Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Một Hủ Tục Đầu Xuân

12/02/201409:29(Xem: 6549)
Một Hủ Tục Đầu Xuân

Phat_Di_Lac_6

Những ngày đầu xuân, thay vì chào đón mùa xuân mới bằng nụ cười tươi mát, chúng ta lại bắt đầu bằng sự sợ hãi, âu lo vì: năm nay là năm tuổi!!! Mới đầu năm mà bị người này hăm he, người khác nhắc khéo: ‘Năm nay năm tuổi của bạn đó nhe! Tránh đi lại càng nhiều càng tốt. Đặc biệt là đầu năm, đừng có đi xông đất nhà nào cả!’

Rõ ràng tục cúng sao hạn không phải phát xuất từ đạo Phật mà từ đạo Lão. Quan niệm của họ là trên trời có 24 ngôi sao do 24 vị thần chủ có ảnh hưởng đến số phận con người, trong đó chín ngôi sao sáng sẽ luân phiên chiếu mệnh mỗi năm. Đó là các sao La Hầu, Thổ Tú, Thủy Diệu, Thái Bạch, Thái Dương, Vân Hớn, Kế Đô, Thái Âm, Mộc Đức. Chín vì sao này hay còn gọi là Cửu Diệu là các sao phối trí theo các phương, sắp xếp theo 12 chi và ngũ hành. Trong chín ngôi sao này, có sao tốt, có sao xấu. Nhưng phần nhiều, không ai nghe nói nhiều đến sao tốt mang đến điềm lành gì cả, mà chỉ nghe những tiêu cực đáng sợ của những ngôi sao xấu.

Đầu năm mới, ai bị sao xấu chiếu mệnh, người này sẽ gặp phải chuyện không may, tai nạn, ốm đau, bệnh tật…, có thể là suốt năm, gọi là vận hạn, là sao chiếu mạng. Nặng nhất là “nam La Hầu, nữ Kế Đô” là loại ám hư tinh vì hai sao này chẳng thấy được mặt trời. Vì vậy, mỗi năm gặp các sao tốt phải cúng đón các vị, nếu gặp sao xấu phải cúng lễ để các vị hung tinh bớt tác oai, tác quái. Có lẽ do ảnh hưởng của truyện ‘Tây Du Ký’ một truyện hư cấu quanh ngài Đường Huyền Trang, một cao tăng người Trung Quốc, nên việc cúng sao hạn được thực hiện trong chốn chùa chiền nhiều hơn là các miếu đình. 

Điều đáng buồn ở đây là cha ông chúng ta đã bỏ nhiều công sức để tạo nên một tập tục thật đáng quý đó là: Mừng xuân, ăn tết, hưởng lộc ông bà. Nhưng đa số chỉ lo khẩn cầu, vái van cho tai qua, nạn khỏi! Thử hỏi có đầu óc nào mà ăn tết, thưởng xuân. Những hủ tục, mê tín dị đoan này đã làm tốn phí không biết bao nhiêu tiền của và những sự lo sợ vô lý, viễn vông. Xin hỏi hiện dân số trên toàn thế giới là khoảng trên bảy (7) tỉ (theo thống kê ngày 12 tháng 3, năm 2012 của Văn phòng thống kê Hoa kỳ - USCB), chia đều ra theo chín ngôi sao chiếu mệnh thì kết quả có khoảng 777 triệu người trên thế giới có cùng một sao chiếu mệnh trong một năm! Nếu chỉ tính dân số nước Việt nam là 88 triệu, thì có khoảng 9 triệu 700 ngàn người Việt trong nước có cùng một sao chiếu mệnh !!! (không kể người Việt sống ngoài nước). Tất nhiên, mọi người đều có quyền tự do cá nhân tin tưởng vào những gì mình cho là đúng, là hợp tình, hợp lý. Nhưng thử nhìn con số bên trên, chúng ta có thể tưởng tượng được rằng có chừng ấy người (777 triệu) sẽ phải chịu tai họa giống như mình trong một năm; và năm sau cũng chừng ấy người chịu tai họa cho năm kế tiếp vì là sinh nhằm sao xấu! Dù công tâm mà nói: chỉ có một nửa sao xấu và một nửa sao tốt thì con số của thế giới cũng đã là 388.5 triệu người; còn của Việt nam thì cũng khoảng 4 triệu 800 ngàn dân có vận hạn xấu! 

Mùa xuân đến là mùa hoa trái đâm chồi nảy lộc, mùa của sinh sản, tươi mát. Mọi sự sống vừa tỉnh giấc sau một mùa đông lạnh lẽo, buốt giá. Nên Ông bà mình có câu đối ví ngày xuân như là một sự đổi mới của năm cũ:

Đêm ba mươi, đạp thằng Bần ra cửa,

Sáng mồng một, bồng ông Phúc vào nhà.

Thế nhưng những hủ tục, dị đoan khiến mình thêm âu lo vì năm mới đến thay vì bồng ông Phúc vào nhàthì mình lại hoảng sợ vì bị sao xấu chiếu mệnh. Sáng mồng một mình đã vội vã đi chùa, đi miếu dâng sớ cúng sao vì sợ nếu không làm kịp các hung tinh sẽ giáng họa lên gia đình, hay chính bản thân. Nỗi sợ hãi đã khiến cho nhiều gia đình không đón xuân một cách trọn vẹn vì lòng luôn nơm nớp lo sợ. 

