Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Cành mai vẫn nở

07/02/201508:32(Xem: 7099)
Cành mai vẫn nở
hoa_mai_6



Mỗi lần xuân đến, những tạp chí Phật giáo đây đó thường nô nức nhắc đến bài kệ thơ của Thiền sư Mãn Giác với những bài tụng ca, bình giảng thật vô cùng trân trọng. Thi thoảng ta cũng bắt gặp đâu đó trong các bài bình luận văn học, cành mai kia cũng lọt vào cặp mắt xanh của các vị giáo sư, tiến sĩ với thẩm quyền chuyên môn về kiến thức và nhãn quan của mình. Ai cũng nói đấy là bài thơ thiền. Và, giá trị mỹ học tuyệt vời của nó, dẫu đã một ngàn năm qua đi, vẫn còn mới mẻ, tinh khôi như giọt sương, như ánh nắng long lanh giữa ngàn cây, nội cỏ...



Bài thơ ngắn quá, rất ngắn, lại còn phá cách, phá thể, ngôn từ dị giản - được làm vào lúc "cáo bệnh, dạy học trò" - mà sao ông đã để lại cho văn học sử một tác phẩm bất hủ, vượt thời gian? Bài thơ dường như còn để lại một khoảng trống, một khoảng lặng, một khoảng "ở ngoài lời", khơi gợi một thế giới tâm linh - mà ở đó - thấp thoáng ẩn hiện mảnh trăng thiền lung linh giữa từng con chữ! Thế gian trí năng đa biện, lý trí kiêu ngạo nầy chắc phải còn tốn nhiều giấy mực về bài thơ của ông. Những cái gọi là nghệ thuật, hình tượng, thi pháp, tu từ... với những kiến thức hàn lâm, kinh viện, phạm trù... lại còn cái kính hiển vi ngữ học thời đại nữa... không biết "thiền ý của cổ đức xưa" được giải mã qua mấy ngàn "trùng quan ý niệm"? 

 

Chỉ có điều, đối với "thiền" thì "hay" chưa chắc đã"đúng" và "dở" chưa chắc đã "sai"! Và rồi, cái "hay-dở-đúng-sai" kia - đều không quan trọng, cái cốt tử của nó là trao truyền "thiền ý" cho chúng đồ, tiếp sức cho mạng mạch Phật giáo, thêm năng lượng sự sống và niềm tin cho hàng hậu học sa-môn.

Vậy, chúng ta hãy thử mạo muội đi tìm cái "thiền ý" ấy là gì?

- Xuân khứ bách hoa lạc
Xuân đáo bách hoa khai.

(Xuân đi, đóa đóa hoa rơi
Xuân về, đóa đóa hoa tươi thắm màu.)

Hai câu thơ đầu tiên này, mới nghe qua ta tưởng như bình thường, cái bình thường tự nhiên trong sự dịch hóa của vạn hữu. Ngàn xưa vẫn vậy, ngàn sau vẫn vậy, vẫn là định luật tuần hoàn chuyển đổi của đất trời. Nó không xấu hơn, cũng chẳng tốt hơn.

Nhưng, tại sao, từ cảm quan nào, cảm thức nào mà thiền sư thi sĩ lại phá vỡ trật tự thói quen của lập ngôn, lập ngữ? Ai cũng nói "đến rồi đi", "nở rồi tàn", nhưng ở đây thì ngược lại? Cái động từ "khứ" với nghĩa động là "đi tới", nghĩa tĩnh là "qua", "đã qua", có"mật ngữ", "thiền ý" gì không? Rồi "đáo" đi sau; nghĩa động của nó là "đến"; nhưng nghĩa tĩnh của nó là "chu toàn, đầy đủ, viên mãn" - có cho ta một "chớp lóe tâm linh" nào chăng? Giải mã những điều ấy nếu dùng những hiểu biết thông thường thì e không tới. Mà cho dù kiến thức bác lãm, trí năng thông tuệ thì cũng ở bên này mép rìa của thực tại mà thôi!

