Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Nếp Sống Huế

24/01/201407:50(Xem: 4950)
Nếp Sống Huế
NẾP SỐNG HUẾ

ThanhTien_704222385Ăn Tết Nguyên đán không phải là phong tục riêng của Huế. Tuy nhiên, Tết Huế có những nét riêng thú vị. Là kinh đô xưa, Huế còn giữ được nhiều cổ tục trong việc đón Tết và ăn Tết.

Trước tiên, là ở phần lễ nghi, cúng kiếng. Nếu ở ngoài Bắc, người ta coi lễ cúng ông Công, ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp là nghi lễ khởi sự cho một cái Tết và tổ chức rất trọng thị, thì ở Huế lễ cúng ông Táo có phần đơn giản hơn. Ðối với nhiều gia đình người Huế, ngày 23 tháng Chạp đơn thuần chỉ là ngày thay bát nhang, quét dọn bàn thờ gia tiên và tiễn “ba ông đầu rau” bằng đất nung thờ trên trang bếp ra chân tường ngôi miếu hay gốc cổ thụ nơi đầu xóm để thay bằng ông Táo mới. Cái không khí Tết thực sự cảm nhận được phải từ sau ngày 25 tháng Chạp, khi các phường hội thợ thuyền làm lễ cúng tổ nghề, cũng là lễ cúng tất niên, cho dẫu một số nghề vẫn còn tiếp tục hoạt động cho tới tận phút giao thừa như thợ may hay thợ cắt tóc.

Trước Tết, người Huế có thói quen đi thăm các phần mộ tổ tiên. Sau khi quét dọn bàn thờ, thay cát mới cho bát nhang và đánh bóng những bộ tam sự, ngũ sự trên bàn thờ gia tiên, người ta chuẩn bị hương hoa đi thăm viếng phần mộ những người thân đã quá vãng. Họ đến đó, dọn dẹp vệ sinh, chăm sóc những luống hoa, búi cỏ nơi phần mộ, rồi thắp mấy nén nhang mời người quá cố về ăn Tết với gia đình. Với những người còn giữ những liên hệ ruột rà nơi quê quán thì lúc này chính là dịp họ trở về thăm bà con nơi quê cũ, biếu người này hộp trà, người kia quả mứt để đón Tết. Ðành rằng, người xứ quê có thể mua sắm thật dễ dàng những thứ ấy nơi chợ huyện, chợ làng, nhưng họ thật sự trân quý những món quà này bởi đó là tấm lòng của những người ly hương nhưng không ly tổ. Và họ cũng hào hiệp đáp lễ người miệt phố bằng dăm ba ký nếp, cân đậu hay nhành mai chúm chím nụ vàng, lòng những mong cái Tết nơi phố phường sẽ thấm đẫm tình quê hương bản quán.

Với các bà, các chị, Tết là dịp để họ trổ tài nữ công gia chánh. Ngày trước, dường như người ta tự làm tất cả các món ăn mặn ngọt, chay tịnh... mà không phải mua thứ gì. Tết Huế có hàng trăm món ăn: mặn thì có bánh tét, dưa món, thịt bò dầm nước mắm, giò heo bó, chả thủ, nem tré, kim chi chuối chát, hành muối, kiệu chua ...; ngọt thì đủ loại mứt bánh: mứt gừng, mứt dừa, mứt khoai lang, mứt bí đao, mứt hạt sen, mứt me, mứt cốc, mứt xoài, bánh in, bánh thuẫn, bánh dẽo, bánh bó, chè xanh đánh, chè đông sương, chè khoai tía... Ðồ ăn mặn có món gì thì đồ chay có món đó. Huế vốn nổi tiếng với các món cỗ chay cao cấp trong cung đình xưa và hầu hết các bà nội trợ đất thần kinh đều biết nấu được một, hai món chay đặc sắc. Nhờ thế mà cổ chay ngày Tết rất phong phú và đặc sắc. Ngày nay, tuy hàng quà bánh trái tràn ngập chợ Tết nhưng đa phần phụ nữ Huế vẫn thích tự mình làm các món nhắm như thịt dầm, kim chi và đặc biệt là dưa món, thứ không thể thiếu trong Tết Huế.

Sự cúng kiếng trong ngày Tết ở Huế mới thực sự cầu kỳ. Trước Tết có cúng ông Táo, cúng tổ nghề, cúng tất niên, cúng lên nêu, cúng rước ông bà về ăn Tết, cúng Thành hành khiển (thần coi sóc trong năm), cúng giao thừa. Từ sáng mồng Một Tết trở đi phải cúng ông bà ngày 3 bữa, ngày sóc cúng chay, ngày thường cúng mặn. Ðến chiều mồng Ba Tết phải làm cỗ cúng đưa (tiễn ông bà về lại cõi trên). Tiếp theo là cúng đầu năm, cúng sao, cúng rằm Nguyên tiêu... Tôi nhớ ngày bà ngoại đương sinh, suốt ba ngày Tết hầu như bà chỉ loay hoay với chuyện cúng kiếng, nhang đèn. Cũng chính nhờ cổ tục này, mà người Huế dù đi làm ăn xa ở trong Nam ngoài Bắc, Tết đến, cũng tranh thủ về với gia đình, không chỉ để được sum họp với người sống mà còn như muốn tìm trong không khí thành kính, linh thiêng ấy, hình ảnh của những người thân đã khuất bóng.

