Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hình như

28/01/201508:19(Xem: 6728)
Hình như

hoa mai-5Mấy ngày Tết vào Internet xem lai rai mấy bài viết về Việt Nam như một cách đón xuân. Giờ gì cũng xa xôi, những người quen xưa, những kỷ niệm cũ, một phương trời cố quận,... giờ đều là nghìn trùng. Thôi thì thấy nhau trên internet cũng là một kiểu tái ngộ, tương phùng.

Chẳng cần hò hẹn, mấy địa chỉ được nhớ tới đầu tiên bỗng là những Làng Mai, Trúc Lâm, Chuyển Pháp Luân. Mọi khi có thể nhiều hơn, nhưng bây giờ là những ngày Tết, tìm đọc chút gì có hơi hướng cây đa cũ với bến đò xưa hình như phải lúc hơn. Vì mẹ ơi, xuân này con vẫn chưa về được!

Rải rác khắp các trang báo online là những bài viết về lễ hội chùa Hương sắp tới, về ngôi chùa bằng đồng mới khánh thành trên núi Yên Tử, về Phật Học Viện ở Sóc Sơn, về chuyến thăm quê lần hai của Hòa thượng Làng Mai, về mấy ngôi chùa mới của dòng thiền Trúc Lâm Việt Nam. Bây giờ với công nghệ vi tính ngày một tân tiến, hình ảnh âm thanh trên mấy trang báo Phật giáo online cũng ngày một rõ ràng, đẹp mắt, sướng tai hơn. 

 

Tôi ghé thăm từng trang rồi tần ngần như một tục khách trưa hè dừng chân bên mái tam quan một ngôi cổ tự. Chùa lớn lại đẹp, sân rộng mái cao, u tịch cao nhã. Một chút chuông gió, một làn khói nhang mơ màng đâu đó. Trong vùng tâm tưởng mơ hồ, khách bất ngờ nhắm mắt ngủ quên một giấc ngắn trong yên bình, rồi thì mộng và thực tan vào nhau thành một nhúm khói thật nhẹ...

Từ rất lâu ngày, tên gọi Phật giáo trong tôi là những lời Phật dạy còn ghi chép được trong kinh điển và được một số người đem vào đời thực bằng những hành trì trên bản thân. Bỏ đi những gì hại mình hại người, bỏ dần những thành kiến cố chấp, mở lòng ra để thương và hiểu cuộc đời ngày một rộng hơn, xa dần những biên giới không cần có. 
Nhưng rồi tôi đã thấy gì trong cái gọi là Phật giáo hôm nay. Những chuyện riêng tư trong sinh hoạt thường nhật của các vị đại sư Tàu hay Việt lần lượt được đánh bóng để dựng nên cái gọi là cõi Thiền Trung Quốc hay Việt Nam. 

 

Tất thảy những rượu thịt của Tế Công đến chuyện chém mèo, đốt tượng, đánh người, gào thét của các ngài Nam Tuyền, Đan Hà, Lâm Tế lần lượt được tận dụng để tạo nên một dáng riêng cho Phật giáo một phương. Lúc nào rỗi rảnh bình tâm, một người học Phật ngồi yên ngó lại xem hậu nhân biên địa đã đẩy Phật giáo cội nguồn về tận cõi nào. Kiểu Phật giáo đó cơ hồ chỉ là khách lạ của thứ kinh bối diệp mà lúc cần, người ta mới nhận đó là suối nguồn căn bản của Phật pháp uyên nguyên.


Ai cũng có quyền yêu nước thương nòi, ai cũng nên trân trọng bối cảnh văn hóa mà mình từ đó sinh trưởng, nhưng cứ tùy thích mà mang cái tâm tình đó mà gán ghép lên bất cứ cái gì khác thì hình như không nên. Khoa học được gọi là khoa học vì ở đó không có sự tùy tiện. Anh có là ai trên hành tinh này cũng phải ứng dụng đúng cách những nguyên tắc căn bản của computer nếu muốn sử dụng nó. 