Đây là bài thơ có tư tưởng thiền. Thiền sư là một hành giả. Nếu muốn nắm bắt ý nghĩa uyên áo giấu kín sau từng con chữ thì người đọc muốn lãnh hội trọn vẹn cũng phải là một hành giả. Nói cách khác, nó là bài thơ “thiền” thì ta cũng phải có tâm thiền để nhìn ngắm. Ở đây là "nhìn ngắm", là "quán chiếu thực tại". Đừng bắt tôi phải định nghĩa thực tại là gì? 

 

Khi ta thấy thực tại là gì thì nó đã chảy trôi rồi. Chỉ có những hành giả tu tập tuệ quán mới ý thức được hơi thở này cùng từng tế bào sự sống trong ta - chúng luôn tương quan với ngoại giới. Tất cả - chúng, đang chảy trôi, đang đi qua, đi qua. Tất cả đều đang chảy trôi, đang đi qua trong từng sát-na tâm niệm cũng như những sát-na dịch hóa của đất trời. Vậy, trong cái tâm nhãn, thiền nhãn ấy, "xuân khứ" là đúng với "hiện quán", đúng với cái nhìn của thiền gia! 

 

Và, biết đâu, từ trong sâu thẳm tâm linh, Mãn Giác thiền sư còn gởi gắm tiếng gọi thống thiết muôn đời của Pháp trong Bát-nhã tâm kinh: "Gate, gate... đi qua, đi qua...?!" Tuy nhiên, đấy chỉ là sản phẩm của lý trí đa sự, chất chồng thêm ý niệm mà thôi. Vậy còn "đáo"? Khi "khứ" là đi qua như thế thì "đáo"cũng đâu hẳn là thường ngữ?

Dĩ nhiên rồi. Ngoài định luật tự nhiên - xuân về thì trăm hoa nở - chữ "đáo" đi sau chữ "khứ" chỉ là tạo lập trật tự cho mệnh đề. "Xuân đến" hay "xuân về" đều có thể diễn nghĩa cho động từ "đáo". Nhưng nếu "đáo" có nghĩa động là đến, còn có nghĩa tĩnh là"chu toàn, đầy đủ, viên mãn" thì quả là ta sẽ có một trời ý niệm và liên tưởng thú vị. Có lẽ thiền sư Mãn Giác không "đa sự" như chúng ta chăng?

Sự trục nhãn tiền quá
Lão tòng đầu thượng lai.

(Việc đời trước mắt qua mau
Tuổi già chợt đến trên đầu thế a?)

Hai câu thơ dịch may lắm thì nói được cái ngữ nghĩa, không dễ gì "tín, đạt, nhã" như cổ nhân yêu cầu. "Sự" nôm na là việc đời, chuyện đời. Động từ "trục", nghĩa động là"đuổi, đuổi theo"; nghĩa tĩnh là "trước sau nối tiếp nhau". Vậy, việc đời nó "đuổi", nó"nối tiếp nhau" chạy qua trước mắt. Câu sau, vế đối cũng được hiểu như vậy. "Già, cái già, tuổi già" nó theo trên đầu nó đến.

Cả hai câu thơ đều vắng bặt bản ngã, và ngay "pháp" cũng trôi chảy "vô ngã tính". Phải có cái tuệ quán tỉnh táo mới  nhìn ngắm mình và ngoại giới một cách chân xác, rỗng rang và giải thoát như vậy. Ngoài ra, chúng ta còn để ý đến động từ "quá" và "lai";rõ ràng nó nhất quán với hai động từ "khứ" và "đáo" đi trước nó.

Đến đây, cái kiến giải "thiền ý" ấy ta đã có cơ sở hợp lý, logic - do từ cái nhìn thiền quán của tác giả. Và cũng từ cái "quán chiếu thực tại" ấy, như dồn tụ năng lực, để đẩy hai câu cuối đến một chân trời thâm viễn hơn.

