Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

TẾT, Nói Chuyện Có Tên Hoa MAI

26/10/201516:55(Xem: 9150)
TẾT, Nói Chuyện Có Tên Hoa MAI

hoa_mai_3

TẾT,  Nói Chuyện Có Tên  Hoa  MAI 


Đức Hạnh Lê Bảo Kỳ

Chữ MAI, có nhiều nghĩa nhưng, nghĩa riêng của nó là buổi sáng sớm tinh sương, thường gọi là sớm mai, chỉ cho một ngày mới sau một đêm dài tăm tối. Từ cụm từ sớm mai, được chuyển sang để chỉ cho một loài hoa nở vào sáng sớm mùa xuân sau những ngày, tháng đứng im, rụng lá trong mùa đông giá buốc, tự nảy lộc, ra hoa nên gọi là hoa Mai.

    Truyền thuyết có tên hoa Mai.

  Truyền thuyết rằng: “Một ngày nọ trong tiết xuân, có ông nông dân thuộc dòng MA Tộc  của Ma Xuân Trường, một tướng quân anh tài dưới đời Hùng Nghị Vương 17 ở Phú Thọ, vào triều Hùng Duệ Vương thứ 18 đương thời tại kinh đô Phú Thọ, xin dâng lên vua một cành cây xanh, ít lá trên đó có nhiều hoa vàng 5 cánh, thân nhỏ bằng đồng tiền. Sau những giây phút xem. Vua Hùng Duệ nói : “ đây là một loại cây nhưng, lại có hoa màu vàng, 5 cánh rất kỳ lạ chưa từng thấy, quý hóa lắm, có thể dâng lên bàn thờ tổ tiên, để cúng tế trong tiết xuân này”. Không quên, vua hỏi ông nông dân : “ Cây có hoa này, tên nó là gì ? Người nông dân vẫn cầm chặt cành hoa trong lòng tay, quỳ xuống thưa : “Kính thưa Hoàng Thượng, thứ dân hoàn toàn không biết “. Đức vua Hùng Duệ hỏi : “ Thứ dân tên họ gì ?” Dạ thưa Hoàng Thượng, thứ dân tên Ma Đình Mai”. Đức Hùng Duệ im lặng trong giây lát, liền nở nụ cười, nói : “Té ra, nhà ngươi cùng tộc họ MA với Tướng quân của ta hiện nay, là MA KHÊ, một thiên tài giỏi về chiến lược, chiến thuật, không thua gì Tướng Ma Xuân Trường dưới đời phụ vương Hùng Nghị của ta, đã nhiều lần cầm quân, đánh tan quân xâm lược phương bắc mới vừa tới biên giới, cả ngàn tên đã ngã gục ! Được rồi, ta lấy tên MAI của nhà ngươi, đặt tên cho cây có hoa vàng 5 cánh này, là cây “Hoa Mai”, vì nhà ngươi đã có công tìm thấy nó ”. Kể từ đó cho đến ngày nay, trên bốn ngàn năm văn hiến, mà tên hoa Mai, chẳng những không bị mất, mà vẫn còn tiếp tục tồn tại trên đất mẹ Việt cứ mỗi độ xuân về, Tết đến nở trong tâm hồn dân tộc Việt, nơi bàn thờ Tổ tiên, phố xá thị thành, đâu đâu cũng đều có hoa Mai hiện hữu.

  Câu chuyện có tên hoa Mai, vừa được trình bày trên, do Giáo Sư Quách Tấn (Thi sĩ Quách Tấn) dạy Việt văn lớp Đệ Tam, kể cho học sinh chúng tôi nghe. Hôm ấy, Giáo sư Tấn dạy chúng tôi cách làm thơ thất ngôn tứ tuyệt. Nhân kể chuyện có tên Hoa Mai trong ngày Tết và  dư âm của xuân đang còn, do vậy GS Quách Tấn ra đề tài Hoa Mai. Tôi liền hạ bút lên trang giấy. Năm phút sau, Tôi đem bài thơ nộp lên trước tiên. Giáo sư Qách Tấn cầm lên xem liền, gật đầu. Sau khi cả lớp nộp lên, GS Tấn đọc bài thơ tôi trước : “Muộn màng mai nở một cành hoa. Phòng vắng đêm xuân ta với ta. Chợt nhớ xuân xưa*1 dân chạy giặc. Xuân này*2 vui quá khắp nhà nhà”.

