Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Bâng khuâng, Mùa Xuân lại về!

06/02/201506:48(Xem: 6901)
Bâng khuâng, Mùa Xuân lại về!

hoa_mai_11

Thế là đã hơn 16 năm rồi tôi chưa về quê hương ăn Tết. Xuân và hoa vẫn tưng bừng ở đó mà người ra đi đã mất chỗ ở quê hương! Tôi chưa hưởng lại không khí rộn ràng, đầm ấm của những ngày Tết ở quê nhà; mỗi lần nhớ đến lòng tôi xôn xao vừa ngậm ngùi, chạnh nghĩ về quê xưa mà lòng se sắt nhớ!

Thời gian trôi thật nhanh, ngày tháng cứ lao vùn vụt như tên bay. Cuộc đời tưởng đã tang hoang mênh mông bất trắc, vào quê hương mới không biết đứng ở vị trí nào, chỉ muốn tan loảng vào các thế giới không tên tuổi cho qua ngày tháng! Rồi dần dần mọi điều không như ý lúc ban đầu đã được cải thiện, đã hội nhập được với dòng sông chính của Cộng đồng và đời tôi đã bớt lênh đênh chìm nổi. Tôi tưởng mình đã đi vào lòng cuộc sống ở đây, hóa ra tôi vẫn đứng ngoài lề, lòng vẫn đớn đau khi thấy thiên hạ đón mừng Năm Mới của họ, nghe tiếng pháo nổ mà mắt tôi hai giọt lệ muốn ứa trào!

Tết ở quê người buồn quá, tuyết trắng mênh mông buốt giá chập chùng, buốt cả tâm cang. Ngồi ở đây, trong u buồn của mùa đông ảm đạm, lòng tôi không khỏi chùng xuống khi nghĩ đến giờ này, bên nhà dù nghèo dù cực đến đâu, gia đình nào cũng cố gắng chuẩn bị cho những ngày Tết, tạm quên đi những vất vả áo cơm hằng ngày, không giống như khu phố tôi đang ở, giao thừa không tiếng pháo, vẫn im vắng lặng lờ với bóng tối của những con đường dài hun hút thâm sâu.

Tôi nhớ về Huế của tôi, quê hương nghèo lắm ai ơi, phải trải qua những ngày tháng mưa dầm lũ lụt, mưa không ngớt lạnh thấu xương; mưa rơi mãi giọt ngắn giọt dài, buồn cứ như đọng lại từng giọt không muốn bay đi. Có khi mưa không nhớ ngày, kéo dài cả tháng, trời Huế luôn luôn tím mây u buồn.

Tôi thường xót xa cho xứ Huế phải chịu đựng cả một mùa đông tê tái nhưng rồi tháng chạp cũng qua mau, khắc nghiệt bớt dần cho Huế vui hơn một chút. Mưa phùn dìu dịu, trời lất phất mưa bay, một thoáng nắng rất nhẹ, mong manh sợi tơ trời ẻo lả như nhắc nhở Xuân đã về và Huế lao xao mùa cưới. Không hiểu sao người ta cứ chờ đến gần Tết mới cưới nhau, có lẽ tình Huế hòa theo cái ấm áp êm ả của tiết Xuân bắt đầu và các cô dâu Huế sẽ rưng rưng trong hạnh phúc đầu Xuân chăng?

Huế bắt đầu hanh nắng, mưa phùn cho cỏ cây mượt xanh. Từ lúc đó, Huế như bừng sống lại, để mừng Xuân đây đó, nhà cửa được sơn quét lại, cây cỏ hàng rào được tỉa cắt vun xới. Trong nhà, đồ thờ bằng đồng được bày biện khang trang trên mặt tủ chè chạm trổ tinh vi sau khi đã được đánh bóng sáng choang.

