Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thú vui ngày Tết : Bài chòi, hát bội

26/01/201411:08(Xem: 6611)
Thú vui ngày Tết : Bài chòi, hát bội
hat boi
Hồi trước, ở quê tôi người ta gọi là hát bội chứ không ai nói là hát bộ, như câu ca, có ông chồng say như trong chay ngoài bội, ngó vô nhà như ngày hội Tầm Dương …, còn bài chòi thì gọi là hô chứ không ai gọi hát hay ca. Cái nôi của bài chòi và hát bội là ở vùng Nam Ngãi Bình Phú, nhưng không dừng ở đó, mà lan tỏa sang các tỉnh thành khác lân cận, tạo nên hình thức giải trí có tính cách thưởng ngoạn và mang lại sự say mê trong mọi tầng lớp nhân dân.

Về hát bội, có cả nhóm hát nghiệp dư và những đoàn hát chuyên nghiệp.

Chuyên nghiệp thì tổ chức chặt chẽ thành đoàn, có rạp hát, có sân khấu, có bán vé cho người xem; thường hay biểu diễn ở nơi thị trấn, thành phố… những nơi có thể tập trung người xem được dễ dàng. Nghiệp dư thì trái lại. Họ là những người sinh sống bằng đủ thứ ngành nghề trong xã hội. Vào những dịp Tết hay khi có hội hè lễ lạt, được ban hương hội hay các nhà hào phú mời hát giúp vui thì họ mới tập trung nghệ sĩ lại. Nơi trình diễn thường vẫn là chốn chùa chiền, đình làng hay tại nhà phú hộ. Sân khấu lộ thiên và không bán vé.

Cũng như hát bội nghiệp dư, nhưng bài chòi có tính cách bình dân, đơn giản hơn nhiều. Vài người ngồi lại với nhau, chỉ với một cây đờn có trợ lực cũng có thể hô thành bài bản, không cần có sân khấu, áo quần, đờn địch rờm rà. Khi nào cần mới tập trung đầy đủ bộ sậu.

Vào những dịp Tết, làng quê thường hay tổ chức hát bội, bài chòi để vừa góp vui vừa “bói” may mắn đầu năm. Hồi tôi còn nhỏ, Tết năm nào cũng có dịp đi xem hát bội, nghe hô bài chòi, lấy làm thích thú lắm! Ở làng tôi, hát bội được tổ chức ngay giữa sân chùa Ông (thực ra chỉ là miếu thờ Quan Công nhưng người ta vẫn quen gọi là chùa Ông). Nghệ sĩ dĩ nhiên toàn là nghiệp dư. Khán giả là những nông dân quanh năm đầu tắt mặt tối, thư thả được mấy ngày Tết truyền thống kéo nhau đến xem một cách háo hức.

Nói nghiệp dư nhưng khi lên sân khấu cũng vẽ mặt, cũng có trang phục đầy đủ lệ bộ hợp với vai diễn, tuồng tích, được phụ họa bằng kèn trống, nhạc cụ không thiếu thứ gì. Bấy giờ, đề tài xã hội chưa được ưa chuộng trên các vở diễn đều thuộc loại tuồng cổ như: “San hậu”, “Phụng nghi đình”, “Chung vô diện”, “Tiết Đinh San cầu Phàn Lê Huê”… Mỗi vở tuồng được diễn kéo dài liên tiếp nhiều đêm, có khi đến cả tuần lễ, mười ngày chưa hết, tạo nên sự thu hút, khán giả khó có thể bỏ cuộc nửa chừng được.

hat boi-2

Hồi trước, do sinh hoạt nông nghiệp, người ta ăn Tết không chỉ có ba ngày, mà là bảy ngày; có nơi kéo dài cho đến Tết Nguyên tiêu (rằm tháng Giêng) mới dứt. Dù nghèo khổ cách mấy thì công việc cũng tạm thời được gác qua một bên, vui chơi cho thỏa thích cái đã. Ông bà ta bảo: “Tháng Giêng là tháng ăn chơi” mà! Cứ mỗi buổi chiều khi mặt trời vừa lặn, nghe tiếng trống giục vang ra từ giữa làng như mời gọi mà lòng nghe náo nức, ai nấy vội vội vàng vàng lo thu xếp mọi công việc nhà, kéo nhau về hướng chùa Ông, tranh thủ đến trước để còn có thể kiếm chỗ ngồi thích hợp. Chỉ là ngồi bệt dưới nền đất. Một vài hàng ghế phía trước “sân khấu” để dành riêng cho những chức sắc hay những người quyền quý trong làng. Ai đến trễ thì phải đứng chen chúc bên ngoài ngóng mắt nhìn vô.