   Môi trường sinh trưởng và tồn tại của hoa Mai.

Đúng theo chủ đề trên, không nói đến môi trường sinh tưởng và tồn tại của hoa Mai. Tuy nhiên nhân dịp xuân Bính Thân -2016 đang về trong tâm hồn người Việt chúng ta hải ngoại, nên chi cũng phải nói đến một chút về cách sinh tồn của loài hoa Mai, để giới trẻ người Việt ta được biết thêm về hoa Mai, một loài hoa mang sắc thái đặc trưng văn hóa Việt Nam.

   Nhận thức tổng thể: Sau khi trái đất được hình thành qua cả triệu năm bởi vô số nhân duyên, thì muôn muôn, vạn vạn loài vật, cây có trái, không trái, hoa, cỏ đủ loại (kỳ hoa dị thảo), tuần tự xuất hiện trước, sau với loài người. Riêng môi trường sinh tồn của muôn loài thảo mộc (cỏ, cây )  không ngoài rừng rú, non cao, đồi thấp, thung lũng, đồng khô, đồng ướt… mà có bản thể sai biệt. Trong thời nguyên thỉ, tất cả các loài Thảo, Mộc chưa có tên, lần lượt được loài người đặt tên: cây ổi (trái ổi) cây táo (trái táo), cây mít (trái mít) v.v… Hoa Lan, hoa Cúc, hoa Mai, hoa Hồng, v.v Riêng loài hoa Mai (đang luận), môi trường sinh thái và tồn tại của chúng, là những nơi thung lũng cạn, sâu, đất cứng, đất có pha sỏi, đá lẫn lộn, và những vùng cát ven biển…đều có cây hoa mai, cho nên mai mang tên mai rừng. Đem hạt mai về nhà gieo, trồng tại nhà được gọi mai nhà, bởi vì bản thể cây mai không còn sắc thái hoang dã nữa.

  Bản thể của loài Mai ở thuở ban đầu mới lên cây con, đều giống nhau là nhỏ bé, thân cứng như cây tâm tre dù cho mọc ở đâu. Sau đó thân cây mai sẽ thay đổi toàn bộ. Có nghĩa là môi trường như thế nào, thân, cành, lá, hoa như thế đó : cao, thấp, to, nhỏ, èo ọt, sần sùi, nhẵn nhụi, nâu, xám, cành giòn, cành dai, lá dài, lá bầu, răng cưa, hoa vàng 5 cánh, 6 cánh dày, mỏng, vàng sậm, vàng nhạt, v.v…  Tất cả do môi trường của đất khi cây Mai hiện hữu, như đã nói trên mà có những sắc thái đó. Từ những hình thái đó mà hoa có tên:  Mai Sẻ, là mai ở vùng cát, gọi là Mai động, thân thẳng, cành nhỏ, hoa chi chít. tên Mai Chủy, là mai mộc trong rừng, môi trường ẩm ướt thường xuyên trong 4 mùa, (mưa hè, thu, sương rơi đông xuân), nên chi hoa to, nở hoa thành chùm san sát nhau. Có tên Mai Vĩnh Hảo, là mai luôn được có dòng nước ngầm chảy qua gốc rễ thân mai. Dòng nước đó có tên suối Vĩnh Hảo, được phất xuất từ trong núi, Nhờ đó mà những cây ở vùng Vĩnh Hảo; thân cao, to, lá bầu, hoa lớn gần bằng đồng tiền Tự Đức 4 lỗ, 5 cánh, 6 cánh, lâu tàn. tên Mai Cà Ná, (Phan Rang), là xứ nắng đổ lửa, ít mưa. (Phan Rang lửa đốt trên trời, bao nhiêu than đỏ xuống đầu Phan Rang), làm cho thân mai nhỏ mà dai, dù èo ọt, hoa nhỏ, lá răng cưa, cành thì giòn…giai do đất trắng, cứng pha cát, và nắng nóng nhiều tháng trong năm, nhưng, sống được nhờ sương đêm. tên Mai Nam Bộ, là Mai có thân cao, cành to, lá lớn, hoa lớn nở vài lần trong năm, gọi là Mai tứ quý, do nước mát bốn mùa, v.v…

