Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Ý nghĩa đàn Dược Sư thất châu

12/02/201408:36(Xem: 10216)
Ý nghĩa đàn Dược Sư thất châu

dan trang duoc su


Ý nghĩa đàn Dược Sư thất châu

Thích Lệ Trang

Từ ngàn xưa người Việt Nam chúng ta đã được thấm nhuần tinh thần từ bi của đạo Phật, tổ tiên ta đã Phật hóa gia đình, giáo dục con cháu phải biết chia sẻ hạnh phúc, ban rải tình thương đến mọi người, mọi loài, cỏ cây đất đá. 

Cho nên ngày xuân mọi người chúc tụng những lời tốt đẹp, chia sẻ những thành quả của mình đến mọi người. Bày biện Tổ đường trang nghiêm cũng là để thể hiện tinh thần uống nước nhớ nguồn của con cháu. Hơn thế nữa, người ta còn đi trẩy hội ngoạn thủy du sơn, tham lễ, dâng hương các đạo tràng, các danh sách của chư vị Tổ sư, hầu thăm các bậc chân tu, đạo hạnh để được lắng nghe những kinh nghiệm tu tập, những lời dạy cao quý của các ngài, để lấy đó làm kim chỉ nam định hướng cho con đường tu nhân học Phật.

Với truyền thống hộ quốc an dân của Phật giáo Việt Nam, ngày xuân các chùa thường tổ chức những lễ hội cầu cho mưa thuận gió hòa, nhân dân an lạc. Đàn tràng được thiết kế theo đồ hình Dược Sư Mạn-đà-la với hình ảnh như một hoa sen nở trọn tám cánh. Mỗi cánh sen có một Đức Phật được bố trí theo chiều thuận nghịch như sau:

1. Đức Thiện Danh Xưng Kiết Tường Như Lai,ở quốc độ tên là Quang Thắng, cách thế giới Ta-bà 4 hằng hà sa Phật độ; 

2. Đức Bảo Nguyệt Trí Nghiêm Quang Âm Tự Tại Vương Như Lai,ở quốc độ tên là Diệu Bảo, cách thế giới Ta-bà 5 hằng hà sa Phật độ; 

3. Đức Kim Sắc Bảo Quang Diệu Hạnh Như Lai,ở quốc độ tên là Viên Mãn Hương Tích, cách thế giới Ta-bà 6 hằng hà sa Phật độ; 

4. Đức Vô Ưu Tối Thắng Kiết Tường Như Lai,ở quốc độ tên là Vô Ưu, cách thế giới Ta-bà 7 hằng hà sa Phật độ; 

5. Đức Pháp Hải Lôi Âm Như Lai,ở quốc độ tên là Pháp Tràng, cách thế giới Ta-bà 8 hằng hà sa Phật độ; 

6. Đức Pháp Hải Thắng Huệ Du Hý Thần Thông Như Lai, ở quốc độ tên là Thiện Trụ Bảo Hải, cách thế giới Ta-bà 9 hằng hà sa Phật độ; 

7. Đức Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Như Lai, ở quốc độ Tịnh Lưu Ly, cách thế giới Ta-bà 10 hằng hà sa Phật độ.

Bảy Đức Phật này đều ở về phương Đông.

Ngụ ý sâu xa ở Pháp hội Dược Sư Thất Châu này là Đức Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni muốn dạy cho chúng ta phải hướng về nẻo ánh giác mà tiến tu, quá trình tu tập phải trải qua bảy giai đoạn được tượng trưng mật nghĩa bằng bảy thế giới của bảy Đức Phật ở phương Đông.

Phương Đông là nơi mặt trời xuất hiện, xua tan bóng tối đêm dài. Càng gần Ta-bà bao nhiêu thì càng cách xa mặt trời bấy nhiêu. Trái lại, càng xa Ta-bà bao nhiêu thì càng lại gần mặt trời bấy nhiêu. Đó là ý nghĩa vi diệu của Pháp hội Dược Sư mà chúng ta cần phải quán niệm:

Muốn gần ánh sáng giác ngộ thì phải tránh xa với hắc ám vô minh. Học Phật là bắt chước cách sống, cách làm, cách nghĩ, cách nói luôn tỉnh thức của Đức Phật, để chuyển hóa cách sống, cách làm, cách nghĩ, cách nói thường mê lầm của chúng sanh. Tu tập theo đạo Phật là phải đem tuệ giác tỉnh thức của Đức Thế Tôn để chiếu soi lại cuộc sống của phàm tình để thấy rõ mình là ai, mình đang bước đi trên con đường nào, con đường đó có đưa mình đến cung điện Niết-bàn, an vui hạnh phúc không?