 

Trong cõi chuyên môn đó hình như không có chỗ cho những tâm tình riêng tư. Chúng ta có thể tạo riêng một trang web đầy ắp những Đường Thi Từ Tống với hình ảnh các bức thư pháp hay tre trúc, cây cảnh theo phong cách Tàu, Nhật, Việt, Hàn nhưng con đường thực hiện trang web đó phải giống với thiên hạ. Ta có bao nhiêu cái riêng cũng mặc, nhưng phải có tối thiểu một cái chung căn bản với thiên hạ để không bị lạc lõng giữa đời.

Qua sách vở, tôi chỉ biết một hai vị đại sư người Hoa thời hiện đại như ngài Quảng Khâm, ngài Ấn Thuận nhưng tôi đặc biệt đọc nhiều về các ngài có lẽ cũng vì một lý do là các ngài không cố ý tạo riêng một dòng tư kiến nào hết. Đó cũng là trường hợp một số danh nhân Phật giáo khác như bà Dipama của Ấn Độ, ngài Ajhan Chah hay bà Achahn Naeb của Thái Lan, ông Ubakhin của Miến Điện,... nếu không xem trước phần tiểu sử, thì khi đọc họ ta không thể biết họ là người xứ nào, lớn lên trong bối cảnh văn hóa ra sao. 

 

Điều họ nói hay viết chỉ nhắm chung mọi người để ai đọc hay nghe cũng được, cố tránh cái riêng tư để không tự đưa mình vào một góc tù tắc tị xa lạ với thiên hạ muôn phương. Nói về bụi trúc, hòn đá, thác nước, thảm cỏ thì cứ theo thiên nhiên mà nói. Đem tâm tình riêng tư mà ghép vào thì rõ ràng lợi bất cập hại. Tôi yêu vườn cảnh thì tôi tìm học ở anh về những thứ làm nên vườn cảnh, tôi không muốn anh khoe mẽ về khu vườn cảnh của anh. Có cần chứng minh gì đó để minh họa thì một chút thôi, làm ơn đừng bắt một người Nhật Bản phải nghĩ về vườn cảnh theo cách một người Thụy Điển.

Một người Tây phương hôm nay muốn tìm hiểu về Phật giáo, nếu không cảnh giác sẽ lọt tỏm vào một Phật giáo Tàu ngon ơ. Lúc định thần ngó lại anh ta sẽ ngỡ ngàng với cái gọi là Phật giáo theo những gì mình vẫn đọc thấy trong sách vở trước đó. 

 

Có thể có người sẽ giải thích với anh rằng đó là thứ Phật giáo sinh động, không phải khô cứng vô hồn như những trang bối diệp mà anh đã đọc. Lời trấn an đó dĩ nhiên có thể giúp anh yên lòng, nhưng mai này có dịp tìm sang Nhật Bản, Hàn Quốc rồi về Việt Nam,... ở đâu người ta cũng nói hệt vậy. Thế là trong anh có ít nhất non chục kiểu Phật giáo khác nhau. Không có một cội nguồn chung, thiên hạ xa nhau từ căn cội. Rồi thì phân hóa, chia cách, tương tranh.

Những cái RIÊNG có thể góp phần phong phú ly kỳ nhưng thiếu cái CHUNG thì tự dưng trở thành những mảnh vụn rời rạc khó xài. Người Việt từ mấy ngàn năm Bắc thuộc đã biết đến Phật giáo qua nhiều cái RIÊNG của Trung Hoa, và gần như không còn nhiều thời gian để tìm hiểu về cái CHUNG nên có giữa những người tu Phật. Thế rồi lịch sử đất nước lại phải trải qua những biến động kinh thiên, để nay người Việt lại có thêm nhiều cái RIÊNG của thời đại qua những tiêu ngữ khác...!

