Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Học Phật theo tinh thần Tích Tập và Buông Xả

01/02/201419:18(Xem: 8995)
Học Phật theo tinh thần Tích Tập và Buông Xả

Sakya_Muni_45Không gian vũ trụ mênh mông vô định hướng, nhưng không gian cũng chỉ là sự tích tập, buông xả mà thôi. Tích tập là duyên sinh tụ hội của vạn pháp, và buông xả là sự lặng thinh tuyệt đối của không gian vô định như thuở nào vô thủy vô chung. Cuộc sống con người cũng vậy, không phải từ lúc sinh ra cho đến trưởng thành mới gọi hiểu biết tích tập, mà tất cả mọi hoạt động của từng cá nhân trong đời này, đều do tích tập vô số nhân duyên đời trước tạo thành. Suy ra như vậy, sinh hoạt xã hội, đất nước quốc gia, chính thể… đều bắt nguồn từ bao đời sống quá khứ cho đến ngày nay. Nhận thức như trên, ta thử xét về tinh thần học Phật qua hai vấn đề Tích tập và Buông Xả.

TÍCH TẬP:

Là cách nói khác của sự hình thành qua điều kiện nhân duyên. Chẳng hạn xã hội là sự tích tập của nhiều người, và nhiều người là sự tập hợp từng người một. Rồi từng người một, lại được tạo thành do các phần thể căn thân vật chất, và tinh thần ý thức. Như vậy làm người không thể ngẫu nhiên sinh ra, càng không thể đơn giản vô điều kiện xây dựng được một gia đình, xã hội, quốc gia. Từ đây việc học Phật làm cho ta suy nghĩ nhiều hơn; vì không thể dễ dàng hiểu được một chân lý siêu việt có lịch sử từ hơn 2500 năm. Ngay trên đất Ấn, thời Phật tại thế, còn rất nhiều người không hiểu, vì Phật chỉ sinh ra, thành đạo, hoằng pháp giới hạn ở miền Bắc Ấn, và phương tiện truyền thông bấy giờ hết sức lạc hậu, thì làm sao những người ở miền Trung, Nam Ấn có thể thấy hay nghe biết đến Ngài. Đây nói lên việc tích tập pháp giải thoát trong một con người có liên hệ đến đời sống quá khứ. Nếu từ khi nhân loại biết được Phật xuất hiện, mà chúng ta vẫn bao lần sinh tử, lang thang qua nhiều đất nước không duyên Phật pháp, thì đời nay đương nhiên không thể hiểu được giáo pháp Như Lai. Nói rõ hơn không thể nào đời trước chưa từng gieo nhân giải thoát, mà đời này có thể chứng đạo.

Thế thì không ngạc nhiên, tại sao thế giới có trên 7 tỉ người, mà người tin đạo giải thoát còn chưa tới nửa tỉ. Chúng ta không thể bắt ép người khác phải tin cho được đạo giải thoát, dù người đó là người thân của ta. Ta chỉ nên cư xử, hành động theo lời Phật dạy, để làm nhân duyên cho người khác tìm hiểu, hay kết duyên mà thôi. Một khi người ta đã không tin, hoặc còn chỉ trích bác bỏ, điều đó nói lên pháp giải thoát quá xa lạ với họ, và không chừng họ đã từng chống đối từ nhiều đời trước. Như trường hợp Đề Bà Đạt Đa luôn luôn chống đối Đức Phật, không phải chỉ có một đời.

Sự tích tập tạo thành nhân và đủ duyên thì sinh quả. Người không tin đạo giải thoát họ không có lỗi; vì nhân quá khứ không có nên quả và duyên hiện tại không sinh, thế nên đời này phản bác, chỉ trích cũng không lạ. Tuy nhiên một khi nhân phát khởi, bấy giờ có bảo họ không tin cũng không được. Xưa kia Phật vẫn dạy, đến với đạo giải thoát phải thấy hiểu rồi mới tin, chứ không thể tin mù quáng, hóa ra ngược lại phỉ báng giáo lý Như Lai.

