Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tản mạn đầu năm: một ngày trời ấm

02/03/201512:45(Xem: 6302)
Tản mạn đầu năm: một ngày trời ấm

hoa_mai_2

 

Sáng nay trời ửng nắng, những tia nắng mới làm tan đi ít nhiều khí lạnh suốt mấy ngày qua, và rõ từng giọt sương trong suốt trên những cánh hồng phượng sau một lớp mỏng mây mù phủ trắng dục, và cả trên thảm cỏ như bị xám mét đi bởi những ngày lạnh và gió, nghe rộn cả tiếng chim muôn quanh chòm cây hạnh đang trĩu vàng trái phía trước cổng, như báo hiệu sự hân hoan của một ngày nắng ấm đến với chúng, với muôn cây cỏ hoa lá, và với cả con người.

 

Sau gần một tuần giá lạnh, trông cái cảnh âm u trầm lặng, lòng tôi cũng hắt hiu như ngọn gió hoàng hôn, loay quay với cuốn sách đọc mãi mà vẫn không rồi một chương, lui tới chệch choạng như đi vào ngõ hẹp. Thế nhưng, sáng nay trời đẹp hẵn ra, gió nhẹ, nắng ấm, như xua đi bao u ẩn của đất trời và cả trong con người tôi.

 

Chợt huynh đệ mời nhau đi đến Lakesinde Shopping Center (một nơi mua bán các loại sản phẩm tiêu xài…), đi một đổi, chúng tôi ghé vào quán café Du Monde, thấy người xếp hàng thứ tự ở quày đặt (order) và nhận thức ăn uống (Pick up), bên ngoài quán có mươi cái bàn vừa vuông vừa tròn, có bàn 2 ghế, hoặc bàn 4 ghế, nhìn lên phía bên trên là một cái nóc được thiết kế hình kim tự tháp và được lợp bởi một loại kính trong xanh, ở phía dưới điểm những giò phong lan, những chậu hoa các loại, và những chậu cây xanh tươi mát, ánh nắng mặt trời xuyên qua mát dịu với một tâm lý thoải mái.

 

Ngồi nhìn cái cảnh dòng người tấp nập ngược xuôi ở 2 bên phố mua bán, trông họ như lắm dồn vã với thời gian, thế nhưng không nghe sự ồn náo ầm ỉ nào từ trong một không gian sầm uất bởi có nhiều cửa hàng và đông nguời qua lại. Ngồi thưởng thức hương vị café Du Monde, mà nghe chung quanh phạm vi của quán không một âm thanh đáng kể nào vọng lại, trông những họ thâm trầm ngồi uống, thâm trầm nhìn thoáng xung quanh, thâm trầm nghĩ suy, và thâm trầm cười nói với nhau.v.v…

 

Thế rồi trong quá trình chúng tôi ngồi trong khung cảnh ấy, chợt trong những bàn có người đứng dậy, họ tự thu dọn những ly, dĩa, giấy và tự làm sạch nơi bàn, nơi chỗ ngồi, một nghĩa cử trả lại khoảng không gian như lúc họ mới vừa đến bằng một cảm thọ…

 

Với hành động qua hình ảnh ấy, làm chúng tôi nhớ câu danh ngôn đâu đó : “Đạo đức không gì hơn là lòng biết tôn kính cuộc sống” vì một khi cuộc sống đã cho những lịch sự, an hòa, hạnh phúc, nên ta phải biết tôn trọng bao lịch sự, an hòa, hạnh phúc ấy dù bất cứ ở đâu và vào lúc nào. Hơn thế nữa, những tác nhân đó chính là nguồn giáo dục đích thực nơi chính mỗi tự thân con người; “Giáo dục là làm cho con người tự tìm thấy chính mình”. Vì rằng: nếu chính tự thân mỗi con người có ý thức giáo dục, thì mới xây dựng được một nếp sống gia đình có nề nếp, và một gia đình có lối sống nề nếp, thì chính đây là một đóng góp lớn trong cộng đồng xã hội một cách đích thực hơn bao giờ hết.

 

Ngang qua từ những điều đó, nó làm cho đất nuớc ấy sẽ được cường thịnh, xã hội ấy sẽ được lành mạnh, và con người trong đó sẽ được nhiều sự yên vui. Nhưng nếu trái lại, mọi điều có thể đảo lộn, những trật tự cơ bản không được tôn trọng , những tranh chấp nhiểu loạn có thể phát sinh, những trộm cắp, cướp giựt, lừa gạt, hay hiểm họa bao tệ nạn khác.v.v…, làm tổn giảm hay mất đi những nguồn năng lực sinh tồn tốt đẹp từ thiên nhiên đến các sinh loại trong cuộc sống từ bây giờ cho đến tận mai sau.