Goi-banh-tet-tai-lang-An-TrGói bánh tét tại làng An Truyền

Ðêm giao thừa là lúc gia đình đoàn viên. Khác với ngoài Bắc, ở Huế không có tục hái lộc đầu năm nên người Huế không ra khỏi nhà trước và sau khi giao thừa. Nhờ thế mà cây cối trong các đền chùa ở Huế vẫn giữ nguyên lộc biếc suốt cả mùa xuân. Mấy năm gần đây, nhà nước có tổ chức cầu truyền hình đêm giao thừa nên một bộ phận cư dân Huế, nhất là lớp trẻ, đã biết ra khỏi nhà vào đêm trừ tịch, song ít ai trở về nhà sau lúc giao thừa. Ấy là bởi cái tục đạp đất.

Người Bắc cũng có lệ xông đất, nhưng dân Huế đã gọi rất đúng tên cổ tục này: đạp đất. Không ai muốn về nhà sau giao thừa cũng bởi họ muốn tránh việc đạp đất nhà mình. Người ta mong người đến đạp đất nhà mình vào sáng mồng Một Tết là những người chức sắc, có học vấn, hay là người nhẹ vía, để tài lộc, may mắn sẽ theo họ đến với gia đình suốt cả năm sau đó. Nhiều gia đình ở Huế còn “ra lệnh” cho con cái, đứa nào nặng vía thì sáng mồng 1 không được dậy sớm, có thức giấc cũng phải nằm yên, chờ đứa khác nhẹ vía hơn, được cha mẹ còm - măng từ đêm giao thừa, đặt chân xuống đất trước, lúc đó những đứa khác mới được ra khỏi giường. Người Huế thường dành ngày mồng Một để đi viếng mộ tổ tiên, thăm nhà thờ họ tộc, thăm ông bà, cha mẹ, chúc Tết thầy dạy nghề, dạy chữ... Sang mồng Hai, mồng Ba mới tính đến chuyện viếng thăm đồng nghiệp, bằng hữu. Ngày nay, tệ “viếng xếp vi tiên” cũng có le lói ở một đôi nơi, nhưng nếp lễ nghĩa xưa vẫn là phổ biến.

Nói đến Tết, tất phải nói chuyện chơi. Dân Huế xưa chơi Tết thật lắm trò. Không kể những trò trong cung vua phủ chúa, trò vui nơi thôn dã cũng đã phong phú. Trò chơi tập thể có hội bài chòi, đu tiên, đua ghe, đấu vật... Nơi đầu đường, góc phố có trò chơi bài vụ, trò bầu cua tôm cá... Trong gia đình có hội bài tới, xăm hường, tứ sắc, bài cẩu... Sau này, đu tiên vắng bóng, bài chòi chỉ còn lại nơi thôn dã, nhưng hội đua ghe trên sông Hương và vật võ làng Sình (Phú Mậu, Phú Vang) vẫn duy trì đều đặn. Hàng năm, trong công viên Thương Bạc vẫn diễn ra hội chợ với các trò vui xuân có thưởng và trong các gia đình người Huế tiếng gieo xúc xắc của trò xăm hường vẫn rộn vang trong ba ngày Tết.

Tết ở Huế còn là dịp để muôn hoa khoe sắc. Ngoài làng Chuồn chuyên nghề làm trướng liễn để treo Tết, Huế còn có làng Tiên Nộn chuyên làm hoa giấy. Từ giữa tháng Chạp, hoa giấy nơi đây theo chân dân làng đi làm đẹp khắp chốn thần kinh. Những đẹp nhất, vẫn là những đóa hoa đến từ những làng hoa ven sông Hương: hoa huệ Nguyệt Biều, hoa cúc Bãi Dâu, thược dược Phú Thượng, hoa mai Dương Xuân... Tất cả đều tụ hội về công viên Phu Văn Lâu cả tuần trước Tết, để từ đó tỏa ra làm đẹp cho mọi miền, mọi nhà của xứ Huế trong dịp Tết. Khoảng chục năm trở lại đây, đi chợ hoa đã trở thành một thói quen của người Huế. Ðến chợ hoa, nếu tinh ý, bạn sẽ nhận ra tính cách, khiếu thẩm mỹ, trình độ học vấn và cả sự sang hèn của những hạng người mua hoa và thưởng hoa. Ðó cũng là một thú vui của Tết Huế vậy.

