ thứ VII, thánh Boniface trên đường đi hành hương, ngang qua một gốc cây sồi thấy nhóm người ngoại giáo đang thực hiện nghi thức hiến tế người sống, thánh bèn hạ gục cây xoài chỉ bằng một quả đấm khiến nó tan tành, thế rồi từ chỗ đó mọc lên…cây thông! Từ đấy về sau tín đồ Gia tô lấy cây thông này làm cây may mắn mừng Giáng sinh hằng năm. Với cây thông phép lạ này ở  xứ người, có xứng đáng so sánh ngang hàng với  hoa mai, với nền tảng và thực chất vốn sống văn hóa của dân tộc chúng ta hay không?  Chưa nói các cây thông ở VN đều làm giả và băng tuyết là mốp, xốp được bẻ nhỏ ra rải tứ tung quanh nhà; trong khi hoa mai, cành mai thì rất thật, quanh vườn, nhà ai cũng có, ít nhất là một cành chưng trong ngày Xuân, không cần làm giả. Như vậy  cây thông này không có quyền ngự trị giữa ngàn hoa cỏ nội của xứ sở mình và gởi gấm bao niềm tin vui hoan hỷ như hoa mai vốn rất thật, rất gần gũi với  chúng ta.

 

                         Trên sóng phát thanh, truyền hình trung ương lẫn địa phương đều có các chương trình “Mừng Giáng sinh”, lời chúc Giáng sinh rôm rả suốt ngày, dễ khiến  người ta nghĩ  VN bây giờ  đã là một đất nước toàn tòng mất! Toàn tòng một cách êm ái mà ngày trước hai chế độ Gia tô cố gắng  mãi, dưới sự giúp sức và hỗ trợ của hai ông lớn Pháp Mỹ mà vẫn không đạt được. Các giao diện báo mạng cũng có hình cây thông tạo dáng, và điều đáng lưu ý hơn hết là bản tin An Viên, bản tin mà trước đây hay được giới thiệu là thông tin tin tức Phật giáo (!)  cũng đều có các tin Mừng Giáng sinh, cả trong nước lẫn ngoài nước. Thật là vui vè hân hoan thay!

 

                          Điều này khiến chúng ta  không khỏi tự vấn rằng chả lẽ lãnh đạo các phương tiện truyền thông lớn nhỏ này, các biên tập viên đều không rõ ai giáng sinh mà sao chỉ nói “Mừng giáng sinh”- Ai giáng sinh? Và, giữa cây thông tôn giáo (cây thông phép lạ) khác với cây thông trong tự nhiên ra sao? Chắc chắn là có rồi! Nếu vậy thì rất mong lãnh đạo các cơ quan truyền thông này một lần nữa nên nhìn lại.

 

                         Nhớ cành mai xưa là đúng quá thôi, nhưng sở dĩ ta nhớ là vì  có một sự xâm lăng văn hóa vô hình, đang mượn nhiều thành phần xã hội vây bủa, đe dọa sự tồn tại của sự sống được định hình bởi biết bao cơ nhọc  của tiền nhân xưa. Ai cũng biết, lễ Noel bây giờ là dịp để giới kinh doanh  hoạt động hưởng lợi, vô tình giúp sức cho văn hóa xa lạ xâm nhập dễ dàng vào tận hang cùng ngõ hẹp trong đất nước mình. Thế nhưng những thái độ ăn theo đó của một bộ phận, mà không chịu tìm hiểu sâu ngọn nguồn sẽ là tiếng nói truyền giáo mạnh nhất khiến giới chăn chiên hồ hởi ra mặt. Nếu là một cuộc chơi thì đúng là ta đã thua rồi (Ta đã thua rồi trong cuộc chơi-trích “Nhớ Cành Mai Xưa”) và tất nhiên phải hổ thẹn với cành mai ( Hổ thẹn với lòng một cành mai- trích “Nhớ cành Mai Xưa”) Cành mai ở đây chính là cành mai của Mãn Giác Thiền sư, và còn là cành mai của văn hóa dân tộc mà PGVN đã  đội nắng gội sương biết bao thăng trầm cùng quê hương bản sở đấu tranh, giữ gìn cho đến tận ngày nay.

 

                             Đọc xong bài này rồi hãy nhanh tay cầm remote, mở  tivi, radio để nghe  những lời chúc giáng sinh (dù không cho biết ai giáng sinh, lạ lùng ở chỗ đó!), bất kỳ giờ phút nào, ở đâu, trung ương hay địa phương. Mà Hổ thẹn với lòng một cành mai.

 

 

                                                                         Trong tiết lập Xuân Bính Thân

                                                                                  DƯƠNG NHƯ TÂM

 

                       

                          