   Qua những hình tướng, sắc thái khác nhau của loài hoa mai nói riêng, như vừa trình bầy trên, cho ta thấy rõ; loài hoa mai ưa vùng đất ẩm ướt nơi gốc rễ của mai. Đích thực, đi vào chùa Hương bằng đường thủy trên mặt con suối Yến, có dòng nước chảy lững lờ. Sau khi những con thuyền cặp bến, khách hành hương bắt đầu đi vào chùa trên con đường đá ở  hướng tây để đi Cáp treo lên chùa cao nhất, vùng thấp ở hướng đông vào chùa dưới, Cả hai bến Đục đều gần bờ suối YẾN cỡ chừng vài chục mét, mới lên đường dốc. Khách hành hương, ai để ý sẽ thấy phía bên trong không xa, có một rừng Mai đang trổ hoa vàng rực, do nước mát từ suối Yến thấm vào, được thấy rõ thân mai cao hơn những cây khác, cho nên thi sĩ Chu Mạnh Trinh có lời thơ :

 

Thỏ thẻ rừng Mai chim cúng trái

Lững lờ khe Yến cá nghe kinh

 

  Một nơi khác nữa có Mai vàng rực rỡ, đó là một thung lũng cạn ẩm ướt, có tên “Sông lòng Sông” cách suối Vĩnh Hảo cỡ 2 cây số hướng tây nam. Đi xe lửa (tàu chợ) vào buổi sáng từ Nha Trang vào Bình Thuận, khi xe chạy chậm trên cầu sắt bắt qua con suối cạn, để chuẩn bị dừng lại Ga Sông lòng Sông. Khách sẽ thấy rừng Mai vàng ở hai bên mạn con suối, trong lòng thung lũng không sâu lắm ở hướng tây nam bên trái toa xe, cách đường rầy cỡ hai mươi mét. Sở dĩ tôi vẫn còn nhớ rừng Mai đó, là vì vào những những năm 1948, 49, khi tôi lên 11, 12, dù là thời điểm chiến tranh Việt Pháp đang bùng nổ dữ dội khắp nơi nhưng, các anh trong làng Liêm Bình tôi thuộc Quận Hòa Đa- Phan Rí Thành- Bình Thuận, vẫn rủ nhau đi ra cầu sắt Sông lòng Sông, để chặt Mai về đón Tết, trong đó có Tôi. Do vậy, sau này khi Tôi ở Nha Trang, cứ mỗi độ xuân về, Tôi đi xe lửa về quê Phan Rí ăn Tết, xe chạy chậm qua cầu sắt, Tôi nhớ rừng Mai, liền ghì tay lên bệ cửa sổ, chăm chú nhìn ra rừng Mai xưa đó, đang trổ hoa vàng rực dưới bầu trời xuân, nắng ấm.

  Nơi khác nữa có hoa Mai vàng rực rỡ mùa xuân, đó là vùng Ba Hồ ở Nha Trang, ngày xưa là thắng cảnh có tiếng. Tại đây có một vài cây Mai vàng, mọc xen kẽ với những cây rừng, đá tảng ở những nơi trũng, không xa những hồ nước.  

  Mai vàng ở vùng chùa Bà Chúa Xứ, miền tây Nam bộ, được thấy một vài cây Mai vàng mọc lẫn lộn giữa những cây rừng, cao không quá đầu người ở đường dốc lên chùa. Những cây mai nơi dốc này, thân không to, cành nhỏ, lá thon răng cưa, hoa nhỏ lưa thưa. Bởi vì đường dốc không giữ được nước mưa. Trong khi bụi Mai trước sân chùa, được trồng trong cái chậu bằng xi măng, sơn trắng. Cây mai này; thân lớn, cao quá đầu người cỡ gần 4 mét, hằng trăm cành xòe tròn ra tứ phía, dưới to ra, to dần giữa thân cây, đường kính cỡ 2 mét, lá bầu dục, tất cả cành lớn, nhỏ đều có hoa, cánh hoa to, vàng rực từ gốc đến ngọn. Sở dĩ bản thể cây mai ở đây, được phát triển xanh lá, tươi cành, hoa to và vàng rực như vậy, là do nhân viên chùa chăm lo tưới tắm, bón phân thường xuyên. Thật đúng với ngạn ngữ Việt Nam : “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”. Qua đây cho ta thấy; muôn loài vật, con người, cỏ, cây, hoa lá trên cõi đời này; có loài nào mà không ăn, không uống đâu ? Con người và loài vật nhờ ăn và uống mới được sống. Cũng như vậy, các loài thảo mộc (cây cỏ) ở mọi nơi trên mặt đất, nhờ nước mà sống tươi, sống tốt, trổ cành, ra lá, đơm hoa, kết trái. Nhất là nước, không nước làm sao sống ! Cho nên bản thân cây hoa Mai trên đồi, đất khô khang, thung lũng thấp, vùng ẩm ướt, gò cát…đều khác nhau là như vậy. Chứ bản thể nguyên thỉ của hoa mai đều giống nhau, trong đó thân lớn, cành to, hoa lớn tỏa hương thơm, gọi là Mai thơm, Mai hương…nếu được sống trong môi trường đất tốt và ẩm ướt, nước mát thường xuyên. Còn những cây mai; thân èo ọt, cành giòn, lá nhỏ, hoa nhỏ không thơm, là do sống ở những vùng đất đồi, đất khô nắng hạn, đất cát không giữ nước…