Người ngoài thò tay vào thực hiện chuyện đó đã đành, mà đến cả những người trong nhà cũng vì mục đích riêng tư nào đó mà thay nhau tô đậm những góc riêng để khai thác điều họ muốn. Giờ ta còn trẻ, còn khỏe, thấy sao cũng được, càng náo nhiệt càng vui. Nhưng đời người ngắn ngủi, ai lại chẳng có lúc cao niên đằm thắm, muốn tìm về một cõi tịnh để di dưỡng tâm linh trước khi về đất. 

 

Lúc đó người ta sẽ phải giật mình cho những cuộc chơi quá đà thời trẻ. Giờ thì Chúa hay Phật trong lòng mình chỉ là những bóng hình lòe loẹt, sặc sỡ, không biết phải dựa vào đâu để tựa nương. Hai ngôi chùa cách nhau vài phút lái xe đã có hai lối hướng dẫn tu học trái nghịch, Tăng ni gặp gỡ trên đường học đạo thì mỗi người một cách nói chẳng giống nhau về Phật. Đó chính là cái giá phải trả cho sự tình quá nhiều cái RIÊNG mà thiếu một cái CHUNG.

Tính đến nay đã có không ít bậc long tượng chốn Già-lam của Việt Nam vốn người uyên bác chân tu đáng mặt sơ tổ khai sơn các dòng truyền pháp, nhưng thành công như ý có lẽ không quá một bàn tay. Lý do có thể nằm ở chỗ ai nhớ được cái CHUNG càng nhiều thì thiên hạ tìm đến càng đông. Chỉ vì họ thấy được mình ở đó. Họ đến như là về nhà, hay tối thiểu cũng như viếng thăm thân tộc. Thế là thấy gần, thấy thương. Của riêng còn một chút này! Bỗng nhớ cụ thi hào họ Nguyễn nhà mình quá đỗi!