Dược Sư là thầy thuốc; Dược Sư cũng có thể hiểu là một phương thuốc.

Lưu Ly Quang là ánh sáng trong suốt như ngọc lưu ly, tượng trưng cho ba nghiệp thân khẩu ý hoàn toàn thanh tịnh.

Danh hiệu của bảy Đức Phật chính là bảy phương thuốc để trị liệu thân bệnh, tâm bệnh, nghiệp bệnh của chúng sanh bằng sự thanh tịnh. Nói theo tinh thần Phật học thì hồng danh đức hiệu của mỗi Đức Phật là một phương thuốc; là một pháp hành mà người học Phật phải ứng dụng trong sinh hoạt hàng ngày để chuyển hóa khổ đau đem lại an vui hạnh phúc.

Tu tập theo kinh Dược Sư,hành giả phải lắng lòng thanh tịnh trì niệm danh hiệu của từng Đức Phật cho miên mật, nghĩa là phải thường xuyên uống thuốc (Dược Sư) để đào thải các chất phàm phu hắc ám ở trong mỗi chúng ta, và làm cho ánh sáng lưu ly an lành xuất hiện, càng giảm vô minh si ái tăm tối, thì càng tăng ánh sáng lưu ly tươi đẹp. Pháp môn xưng danh là một phương pháp tự kỷ ám thị, mà hiệu lực không thể đo lường, nếu chúng ta áp dụng một cách chí thành chí khẩn. Nhưng hiệu lực ấy có cùng không có, ít hay nhiều đều tùy thuộc vào sự hiểu biết của chúng ta đối với ý nghĩa nằm trong đức hiệu của chư Phật.

Có hiểu sâu ý nghĩa ấy mới thấm thía vào lòng ta, ám ảnh ta. Rồi thời gian sẽ khắn khít với ta và trở thành nguồn cảm hứng, từ đó sẽ lưu xuất ra những tư tưởng, ngôn ngữ và hành động tương xứng với ý nghĩa ấy. Ba cõi do tâm tạo; Muôn pháp từ thức biến. Thiên đường địa ngục, đau khổ an vui đều do tâm ta quyết định Tu học theo Pháp môn Dược Sư là phải thắp đèn trí tuệ liên tục. Treo Thần phan năm sắc (phong độ, cách sống luôn tươi đẹp) để trang nghiêm tự thân, trang nghiêm pháp hội. Đem chất liệu từ bi đượm thấm ba nghiệp để lời nói, hành động và ý nghĩa đều có tính dược, hầu chuyển hóa khổ đau của kiếp người và trị liệu những chứng bệnh trầm kha trong cuộc sống.

Giải kết giải kết giải oan kết

Nghiệp chướng bao đời đều giải hết

Rửa sạch lòng trần phát tâm thành kính

Đối trước Phật đài cầu xin giải kết.

Quy mạng Đức Thế Tôn Dược Sư Lưu Ly Quang Vương.