  Vấn đề môi trường nảy sinh cây hoa Mai vàng, có người cho rằng; do chim mang đến. Chim mang đến, là những cây có trái ngọt, chim hái, tha đến nơi gần đó, mổ ăn, làm rụng hột xuống đất, sau đó mọc lên cây. Đằng này hoa mai nở ra, qua một tuần, cánh hoa tàn, rụng xuống, chỉ còn cái đài màu đỏ chung quanh hạt mai. Sau đó hạt già, đen xì, rụng xuống đất một thời gian, hạt mộc lên cây Mai con. Chim Không ăn hạt Mai, làm sao hạt Mai có thể bay qua chỗ khác để mọc cây ? Không lẽ hạt mai từ vùng chùa Hương bay vào thung lũng cạn Sông Lòng Sông xứ Phan Rí, Vĩnh Hảo- Phan Rang ? Không lẽ hạt mai từ Sông lòng Sông bay ra Ba Hồ Nha Trang ? Không lẽ hạt Mai vùng Vĩnh Hảo bay vô núi Bà Chúa Xứ, v.v…? Tất cả giai do nơi nào có tế bào sống của giống mai, thì chỗ đó có cây Mai vàng mọc lên là đúng lý nhất.

  Bản thể của loài Mai vàng.  

   Thân của cây Mai vàng rất cứng, dẻo và dai ngay khi vừa thành cây con, bẻ không đứt. Lá mai rất cứng, có răng cưa li ti hai bên, nắm vào nghe xót lòng tay. Lá mai bám sát thân cây, thường trảy (lảy) khoảng Rằm tháng 10 âm lịch để hoa nở đúng vào dịp Tết, rất là khó. Phải biết cách lảy lá, lá liền lìa cành dễ dàng, bằng không, da Mai bị xước đi theo luôn với lá, làm đau lòng mai. Nói chung thân, cành, lá mai đều cứng do bản chất muôn đời như vậy. Cho nên thân cây Mai vàng sống dưới bầu trời đầy nắng như lửa đốt suốt mùa hè, giá buốt lạnh lẻo suốt mùa đông, mưa dầm, gió bão mùa thu, hay đồi núi đầy sỏi, đá, đất cứng khô khang… Thân cây mai vẫn chịu đựng đứng yên, không rụng lá, đến mùa xuân, cây mai nảy lộc, nhưng, đơm hoa ít hơn, được lảy lá, hoa nhiều hơn, vàng rực trong ánh nắng ấm mùa xuân. Vì thế, cây hoa Mai, được biểu tượng cho VỆT NAM, một dân tộc luôn có truyền thống kham nhẫn chịu đựng mọi thứ khổ lụy : nóng bức mùa hè, mưa lụt, bão táp mùa thu, giá lạnh mùa đông, đói lòng, rách rưới, chiến tranh ngoại xâm…ập lên bản thân nhưng, tâm hồn vẫn kiên trì an định, giữ vững đôi chân mềm lên sỏi đá, bước tới về phía trước, lập lại cuộc đời mới, nở nụ cười Xuân trên đôi môi.

  Cây Mai, nói về loại cây; nó là loại cây như cây dẻ, cây sồi khi chưa có hoa, Nói về hoa, cây Mai là loài hoa quý, được người dân Việt ta đem dâng cúng lên bàn thờ Tổ tiên, ông bà vào dịp Tết và tế lễ Thánh Thần tại các Đình, Miếu vào tiết xuân (Tế xuân).   