Tuy không ghế ngồi nhưng khán giả đều giữ gìn yên lặng thưởng thức điệu múa lời ca hết sức trật tự. Mỗi lần diễn thường đến nửa đêm mới dứt. Đến mãn cuộc vẫn còn thấy luyến tiếc nên trên đường về khán giả không ngớt bàn tán về tài ba của nghệ sĩ, nhận xét về các nhân vật trung nịnh, thiện ác trong vở tuồng nghe thật sôi nổi, hào hứng… râm ran cả đường làng khuya.

Nếu hát bội được tổ chức hát vào ban đêm với địa điểm thường ở đình chùa, thì bài chòi lại diễn ra vào ban ngày, thường là mượn địa điểm nơi chợ trong những ngày chợ nghỉ bán. Các chức sắc trong làng trưng dụng lòng chợ dựng lên mười hai cái chòi dã chiến nằm song song mỗi bên sáu chòi. Ở giữa, trên mặt nền chợ, người ta trải chiếu làm “sân khấu” để nghệ sĩ trình diễn. Phía đầu chợ là nơi để cho các quan chức ngồi xem, cầm chầu… và là nơi dựng ống thẻ dùng để đánh bài chòi. Thẻ là thẻ tre trên đó có dán những quân bài tứ sắc để xác định tên thẻ, gọi là những thẻ con. Ngoài ra, còn có 12 thẻ cái, có kích thướt lớn hơn, cỡ bằng hai ngón tay, được dán trên đó những mảnh giấy đã viết sẵn những chữ Nho ghi tên ba quân bài bất kỳ có đủ bốn màu đỏ vàng xanh trắng.

Mỗi đợt chơi có 12 người mua 12 thẻ cái ngồi trong 12 chòi. Số lượng người còn lại đứng vòng quanh vừa để xem hô bài chòi, vừa nếu muốn, đợi đến phiên mình mua thẻ lên chơi, bói may rủi đầu năm. Có người mê đến nỗi ngồi mãi cho đến mãn cuộc mới chịu thôi. 12 người mua 12 phần tiền, chỉ có một người trúng, nhưng nếu trúng thì chỉ được nhận 10 phần, 2 phần còn lại được sử dụng vào việc chi phí chung của cuộc chơi, kể cả tiền bồi dưỡng cho nghệ sĩ.

Trong khi giữa sân các nghệ sĩ trình diễn thì người “chạy hiệu” lắc lắc ống đựng thẻ, rút ra may rủi mỗi lần một thẻ, hô lớn tên quân bài trong thẻ ấy. Khi hô bài, người chạy hiệu thường không gọi ngay tên quân bài mà thường đọc lên một câu ca dao hoặc một lời gợi ý để người nghe phải suy đoán, gọi là hô thai. Người nào giữ thẻ cái có quân bài phù hợp thì xướng lên bằng cách gõ sanh là hai thanh tre khô khi đập vào nhau có tiếng vang để người chạy hiệu mang thẻ con ấy đến cho mình. Khi nào thẻ cái đủ cả 3 thẻ con phù hợp thì người ấy hô “tới”, cũng bằng cách gõ sanh nhưng theo một nhịp điệu dồn dập và tươi vui hơn. Bấy giờ, người chạy hiệu để tiền trên một chiếc khay kèm theo một lá cờ bằng giấy hình tam giác giao cho người may mắn. Mỗi lần “tới” là được một lá cờ.

Như bài chòi, hô bài chòi không cần phải có sân khấu. Họ trình diễn ngay trên những chiếc chiếu trải nơi giữa lòng chợ. Cả ban nhạc kèn trống cũng đều ngồi xếp bằng nơi đây. Áo mão, cân đai, trang điểm… cho các nhân vật cũng có tính cách tượng trưng. Những vở diễn thường lấy theo tích xưa như: Thoại Khanh Châu Tuấn, Lão Trượng Tiên Bửu, Lâm Sanh Xuân Nương, Phạm Công Cúc Hoa… Đoạn nào trình diễn hay, nghệ sĩ nào hô giỏi, người cầm chầu thấy thích thú thì vãi thẻ ra sân để thưởng. Nghệ sĩ cứ nhặt lấy thẻ ấy đến đổi số tiền tương ứng. Thẻ thưởng khác với thẻ chơi bài chòi. Mỗi thẻ quy bằng bao nhiêu tiền do nơi sự quy ước từ đầu. Người xem cứ xem, người đánh bài cứ đánh bài, nghệ sĩ hô cứ hô; thật là một cảnh vui ngày Tết chỉ thấy ở thôn quê ngày xưa.

