Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Con ngựa trong tâm thức dân gian người Việt

24/01/201408:19(Xem: 10791)
Con ngựa trong tâm thức dân gian người Việt

Là con vật thông minh, khôn ngoan, được con người yêu quý, ngựa mang một ý nghĩa tinh thần phong phú và giá trị biểu tượng cao, tạo nên những ảnh hưởng mạnh mẽ, đa dạng và tích cực trong đời sống văn hóa Việt Nam.
ngua_01
(Nguồn ảnh: Internet)

Trước hết, ngựa có nhiều loại, dựa vào màu lông có ngựa bạch (lông màu trắng), ngựa ô (lông màu đen tuyền), ngựa hồng (lông màu đen pha đỏ đậm), ngựa tía (lông màu tím đỏ pha đen), ngựa vằn (lông màu trắng sọc đen), ngựa kim (lông màu trắng mốc), ngoài ra còn có ngựa xám, ngựa đỏ, ngựa bích...

Dựa vào nước chạy có ngựa tế (chạy đua nước lớn), ngựa kiệu (chạy lúp xúp), ngựa sải (nhảy theo sải), dựa vào sức khỏe có ngựa bền (chạy dai sức), ngựa bở (chạy yếu sức), ngựa nục (mập béo), ngựa lao (đau ốm mất sức). Dựa vào tính chất công việc phục vụ có ngựa Ký, ngựa Kỳ (dùng cho chiến trận), ngựa Nô (dùng cho vận tải), ngựa Đài (dùng cho thông tin liên lạc, phục vụ sản xuất)…

Căn cứ vào đặc điểm, công việc, người ta lại chia ra: ngựa hoang, ngựa rừng, ngựa nhà, ngựa đua, ngựa kéo, ngựa cày… Bằng cách định danh, có thể phân loại khá lý thú về họ nhà ngựa.
con_ngua_3

Về ngựa chiến, theo tiêu chuẩn xưa đó phải là giống ngựa quý, thuần chủng, có 4 nước đại và 3 đợt nhảy cao, 9 đức tính tốt. Những ngựa chiến giỏi gồm: ngựa Thố (Thỏ), ngựa Câu (Ngựa Tơ), ngựa Kỳ (hay), ngựa Kí (Bền), ngựa Đề (Móng Thú), ngựa Tuấn (Đẹp), ngựa Lạc (Vui), ngựa Bảo (Quí), ngựa Phiêu (Béo)... Những chiến mã nổi tiếng thời xưa bao giờ cũng là một trong các loại trên (còn được gọi là thần mã) như ngựa Bạch Long Câu, Xích Kỳ, Hồng Lư, Thiên Mã…

Đối với ngựa đua, phải là ngựa đực, khỏe, chạy nhanh, có dáng hình cao ráo, gân to, thịt săn chắc, chân thẳng và thon chắc, móng chụm, ngực nở, cổ vạm vỡ, khoáy không quá cao, răng trắng đều, bờm dày, lông đều và không được có nhiều màu sắc, sờ vào mượt như lụa.

Những con ngựa còn lại, đặc biệt là ngựa lười nhác hay ngựa lai chỉ được dùng cho vận tải, liên lạc, cày bừa nông ngiệp và các công việc khác.

Là loài vật khôn ngoan, dù đi thật xa, thời gian qua thật lâu nhưng ngựa vẫn nhớ đường về “ngựa quen đường cũ”. Ruột ngựa dài và thẳng, do đó thường hay được ví “thẳng như ruột ngựa”. Ngựa lúc còn bé hay loăng quăng, nghịch ngợm, háu đá, gặp đâu đá đấy, cứ đá bừa đi “ngựa non háu đá”, Mặt ngựa dài nên mới có câu “dài như mặt ngựa”.

Ngựa khôn thường rất kén chủ. Nếu người không đủ tài trí điều khiển, thì nó bất phục. Một con ngựa tốt thường có tật nào đó, vì vậy người ta thường nói “ngựa hay lắm tật” (còn gọi là ngựa chứng). Vó ngựa rất nguy hiểm:“Hàm chó vó ngựa”. Ngựa cũng rất có tình với chủ, với bầy: “một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”, hoặc “ngựa chạy có bầy, chim bay có bạn”.