Toại Khanh

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
14/01/2014(Xem: 13813)
Xuân đã về trên cánh Mai vàng Sắc Xuân tươi thắm đẹp Trần gian Trăm hoa đua nở càng lộng lẫy Nhân thế đón Xuân rộn tâm can
13/01/2014(Xem: 10973)
Hằng năm, cứ vào độ Xuân về Tết đến, tôi cố gắng viết một bài để đóng góp vào số Báo Xuân Viên Giác và Website chùa Viên Giác; Cũng là dịp để mong được gặp gỡ quý Độc giả, quý Văn Thi hữu trên Văn Đàn và xin gởi trao những lời Chúc Mừng Năm Mới thân thương nhứt.
13/01/2014(Xem: 6656)
Trong số những con ngựa nổi tiếng thời cổ đại, đầu tiên phải nhắc đến Ngựa Xích Thố thời Tam Quốc. Con ngựa này dài một trượng, cao tám thước, màu đỏ rực như lửa, tuyệt không có một sợi lông tạp, ngày đi ngàn dặm, trèo non vượt suối dễ dàng.
13/01/2014(Xem: 10012)
Hình tượng con ngựa hiện diện từ sớm trong văn hóa Đông-Tây, con ngựa là một trong những loài vật được con người thuần hóa và sử dụng trong đời sống hàng ngày và loài vật gắn liền với chiến tranh. Hình ảnh con ngựa còn là chủ đề cho các môn nghệ thuật như hội họa, điêu khắc, thơ văn... Đối với văn hóa phương Tây, ngựa gắn liền với nhiều biểu tượng thần thoại và gắn liền với hình ảnh Nhân Mã trong 12 Cung Hoàng đạo.
13/01/2014(Xem: 7360)
Một cây cầu có thể đưa hết tất cả người, súc vật, hàng hóa đi qua trên đó. Đưa qua hết thảy, không kể sang hèn quí tiện. Cái chính là có đưa qua hết - tất cánh độ khứ - được hay không? Nếu không qua lọt, hoặc đi qua một cách khó khăn thì đích thị là cầu khỉ rồi. Hoặc đôi khi người qua rồi, bóng còn kẹt lại bên cầu.
13/01/2014(Xem: 9842)
Lời Ngỏ: Nhân dịp mừng Xuân Giáp Ngọ 2014, Trang Nhà Quảng Đức xin trân trọng giới thiệu kinh "Lâu đài của ngựa Kiền-trắc". Kanthaka (Kiền Trắc) là con ngựa quý ra đời tại hoàng cung của Vua Suddhodana (Tịnh Phạn) cùng một ngày với Thái tử Siddattha (Sĩ-đạt-ta). Kiền-trắc lớn lên và phục vụ nhà vua cho đến năm 29 tuỗi, nó cùng với người giữ ngựa Channa (Xa-nặc) đưa Thái tử lên đường xuất gia; sau đó ngựa đau buổn phát bệnh , từ trần và tái sanh lên cõi Trời. Câu chuyện này thuật lại cuộc gặp gỡ giữa Tôn giả Mục-kiền-liên và Thiên tử Kiền-trắc trên Thiên giới.
13/01/2014(Xem: 7476)
Phần này tóm tắt các chi tiết và bổ túc bài viết1 "Nguồn gốc Việt (Nam) của tên gọi 12 con giáp - Ngọ ngựa (phần 13)", do đó số thứ tự của bài viết này là 13A; những bài viết sau nữa về Ngọ ngựa sẽ có số thứ tự là 13B, 13C … để người đọc dễ tra cứu thêm.
13/01/2014(Xem: 7615)
Ngọ hay Ngũ 午 là chi thứ 7 trong thập nhị chi hay 12 con giáp. Biểu tượng của Ngọ là con ngựa dùng chỉ thời gian như giờ Ngọ từ 11 giờ sáng đến 1 giờ chiều (chính ngọ là đúng trưa, giữa trưa hay 12 giờ trưa), tháng 5 ... và xác định không gian như hướng Nam. Phần này không bàn về khái niệm thời không gian hay Ngũ Hành/kinh Dịch của Ngọ mà chỉ chú trọng vào các liên hệ ngữ âm của Ngọ và ngựa so với mã 馬 (tiếng Hán Việt/HV cũng chỉ con ngựa). Phần sau sẽ cho thấy mã là tiếng Hán có gốc Hán Tạng, khác hẳn với ngựa tiếng Việt - và liên hệ trực tiếp của Ngọ và ngựa cho thấy tên chi này có nguồn gốc Việt (Nam) chứ không phải Trung Quốc/TQ cũng như tên gọi của 11 con giáp còn lại ...
13/01/2014(Xem: 7834)
Nhân dịp đầu Xuân năm Giáp Ngọ, tôi kính gởi đến chư Tôn Hòa Thượng, cùng hàng chúng trung tôn của Đức Thế Tôn lời chúc nguyện tứ đại an hòa, để cùng nhau chung vai sát cánh xây dựng cơ đồ Phật giáo đang cơn nguy cơ tha hóa, do nội ngoại chướng duyên, vu hãm hầu lũng đoạn hàng ngũ, tổ chức chúng ta với dụng tâm bất chánh làm lệch hướng Chánh Pháp.
02/01/2014(Xem: 8440)
Thời gian luôn là điều trọng yếu cho sự tư niệm của người đệ tử Phật. Đông qua thì Xuân tới như sự suy-thịnh được-mất giữa thế gian này. Hơn thế nữa, cửa tử là con đường độc lộ mà mỗi ngày dẫn ta tiến tới gần hơn. Xin hãy cùng nhau quán chiếu sự mỏng manh của kiếp sống và danh vị. Xin hãy tha thứ những gì cần tha thứ, xin hãy bỏ qua những gì cần bỏ qua. Vì mùa Xuân có nở hoa hay không là tùy thuộc vào đất tâm an lành của chính mình. Sự tranh chấp mãnh liệt luôn thiêu đốt tất cả cây cỏ và bông hoa.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]