Ngày nay người học Phật chúng ta, có được niềm tin giải thoát không mấy khó khăn, đó là nhờ duyên tích tập từ đời trước; nhưng ngày nay vì sống quá xa thời Phật, nên sự tích tập của thời quá khứ, không đủ lực duyên cho ta hành trì trọn vẹn. Nghĩa là ta phải đối phó tích tập các pháp nhiễm khác, xen tạp với pháp giải thoát trong đời sống ngày nay. Xã hội văn minh càng cao, tâm người càng dễ bấn loạn, vì phải ứng xử chạy theo đời sống. Thành ra nhiều người học Phật tự tạo cho mình đủ thứ phương tiện để ứng xử, mong duy trì tín tâm học Phật. Nhưng quá nhiều phương tiện đôi khi trở thành bất lợi, tạo thêm gánh nặng lo âu, và giáo pháp giải thoát tưởng duy trì được, nào ngờ càng mờ nhòa đi. Như vậy mà duyên giải thoát cứ xa lần, chỉ còn hình thức ảnh tượng, theo đó lời Phật dạy hóa thành triết lý siêu hình khó thể ứng dụng thực tế.

Trong ba thời kỳ Phật pháp, Chánh, Tượng và Mạt, quả thật đời này có thể gọi là Mạt pháp không sai. Vì chỉ có hình sắc Phật pháp hưng thịnh, mà hình ảnh chứng đạo của người tu Phật càng ngày càng hiếm đi.

Như thế sự tích tập duyên giải thoát phải được xem trọng trân quý, nếu không nói là thắng duyên tối thượng vô cùng hy hữu; vì điều đó dẫn đến dứt trừ đau khổ, đưa đến giác ngộ chứng đạo. Ngược lại ta phải tiếp tục sinh tử luân hồi vô số đời sống, chỉ vì mỗi lần sinh ra Chánh pháp yếu dần, pháp tục tăng trưởng. Hay quá lắm được phước nhân thiên, nhưng vất vả trong luân hồi tìm kiếm người giác ngộ.

BUÔNG XẢ:

Nếu không hiểu các pháp do duyên sinh, do tích tập thành, việc buông xả sẽ khó thể thực hiện. Thế gian cũng rất nhiều người có lòng quảng đại, thương người mến vật, dám hy sinh xả thân cứu nguy đất nước, hay cứu người thương vật. Làm được như vậy, đó là việc đã từng làm trong quá khứ. Nhưng tâm người hễ còn là phàm phu thì phiền não, tham, sân, dục ái vẫn còn đeo đuổi, trừ khi hiểu và hành đạo giải thoát, sự buông xả mới hoàn toàn tuyệt đối. Sự buông xả được thiết lập và hành động, phải đến từ việc hiểu giáo lý giải thoát, qua ba yếu tố Vô thường, Bất toại ý, và Vô Ngã.

- Vô thường, nên hết thảy mọi pháp đều luôn thay đổi, kể cả vũ trụ mênh mông vô định, vô thường vẫn hằng diễn ra. Con người quá nhỏ bé, nhỏ đến mức không có gì so sánh với cái vĩ đại của vũ trụ vô biên, nên không thể hiểu nó vô thường ra sao! Thật may mắn, nền văn minh của nhân loại ngày nay phần nào cho thấy, các vì sao, các dãi ngân hà, thiên vân, tinh vân… trong vũ trụ vẫn luôn thay đổi; điều đó cho thấy thỉnh thoảng những vầng sao xẹt, là hiện tượng di động của những hành tinh tử sinh trong vũ trụ. Nói gần hơn sự sáng tối, thời tiết nóng lạnh ở trái đất là sự nhắc nhở vô thường của các hành tinh đang hoạt động trong Thái Dương Hệ chúng ta. Và con người cũng vô thường trải qua hàng ngàn năm, để biết mình đang là thế hệ già nua, hay trung trẻ ở thế kỷ 21 này.