  Mai có hai loại : Mai vàng (huỳnh mai) và trắng (bạch mai). Riêng hoa Mai trắng được thấy tại tư gia của những người giàu có, quan quyền thường trồng nơi vách trước nhà. Bởi vì bạch Mai được xem là loài hoa quý. Quý ở chỗ; thân nó lớn, ít sần sùi như mai vàng, lá to, cành lớn, hoa trắng 5 cánh bầu tròn đều đặn, lớn hơn mai vàng cỡ chừng một ly. Do vì quý, cho nên không ai chặt một cành Mai trắng cắm vào bình để cúng tế, hay trưng bày nơi phòng khách. Chỉ để nguyên nơi vườn mà thưởng thức thôi. Mai trắng không thấy ở rừng núi, chỉ được thấy ở đồng bằng Cửu Long miền Nam.

   Mai vàng (Hoàng Mai) thì đại trà trên đất Việt; ở những nơi rừng rú, núi non…từ Yên Tử, Quảng Ninh, cho đến Khánh Hòa, Cao nguyên Trung Việt, xuống tận miền Nam. Nếu không nói rằng;  hoa mai vàng là hoa của dân tộc Việt Nam, được thấy rất phổ biến nơi đình, chùa, tư gia các giới, đều ưa thích mai vàng. Có một vài chùa ở Bắc, trong Nam, ngoài Trung, hoa Mai vàng được trồng nơi hàng rào, sân chùa và kể cả trong những cái vại nhỏ ba chân, hay ở nơi góc tường rất lâu năm. Riêng Mai vàng trong những cái vại này, thân của chúng như thế nào; thấp, bành ra, sần sùi phần gốc, tròn dần lên ở phần thân, to bằng cây chuối con, cành to bằng cánh tay người lực sĩ, cong queo vô trật tự, uốn mình như rồng bay, phượng múa,… do ý muốn của người chủ tạo ra các hình thể dị biệt đó.

   Tết Nguyên Đán, thì những cây mai vàng kỳ cựu (cội mai già) này trong các Vại, nở đầy hoa, vàng rực chung quanh thân cây mai có những hình thù kỳ dị của chúng, trông rất đẹp mắt, được thấy tại các chùa và tư gia sành điệu chơi Mai. Họ trồng trước sân hay trong những cái vại to mầu gạch, chứ không có cội mai già trắng. Chính hai câu thơ sau cùng trong bốn câu của Thiền Sư Mãn Giác đời Trần sau đây : “Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận. Đình tiền tạc dạ nhứt chi mai”. (Đừng tưởng xuân tàn hoa rụng hết. Đêm qua sân trước một cành mai), là cây hoa Mai vàng trước sân chùa.

   Hoa Mai Trên cầu vai áo các Sĩ quan QLVNCH, cấp Úy, Tá.

Trước khi nói đến hai thứ bông mai vàng, trắng trên cầu vai, cổ áo  của các cấp  Sĩ quan : Úy, Tá nói riêng hai binh chủng Lục và Không quân VNCH từ Đệ I và  II VNCH. Tôi nói về ý nghĩa Quân hàm. Quân hàm, là cấp bậc từ Hạ sĩ quan và Sĩ quan trong quân đội nói chung tại các quốc gia trên thế giới, mỗi nước có hình ảnh quân hàm riêng. Ngoại trừ cấp Tướng, ở đâu quân hàm đều là Sao trắng. Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa có quân hàm riêng cho hai cấp Úy, Tá (Tiểu, Trung, Đại), đó là hoa Mai vàng và hoa Mai trắng cho Lục và Không quân. Quân hàm binh chủng Hải quân không có hoa Mai, dùng hình ảnh mỏ neo (Anchor) cho quân hàm. Lục quân (Bộ binh, BĐQ, Dù, TQLC, ĐPQ…) và Không quân. Cấp Úy : Một Mai vàng cho cấp Thiếu Úy, hai hoa Mai vàng cho cấp Trung Úy, ba hoa Mai vàng cho cấp Đại Úy. Cấp Tá : Thiếu Tá 1 hoa Mai Trắng, Trung Tá 2 hoa Mai Trắng, Đại Tá 3 hoa Mai Trắng. Cả 3 bông Mai trắng này được nằm trên gạch ngang bằng kim tuyến trên cổ áo trận hay là áo lễ. Phải nói rằng; quân hàm cho 2 binh chủng Lục, Không quân VNCH bằng hoa Mai vàng, trắng rất là trang nhã vàng rực, trắng xóa làm nổi bật hình tướng Sĩ quan ở góc độ đường đường một đấng anh tài, trí thức khoa bảng, văn hóa.