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận
Đình tiền tạc dạ nhất chi mai.

(Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết
Đêm qua sân trước một cành mai.)

Chữ "xuân" trong hai câu đầu là thường ngữ, ngôn ngữ tục đế, tục thể, ai cũng biết, ai cũng hiểu. Hiểu và biết theo phạm trù trí năng. Nhưng chữ "xuân" trong câu áp cuối, không như vậy. Nó vừa mang sứ mạng thường ngữ, vừa lung linh vầng trăng thiền ngữ - biểu tượng cái đẹp xuất thế. Cái vầng trăng thiền ngữ ấy, cái đẹp ấy không thể dùng trí năng để "hiểu và biết" mà là phải "thấy", cái thấy của tuệ giác, của trực kiến tâm linh.

Mùa xuân thế gian thì đến rồi đi, nở rồi tàn, còn mùa xuân tâm linh không dễ dàng chảy trôi theo định luật tự nhiên của vạn hữu. Người có được mùa xuân tâm linh này không còn bị chi phối bởi vô thường tính, vô ngã tính của cuộc đời. Họ không còn than thở như cụ Tiên Điền: "Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ"! Bậc đạt ngộ nhìn ngắm sự chảy trôi, tụ tan, sinh diệt của vạn hữu với cái nhìn "tỉnh táo, trạm nhiên và an định". 

 

Họ đã trở về tao ngộ với quê hương, với miền đất an bình muôn thuở. Ở đấy, tại mùa xuân vĩnh cửu ấy, cái "tâm hoa" của họ không còn bị sự vô thường chi phối nữa. Cái "thiền ý"ấy bây giờ đã hiện ra bằng cách phá bỏ ý niệm thông tục: "Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết". Rồi kế đó là dẫn dắt chúng ta đến cánh cửa "huyền mật", mở ra một không gian khác, thời gian khác - khác với không-thời-gian mà mọi người đang sống:

Đình tiền, tạc dạ nhất chi mai

(Đêm qua, sân trước, một cành mai)[1]

Thiền ý bây giờ đã lộ rõ: Đóa mai này không còn là đóa mai của thế gian, đóa mai của nở-tàn thông tục nữa. Nó không còn bị chi phối của định luật sinh diệt, hữu hạn cũng như sự vận hành âm dương của trời đất.

Vậy thì đóa mai ấy nó ở đâu? Nó ở "sân trước" và mới nở "đêm qua". Đến đây, ta đã thấy rõ không gian (sân trước) và thời gian (đêm qua) rất đỗi lạ lùng mà chỉ có tâm thiền mới thấy được. Không-thời-gian ấy mới nở được đóa mai ấy. Và không có gì rõ ràng hơn thế nữa.

Tuy nhiên, vẫn còn "bí hiểm", bí hiểm cho những ai chưa trực kiến giây khắc "đốn ngộ", chưa thực sự bước qua hố thẳm của lý trí nhị nguyên. Nói rõ hơn, là chưa kinh nghiệm tuệ giác bên kia bờ. Chỉ khi nào hội diện, "cước căn điểm địa" miền đất ấy, không thời gian ấy, ta mới hiểu được "tiếng cười dài lạnh buốt thái hư" của thiền sư Không Lộ.

"Đêm qua" - là thời gian, là quá khứ. Nói về sự nhất quán của "ý tứ" thì quá khứ ở đây sẽ logic, chặt chẽ với những cặp thơ đi trước "khứ, đáo", "quá, lai". Ngoài ra, nếu ai có kiến thức tuệ giác kinh viện sẽ hiểu rằng, giây khắc ngộ đạo chỉ xảy ra trong 1 sát-na, rồi nó diệt mất, nhường sát-na kế cho đạo tâm. Ngộ đạo chỉ là giây khắc chớp lóe của tâm linh, sau đó nó trôi về quá khứ. Một sát-na đã là quá khứ. 