Sự buông xả nói cho cùng cũng là đương nhiên, vì không thể bắt được một thứ gì có thể ngưng lại, có thể không thay đổi! Nó không thay đổi bởi nó sống nó chết là do các phần tử, chủng tử nhân duyên tích tập rồi tan rả, tan rả rồi tích tập trong nhân duyên, nhân quả. Nếu ta bảo mặt trời đừng sáng nữa, chuyện không bao giờ có! Hay ta bảo trái đất đừng quay, lại không bao giờ được! Nhưng rồi mặt trời sẽ có một ngày không sáng, và trái đất nhất định sẽ ngừng quay ở một ngày nào đó! Vậy thì chừng ấy ta sẽ ra sao? Thật thú vị, ngờ ngạc làm sao! Vì dù mặt trời có sáng đến chừng nào, hay không còn sáng nữa, dù trái đất không còn quay, hay sẽ quay trong một thời gian dài giống như bất tử, thì ta cũng không thể sống và không thể chết, vì sao? Vì vũ trụ còn hằng hà sa số thế giới, và nếu nghiệp thức của ta còn mãi với tham, sân, si, thì ta vẫn sống, vẫn chết mãi trong luân hồi khắp nơi trong vũ trụ.

Hiểu như vậy ta sẽ không bao giờ bắt buộc điều gì xảy ra theo ý ta, và cũng hiểu như vậy người học Phật sẽ bỏ dần việc chấp ngã chấp pháp.

Bất toại ý (Khổ): Chính là phiền não, là Khổ đau của con người. Khổ đau này chỉ xảy ra với phàm phu si mê trong sinh tử, chứ không bao giờ xảy đến với bậc giác ngộ giải thoát. Khổ sẽ trở thành phi lý nếu bảo bậc trí giả nhìn nhận, vì khổ là do không hiểu các pháp duyên sinh, không hiểu vô thường, nên xảy ra việc không toại ý. Bậc trí giả liễu pháp duyên sinh vô thường thì làm sao có việc toại ý hay không toại ý! Cho nên Khổ dù là chân lý, nhưng chỉ dành cho hạng phàm phu, chứ bậc giải thoát không hề biết khổ, do đó nghe rằng, Khổ vẫn có khổ nhưng người thọ khổ sẽ không còn khổ!

Phàm phu học Phật từ thời Chánh Pháp đến nay, hay đến tương lai chưa biết được, nếu chưa giải thoát, đó là vì chưa hiểu được chân lý duyên sinh. Và thuận theo việc không hiểu chân lý, nên khó thể buông xả các pháp. Pháp thô như vật chất, con người, còn không bỏ được, thì làm sao pháp tế là quan niệm, tư tưởng… lại có thể chối từ! Huống gì Phật còn dạy chính Chánh Pháp còn không chấp hà huống phi pháp. Cuối cùng là kết quả đau khổ, trong khi vẫn tự cho mình đang học hiểu giáo pháp Như Lai.

Vô Ngã:

Là mọi thứ không có tự tính, không tự thể độc lập sinh ra, do tất cả hết thảy đều nương vào duyên sinh lập thành. Mênh mông rộng lớn không thể nghĩ bàn như không gian vũ trụ, mà vẫn không thể gọi là tự thể độc lập. Vì nếu có tự thể độc lập thì ở đâu đó của vũ trụ, sẽ không hề thay đổi, và nếu có thế giới nào rơi vào cái bản thể đó, thế giới đó sẽ chịu ảnh hưởng, sẽ không phải bị mai một, bị sinh trụ dị diệt theo thời gian. Nhưng sự thật thì thế giới nào cũng bị tiêu diệt, bởi có sinh ra.

Cho nên vũ trụ vẫn luôn thay đổi, vì tự tánh các pháp là duyên sinh. Lại có thể nói khi ta nhận định về một cái gì đó, thì cái đó tuyệt đối nhất định phải vô thường. Vì sao? Vì con người đang nhận định đây cũng vô thường, nên đối tượng khách thể được nhận định làm sao không vô thường được!

Thế gian không hiểu điều này, nên ra sức đấu tranh giành giựt nhân ngã sở hữu, hóa thành chiến tranh khủng bố; thậm chí người học Phật, nhất là đời nay, chỉ hiểu vô ngã qua kiến thức văn tự, còn việc hành trì có mấy người thành tựu! Như vậy mới thấy hiểu pháp vô ngã là việc ưu tiên hàng đầu học Phật. Do đó bất kỳ Tông phái nào trong nhà Phật đều phải học giáo lý Tánh Không Vô Ngã.