  Lý do nào mà các cấp lãnh đạo chính phủ VNCH dưới thời Tổng Thống Ngô Đình Diệm, ai đó đã chọn 2 thứ bông Mai vàng, Trắng làm quân hàm cho Sĩ quan QLVNCH ở hai binh chủng Lục và Không quân ? Thật sự, tới giờ này 2015, không ai được biết người nào trong chính phủ Đệ I VNCH, đã chọn hình ảnh hai thứ hoa Mai vàng, trắng làm quân hàm cho các cấp Sĩ quan của hai binh chủng Lục và Không quân VNCH. Do vậy, riêng Tôi tự suy luận về bản thân của các cấp Sĩ quan 2 binh chủng Lục và Không quân giống như bản thể của hai loài hoa Mai vàng, trắng, không khác. Có nghĩa là, sau khi ra quân trường, Sĩ quan cấp Thiếu Úy phải dấn thân thật dai sức nơi trận mạc, chịu nhiều nắng lửa, mưa dầu, giá buốc lạnh lẻo như cắt vào mùa đông, bão tố phong ba vào mùa thu. Nếu bị địch bao vây nhiều ngày, Sĩ quan phải ngủ bờ đê, uống nước suối, ăn lương khô, có khi bị thiếu lương thực và nước uống…mà vẫn hiên ngang tiến quân mở đường máu thoát thân trong lửa đạn. Sĩ quan không quân, khi bị rơi vào giữa trận địa, cũng phải bị lâm vào môi trường và hoàn cảnh đầy gian khổ như các Sĩ quan Lục quân, là đói khát, ngủ bờ đê…Còn Sĩ quan Hải quân chỉ ở trong tàu, dù chiến đấu vẫn ở trong tàu hay vào bờ vẫn có nước và lương thực dự trữ…nếu tử trận được thủy táng mát mẻ tấm thân, không ngủ bờ đê, uống nước suối, nhịn đói như hai giới Sĩ quan Lục quân (Bộ binh, TQLC, Dù, BĐQ, ĐPQ) và không quân, cho nên không có hoa Mai nở trên cầu vai áo Sĩ quan Hải quân là như vậy.

  Hoa Mai vàng trong văn hóa Việt Nam khi Xuân về.

 Hoa Mai vàng được biểu thị cho mùa Xuân. Nói khác hơn; hoa Mai là Xuân, Xuân là hoa Mai. Chỉ có hoa Mai vàng trong nền văn hóa Việt Nam, không có hoa Mai trắng. Đích thực như vậy,  hình ảnh hoa Mai vàng được hiện hữu ở những vật thể hiện thực và âm thanh mùa Xuân : Tấm thiệp chúc Tết đầu năm, bánh Chưng, bánh Tét, những hộp bánh, mứt Tết, trang bìa Đặc san báo Xuân, trước các cửa hiệu buôn ngày Tết, trên sân khấu văn nghệ mừng xuân, và trong hằng trăm bài hát. Phiên gác đêm xuân : Đón giao thừa một phiên gác đêm. Chào xuân đến súng xa vang rền…(NS N V Đông). Đồn Vắng Chiều Xuân : Đồn anh đóng ven rừng Mai, nếu Mai không nở, sao anh biết xuân về hay chưa !...(NS Trần T Thanh). Hạnh Phúc Đầu Xuân : Thắm thoát là đây, một mùa Xuân mới muôn ngàn cánh hoa vàng,…(NS Minh Kỳ, Lê Dinh). Xuân Đã Về : Xuân đã về, Xuân đã về. Kìa bao ánh Xuân về tràn lan mênh mông,…(NS Minh Kỳ) v.v… Cũng như trong các bài thơ nói về mùa xuân có hoa Mai những thi sĩ: Nguễn Du nói tiết Xuân : “Mùa Xuân con én đưa thoi,…Cỏ non xanh rợn chân trời, cành lê trắng điểm một vài bông hoa,…Chị em sắm sửa bộ hành chơi Xuân,…”.  “Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, Tiền đình tạc dạ nhứt chi mai. Thiền sư Mãn Giác đời Trần (Đừng tưởng xuân tàn hoa rụng hết. Đêm qua sân trước một cành mai ). Sột soạt gió trên tà áo biếc, trên giàn thiên lý bóng Xuân sang…(Hàn Mặc Tử). Đây cả mùa Xuân đã đến rồi. Từng nhà mở cửa đón vui tươi…( Nguyễn Bính).