 

Tuy nhiên, người đạt ngộ tuy có ý niệm về quá khứ, về thời gian - nhưng họ luôn trực thức, luôn "hiện kiến" để sống trong từng hơi thở "không có thời gian", "ở ngoài thời gian". Chính ở cái thời gian"ở ngoài thời gian" ấy - không gian tâm linh mới được thiết lập. Không gian tâm linh thiết lập khá ước lệ: "Trước sân". Tại sao là "trước sân", là "đình tiền" mà không là "bên sân, sau sân" (đình biên, đình hậu)?

Rõ ràng "sân" ấy là mảnh đất tâm. Cái tâm ấy là mảnh đất để cho đóa mai nở. Sát-na tâm "trực ngộ, "hiện kiến" là nó luôn chảy trôi, nó luôn mở ra, ngạc nhiên, đón nhận dung thông các pháp đến từ ngoại giới. Cái tâm ấy phải "không" mới đón nhận được. Do vậy, cái tâm ấy không thể là "bên tâm, sau tâm" - mà phải là cái tâm luôn trực kiến cái hiện tiền; phải là "đình tiền, tâm tiền" mới chính xác.

Rồi đóa mai nở. Đóa mai nở là tuệ giác bừng nở. Tuệ giác bừng nở, nở nơi mảnh đất tâm, không còn bị quy định bởi không-thời-gian tại thế, ước lệ nữa.

Cuối cùng, để thêm tính thuyết phục cho sự giải mã này, ta phải trở lại một ngàn năm trước, để biết rằng Mãn Giác Thiền Sư thuộc dòng thiền Vô Ngôn Thông, đời thứ tám. Và dòng thiền này, thuở bình minh của nó, khi Vô Ngôn Thông truyền pháp cho Cảm Thành để hình thành dòng thiền Kiến Sơ - thì ông đã ngộ được yếu chỉ: "Tâm địa nhược không tuệ nhật tự chiếu" từ Bách Trượng Hoài Hải. 

 

Vậy Mãn Giác Thiền Sư là hậu duệ của truyền thừa, sáng tạo câu thơ "Đêm qua, sân trước, một cành mai" để thi vị hóa, tăng giá trị văn học, mỹ học cho câu thiền ngữ xưa bằng những hình tượng nghệ thuật không là điều kỳ diệu sao? Tuệ nhật tự chiếu - đóa mai nở - đấy là mùa xuân vĩnh cửu, là miền đất hứa cho những người con Phật và cả cho những chúng sanh đang lăng xăng xuôi ngược giữa miền cát lầm bụi đỏ này!

Ôi! Một bức thông điệp về mùa xuân đã một ngàn năm qua đi mà dường như vẫn còn cháy sáng ý tưởng, bập bùng giữa tâm thức trần gian. Có ai nghe, ai thấy? Hãy vẫn tịch lặng muôn đời trong hố thẳm vô ngôn?

Thì đóa mai vẫn nở! Bodhisvāha

________________________________

[1]Nhất chi mai: Nhiều người dịch là một nhành mai, một nhánh mai, một cành mai. Thật ra, ta phải hiểu,” nhất chi mai” còn có nghĩa là “một đóa mai” mới thấy thâm thúy. Một đóa là đủ rồi, cái tối thiểu - một đóa – là đủ đại biểu cho mùa xuân.- như câu thơ của Sư Tề Kỷ đời Đường “Tiền thôn thâm tuyết lý. Tạc dạ sổ chi khai” Đã bị Trịnh Cốc “thầy một chữ” chê chữ sổ (vài), nên sửa lại là “nhất”- Đêm qua nở một bông...(Xem thêm An Chi, sđd, q.3,tr.183.)

