Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hái lộc đầu xuân (mp3)

24/01/201407:47(Xem: 8116)
Hái lộc đầu xuân (mp3)
hoa_mai_5
HÁI LỘC ĐẦU XUÂN





Cũng như người Việt trong nước, cứ vào mỗi dịp tết Nguyên Đán, người Việt hải ngoại, Phật tử cũng như không phải Phật tử thường hay đi chùa lễ Phật và hái lộc vào đêm giao thừa và những ngày đầu năm, để cầu phúc, cầu may, xin Trời Phật, Bồ Tát phù hộ cho bản thân và gia đình năm mới được mọi điều tốt lành, tai qua nạn khỏi, mọi sự hạnh thông như ý muốn.

Vì hoàn cảnh nên đa số các chùa tại hải ngoại không có vườn rộng để trồng hoa mầu và các cây ăn trái mà chỉ trồng một số cây cảnh, đủ để làm đẹp cảnh chùa. Do đó, những năm vừa qua, các chùa ở những nơi đông người Việt cư ngụ đã mua hàng nghìn trái cam quít trước tết đề làm quà phát lộc đầu năm cho Phật tử đến chùa lễ Phật, nhằm tránh cho những cây cảnh quanh chùa khỏi bị hư hại.

Nhiều người đi chùa hái lộc đầu năm cứ nghĩ tưởng hễ đầu năm, hái được nhiều lộc thì quanh năm sẽ được hưởng nhiều lợi lộc, được lên lương, thăng quan tiến chức, buôn may bán đắt và trúng số vài chục triệu…. Thế nên vào đêm giao thừa người người đến chùa hái lộc bẻ cành, có người còn mang cả chậu hoa kiểng của chùa về nhà. Thật đáng thương thay!
Phat_Di_Lac_8

Đầu năm đi chùa lễ Phật là một tập tục dễ thương của người Việt, là một nét văn hoá truyền thống tốt đẹp của dân tộc, nhưng chỉ đi chùa lễ Phật thôi, xin đừng hái lộc, bẻ cành, ngắt hoa, và cầu xin đủ thứ, mà thay vào đó là tích cực gieo nhân trồng phước.

Hễ muốn có lộc thì phải gieo nhân. Một khi nhân đã gieo trồng thì tương lai cảm quả sẽ không sai khác, trồng dưa được dưa, trồng đậu được đậu. Nhà Phật tin rằng tất cả mọi chuyện chúng ta đang thọ hưởng bây giờ, đều chỉ là hoa trái của những hành động của ta trong quá khứ, và hiện tại ta đang làm gì thì kết quả tương ứng sẽ xảy đến cho ta trong tương lai. Nếu muốn có cuộc sống an lạc hạnh phúc hay muốn được hưởng lộc nhiều, phước nhiều, cần phải gieo nhiều nhân lành.

Thay vì hái lộc, thay vì cầu xin Trời Phật, chúng ta nên gieo nhân lành bằng cách nghĩ đến các điều thiện, nói các điều thiện và làm các việc thiện. Thế nào là việc thiện? Chính là những việc tốt, việc lành, những việc làm mang lại an lạc hạnh phúc cho mình, cho người và không làm tổn hại đến những chúng sinh khác. Một vài thí dụ cụ thể là ăn chay, không sát sinh, phóng sinh, giúp nuôi trẻ mồ côi, săn sóc người già, kẻ bệnh hoạn tật nguyền. Nói chung là làm những công tác từ thiện xã hội. Gieo nhân lành, nhân thiện, không những sẽ được nhiều lộc trong tương lai mà còn được cả phước và thọ, tức là hưởng được nhiều điều may mắn tốt lành và có đượcmạng sống dài lâu, không bệnh tật.

Con người ta trên thế gian, ai ai cũng mong muốn giầu sang phú quý, mạnh khoẻ sống lâu và may mắn; mà hầu như ít ai để ý đến các loại nhân đã và đang gieo trồng: quả giàu sang phú quý là nhân bố thí, quả mạnh khoẻ sống lâu và may mắn là nhân không sát sanh, nhân phóng sinh và nhân giúp đỡ người khác. Trong kho tàng truyện cổ Phật Giáo có hai câu chuyện ngắn liên quan đến vấn đề gieo nhân hái quả này.

Câu chuyện thứ nhất lên quan đến nhân bố thí và giúp đỡ người khác. Chuyện kể rằng: công chúa Nhật Quang, con của vua Ba Tư Nặc nước Xá Vệ, có vẻ đẹp thuỳ mị, tính tình đoan trang, thông minh và đức hạnh. Tuy sanh trong hoàng tộc, sống cao sang , nhưng lùc nào vẫn giữ thái độ nhã nhặn khiêm tốn, nhất là đối với những kẻ nghèo khổ, tật nguyền, cô luôn luôn tìm cách giúp đỡ. Không những vua cha và hoàng hậu yêu quý mà các quan lớn nhỏ trong triều và dân chúng cũng quý mến công chúa không kém.