Trong văn hóa Việt, hình ảnh ngựa xuất hiện vừa phổ biến, đa dạng lại vừa hấp dẫn: “vành móng ngựa” là chỗ đứng của người bị truy tố nơi tòa án; “ghế ngựa” là giường gỗ độc đáo, đóng thành hai tấm hình chữ nhật, kê ghép lại trên hai cái mễ; “mã tấu” là dao dài, to bản, mũi vát nhọn; “mã vũ” là thiết bị âm nhạc làm từ lông đuôi ngựa, dùng để kéo đàn nhị .v.v...

Trong động vật, liên quan đến ngựa có bọ ngựa, cá ngựa, sóc ngựa, dơi ngựa, gấu ngựa... Thực vật có cây ké đầu ngựa, cỏ roi ngựa, lau đuôi ngựa .v.v... Hình ảnh ngựa hiện diện trong nhiều loại địa danh ở nước ta: núi Mã Yên, Mã Hương, Mã Trường, Thiên Lý Mã (Ninh Bình), sông Mã (Thanh Hóa), đền Bạch Mã, phường, bến xe và đường phố Kim Mã (Hà Nội), và cả trong các trò chơi dân gian...

Trong hệ lịch can chi, chi Ngọ là một chi quan trọng, mang những ý nghĩa triết lý và nhân văn sâu sắc. Giờ Ngọ kéo dài từ 11 đến 13 giờ, khoảng thời gian sáng sủa nhất trong ngày (chính ngọ là đúng 12 giờ trưa, lúc Mặt Trời ở thẳng đứng trên đỉnh đầu).

Tháng con ngựa là tháng Năm âm lịch, giữa mùa hạ, cây cối xanh tốt, sung mãn nhất, ra hoa kết quả nhiều nhất, con người cũng dồi dào sinh lực nhất và tương quan trời - đạt đến độ hài hòa tối đa. Quan niệm tín ngưỡng còn cho rằng người tuổi Ngọ thường năng động, tài giỏi, thành đạt và gặp nhiều may mắn, hạnh phúc trong đời

Trong kiến trúc, tạo hình, trang trí. ngựa được thể hiện đa dạng trên tranh, bia, miếu, đình, đền, chùa, nhà thờ, cung điện, công sở… với đủ loại chất liệu: đất, đá, vữa, đồng, gỗ, mực... và bằng nhiều kỹ thuật: tạc, đắp, nặn, chạm, khắc, đúc, nung, vẽ...

Trong rất nhiều đình, đền, chùa vẫn thờ cặp tượng gỗ gồm bạch mã (ngựa trắng) và xích mã (ngựa đỏ), bức chạm khắc vân mã (ngựa bay trên mây) hoặc mã hầu (khỉ cưỡi ngựa)... Tranh vẽ ngựa cũng xuất hiện khá sớm với các bức địa mã (ngựa ăn cỏ), tòng giá (theo hầu ngựa), tỳ giá (dong ngựa)…

Xung quanh con ngựa, dân gian cũng có nhiều so sánh thú vị. Để phê phán những hiện tượng xấu, có các thành ngữ: "ngựa bất kham”, “ngựa quen đường cũ”... Chỉ sự ghen đua lố bịch thì có “ngựa lồng, cóc cũng lồng”… Ám chỉ kẻ xấu thì dùng “đầu trâu mặt ngựa”, chỉ sự may rủi (họa - phúc) có câu “ngựa Tái Ông” (Tái Ông thất mã), sự thăng tiến hay hạ bệ có câu “lên voi xuống ngựa”.

Công việc chóng vánh, sớm hoàn thành thì có câu “nhanh như ngựa”. Phải bất đắc dĩ dùng một vật nào đấy không tương xứng với việc lớn thì có câu: “thiếu voi phải dùng ngựa”, chỉ sự thay đổi trắng đen của lòng người khó dò, ta thường nói “ngựa hươu thay đổi”.