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
24/01/2016(Xem: 5772)
Lá khô trên cành chưa rụng hết. Người phu quét dọn công viên thản nhiên cào dồn cả một thảm lá vàng phủ ngập các bồn cỏ và gốc cây, cho vào những bao rác lớn. Nắng lên từ sớm mà trời vẫn còn lạnh. Lác đác dăm người chạy bộ thể dục, trong khi những người ngồi nơi băng ghế thì co ro trong những chiếc áo choàng dầy cộm. Khách bộ hành qua lại, nói chuyện, hít thở, phả những làn khói mỏng trong khí lạnh ban mai. Trăm hoa run rẩy trước những cơn gió nhẹ. Và trên cao, bầu trời xanh biếc, không mây.
22/01/2016(Xem: 11006)
Giấu, lèn, nén hồn mình vào cõi thơ Cho sức chữ bật lên trang giấy mới Ơi mùa Xuân đang tới! Trước mắt mình trời đất đẹp như mơ.
22/01/2016(Xem: 6850)
Một thuở nọ Thế Tôn kể chuyện; Kinh A Hàm thuật lại như vầy: “Có con Khỉ nhỏ trong bầy, Không nghe Chúa dặn, tách bầy lãng xao Tham ăn ngã mạn, cống cao, Thấy mồi tham khởi, dính vào bẩy keo, Một tay dính, một tay khèo (gỡ)
22/01/2016(Xem: 11676)
CUNG nghinh năm Bính Thân cười, CHÚC năm mười sáu đẹp tươi cõi lòng TÂN niên phúc lộc chờ mong XUÂN lan cúc trúc hanh thông cửa nhà VẠN nhà cuộc sống thăng hoa SỰ khó thành dễ, cho qua khỏi nàn NHƯ mây thong thả nhẹ nhàng Ý lành tâm tịnh huy hoàng cả năm. Chùa Hải Đức, Florida 2016 Châu Ngọc
21/01/2016(Xem: 8526)
Trung Tâm Phật Giáo - Chùa Việt Nam sẽ tổ chức Chợ Tết Mừng Xuân Dân Tộc. Bắt đầu lúc 10 giờ sáng Thứ Bảy ngày 06/2 và Chủ Nhật ngày 07/2 năm 2016 (nhằm ngày 28 và 29 tháng chạp Tết). Trong các ngày, Chợ Tết sẽ được bày bán từ sáng đến chiều gồm các gian hàng sau đây : * Gian hàng hoa có nhiều loại hoa: hoa cúc, hoa mai, hoa lan, hoa đào, và nhiều loại cây kiểng khác. * Gian hàng Trà, bánh mứt với đủ các loại mứt và các loại bánh chay như: bánh tét, bánh chưng, bánh tày, bánh ít, bánh nậm v.v.. * Gian hàng Phật Cụ và đồ vật kỷ niệm để làm quà tặng hoặc chưng bày trong nhà. * Gian hàng Trái cây * Gian hàng đồ chơi trẻ em
21/01/2016(Xem: 6315)
CHƯƠNG TRÌNH XUÂN BíNH THÂN 2016 Tại Pháp Duyên Tịnh Xá 1760 W. Jensen Ave. Fresno, CA.93706 Ngày Chủ Nhật 07 tháng 02 năm 2016 (Tức là 30 tháng Chạp năm Át mùi) 10.giờ 30 am - Lễ Tất Niên và Cúng Hội 11. 30 khuya “TẾT” Đón Giao thừa Mồng Một Tết Nguyên Đán Khai Kinh Di Lặc
19/01/2016(Xem: 12424)
Ngày xưa trong chốn rừng sâu Có bầy khỉ nọ cùng nhau họp đoàn Đếm ra đủ tám mươi ngàn Bầu ra vua khỉ đầu đàn chỉ huy Thân hình vua lớn dị kỳ Lại thêm đầu óc rất chi tuyệt vời. Thế rồi một buổi đẹp trời Họp bầy, vua khỉ ban lời khuyên răn:
15/01/2016(Xem: 7503)
Hiện nay, ở một số chùa có trưng bày tượng ba con khỉ trong sân chùa. Nhưng không phải ai cũng biết về nguồn gốc cũng như hiểu đầy đủ ý nghĩa sâu xa mà người xưa muốn truyền dạy lại cho thế hệ sau qua bức tượng tưởng chừng như vô tri đó. Thoạt đầu khi mới nhìn qua bức tượng này có lẽ ai trong chúng ta cũng tưởng như đã hiểu được ẩn ý của nó. Đó là: “không nói, không thấy, không nghe”. Nhiều người cho rằng bức tượng ấy muốn dạy chúng ta hãy ở yên và sống cuộc sống của mình, đừng quan tâm đến chuyện của người khác hay những gì đang xảy ra xung quanh. Nhưng nếu hiểu như vậy thì thiếu chính xác và chưa đầy đủ.
15/01/2016(Xem: 11945)
Ngày xưa ở tại ven sông Có chàng khỉ sống ung dung một mình Mạnh sức lực, lớn thân hình Thêm tài nhảy nhót tài tình kể chi. Giữa sông có đảo đẹp kia Bao nhiêu cây cối rậm rì xanh tươi Trái cây ngon ngọt khắp nơi Nào hồng, nào chuối chào mời khỉ ta. Từ bờ tới đảo khá xa May thay có đá nhô ra giữa dòng
15/01/2016(Xem: 5996)
Nhân dịp Xuân về, thay mặt Hội Đồng Điều Hành Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải Ngoại tại Úc Đại Lợi - Tân Tây Lan, chúng tôi trân trọng kính gởi đến Chư Tôn đức Trưởng lão, Chư Tôn Hòa Thượng, Thượng Tọa, Đại Đức Tăng Ni, quý Cộng đồng, Hội đoàn, Tổ chức, Cơ quan Truyền thông, thân hào nhân sĩ, thiện hữu tri thức, cùng toàn thể Đồng hương Phật tử tại Úc Châu và các châu lục, lời vấn an sức khỏe và lời Chúc Mừng Năm Mới tốt đẹp nhất, cầu mong tất cả thân tâm an lạc, vạn sự cát tường, sở cầu như nguyện.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]