Tóm lại sự buông xả chỉ xảy ra khi hiểu được 3 yếu tố: Vô thường, Bất toại ý và Vô ngã.

Như vậy trên đường học Phật giải thoát, sự Tích Tập, Buông Xả cần được ghi nhận thực hành. Ghi nhận đời sống chỉ là Tích Tập nhân duyên nhân quả trải qua nhiều đời, và trong hiện tại quả đang trỗ khởi, cũng là tích tập nhân duyên dẫn đến đời sau. Ghi nhận được việc này, người học Phật sẽ tự nỗ lực gia tâm tích tập càng nhiều nhân giải thoát; theo đó sự buông xả các pháp ô nhiễm cũng được thực hành không còn khó khăn. Nguyện cho tất cả hai giới Phật tử chúng ta sẽ được thành tựu viên mãn, thực hành Chánh pháp giải thoát.

Nam Mô Bổn Sư Thích Mâu Ni Phật

Mùa Xuân Giáp Ngọ 2014

TK Thích Phổ Huân

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05/02/2020(Xem: 4595)
Như chúng ta biết, lịch cổ truyền của Việt Nam gồm mười hai con giáp và Chuột là con giáp đứng đầu dùng để tính thời gian : Tý, Sửu, Dần, Mão (Mẹo) , Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và cuối cùng là Hợi. Năm Hợi (Heo, DL) vừa qua và Năm 2020 là năm Tý. Ca dao Việt Nam diễn tả những con giáp cho dễ nhớ qua ca dao như sau: Tuổi Tý là con chuột xù Thu gạo thu nếp nó bò xuống hang Tuổi Sửu con trâu kềnh càng Cày chưa đúng buổi nó mang cày về Tuổi Dần con cọp chỉn ghê Bắt người ăn thịt tha về non cao Tuổi Mẹo là con mèo ngao Hay quấu hay quào ăn vụng thành tinh Tuổi Thìn, rồng ở thiên đình Đằng vân giá vũ ẩn mình trên mây
05/02/2020(Xem: 11984)
Nhị thập song đôi (2020) Canh Tý Niên Mừng Xuân, Quảng Đức ngát thiền "Tâm an" thủ bút Thầy ghi tặng Chúc nguyện nhà nhà hưởng phước thiên.
05/02/2020(Xem: 3354)
Mừng Xuân Canh Tý 2020 Kính dâng nhị vị Thượng Tọa cùng quý Phật tử Tu Viện Quảng Đức Canh Tý Xuân Về thắp nén hương Cùng nhau kính lễ khắp mười phương Già Lam Quảng Đức vui nghênh tiếp Lan tỏa đạo tình nét thiện lương. Texas Xuân Canh Tý 2020 Tánh Thiện
05/02/2020(Xem: 8351)
Tháp Hòa Bình (Santi Stùpa) tọa lạc tại số 1180 Roberts Avenue, thành phố San Jose được thành lập vào năm 2017, là nơi quý Phật tử đến học giáo pháp và thực tập hành thiền tứ niệm xứ dưới sự dẫn dắt của Hòa thượng Thiền sư Kim Triệu cùng chư Tăng Phật giáo Nam Tông đến từ khắp nơi trên thế giới.
05/02/2020(Xem: 10617)
NẮNG XUÂN Khúc khích nắng vỡ ngoài hiên Sương long lanh ủ giọt viên mãn mình Khói sông vươn thở lặng thinh Nhìn hoa cỏ dậy gội bình minh xuân Như Thị MẦM XUÂN Tiễn Kỷ Hợi ngồi lặng thinh Yên nhìn Mai níu bình minh xuống thềm Lắng lòng neo cõi hành thâm Mà nghe tiếng nụ nứt mầm chào nhau Như Thị
05/02/2020(Xem: 6305)