Tôi nhớ những đêm cùng anh chị thức canh nồi bánh tét, lòng nôn nao nghe tiếng pháo vọng xa xa trong màn đêm tĩnh mịch. Nhà nào cũng rực rỡ với mai vàng, vạn thọ khoe sắc bên những cành đào phơi phới. Đẹp nhất vẫn là chợ hoa ngày Tết, say sưa đi trong những rừng hoa thược dược, hoa cúc, mẫu đơn, hải đường... những chậu tắc nặng trĩu cả trái che lắp hết lá, đứng xa trông như một tấm lụa vàng rực rỡ và cũng băn khoăn không ít khi mình muốn chọn cho được một cành mai vừa ý. Tôi đã gặp biết bao nhiêu loại kỳ hoa dị thảo giữa xứ người, quanh tôi đâu cũng có hoa, những bông hoa to tướng lộng lẫy sắc màu, thơm ngập mũi nhưng cũng không thể làm tôi quên được những cánh mai vàng của quê nhà.

Đúng là mùa Xuân đã thật sự trở về trong mưa Xuân phơi phới, Huế dịu dàng một thoáng lạnh đủ làm đôi má nhuốm hồng, đôi môi se thắm. Người Huế đón Xuân hiền hòa, đằm thắm nhẹ nhàng như những nụ đào, nụ mai e ắp từ từ bước vào tiết Xuân. Đường phố rộn rịp, người thiếu nữ Huế sẽ bận rộn nhiều hơn với những sinh hoạt đón Tết trong gia đình, phải làm đủ các thứ nào là mứt gừng, mứt thơm, mứt dừa, mứt khoai, mứt tắc v.v... Làm con gái Huế khổ cực lắm chứ không sung sướng gì đâu, phải công dung ngôn hạnh, phải biết làm các thứ mứt, bánh, nếu không sẽ bị nhà chồng chê bai. Những ngày mới về làm dâu nhà chồng, tôi sợ nhất là những ngày có đám giỗ lớn, phải làm nhiều thứ bánh, mứt, phải khéo tay mà tôi thì vốn vụng về. Ba tôi thường an ủi rằng học chữ mới khó chứ học các món nữ công không khó lắm đâu nhưng sao tôi thấy con đường đó vẫn gian nan hơn con đường tôi đi đến trường nhiều lắm!

Rồi tối 28, 29 Tết mùi hương trầm đã thơm ngào ngạt khắp nơi; đến đêm 30 khói hương trầm bay từ nhà này sang nhà kia, ấm cúng vô cùng. Ngày còn đi học, còn ở tuổi xuân thì mộng mơ, tôi trân quý không khí trang nghiêm huyền diệu của đêm giao thừa vô cùng. Trong bầu không khí tĩnh mịch của đêm trừ tịch đó, tôi thường hay viết nhật ký, ghi lại những cảm giác xôn xao rung động trong lòng mình, ngồi chờ tiếng pháo giao thừa như một lời vẫy gọi đón chào những ngày Xuân sắp đến. Lòng lúc nào cũng tràn đầy hy vọng Năm Mới sẽ mang đến cho mình những êm đẹp hơn, tương lai sáng sủa hơn.

Những ngày Tết còn rộn ràng xôn xao những câu chúc tụng nhau trên con đường xóm nhỏ dập dìu người qua kẻ lại khi tôi trở về làng quê thăm bà con họ hàng. Tôi nhớ mãi không khí nồng ấm của những ngày Xuân, chan hòa tình làng nghĩa xóm, nét mặt mọi người đều vui tươi hớn hở và tràn ngập yêu thương.

Ôi! màu sắc mùa Xuân đã làm ấm cúng không khí của mọi gia đình; ngoài kia mưa bay nhè nhẹ cho mát mẻ không gian. Huế ao ước những ngày mưa phùn nên thơ, ngây ngất hương Xuân và ấm áp tình người kéo dài thêm chút nữa cho sông Hương mãi mãi êm đềm tình Huế. Còn tôi vẫn là kiếp tha hương nhưng lòng vẫn mong mỏi một ngày về hưởng lại cái Tết thanh bình trong căn nhà xưa cũ mái ngói rêu phong, nơi tôi đã lớn lên cùng những cây chanh, cây bưởi, gốc mai trước sân cùng những bụi chuối, cây mít, cây nhãn sau vườn cũng như để cho tôi được sống lại những ngày xưa thân ái mà tôi vẫn hằng ôm ấp trong lòng dù không gian biền biệt, dù thời gian đã rêu xanh.