Điểm qua kho tàng tục ngữ, thành ngữ, ca dao của người Việt, còn có rất nhiều hình ảnh đề cập đến ngựa:

Ngựa xe như nước, áo quần như nêm: Nơi phồn hoa có nhiều người qua lại

Ngưu tầm ngưu mã tầm mã: Những người giống nhau thường tập hợp lại với nhau.

Da ngựa bọc thây: Sự hy sinh của người lính trên chiến trường (Xác họ thường được bọc trong da ngựa thay cho quan tài).

Đầu trâu mặt ngựa: Những kẻ vô lại, kẻ đại bất lương.

Lên xe, xuống ngựa: Người có cuộc sống xa hoa, phú quý.

Đơn thương, độc mã: Một mình chống lại khó khăn, không có sự trợ giúp của ai.

Một lời nói ra bốn ngựa khó tìm (Nhất ngôn ký xuất tứ mã nan truy): Một lời nói vô ý khi ra khỏi miệng rất khó có thể lấy lại được.

Bóng ngựa qua cửa sổ: Bóng ngựa lướt qua khe cửa - chỉ sự trôi nhanh của thời gian.

Đường dài mới hay sức ngựa: Trải quan thời gian, người ta mới có thể biết được những phẩm chất của nhau.

Thay ngựa đổi chủ: Rời bỏ một phe phái để đi theo một phe phái khác.

Ngựa nào gác được hai yên: Không thể đồng thời phụng sự hai sự nghiệp lớn.

Chạy như ngựa vía: chạy rất nhanh.

