Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Những phong tục đẹp ngày Tết

29/01/201410:07(Xem: 5772)
Những phong tục đẹp ngày Tết

viet thu phap

Chơi hoa, đi chợ Tết, gói bánh chưng... là những phong tục đẹp của ngày Tết.

1. Chơi hoa

Mỗi dịp xuân về, chúng ta đều đón Tết vào đầu năm mới âm lịch. Không khí Tết thực sự bắt đầu vào rằm tháng chạp. Ai trồng hoa bích đào (miền Bắc) và mai (miền Nam) đều biết ngày này, ngày mà người ta phải bứt bỏ lá để cho hoa trổ bông đúng ngày mồng một Tết. Không phải ai cũng làm công việc này vì tính chuyên nghiệp trồng hoa cảnh rất cao, tuy nhiên, chơi hoa đào, hoa mai ngày Tết là một truyền thống, và để hoa nở đúng ngày mồng 1 Tết thì duy nhất có ở Việt Nam.

Nếu như người Nhật tự hào về bonsai thì người Việt Nam tự hào về chơi hoa. Nhưng đáng tiếc có một số loài hoa quý như thủy tiên, hoa quỳnh, thường được giới thượng lưu ngày xưa xếp vào loại hoa đón Tết cao cấp, xem hoa nở để đoán vận may, thì đến nay hầu như không còn mấy ai biết đến trong ngày Tết. Thời gian thay đổi thì các thú vui ngày Tết cũng có những đổi thay, song truyền thống hoa Tết đại chúng ở Việt Nam ngày nay còn có thêm nhiều loại như hoa lan, hoa cúc, hoa tulíp… được phát triển từ trong nước và du nhập từ nước ngoài vào.

2. Tiễn ông Công công Táo lên trời

Tương truyền ở mỗi gia đình kể từ khi loài người biết dùng lửa để ăn chín đến nay luôn luôn trong nhà có ông Công ông Táo. Ông Công được xem là thần đất giữ nhà và biểu tượng của ông là cây nêu ngày Tết. Nay, phong tục trồng cây nêu đã bị mai một vì có nhiều người ở nhà tầng nên không có đất. Còn ông Táo được dân gian gọi là “ông vua bếp”. Vua bếp là vị thần cai quản việc nấu ăn trong mỗi gia đình gắn với câu ngạn ngữ “có thực mới vực được đạo”. Một cỗ bếp có ba ông vua bếp được nắn bằng đất thó (đất sét) có hình chóp cụt uốn cong cúi đầu vào nhau tạo thành thế “kiềng ba chân”.

Việc tiễn đưa ông Táo về trời là một phong tục đẹp với ý nghĩa tâm linh. Không tiễn ông Táo về trời là có gì đó khuất tất đối với trời nên sợ không dám làm lễ. Lễ ông Táo về trời bao giờ cũng có việc thả cá chép làm phương tiện cho ông. Đây cũng là mặt đời sống thiêng liêng của cư dân sông nước.

3. Đi chợ Tết, xin chữ về thờ

Đi chợ Tết ngày xưa chủ yếu là mua lá dong, mua thịt, mua hành để về gói bánh chưng. Ngoài ra, người ta không quên qua cổng chợ xin thầy đồ mấy chữ về thờ vì ngày xưa đa phần không biết chữ nên mới có phong tục thờ chữ trong nhà để mơ ước con cháu sau này được học hành, làm ăn phát đạt. Chữ được chọn để thờ thường là chữ Tâm, Phúc, Đức… Phong tục thờ chữ ngày nay đang được phục hồi bằng thư pháp thể hiện một dân tộc hiếu học trong lịch sử và hôm nay.

unnamed-7773-1390549085.jpg

Phong tục thờ chữ ngày nay đang được phục hồi bằng thư pháp - Ảnh: Lê Phương

4. Gói bánh chưng, bánh tét

Phải là những người có bàn tay khéo léo mới gói được, nếu không bánh sẽ nứt góc khi luộc. Đây cũng là nét văn hóa cộng đồng cao khi người này nhờ người kia gói bánh. Luộc bánh chưng là công đoạn được nhiều người thích nhất. Đêm những ngày gần Tết, trời se lạnh mà ngồi chờ đợi bên nồi bánh chưng thì còn gì thú bằng.