Là người con Phật, chúng ta phải triệt để không tin theo những hủ tục, mê tín dị đoan, buôn thần bán thánh này. Vì luật nhân quả, nghiệp báo và phước báo đều do chính mình gây tạo và cũng do chính mình thụ hưởng. Phật dạy rằng: Không một vị trời thần nào có quyền năng thưởng phạt, hay làm giảm thiểu những tội phước mình đã tạo ra. Thay vào tiền tài, vật thực dâng cúng cho các hung tinh, mình có thể làm phước, bố thí cho những kẻ bất hạnh, nghèo cùng rồi hồi hướng công đức lành này cầu cho gia đình được hưởng một mùa xuân an lành, hạnh phúc. Đó mới là cách làm đúng đắn nhất, là bồng ông Phúc vào nhà, là chào đón một mùa xuân tươi mát bên gia đình và người thân.

Cầu bình an đầu năm, không có nghĩa là đi cúng sao hạn để được tai qua, nạn khỏi, mà là gia đình nhắc nhau nhân đầu xuân mới lễ Phật, tụng kinh tự mình phải làm mới, tạo thêm phước lành, tránh làm điều xấu ác, tu nhân tích đức để nhờ công đức này gia đình được an vui, hạnh phúc suốt năm. Đó mới đúng theo luật nhân quả: Tạo nhân lành sẽ được hưởng quả lành là vậy!

Những ngày đầu xuân Giáp Ngọ -2014 

Thiện Ý

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/02/2016(Xem: 5978)
Chùa Pháp Quang, Queensland, Úc Châu đón Xuân Bính Thân 2016
08/02/2016(Xem: 5806)
Chúc Xuân Sơn Thượng Huyền Không, Tết đến rồi Chúc người, chúc cảnh, chúc muôn nơi Cây khô, trở tiết, chồi xanh biếc Thân mục, nẩy mầm, nhựa thắm tươi Rều rác, hoa đơm, thơm vạn khoảnh Rong bèo, trăng chiếu, biếc ngàn khơi
08/02/2016(Xem: 5784)
(Bài này được viết vào khoảng tháng 11 năm 1991, có trong tác phẩm “Sân Trước Cành Mai,” xuất bản năm 1994. Sau một phần tư thế kỷ, chạnh lòng nhớ thầy, nhớ ba, tác giả ngồi gõ lại ngày cuối năm, gửi tặng mọi người) Thuở còn bé, cứ mỗi độ năm hết Tết đến là lòng tôi rộn rã, náo nức; ngồi trong lớp chỉ mơ nghĩ đến hội chợ, quần áo mới, tiền lì xì, chơi bài, đánh bầu cua, v.v… không làm sao mà học cho vô. Nỗi háo hức mong đợi cái Tết đã khởi sự xâm chiếm lòng tôi tự những ngày đầu tháng Chạp cho đến tận giây phút giao thừa. Cứ mỗi tờ lịch rơi xuống, tôi nghe như nỗi háo hức tăng mạnh thêm lên; càng gần ngày ba mươi càng thấp thỏm, bồn chồn, vui không sao tả được.
06/02/2016(Xem: 7365)
Thế giới loài người có vẻ như vừa thức dậy, vươn vai làm bạn với nhau trên đường từ thế kỷ 20 bước sang thế kỷ 21. Sự phát minh những phương tiện truyền thông đại chúng như điện thoại, vi tính, điện thoại thông minh, máy thu hình điện tử và các trang mạng xã hội đã làm cho hành tinh xanh nầy dần dần có khả năng biến thế giới thành một “làng địa cầu”.
06/02/2016(Xem: 5382)
Chương Trình Tết Bính Thân 2016 tại Chùa Khánh Anh Evry Xin trân trọng kính mời quý Phật tử đồng hương về Chùa Khánh Anh Evry tham dự các khóa Lễ mừng Xuân Bính Thân, kèm theo chương trình sau đây : CHƯƠNG TRÌNH TẾT BÍNH THÂN 2016 - Chủ Nhật, ngày 07/02/2016 (ngày 29 tháng Chạp) - 11:30 trưa : Lễ Cúng Tất Niên cầu siêu chư Tiên linh, Hương Linh. - 15:00 chiều : Lễ Hồng Danh Sám Hối Tất Niên.
06/02/2016(Xem: 11544)
Chiều cuối năm vắng nhà - Xuân đầu tiên xa mẹ - Lòng buồn nên thở than - Tái tê vì nhớ quê…
06/02/2016(Xem: 4690)
Về chùa lễ Phật vui năm mới Hái lộc mừng xuân đón khí lành. Hạnh phúc sẻ chia cùng bạn đạo Buồn vui gánh vác với anh em. Đất nước thái bình xuân thịnh vượng Quốc gia hưng thịnh tết khương ninh. Người già tăng thọ vui con cháu Tuổi trẻ hưng danh hiển tổ tông.
05/02/2016(Xem: 7733)
Người Trung Hoa và người Ấn Độ coi khỉ như một con vật linh thiêng là thần khỉ là hầu vương, đại thánh tề thiên. Trong lãnh vực võ thuật cổ truyền, khỉ có riêng biệt những thế võ khỉ được gói ghém trong những bài “Hầu Quyền.”
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]