*1- Xuân Đinh Hợi-1947, Pháp trở lại Việt Nam, đổ quân vào miền duyên hải từ Thuận An đến Nha Trang, Bình Thuận…

 *2- Xuân Đinh Dậu- 1957. Nha Trang- Việt Nam Cộng Hòa.

 

 

 

      

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05/03/2018(Xem: 6076)
Melbourne mấy ngày vừa rồi mát mẻ, hôm nay lại lên trên 30oC, mai lại mát và có thể lành lạnh nữa.Đường phố đã ngập ngợn lá vàng trên những vòm cây xanh.Vài hôm trước, trời có tí gió đã thấy lá vàng bay phất phới. Những lúc đi trong công viên, nghe tiếng chân mình trong không gian vắng, tiếng lá cựa mình, tiếng mưa thủ thỉ, tiếng mây xám thở dài, lòng sao chùng đến vậy Tháng ba rồi, chỉ vài tuần nữa sẽ vặn lên một giờ, ngày sẽ dần ngắn lại. Dân Úc lại sắp bước vào mùa thu và rồi mùa đông, trong lúc dân ở bên kia địa cầu đang vui mừng thoát khỏi đông giá bước vào những ngày nắng ấm. Một giờ thu lại từ bên Úc sẽ lại để trả cho các nước bên kia địa cầu; để 6 tháng nữa một giờ đó lại được Úc ngang nhiên lấy lại. Chỉ cho mượn thôi mà.Y như thời đi học tiểu học, học sinh thay nhau giữ cuốn sổ luân chuyển vậy. Ừ, chỉ luân chuyển thôi.Hôm nay những chiếc lá bắt đầu chuyển vàng, một số đã bắt đầu rụng. Bên kia dại dương, những người bạn tôi đã bắt đầu khoe hình những bông hoa đào bung nở
05/03/2018(Xem: 8276)
Nạn cướp lộc mong cầu may mắn Tranh đua nhau xô đẩy tả tơi Tung tiền ném liệng tới nơi Nhìn xem cảnh tượng tơi bời lá hoa . Kẻ bói quẻ xin xăm khấn vái Cầu công danh sự nghiệp dài lâu Chẳng tham học quán thâm sâu Cuộc đời vẫn cứ lo sầu mãi thôi . Tâm ta an chẳng cầu cũng phước Lòng ta yên mọi việc đều yên Thế gian lắm nỗi truân chuyên Tìm về Chánh Pháp vui niềm lớn vui . Tánh Thiện 4-3-2018
05/03/2018(Xem: 9859)
Rằm Tháng Giêng năm Mậu Tuất (3/3/2018) do Chư Tôn Đức Ni chứng minh và hướng dẫn đại lễ: 1/ Ni Sư TN Huệ Khiết Trú Trì Chùa Báo Ân - Sydney Tổng Vụ Phó Tổng Vụ Từ Thiện Xã Hội GHPGVNTN 2/ Ni Sư TN Như Như Chùa Báo Ân - Sydney 3/ Ni Sư TN Hạnh Từ Tịnh Thất Huê Lâm - Sydney 4/ Ni Sư TN An Hiếu Chùa Pháp Hưng - Brisbane 5/ Sư Cô TN An Thảo TỊnh Xá Minh Đăng Quang Sydney 6/ Sư Cô TN Thảo Liên TV Minh Quang - Sydney 7/ Sư Cô TN Thành Liên TỊnh Xá Minh Đăng Quang -
04/03/2018(Xem: 13012)
Hình ảnh Tu Viện Quảng Đức tổ chức Hành Hương Thập Tự đầu Xuân Mậu Tuất, Chủ Nhật 4-3- 2018, nhằm ngày 17 tháng giêng âm lịch, viếng thăm lễ Phật 10 Chùa: 1/ Tu Viện Quảng Đức, 2/ Chùa Linh Sơn; 3/ Chùa Hoa Nghiêm; 4/ Chùa Minh Nguyệt; 5/ Chùa Giác Hoàng; 6/ Tu Viện Từ Ân; 7/ Chùa Phật Quang; 8/ Chùa Quang Minh; 9/ Chùa Tây Tạng; 10/ Chùa Tích Lan
03/03/2018(Xem: 9885)
Chùa Pháp Quang mừng Xuân Mậu Tuất 2018
03/03/2018(Xem: 8923)