Ý kiến bạn đọc
07/02/201523:12
Khách
Nếu không một phen Sương thấm lạnh
Hoa mai đâu nở ngát mùi hương
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
06/02/2018(Xem: 12609)
Tu Viện Quảng Đức Đón Xuân Mậu Tuất 2018 Trân Trọng Kính Mời Quý Đồng Hương Phật tử gần xa về Tu Viện Quảng Đức (105 Lynch Road, Fawkner, Vic 3060) theo chương trình như sau: *Chủ nhật 26 tháng Chạp (11/02/2018): Lúc 11g sáng: Cúng Tất Niên, Lễ Thượng Nêu Cầu An, Cúng Tiến Chư Hương linh (sau lễ Tất Niên, kính mời quý đồng hương dùng cơm trưa thân mật); mở cửa gian hàng tết: Bánh in, bông Vạn Thọ, thức ăn chay 3 ngày Tết. Đặt thức ăn chay, xin liên lạc chị Nguyên Như:0451 603 248. Phòng phát hành, liên lạc chị Tâm An:0411 605 466 *Thứ Năm 30 Tết (15/02/2018): 11 giờ: Cúng Ngọ Phật; Cúng Tiến Chư Giác Linh, Chư Hương Linh Ký Tự Quảng Đức Đạo Tràng; 17giờ: Cúng thí thực; 20giờ: Lễ Sám Hối; 21giờ 30: Văn Nghệ Mừng Xuân; múa Lân, đốt pháo. 23giờ: Lễ Trừ Tịch Đón Giao Thừa Xuân Mậu Tuất. *Mùng 1 Tết Nguyên Đán (Thứ Sáu 16/02/2018): 5 giờ sáng Lễ Thù Ân Mừng Xuân Di Lặc; 11 giờ Cúng Ngọ Phật, Lễ Vía Đức Phật Di Lặc; Cầu Nguyện Quốc Thái Dân An; Cúng Tiến Chư Hương Linh; Chư Phật tử lễ
04/02/2018(Xem: 4479)
Hương pháp muà xuân đẹp ngát trời Cõi lòng rộng mở khắp muôn nơi Nhớ Ngài Di Lặc ngồi thanh thoát Bụng chứa càn khôn rộn tiếng cười .
04/02/2018(Xem: 11770)
Văn Hóa Phật Giáo, số 290-291 Mừng Xuân Mậu Tuất, ngày 01-02-2018
02/02/2018(Xem: 14203)
Báo Chánh Phap - số 75 - Giai Phẩm Xuân Mậu Tuất 2018
30/01/2018(Xem: 5808)
Tết là ngày vui truyền thống dân Việt, nhưng đối với người Việt nơi vùng châu lục Bắc Mỹ, thì Tết lại mang nhiều suy tư khác nhau. Không phải nhà nào cũng có không khí ngày Tết. Không phải thành phố nào cũng có bánh mứt và bông trái Việt Nam. Ngày Tết là mùa Đông đầy băng giá trên đất Mỹ. Chính trong sự quạnh quẽ này, mỗi người, mỗi gia đình và cộng đồng Việt nơi đây ăn “Tết” trong điều kiện thật giới hạn của mình. Từ tận cùng sự băng lạnh đó mà tự thân mỗi người Việt phải nỗ lực gìn giữ những nét đẹp của quê Cha để ngày Tết không mờ nhạt trên quê hương mới.
30/01/2018(Xem: 5944)
Nhân dịp Xuân về, thay mặt Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải Ngoại tại Úc Đại Lợi - Tân Tây Lan, chúng tôi ân cần thăm hỏi vấn an sức khỏe Chư Tôn Đức Tăng Ni, kính chúc quí Ngài pháp thể an nhiên; đồng kính chúc quý vị lời Chúc Nguyện Năm Mới thân tâm an lạc, vạn sự cát tường như ý. Sự tuần hoàn của vũ trụ, vạn vật với muôn hình vạn trạng tương quan duyên khởi, sinh diệt diệt sinh tự biến tự tồn. Trong sắc có không, trong không có sắc, tất cả đều biến đổi vô thường qua tiến trình thành trụ hoại không để tồn sinh diệu hữu. Sự xoay vần chuyển hóa Xuân hay Tết chỉ là ngôn từ chọn làm dấu mốc chu kỳ ngắn hạn 365 ngày, đánh dấu một năm nhằm khai mở niềm tin, mong ước, vọng cầu. Nhân loại khác nhau màu da chủng tộc, lịch sử văn hóa, nhưng ước vọng cho sự sống, tình người không khác. Đức Phật có dạy: "Nước mắt cùng mặn, dòng máu cùng đỏ, bảo bọc thương yêu và tôn trọng sự sống", đích thực là chân lý của cuộc đời.