 

Nguyên Hạnh – HTD.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
24/01/2012(Xem: 12755)
Hình tượng Đức Phật Di Lặc hiện hữu với nụ cười trên môi, dáng vẻ hiền hòa khiến ai nhìn vào cũng thấy lòng mình nhẹ nhàng, hiền thiện và hoan hỷ hơn bao giờ hết.
24/01/2012(Xem: 9570)
Những ai muốn đi gặp mùa xuân thì phải đứng dậy, giã từ u tối của đêm đông, thắp sáng tâm mình bằng ánh lửa tỉnh thức được đốt cháy trong nguồn năng lượng tình thương.
19/01/2012(Xem: 8360)
Ngày Tết trên bàn thờ luôn bày trái cây để cúng ông bà gọi là mâm ngũ quả. Ở Trung bộ gọi là mâm quả tử, lưu ý đến hạt/tử hay nói rõ là quả có hạt, hơn là quả nói chung, ám chỉ tín lý phồn thực: cầu mong sự sinh sản, gieo một hạt được trăm hạt, nhất bản vạn lợi...
18/01/2012(Xem: 8707)
Đối với người Việt Nam, tiếng Tết đã trở nên thân thuộc. Chúng ta gặp nó từ trong những câu tục ngữ, ca dao, dân ca mộc mạc đến những bài diễn văn trang trọng...
18/01/2012(Xem: 7231)
Ngày đầu xuân nói về tục xông nhà để nhắc nhở cho nhau, đừng phó thác vận mệnh cho người xông nhà, tục xông nhà không thể quyết định vận mệnh của mình và gia đình...
16/01/2012(Xem: 6380)
Con rồng gắn liền với huyền thoại Âu Cơ - Lạc Long Quân, thành ra Tổ-tiên giống Lạc-Việt. Người con trưởng ở lại Phong-châu, làm vua đất Văn-lang tức là Hùng-Vương.
15/01/2012(Xem: 14352)
Đi cho hết cõi Ta Bà,sống cho trọn kiếp nhân sinh, cuối cùng chúng ta quay đầu về cố quận, điểm không cùng của sanh tử, lằn ranh vô tận của vô minh, khởi đầu và chung cuộc. Mộtsự đối diện gay go, thách đố giữa hai bờ mê ngộ, trên từng đỉnh cao ngút ngàn củagian truân vất vả, với vô thường cận kề nối nhịp, hay trên từng hoang sơ trơ trụituyết sương, nhịp bước cùng ta trong sự hoan hỷ tuyệt cùng?.. Trong chuỗi dài bất tận đổi thay của năm tháng, quá khứ nối nhịp với tương lai, trở thành thông lệ, mỗi lần xuân đến mang theo hương lạ, khiến cho cõi lòng hân hoan...
15/01/2012(Xem: 6288)
Sự khai bút của những câu đối trên là một dạng sángtạo văn hoá và đã trở thành phương tiện biểu đạt cho thời điểm hội tụ của ngườicon Việt trong ngày Tết. Tuy có tính cách tượng trưng không liên quan đến cácđiển tích, nhưng nó đã diễn đạt được mối quan hệ giữa con người và thiên nhiêntrong bối cảnh mới, không gian mới, bằng những sự mong mỏi đón nhận được mọi sựtốt lành đến cho mình cũng như cho người. “Trời thêm tuổi trăng, người thêm thọ. Xuân đến muôn nơi phúc khắp nhà."
13/01/2012(Xem: 8728)
Không biết Tết có từ bao giờ vàbắt nguồn từ đâu, nhưng đúng là Tết có một cái hồn. Dù sống ở đâu và làm gì,người Việt trên khắp thế giới ít ai không rạo rực mỗi khi Tết về. Tết cũng là ngày hội lớn của cả nước đã có từ ngàn xưacho nên cái hồn của Tết cũng là một phần cái hồn của đất nước. Trong Tết có mùivị đất và nước của quê hương... Nếu so sánh với sự nhớ ơn trong đạo Phật thì nội dung nhớ ơn của người Việt rất gần gũi. Bốn ơn trong đạo Phật là ơn Tam bảo, ơn nước nhà, ơn mẹ cha, ơn chúng sanh.
13/01/2012(Xem: 14107)
Xuân pháo đỏ cúc vàng bánh tét Con thơ cười giữa tiếng trống lân Khói nghi ngút giữa nhan và pháo Chan hòa trong nắng ấm tình xuân
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]