Bánh chưng là một phong tục có từ nền văn minh lúa nếp (không đơn giản là lúa nước). Lúa nếp chỉ tìm thấy dấu vết cổ xưa ở đồng bằng sông Hồng và gắn với câu chuyện bánh chưng, bánh dầy từ thời vua Hùng thứ 18 khi kén phò mã. Ngày nay bánh chưng bánh tét vẫn là phong tục thưởng thức ẩm thực Tết vô cùng đẹp của dân tộc ta.

5. Lau dọn nhà

Tất cả đồ vật, chén bát đũa đều được đem ra sửa soạn và trưng bày. Công việc dọn dẹp ngày Tết có ý nghĩa quan trọng để chuẩn bị “tiễn năm cũ, đón năm mới”. Cùng công việc dọn dẹp cũng là lúc xem lại xem còn nợ nần ai cái gì thì phải trả, không để nợ hai năm mà thành “nợ cả đời”. Đây là phong tục tổng kết các quan hệ để xem nợ thì phải trả trước Tết, ơn thì phải đem lễ vật đến để đáp ơn, cũng có ý không nợ ơn qua năm.

6. Đón giao thừa

Giao thừa là lúc chứng kiến trời đất gặp nhau. Khi trời đất gặp nhau sẽ toát ra một linh khí mà ai lúc đó được chứng kiến sẽ thấy trào dâng cảm xúc. Đón giao thừa bao giờ cũng cúng ngoài trời, có thể cúng mặn hoặc cúng hoa quả. Cùng với việc cúng giao thừa này, trên bàn thờ trong nhà bao giờ cũng có ngũ quả gồm chuối (chuối tiêu), bưởi, bòng, cam quýt. Ở miền Nam thờ trái theo ngôn ngữ nên thường có ngũ quả gồm mãng cầu (cầu), dừa (vừa), đu đủ (đủ), xoài (xài), sung (sung túc) hoặc dứa (thơm); đó là cầu - vừa - đủ - xài - sung hoặc cầu - vừa - đủ - xài - thơm.

7. Xông đất mồng 1

Xông đất có thể là chọn người từ trước và người được chọn sẽ đến vào lúc sớm nhất trong năm. Xông đất được tính từ lúc sáng sớm (mặt trời hé rạng) và trong ngày mồng một. Người kỹ tính không đến thăm nhà khác vào ngày mồng một, nhất là người còn để tang người thân. Cũng có người chọn sự ngẫu nhiên trong việc xông nhà để chiêm nghiệm trong năm.

8. Lễ

Lễ là nghi lễ tôn ti trật tự tổ tiên cố cụ, ông bà, cha mẹ, con cháu, họ hàng, bà con hàng xóm, khách thập phương. Tất cả đều được trân trọng trước sau, vì thế mới có câu “mồng một lễ cha, mồng hai lễ mẹ, mồng ba lễ thầy”. Cha là bên nội để lại cho ta dòng họ (theo phụ hệ) vì thế được xem là quan trọng. Mẹ là bên ngoại cho ta thân thể làm người, vì thế mà phải trân quý. Thầy là người cho ta hiểu biết nên phải biết kính mến.