(Huế Xưa và nay)
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
14/01/2023(Xem: 1115)
Người ơi tết có nhớ quê Nhớ hương mai rộ đường về lối xưa Có còn nhớ mứt hạt dưa Nhớ mùi bánh tét ban trưa ru hồn Quê hương chuyện mất việc còn Tình thân người có mõi mòn trong nhau Sắc xuân đang đổi da màu Vườn chùa khóm cúc nhớ nhau quê nhà
14/01/2023(Xem: 2039)
Hội Cao Niên Á Mỹ trao quà Xuân Quý Mão 2023 cho người vô gia cư tại Cali, Hoa Kỳ
11/01/2023(Xem: 1342)
Gần ngày đón Tết, ôi nhớ thương Thời tiết nơi đây giống quê hương Chút gì giao hưởng…trong vạn vật Xoay vần đi, đến quá nhanh …dường Dù mươi ngày nữa .. chưa háo hức Hải ngoại nhịp sống…cứ bình thường Thăng trầm theo đuổi từng năm tháng
10/01/2023(Xem: 1769)
Tết quê nhà muôn màu hoa khoe sắc Nào mai vàng, nào cúc đoá vàng tươi Nào ly ly, nào thược dược hồng đào … Nào bánh mứt, cùng trái cây đủ loại …
09/01/2023(Xem: 1235)
Rächer, đó là tên con mèo của con gái tôi, tháng này vào năm ngoái nó đã về với gia đình tôi ở được một năm. Nó thật dễ thương, ngày đầu khi con gái tôi mang về nhà cho tôi, mở cái lồng ra nó rụt rè nhìn khắp quanh nhà, không một tiếng meo meo, trông thật tội nghiệp. Nhìn nó thương làm sao, chắc giờ phút đó nó đang buồn và hoang mang vì nơi chốn xa lạ này. Tôi nhè nhẹ vuốt nó, lông nó đen mượt, óng ả, tôi nhỏ nhẹ nói với nó. „em, em đừng sợ nha, mẹ thương em, về đây chơi với mẹ“. Mà lạ thật, không hiểu tại sao nhìn nó tôi thương nó quá, đêm đó nó đi quanh hết phòng này qua phòng khác kêu meo meo.. chắc rằng nó nhớ nhà cũ. Rồi chỉ một đêm thôi, đêm sau nó không còn gọi meo nữa, chắc em cũng biết phải ở lại đây, vì căn nhà kia đã giao lại cho người khác. Tôi gọi nó bằng em, nó hiểu.
09/01/2023(Xem: 1723)
Năm nhuận là gì? Năm nhuận là năm có 366 ngày trong Dương lịch và 13 tháng theo âm lịch theo chu kỳ 4 năm Dương lịch lại có một năm nhuận. Vì sao có năm nhuận? Khi trái đất quay quanh một vòng xung quanh mặt trời sẽ mất 365 ngày và 6 giờ. Một năm không nhuận sẽ có 365 ngày và thừa 6 giờ nên 4 năm sẽ thừa 24 giờ nên sẽ có năm nhuận. Để năm âm lịch vừa được một tuần trăng vừa không xô lệch với thời tiết của 4 mùa thì 3 năm âm lịch người ta phải cho thêm một tháng để năm âm lịch và dương lịch không sai nhau quá nhiều. Tuy nhiên, năm dương lịch vẫn nhanh hơn âm lịch nên người ta đã lấy 19 năm lại có một lần cách 2 năm thêm một tháng nhuận.
08/01/2023(Xem: 1704)
Ai níu được cánh thời gian mùa ấy Có là đây, mà Không cũng là đây Hỏi lòng mình sao lại trắng như Mây Một cõi Lạ! Mấy dòng Thơ u tịch ... Dường như trong đáy suối nguồn tịch tịnh ! Một nguồn Thơ tươi mát, một dòng Trăng Ai tìm Khôi Nguyên! Vĩnh Cửu! Thường Hằng Tôi tìm tôi, Suối Mây Hồng êm ả ...
08/01/2023(Xem: 1796)
Quý Mão, con mèo… Chúng ta đang tới gần Tết Nguyên Đán 2023. Nếu có ai hỏi rằng thế giới có sáng tác văn học nào thơ mộng về mèo hay không. Không, chúng ta không có ý nói gì về những chuyện đời thường lãng mạn hay tiểu tam hay tiểu tứ gì hết. Chúng ta chỉ muốn nói về một cõi thơ mộng y hệt như thời của Cha Rồng và Mẹ Tiên. Có đấy chứ, có một truyện về một cô mèo tam thể của một chàng họa sĩ Nhật Bản trong một thời nào xa xưa lắm, khi người ta chưa xài Tây lịch. Và truyện do một nhà văn Hoa Kỳ kể lại.
07/01/2023(Xem: 1753)
Tết đến rồi xuân đang ở đâu đây Mai trước ngõ nở bông vàng rực rỡ Câu đối ai treo mực đen giấy đỏ Bếp lửa hồng mẹ nấu bánh chưng xanh
06/01/2023(Xem: 1161)
Trở lại hoa vờn chạm sắc xuân, Mây ngàn cõng lạnh ánh hồng vân. Nhìn quen nõn lá như bao bận. Thấy rõ cành mai tựa mấy lần,
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567