Xin Ngài ban ánh sáng lưu ly thanh tịnh cho mọi người để được sống an lành trong tuệ giác từ bi của Đức Phật.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17/01/2014(Xem: 6558)
Thành Ba-La-Nại thuở xưa Ở miền bắc Ấn có vua trị vì Quốc vương nhiều ngựa kể chi Nhưng riêng một ngựa kia thì tuyệt luân Ngựa nòi, giống tốt vô ngần Lớn to, mạnh mẽ thêm phần thông minh Ngựa từ nhỏ đã khôn lanh Chưa cần nghe lệnh sai mình tới lui Đoán ra ý đó ngay rồi Quốc vương khen ngợi: "Ngựa nòi thông minh!" Ngựa nòi nổi tiếng trong kinh
17/01/2014(Xem: 5307)
Ở bên Ấn Độ thời xưa Trong vương quốc nọ gió mưa thuận hoà Ngựa vua quý báu, kiêu sa Mỗi khi tắm táp hay ra phía ngoài Nơi dòng sông chảy khoan thai Có vùng nước cạn các nài thường quen Thường mang ngựa tắm nhiều phen
15/01/2014(Xem: 7172)
Cảm xúc cuối năm... Tuyết lưu luyến mùa Đông chưa rời bước, Cho cành Mai chớm nụ rước mùa Xuân, Để lòng tôi được xao xuyến , bâng khuâng, Cùng kỷ niệm những ngày Xuân quá khứ .
15/01/2014(Xem: 5506)
Không phải ngẫu nhiên mà người phương Tây có nhận xét: “Người Việt Nam coi trọng người chết hơn người sống”. Cứ nhìn vào những kỳ lễ lạt, cúng kính tất sẽ thấy được về mặt nào đó nhận xét trên không phải là không có lý do xác đáng. Tưởng nhớ đến người đã nằm xuống là nghĩ về nguồn cội,
14/01/2014(Xem: 11735)
Xuân đã về trên cánh Mai vàng Sắc Xuân tươi thắm đẹp Trần gian Trăm hoa đua nở càng lộng lẫy Nhân thế đón Xuân rộn tâm can
13/01/2014(Xem: 9852)
Hằng năm, cứ vào độ Xuân về Tết đến, tôi cố gắng viết một bài để đóng góp vào số Báo Xuân Viên Giác và Website chùa Viên Giác; Cũng là dịp để mong được gặp gỡ quý Độc giả, quý Văn Thi hữu trên Văn Đàn và xin gởi trao những lời Chúc Mừng Năm Mới thân thương nhứt.
13/01/2014(Xem: 5768)
Trong số những con ngựa nổi tiếng thời cổ đại, đầu tiên phải nhắc đến Ngựa Xích Thố thời Tam Quốc. Con ngựa này dài một trượng, cao tám thước, màu đỏ rực như lửa, tuyệt không có một sợi lông tạp, ngày đi ngàn dặm, trèo non vượt suối dễ dàng.
13/01/2014(Xem: 8749)
Hình tượng con ngựa hiện diện từ sớm trong văn hóa Đông-Tây, con ngựa là một trong những loài vật được con người thuần hóa và sử dụng trong đời sống hàng ngày và loài vật gắn liền với chiến tranh. Hình ảnh con ngựa còn là chủ đề cho các môn nghệ thuật như hội họa, điêu khắc, thơ văn... Đối với văn hóa phương Tây, ngựa gắn liền với nhiều biểu tượng thần thoại và gắn liền với hình ảnh Nhân Mã trong 12 Cung Hoàng đạo.
13/01/2014(Xem: 6606)
Một cây cầu có thể đưa hết tất cả người, súc vật, hàng hóa đi qua trên đó. Đưa qua hết thảy, không kể sang hèn quí tiện. Cái chính là có đưa qua hết - tất cánh độ khứ - được hay không? Nếu không qua lọt, hoặc đi qua một cách khó khăn thì đích thị là cầu khỉ rồi. Hoặc đôi khi người qua rồi, bóng còn kẹt lại bên cầu.
13/01/2014(Xem: 8750)
Lời Ngỏ: Nhân dịp mừng Xuân Giáp Ngọ 2014, Trang Nhà Quảng Đức xin trân trọng giới thiệu kinh "Lâu đài của ngựa Kiền-trắc". Kanthaka (Kiền Trắc) là con ngựa quý ra đời tại hoàng cung của Vua Suddhodana (Tịnh Phạn) cùng một ngày với Thái tử Siddattha (Sĩ-đạt-ta). Kiền-trắc lớn lên và phục vụ nhà vua cho đến năm 29 tuỗi, nó cùng với người giữ ngựa Channa (Xa-nặc) đưa Thái tử lên đường xuất gia; sau đó ngựa đau buổn phát bệnh , từ trần và tái sanh lên cõi Trời. Câu chuyện này thuật lại cuộc gặp gỡ giữa Tôn giả Mục-kiền-liên và Thiên tử Kiền-trắc trên Thiên giới.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567