Mới mùng 1... 2... 3 tết… Thoáng cái đã là mùng 10 tháng giêng… Trong mỗi khoảnh khắc cứ vùn vụt trôi qua... Trôi nhanh cho từng kiếp con người… Sự thật cảm nhận niềm vui thì ít, ngậm ngùi thì nhiều… Năm nay tết Canh Tý đến với tất cả chúng ta, người dân việt nam phập phồng, lo sợ đại nạn dịch cúm xảy ra toàn cầu. Nụ cười dường như tắt hẳn trong mỗi khi chúng ta gặp nhau bởi ai cũng đeo khẩu trang phòng chống đại dịch… Còn lại đôi mắt thì cũng toát lên vô vàn sợ sệt mỗi khi tiếp xúc với đám đông người lạ…
04/02/2020(Xem: 4373)
Trung tâm tu học Phổ Trí tọa lạc tại số 7233 Pleasants Valley Road, thành phố Vacaville, tiểu bang California, Hoa Kỳ. Trung tâm tọa lạc trên khu đất yên tĩnh, rộng 5 mẫu Anh. Trung tâm đã tổ chức trọng thể lễ An vị Phật vào ngày 08/7/2012. Vào ngày 02/02/2020, nhằm ngày mùng 9 tháng giêng năm Canh Tý, Trung tâm đã tổ chức Lễ cầu an đầu năm. Thượng tọa Thích Từ Lực, viện chủ chùa Phổ Từ, thành phố Hayward đến Chứng minh buổi lễ và chia sẻ pháp thoại. Tham dự lễ có chư vị Tăng Ni: Đại đức Thích Nhuận Trí, Sư cô Thích Nữ Chơn Hỷ (Tu viện Kim Sơn); quý Sư cô ở Trung tâm tu học Phổ Trí: Thích Nữ Phổ Tường, Thích Nữ Tịnh Minh và Thích Nữ Nhi Liên; cùng đông đảo Phật tử, Huynh trưởng Gia đình Phật tử từ nhiều thành phố ở miền Bắc California, đặc biệt là quý Phật tử trong Ban hộ trì Tam Bảo: Hoàng Văn Tony (Pháp danh: Minh Vương), Võ Văn Lợi (PD: Minh Lộc), Trần Văn Nam (PD: Pháp Trí), Trần Đình Trang (PD: Trí Nghiêm), Lê Ngọc Đức (PD: Quảng Đạo), Nguyễn Văn Thương (PD: Quảng Tâm
03/02/2020(Xem: 8522)
Vào chiều ngày 01/02/2020, nhằm ngày mùng 8 tháng giêng năm Canh Tý, Ấn Tôn thiền đường tọa lạc tại số 4198 Gion Avenue, thành phố San Jose, tiểu bang California đã tổ chức Đàn tràng Dược Sư đầu xuân Canh Tý nguyện cầu Quốc thái dân an, dịch bệnh tiêu trừ. Hòa thượng Thích Trí Thành (chùa Pháp Vân, Canada) quang lâm Chứng minh và Chủ sám Đàn tràng. Tham dự buổi lễ có chư Tôn đức Tăng Ni: Hòa thượng Thích Định Quang (chùa Liễu Quán, San Jose), Thượng tọa Thích Giải Minh (chùa Nhật Quang, Sacramento), cùng quý Thầy: Thích Pháp Quang (chùa Từ Đàm, VN), Thích Pháp Trí (chùa Tiên Quang, Tracy), Thích Ngộ Thông (chùa Liễu Quán, San Jose, Thích Pháp Hạnh và Thích Quảng Ân (Ấn Tôn thiền đường), Sư cô Thích Nữ Thiện Ý (Việt Nam); cùng đông đảo Phật tử đến từ nhiều thành phố ở miền Bắc California.
01/02/2020(Xem: 3909)
Cung nghênh Canh Tý tiễn Kỷ Hợi Chúc đến năm châu khắp mọi miền Tân niên khai trí dứt não phiền Xuân về thái bình hoa đua nở An lạc xin chúc thân tâm trụ Vui trong hỷ xả bỏ hận thù Hạnh nguyện từ bi nhắc nhở tu Phúc đức vun trồng như chư Phật Thế gian muốn đẹp ngừng xả rác Giới ác xưa phạm bớt từ nay Một điều nhường nhịn hổ thẹn ai Nhà nhà hòa thuận đây Tịnh độ Xin hãy đối nhau tâm rộng mở Cùng lời ái ngữ chớ tổn thương Xây dựng Cực Lạc cõi chân thường Đắp bồi bờ Giác ngăn ác đạo.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]