 

Bởi vì giáo dục & đạo đức là một nghệ thuật thẩm mỹ trác tuyệt, chính nó đã tạo nên một đời sống văn hóa tâm hồn, và phải được thông qua mọi hành động, cách đối đãi, cư xử một khi được đem ứng dụng ngay vào đời sống hằng ngày từ trong sinh hoạt gia đình đến xã hội, tự nó không dừng lại bởi một quan điểm chủ nghĩa, triết thuyết, hay bởi một phạm trù ý thức hệ nào, và cho dù đó là một thể chế nào đi nữa trong cộng đồng loài người. Mà nó được ví như một bầu trời dưỡng khí chung cho sự sinh tồn của con người và những sinh loại khác trong thế giới bao la nầy.

 

Như vậy, điều muốn nói ở đây, giáo dục hay kiến thức giáo dục không phải chỉ để gom góp, tích chứa những hiểu biết suông đuột qua chữ nghĩa, rồi xem đó như là tài sản kiến thức. Ta hãy nghe và suy gẫm đến lời khuyên hữu ích của Bồ tát Shantideva, Ngài nói : “…Nếu chỉ đọc tên thuốc trong toa thuốc, thì có ích gì cho cơn bệnh” (Nhập Bồ Tát Hạnh – 109).

 

Cùng thế ấy, ta có thể nghĩ ; nếu chỉ thuộc lòng một số ngôn ngữ và mớ kiến thức, tư liệu sách vỡ, thì liệu ta có được lợi lạc gì cho thân tâm chính ta và cho cả tha nhân, thay vì ta có hành động tích cực vô hại cho mình và cho người, không gieo những nhiểu loạn, ô nhiểm đến dòng tâm tưởng của mọi người và chính mình bằng Thân-Khẩu-Ý trong sáng thiện lành. Một điều nữa qua lời dạy của Đức Phật, Ngài dạy như sau : “ Ta không thấy một pháp nào khác, nầy các Tỷ kheo, lại đưa đến bất lợi lớn, nầy các tỷ kheo, như tâm không được tu tập, không được làm cho hiển lộ…- Và nầy vác tỷ kheo, như tâm được tu tập, được làm cho hiển lộ… Nầy các tỷ kheo, đưa đến lợi ích lớn” (Kinh Tăng Ch I).

 

Đức Phật luôn có những lời dạy gắn liền giữa con người (đệ tử) trực tiếp với cuộc sống thực, quán chiếu đối với tham dục (ngũ dục) là khổ, đối với sân giận, nuôi dưỡng oán thù là khổ, đối với sự mê chấp sai lầm ảo tưởng là khổ. Sự giáo dục của Đức Phật giúp cho con người nhận ra rõ biết được các pháp hiện tượng ảo hóa là khổ, là hoại diệt, không ta và không của ta. Có quán chiếu như vậy là để trừ khử những tham tưởng, trừ khử những sân tưởng, và trừ khử những những ảo tưởng cố chấp kiên cố sai lầm.

 

Và cũng chính từ đó, với tâm có yên ổn, không tham ác não hại, luôn được an hòa sâu thẳm tự nơi mạch nguồn đạo lý của bậc Thánh, cũng như được phơi bày ra từ mọi chi tiết hành động đến mọi lúc, ở mọi nơi, được nhu nhuyến tự nhiên. Đó là đạo lộ đưa đến hiển bày sâu sắc bởi từ cốt tủy văn hóa thuần chất giáo dục và đạo đức.

 

Như vậy, với mọi hành động ứng xử do được tưới tẩm bởi những chất liệu giáo dục và đạo đức, chính là nguồn năng lượng ấm áp đem lại sự trong sáng, lành mạnh, an hòa hạnh phúc từ mạch nguồn văn hóa & đạo đức đến tận trong đời sống con người và cho cả cuộc đời nầy.

 

Dừng lại bao ý tưởng ấy, chúng tôi rời khỏi quán café Du Monde ra về, ngoài kia mặt trời đã chếch bóng nghiêng chiều.

 

                                                                New Orleans, tháng 2 năm 2015.

                                                                           MẶC PHƯƠNG TỬ.