GS. TS Vũ Gia Hiền

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/01/2017(Xem: 5257)
_ Chiều chiều con quạ lợp nhà Con cu chẻ lạt, con gà đưa tranh Câu hát đơn giản truyền đi một thông điệp hoà bình và hạnh phúc, giấc mơ đã xuyên triền miên qua nhiều thế hệ. Ước mơ hòa bình : quạ là loài ác điểu chuyên ăn cướp trứng và bắt cóc gà con ; gà là loài gia cầm hiền lành, nhưng khi bảo vệ ổ trứng và đàn con cũng trở thành hung tợn, thường đánh bạt đối phương. Ở đây hai con chim thù địch hợp tác làm chung một việc. Quạ chim trời, ở vị thế cao, làm việc chủ đạo là lợp nhà ; gà, chim chuồng, ở vị trí thấp, đưa tranh làm việc trung gian ; cu, biểu tượng cho tình yêu đôi lứa, chẻ lạt, tạo điều kiện ràng buộc.
22/01/2017(Xem: 4790)
Con Gà cục tác lá chanh Con Lợn ủn ỉn mua hành cho tôi Con Chó khóc đứng khóc ngồi Mẹ ơi đi chợ mua tôi đồng riềng.
22/01/2017(Xem: 6455)
Hạ Vy - Mùa Xuân Em Đi Lễ Chùa (Kiều Tấn Minh, thơ: TNT Mạc Giang)
21/01/2017(Xem: 5899)
Pháo xuân dồn dập tưng bừng Hoa xuân lộng lẫy đón mừng tuyết tan Mưa xuân réo rắt ngoài sân Nhạc xuân rộn rã gieo ngàn niềm vui Hương xuân thanh thoát tuyệt vời Nàng xuân e ấp dạo chơi cõi trần Tâm xuân an lạc thanh nhàn Gió xuân lồng lộng nồng nàn tin yêu Tình xuân phơi phới yêu kiều Trời xuân ưu ái nuông chìu thế gian Thư xuân hồng thắm tình thân Chúa xuân hoan hỷ giáng trần vui chơi
21/01/2017(Xem: 4381)
CHỚ nên vùi dập nét trang đài BẢO giữ trong lòng chẳng nhạt phai XUÂN quá còn lưu cốt cách TÀN mùa vẫn đọng thiên thai HOA rơi vồ vập đàm tiếu RỤNG sắc bất ngờ mãn khai HẾT tiết tâm thường neo thực tại ĐÊM QUA SÂN TRƯỚC MỘT CÀNH MAI
21/01/2017(Xem: 4576)
Chúng ta thấy rõ cuộc đời là vô thường, để mình ý thức và trách nhiệm hơn, không để những tháng ngày đam mê sa đọa một cách vô ích. Phật dạy: “Quá khứ không truy tìm, tương lai không ước vọng, an trú trong hiện tại”. An trú trong giờ phút hiện tại là người biết làm chủ bản thân, không để việc làm cuốn trôi. Chúng ta hay tiếc nuối về quá khứ tốt đẹp thích hồi tưởng về những gì đã qua, mà không bao giờ biết bằng lòng với những gì mình đang có trong hoàn cảnh hiện tại.
18/01/2017(Xem: 4078)
Hoa ơi cứ nở rồi tàn Mùa xuân cứ đến muôn ngàn cuộc chơi Thế nhân vui đón muôn nơi Tưng bừng hoa pháo kiếp người hoang liêu Tự tình đầu buổi cao triều Ngó về sơ ngộ nắng chiều ráng xuân Bùi mù tung cát tần ngân Từ trong vô tận thấm nhuần cuộc chơi
18/01/2017(Xem: 4322)
Với đà vận tốc phát triển mọi mặt của xã hội hôm nay, con người luôn lao vào bao ước muốn, tìm cầu những nhu cầu phục vụ để thoã mãn bao ước vọng.v.v... Thế nhưng, những khát vọng phù phiếm ấy, nó luôn vỗ lên từng điệp khúc quay cuồn không lối ra, không điểm dừng lại ấy... tuồng như bị cuốn rối theo dòng thời gian bất tận muôn trùng, hay đã bị đốt cháy dần theo bao nỗi tàn phai của những thất vọng, chán chường, buồn vui, hờn giận, để rồi quên lãng sau những ngậm ngùi của cuộc bể dâu.
17/01/2017(Xem: 10965)
Xuân xưa Gạch sân đỏ, xác pháo hồng- Tươi xanh hoa lá giàn bông giấy già - Tuổi thần tiên vẫn chưa xa - Hồn nhiên áo mới, nếp nhà an vui.
17/01/2017(Xem: 6218)
Theo quy luật tự nhiên thì hoa lá cỏ cây...cũng biết tự làm mới cho chính mình mỗi khi mùa Xuân về. Khi tiết trời lập Xuân, những tia nắng ấm như đẩy lùi và xoá tan hết cái giá rét mùa Đông thì cỏ cây hoa lá cũng bắt đầu thay cho mình những chiếc áo mới. Đó là những chồi nầm non thi nhau nẩy nầm đem lại sức sống mới bằng một màu xanh tràn đầy sức sống và hy vọng. Chim chóc, ong bướm... cũng bắt đầu kéo về tung tăng rồi sinh ra những đàn chim non...hót vang, ríu rít, cùng hoà chung một sức sống tự nhiên mà không ai có thể cản lại được.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]