27/01/2018(Xem: 5160)
Cụm từ trên không biết có tự bao giờ…? Thế nhưng từ lâu cho đến tận ngày hôm nay, thật sự đã đi sâu thẳm vào dòng tâm tưởng của tuyệt đại đa số những người đệ tử Phật, và cả những con người trong nhân gian một khi mưu cầu hạnh phúc, sự bình yên an lành trong cuộc sống giữa đời thường nầy. Điều mà mọi người chúng ta có thể cảm nhận được rằng : mỗi lúc, mỗi nơi khắp cả hành tinh địa cầu mà chúng ta đang có mặt, càng chuyên chở nhiều hơn, càng nặng nề hơn, phức tạp hơn… từ số lượng dâng cao của con người, thì mọi nhu cầu cung ứng cho sự sống cũng phải được lo toan dàn trải về mọi việc, mọi phía để nhằm phục vụ cho sự phát triển mật độ ấy.
26/01/2018(Xem: 4343)
Quà Xuân tuy nhỏ mà vui Đội đầu Giác Ngộ giữa đời bon chen Đội chi vàng bạc kim tiền Đội lên trí tuệ mà lên xuống đường Đội lên tỉnh thức, yêu thương Dọc ngang xa lộ, phố phường, ngoại ô... Đội đầu câu niệm nam mô Đến khi dừng bước giang hồ mới thôi Quà Xuân tuy nhỏ mà vui...
26/01/2018(Xem: 6571)
Mùa Xuân Mậu Tuất, từ tháng 2 năm 2018, thì nói chuyện du Xuân là thích hợp nhất chăng? Xin mời người đọc cùng tháp tùng vua Lê Thánh Tông đi kinh lý, thăm dân và ngắm cảnh nhiều nơi trong nước. Nhà vua không dùng nghi thức ngự gía mà chỉ ra đi nhẹ nhàng với một đội hành tùy rất ít người. Nghìn lời không bằng một hình ảnh, và hình ảnh yêu nước thương dân với phong cách giản dị của vua Lê Thánh Tông sẽ được nhìn thấy qua hai bài thơ trong Xuân Vân Thi Tập của Ngài.
25/01/2018(Xem: 6040)
Những tờ lịch cuối năm dương lịch hãy còn vương trên tường, không màng gỡ xuống. Lịch mới chưa thấy treo lên. Thư phòng ngổn ngang sách báo. Bàn viết bày biện giấy tờ và các tập hồ sơ trong ngăn bìa màu nầy màu kia. Những mẩu giấy nhỏ, ghi chú chằng chịt với những dòng chữ vắn tắt hay ký hiệu, con số gì đó khó ai đoán được, xếp từng hàng cạnh máy vi tính. Thư từ cũng xếp từng lớp theo thứ tự thời gian, cái nào đến trước thì nằm ở trước. Một đời sống vừa bề bộn nhiêu khê, vừa trật tự ngăn nắp, thể hiện ngay nơi bàn làm việc của người cầm bút. Đời sống của người trong những ngành nghề khác cũng thế. Nhìn nơi làm việc là biết được tính cách của con người. Không có tính cách nào giống hệt nhau. Nhưng đời sống của mọi người, mọi loài, hầu như đều được sắp xếp trong một trình tự thời gian nào đó, theo một chu-kỳ sinh (trụ, dị) diệt nhất định—nhất định chứ không cố định.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]