 

 

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
02/02/2015(Xem: 7977)
Nhân dịp đầu năm có nghĩa là tươi sáng, mới mẻ, an lành, thay mặt Hội Đồng Điều Hành Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải Ngoại (GHPGVNTNHN) tại Úc Đại Lợi – Tân Tây Lan (UĐL/TTL), chúng tôi kính cảm niệm tri ân quí Ngài cùng quí vị trong sứ mệnh đem đạo vào đời phục vụ sự an lạc cho nhân loại quần sanh.
02/02/2015(Xem: 8669)
Ước vọng của con người luôn là những gì tốt đẹp, sung túc và dài lâu, cần phải đạt được trong một tương lai gần nhất. Nói cách thực tế theo quán tính của người bình phàm, thì đó là hạnh phúc (phước), thịnh vượng (lộc), sống lâu (thọ). Với các chính trị gia, và những nhà đấu tranh cho dân tộc, cho đất nước, thì đó là tự do, dân chủ, nhân quyền. Với đạo gia thì đó là giải thoát, giác ngộ, và niết-bàn. Tất cả những ước vọng nói trên, có thể được biểu tượng hóa trong một chữ: XUÂN.
28/01/2015(Xem: 6741)
Mấy ngày Tết vào Internet xem lai rai mấy bài viết về Việt Nam như một cách đón xuân. Giờ gì cũng xa xôi, những người quen xưa, những kỷ niệm cũ, một phương trời cố quận,... giờ đều là nghìn trùng. Thôi thì thấy nhau trên internet cũng là một kiểu tái ngộ, tương phùng.
08/01/2015(Xem: 13822)
Giao Thừa giây phút uy linh Nguyện cầu Chư Phật chứng minh hộ trì Nhân loại thấm nhuận từ bi Thế giới hòa ái thiết thi Đạo mầu Trên thời đền đáp Ân sâu Dưới thời tế độ hàm thâu muôn loài Tiễn đưa năm cũ qua rồi Đón mừng năm mới rạng soi gương lành Thiện nghiệp nỗ lực tri hành
07/01/2015(Xem: 5583)
Năm mới 2015 đến và ai cũng hân hoan. Có người đón năm mới ăn ngon với liên hoan và tiệc tùng. Có người đón tết bằng mua sắm và mặc đẹp. Những ngươi con Phật chúng ta đón năm mới 2015 theo sách riêng của mình. Niềm vui của người tu cũng khác và rất bình dị.
07/01/2015(Xem: 7633)
Mùa xuân là mùa năng lực của đất trời, cây cỏ và con người hội tụ. Phật giáo Việt nam tại Hoa Kỳ sẽ như thế nào trong năm mới? — Giáo hội chúng ta luôn quan tâm tới năng lực của một hội chúng, nơi đó tăng ni và thiện tín toàn tâm cho sự nghiệp tu đạo và hoằng đạo tại quê hương mới. Chúng ta biết rằng đạo giáo chúng ta thật nhỏ nhoi nơi đất nước đa tôn giáo này. Do vậy, trong nhiều năm qua cộng đồng Phật giáo Việt nam chúng ta đã hợp quần và tương thuận trong nhiều Phật sự khác nhau. Chúng ta ý thức rằng, tham dự những Phật sự chung trên toàn Hoa Kỳ là bổn phận của mỗi chúng ta. Đây là năng lực cần phải trân trọng giữ gìn và phát huy vì sự sống còn của Cộng đồng Phật giáo Việt nam.
05/01/2015(Xem: 6815)
Mấy ngày Tết vào Internet xem lai rai mấy bài viết về ViệtNam như một cách đón xuân. Giờ gì cũng xa xôi, những người quen xưa, những kỷ niệm cũ, một phương trời cố quận,... giờ đều là nghìn trùng. Thôi thì thấy nhau trên internet cũng là một kiểu tái ngộ, tương phùng. Chẳng cần hò hẹn, mấy địa chỉ được nhớ tới đầu tiên bỗng là những Làng Mai, Trúc Lâm, Chuyển Pháp Luân. Mọi khi có thể nhiều hơn, nhưng bây giờ là những ngày Tết, tìm đọc chút gì có hơi hướng cây đa cũ với bến đò xưa hình như phải lúc hơn. Vì mẹ ơi, xuân này con vẫn chưa về được!
05/01/2015(Xem: 6816)
Vẫn y nguyên Ta với người Mùa xuân Còn níu nụ cười đi qua Vẫn y nguyên Người với ta Long đong hạt bụi Vẫn là mùa xuân !
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]