Nửa thế kỷ qua, bây giờ tôi không còn có dịp thưởng thức thú vui như hồi còn nhỏ nữa. Bài chòi, hát bội đã vắng bóng trên quê tôi. Ngày Tết người ta tìm hiểu thú vui khác theo với trào lưu mới. Nhưng trong tôi ấn tượng ngày xưa không thể nào quên được. Mỗi năm về quê ăn Tết, họa hoằn nghe được tiếng trống làng bên, lòng nao nao nhớ lại kỷ niệm của những ngày xưa cũ lạ thường. ■

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/02/2022(Xem: 3748)
Đám Mây vẫn bay, đất trời chuyển tiếp, hết bốn mùa vận hành tinh khôi, nay đất trời khoe sắc, đón mùa Xuân năm Nhâm Dần trở về trên quê hương đất nước Việt Nam và khắp năm châu. Kỷ luật một năm sóng gió dịch bệnh hương bay, năm Tân Sửu 2021, một năm đầy lòng trắc ẩn, từ thiên tai cuồng suy, khiến cho triệu con người điêu linh cực khổ, từ dịch bệnh COVID, khiến cho triệu triệu người trên khắp năm châu phải xa người thân khi họ rời xa nhân thế, trả nắm tro bụi tàn khi anh em, cha mẹ, vợ chồng cách biệt thật thấm đẫm tang thương. Kỷ luật một năm về lữa cháy thiêu rụi, khiến bao căn nhà, bao công sở bỏ lại vật chất, mà thoát thân người, kỷ luật một năm suy thoái nền kinh tế, khiến cho bao người lầm đường cơ cực, đói khác kém suy.
06/02/2022(Xem: 3670)
Xuân sang nắng ấm đượm hương nồng Năm mới Nhâm Dần Xuân sắc trong Trí tuệ vun bồi nhân đức tích Từ bi ban trải nghĩa ân trồng Nguồn thiền tỏa sáng an non nước Ánh đạo ngời soi tịnh núi sông Phật pháp xương minh tâm đức sáng Nhân sinh an lạc ánh dương hồng.
04/02/2022(Xem: 9686)
Mùng 2 tháng 2, 2022 Tất cả đều là số 2 viên mãn Lại nhằm mùng 2 Nhâm Dần Nguyên Đán Chúa tể sơn lâm chẳng 2 một rừng
30/01/2022(Xem: 12107)
Năm nay Nhâm Dần, cầm tinh con Cọp, con vật đứng vị trí thứ 3 trong 12 con giáp, những người mang tuổi Dần có cá tính uy vũ, dũng mạnh, dữ dằn, rất dễ nổi giận. Cọp là chúa tể rừng xanh, thường sống về đêm và gợi lên những hình ảnh về bóng đen và giông tố. Giờ Dần bắt đầu từ 3 giờ đến 5 giờ sáng khi cọp trở về hang sau khi kiếm ăn trong đêm. Người thời xưa xem hổ như là thú thần, có thể đuổi tà trấn áp yêu ma. Hổ còn được xem là một vị thần trong Tứ tượng: Thanh Long, Bạch hổ, Huyền Vũ và Chu Tước. Người con gái sinh vào năm Dần được cho là cao số, lận đận về đường tình duyên. Thật ra, theo cái nhìn của nhà Phật, sinh con năm nào cũng tốt lành nếu vợ chồng tịnh tu tam nghiệp và tam phước: hiếu dưỡng Cha Mẹ, phụng sự Sư Trưởng, từ tâm không sát sanh, tu 10 điều lành; quy y Tam Bảo, giữ gìn giới cấm; phát Bồ đề tâm, tin sâu nhân quả…thì sẽ sinh con được như ý.
30/01/2022(Xem: 5466)
Trong sát-na nhiệm mầu của tâm tịnh tín, khoảnh khắc khép lại quá khứ đen tối bi thương, hướng đến không gian biến mãn tâm từ vô lượng, bằng chút thiện căn công đức đã được gieo trồng trong quá khứ, kính dâng lên Đấng Chí Tôn Vô Năng Thắng, hồi hướng công đức này đến pháp giới chúng sinh đồng miễn trừ bệnh khổ.