Được đầu voi đòi đầu ngựa: Người có lòng tham không đáy

Rõ ràng, đề cập đến con ngựa song cũng chính là bàn về con người vậy. Thế mới biết dân gian ta tinh tế và sâu sắc biết chừng nào. Nhân dịp năm mới Giáp Ngọ, xin được kể ra vài điều thú vị về hình ảnh con ngựa để hầu chuyện bạn đọc gần xa.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
16/01/2012(Xem: 6183)
Con rồng gắn liền với huyền thoại Âu Cơ - Lạc Long Quân, thành ra Tổ-tiên giống Lạc-Việt. Người con trưởng ở lại Phong-châu, làm vua đất Văn-lang tức là Hùng-Vương.
15/01/2012(Xem: 13825)
Đi cho hết cõi Ta Bà,sống cho trọn kiếp nhân sinh, cuối cùng chúng ta quay đầu về cố quận, điểm không cùng của sanh tử, lằn ranh vô tận của vô minh, khởi đầu và chung cuộc. Mộtsự đối diện gay go, thách đố giữa hai bờ mê ngộ, trên từng đỉnh cao ngút ngàn củagian truân vất vả, với vô thường cận kề nối nhịp, hay trên từng hoang sơ trơ trụituyết sương, nhịp bước cùng ta trong sự hoan hỷ tuyệt cùng?.. Trong chuỗi dài bất tận đổi thay của năm tháng, quá khứ nối nhịp với tương lai, trở thành thông lệ, mỗi lần xuân đến mang theo hương lạ, khiến cho cõi lòng hân hoan...
15/01/2012(Xem: 6153)
Sự khai bút của những câu đối trên là một dạng sángtạo văn hoá và đã trở thành phương tiện biểu đạt cho thời điểm hội tụ của ngườicon Việt trong ngày Tết. Tuy có tính cách tượng trưng không liên quan đến cácđiển tích, nhưng nó đã diễn đạt được mối quan hệ giữa con người và thiên nhiêntrong bối cảnh mới, không gian mới, bằng những sự mong mỏi đón nhận được mọi sựtốt lành đến cho mình cũng như cho người. “Trời thêm tuổi trăng, người thêm thọ. Xuân đến muôn nơi phúc khắp nhà."
13/01/2012(Xem: 8469)
Không biết Tết có từ bao giờ vàbắt nguồn từ đâu, nhưng đúng là Tết có một cái hồn. Dù sống ở đâu và làm gì,người Việt trên khắp thế giới ít ai không rạo rực mỗi khi Tết về. Tết cũng là ngày hội lớn của cả nước đã có từ ngàn xưacho nên cái hồn của Tết cũng là một phần cái hồn của đất nước. Trong Tết có mùivị đất và nước của quê hương... Nếu so sánh với sự nhớ ơn trong đạo Phật thì nội dung nhớ ơn của người Việt rất gần gũi. Bốn ơn trong đạo Phật là ơn Tam bảo, ơn nước nhà, ơn mẹ cha, ơn chúng sanh.
13/01/2012(Xem: 13690)
Xuân pháo đỏ cúc vàng bánh tét Con thơ cười giữa tiếng trống lân Khói nghi ngút giữa nhan và pháo Chan hòa trong nắng ấm tình xuân
12/01/2012(Xem: 8429)
Trong bốn mùa, mùa xuân biểu hiện rõ nhất sự đổi mới: cây thay lá mới,thiên nhiên trẻ lại, trời đất trong sáng và dồi dào sinh khí… Thậm chí ngay cảngười ít cảm xúc nhất cũng phải theo thiên hạ mà làm sạch nhà cửa, ăn mặc mớisạch, đi đâu cũng phải làm ra vui vẻ. Trong ý nghĩ thì chúc nhau những điều tốtđẹp tích cực, loại bỏ những ý nghĩ thô xấu tiêu cực. Quét rửa vào những ngàycuối năm, rước lộc về, thắp hương cầu khấn, chẳng phải là muốn đem về nhà cáimới, cái hên để thay thế cho những cái cũ, cái xui xấu của năm vừa qua sao?... Đổi mới là chuyển hóa cái cũ thành cái mới, cái tiêu cực thành cái tích cực. Loại bỏ cái xấu, cái tiêu cực và tích tập xông ướp (huân tập) cái tốt, cái tích cực.
08/01/2012(Xem: 7694)
Người,cũng là muôn loài trong cái thế giới ta bà, vẫn mang tứ khổ của cuộc đời, vẫnphải chịu bao cảnh trầm luân, vẫn phải nỗ lực tu tập để thoát khỏi luân hồi.Tôi cũng thế. Có lúc tôi chịu đớn đau, chịu bao phiền não. Tôi nào thoát đượcchốn trần gian đầy khổ ải...
05/12/2011(Xem: 11304)
Kính thành đốt nén tâm hương Chúc cho muôn loại ánh dương chan hòa Đại đồng thể tánh bao la Gia đình vô kỷ, thăng hoa xuất trần Tân xuân tươi sáng trong ngần Niên niên đoạn hết những phần trắc nan An vui cùng khắp thời gian
19/06/2011(Xem: 4502)
Thì cành Mai vẫn nở , Mỗi lần xuân đến, những tạp chí Phật giáo đây đó thường nô nức nhắc đến bài kệ thơ của Thiền sư Mãn Giác với những bài tụng ca, bình giảng thật vô cùng trân trọng. Thi thoảng ta cũng bắt gặp đâu đó trong các bài bình luận văn học, cành mai kia cũng lọt vào cặp mắt xanh của các vị giáo sư, tiến sĩ với thẩm quyền chuyên môn về kiến thức và nhãn quan của mình. Ai cũng nói đấy là bài thơ thiền. Và, giá trị mỹ học tuyệt vời của nó, dẫu đã một ngàn năm qua đi, vẫn còn mới mẻ, tinh khôi như giọt sương, như ánh nắng long lanh giữa ngàn cây, nội cỏ...
19/05/2011(Xem: 5635)
Từ lâu lắm, chừng như trong tâm khảm và ước vọng của con người, mùa xuân bao giờ cũng hiện ra với dáng vẻ tươi vui, rực rỡ và sinh động, bởi vì nó là giai kỳ khởi đầu cho một vận hành dịch biến mới của vạn vật.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]