Pháp Hội Dược Sư Xuân Mậu Tuất 2018 tại Chùa Pháp Vân
02/03/2018(Xem: 5741)
Chiều nay dường như hương vị ngày xuân vẫn còn đọng lại trong tôi và đang len lõi dần trong từng hơi thở, mơn man từng thớ thịt trên gương mặt của người con xa quê hương. Rồi ngồi nghe khúc nhạc“Mẹ hiền yêu ơi, Xuân sau con sẽ về,Mẹ chớ buồn lòng nặng trĩu niềm đau, Xuân năm nay Xuân mang nhiều nỗinhớ, Xuân mong chờ Xuân cô quạnh Mẹ ơi….”, chợt thương mình đôi mắt cứ mờ dần mờ dần khi chạm vào nỗi nhớ, nước mắt đong đầy bờ mi. Hẳn nhiên, cuộc đời đang chảy trong một vòng xoay giữa quá khứ và hiện tại, sống chậm để nâng niu từng hơi thở mỗi phút giây, cũng là cách cảm ơn đấng sinh thành đã cho ta hình hài và có mặt trên cuộc đời.
02/03/2018(Xem: 9557)
Xuân Đạo của Thích Chúc Hiền, Ngày mai nắng ấm tiết xuân sang, Én lượn mây thêu dệt mộng vàng. Tuệ nghiệp vun trồng hoa giác nở, Tâm thiền tỏa chiếu bóng mê tan. Nhàn chân rảo bước miền An Lạc, Thoả chí ngao du chốn Niết Bàn. Thắm vẻ xuân sang, xuân bất diệt, Xuân thiền, xuân đạo, mãn xuân tâm...!
02/03/2018(Xem: 5641)
Ý nghĩa và nguồn gốc về ngày Tết Nguyên Tiêu, “Thế là lại thêm một lần Tết. Lẽ đời đã biết được gì đâu. Thời gian lừng lững đi mải miết. Một đời tha thiết chỉ bắt đầu.” Tết Nguyên Tiêu là rằm đầu tiên của năm mới, thời điểm thích hợp nhất để cầu nguyện an lành cho cả năm, cho nên thu hút sự tham gia đông đảo của giới Phật tử và toàn thể dân chúng. Vì vậy có câu Thành ngữ “Lễ Phật quanh năm không bằng lễ rằm tháng Giêng” đã nói lên tầm quan trọng của hội rằm tháng Giêng trong tâm thức người Việt.
01/03/2018(Xem: 13321)
Cảm ơn Bác Minh Đạo và Thi Hữu Tánh Thiện đã gởi lời chia sẽ và Chúc lành. Chúc Hiền cảm động cảm tác bài thơ nhỏ kính gởi tặng Bác và Thi Hữu Tánh Thiện và tỏ lòng tri ân đến TT. Thích Nguyên Tạng và ĐĐ. Thích Hạnh Tuệ đã hoan hỷ cho online những cảm tác của CH, Bác Minh Đạo và Thi Hữu Tánh Thiện để chia sẽ cùng bạn đọc bốn phương.Cầu Phật gia hộ cho TT. Thích Nguyên Tạng, ĐĐ. Thích Hạnh Tuệ, Bác Minh Đạo , Thi Hữu Tánh Thiện và bạn đọc bốn phuong thân lạc tâm an luôn vui khoẻ! Năm ngoái nhân chuyến ủy lạo cứu trợ Vạn Giã, Nha Trang Chúc Hiền có duyên lành được gặp TT. Thích Nguyên Tạng. Trước khi Thượng Toạ rời Việt Nam để về lại Úc Thượng Toạ có gởi cho Chúc Hiền tin nhắn Chúc lành và Thượng Toạ có nhã ý bảo Chúc Hiền gởi những cảm tác về Trang Nhà Quảng Đức để Thượng Toạ cho online. Đáp lại tấm thịnh tình của Thượng Toạ, sau khi cảm tác 8 bài thơ Hoài Cảm, Chúc Hiền có gởi về Trang Nhà Quảng Đức ngay. Nhung không biết Thượng Toạ có nhận được không mà không thấy online. Chúc Hiền t
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]