30/01/2022(Xem: 9728)
MỪNG XUÂN DI LẶC – NHÂN DẦN 2022 Phật Lịch: 2566 - Tây Lịch: 2022 - Việt Lịch: 4901 Nam Mô Đương Lai Hạ Sanh Từ Thị Di Lặc Tôn Phật. Kính gởi: Chư Tôn Thiền Đức Tăng Ni & Đồng Hương Phật tử gần xa, Đông tàn, chấm dứt một năm qua Xuân đến, hân hoan khắp mọi nhà Quảng Đức mừng Xuân cùng khấn nguyện Nhâm Dần, hỷ sự tỏa lan xa. Lại một lần nữa mùa Xuân dân tộc lại trở về với tất cả niềm hoan hỷ trong nụ cười của Đức Phật Di Lặc, một Bậc Giác Ngộ giáng sinh trong ngày đầu năm mới, mang ý nghĩa quan trọng rằng: Mùa Xuân Di Lặc sẽ đem đến cho mọi người, mọi nhà cùng muôn loài những gì tốt đẹp nhất trong cuộc sống. Nhân dịp đầu năm mới, xin thành tâm kính chúc Chư Tôn Hòa Thượng, Chư Thượng Tọa Đại Đức Tăng Ni, quý vị lãnh đạo các Tôn giáo, các cấp Chính quyền Úc-Việt, các Hội đoàn, Đoàn thể, quý vị đại diện các cơ quan Truyền thông, Báo chí, quý vị thân hào nhân sĩ, quý ân nhân, thân hữu, quý đồng hương Phật tử xa gần một năm mới Nhâm Dần 2022: Đạo tâm kiên cố, Đạo niệm tinh chuyê
29/01/2022(Xem: 8627)
Chỉ còn vài ngày chuẩn bị đón Xuân Nhâm Dần, do vậy Phật sự các chùa tại hải ngoại thật bận rộn thêm vào đó các đám tang đột xuất gia tăng vậy mà số người tham dự trên Zoom suốt buổi đạt mốc 50 người và không kể số người được xem livestream qua Facebook các trang nhà hơn vài trăm nữa thì có thể nói những gì Phật Pháp đã truyền trao hôm nay gọi là hữu hiệu ích lợi đáng kể . Kính xin tán thán TT. Thích Hạnh Tấn chủ nhiệm và MC Quảng Huệ đã nêu ra những câu hỏi thật lý thú . Khách mời đầu tiên được MC Quảng Huệ giới thiệu qua tiểu sử và hành trạng thật trân trọng vì TT Thích Nguyên Tạng đã nhiều lần hoằng pháp tại Âu Châu và gần đây nhất vào tháng 6/2019 Ngài đã có mặt trong Giảng Sư Đoàn và đã đến chùa Đôn Hậu/ Na Uy do TT Thích Viên Giác trú trì và Chùa Phổ Hiền của Sư Bà Như Tuấn, Ni Sư Như Quang tại Strasbourg/Pháp tại đây đã được chính MC Quảng Huệ làm thị giả kiêm nhiếp ảnh gia cho Ngài.
28/01/2022(Xem: 7815)
Tùng xèng tùng xèng Hôm nay lại đến Hăm ba tháng Chạp Mặc trời giá lạnh Tất ba tất bật
27/01/2022(Xem: 5502)
Ngày mai đã là giao thừa, nhưng không khí Tết trong nhà gần như bị đóng băng như không khí ngoài trời. Tôi ngồi bên khung cửa sổ nhìn những hạt tuyết rơi lả tả, trắng xóa cả bầu trời. Tuyết vương trên lá, tuyết phủ ngập cả lối đi, những tia nắng ấm vừa sưởi ấm bầu trời vừa tạo nên sắc màu cho khung cảnh thêm thơ mộng. Đã lâu lắm rồi tôi mới cảm nhận được cái đẹp thực sự của mùa đông trên xứ Đức, nơi bị thiên hạ cho là lạnh lẽo lẫn buồn nản và không đáng sống!!!
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]