Một hôm, trong lúc vui, vua cha nói với công chúa rằng: “cả nước không ai đẹp, dễ thương và hạnh phúc bằng con, đời con được như thế là nhờ sức của cha mẹ vậy…” Công chúa Nhật Quang trả lời vua: “Tâu phụ vương, công ơn sinh thành và dưỡng dục của phụ vương và mẫu hậu con không bao giờ dám quên. Nhưng đời con được hạnh phúc như thế này, con nghĩ cũng bởi ảnh hưởng của cha mẹ một phần nào, nhưng phần lớn là nhờ kiếp trước con đã tu nhân tích đức.”

Vua Ba Tư Nặc bị chạm tự ái và muốn bảo thủ ý của mình là đúng nên nhờ một viên cận thần tìm một người con trai bằng tuổi thật nghèo để gả công chúa cho. Vua nói với công chúa : “hôm kia con đã nói: “hạnh phúc của con hiện tại là phần lớn do con đã tu nhân tích đức ngày trước. Nay ta muốn xem lời ấy ra sao, nên ta đã quyết định gả con cho một chàng thanh niên hành khất, nếu thật như lời con nói con cũng sẽ trở nên giầu có sung sướng. Con hãy sửa soạn ngày mai lên đường với chồng con…”

Sáng ngày hôm sau, công chúa vào lạy tạ cha mẹ và từ biệt mọi người rồi bình tĩnh ra đi với chàng hành khất. Cả nhà và các quan cận thần đều khóc lóc thương xót, nhưng không ai dám cản ngăn ý định của vua. Rời hoàng cung, hướng về miền quê, không biết đi về phương nào lập nghiệp, công chúa hỏi chàng hành khất quê quán ở đâu và vì sao mà phải đi hành khất. Chàng hành khất nói gia đình ngày xưa cũng khá giả, nhưng vì ham chơi nên khi cha mẹ qua đời phải bán hết cả ruộng vườn nhà cửa, nay chỉ còn một sở vườn hoang, nên phải đi hành khất. Một hôm đi lang thang thì gặp một vị quan hỏi gia thế rồi dẫn vào cung gặp vua. Tôi không biết vì sao vua lại đem công chúa gả cho một kẻ nghèo hèn như tôi.

Nghe xong câu chuyện hai người quyết định về sở vườn hoang còn lại để tạm trú. Họ tìm cách dựng một cái chòi nhỏ nơi đây sinh sống. Không ngờ, đến khi đào đất dựng cột nhà thì bắt gặp ba cái chum lớn niêm khằn cẩn thận. Hai người mở ra thấy toàn là vàng bạc châu báu. Công chúa vui mừng đem bán một số vàng bạc rồi mướn nhân công tạo lập lâu đài vườn tược, trồng tỉa hoa quả. Vốn sẵn có lòng từ, công chúa tiếp tục bố thí tiền cho những người nghèo và giúp đỡ những người khác, nên kẻ ăn người ở trong nhà và dân làng đều yêu mến hai người và chẳng bao lâu sở vườn hoang biến thành lâu đài tráng lệ, mọi người vô ra tấp nập. Tin đồn công chúa về tới hoàng cung. Vua Ba Tư Nặc nhất mực không tin liền đến tận nơi dò xét thì quả đúng như vậy, nhưng vẫn thắc mắc không biết tiền kiếp công chúa đã gieo những nhân lành gì mà ngày nay lại gặt được nhiều phước báo như vậy. Vua nghĩ ngợi không ra bèn tìm đến đức Phật xin Ngài khai thị.

Sau khi nghe câu chuyện công chúa do vua tường trình, đức Phật bèn kể cho vua nghe câu chuyện từ thời đức Phật Ca Diếp, có cặp vợ chồng thương buôn giầu có, người vợ hay làm các việc bố thí cúng dường, qui y Tam Bảo, luôn giúp đỡ người, nhất là với kẻ tật nguyền, nghèo khó; Nàng cũng luôn luôn khuyên mọi người bỏ ác làm lành, quy y Tam Bảo. Trong khi đó người chồng thì nghịch lại, mỗi khi thấy vợ bố thí thì tỏ ý không vừa lòng, tìm cách can ngăn…Một hôm nhân ngày lễ Tết, người vợ đi chùa lễ Phật cúng dường Tam Bảo và bố thí kẻ nghèo trong ba ngày liên tiếp, người chồng không bằng lòng mà muốn dùng số tiền đó sắm sửa thêm nhà, thêm cửa. Người vợ khuyên chồng nên dùng một số tiền làm các việc phước thiện, giúp các người nghèo bởi vì theo kinh Phật dạy những người nghèo khổ hiện tại đều do đời trước tham lam ích kỷ, không bố thí giúp người…Nghe vợ giải thích, người chồng tỉnh ngộ, từ đó không ngăn cản vợ mà còn rất hăng hái làm việc phước thiện.

Này đại vương, Phật nói -- Người vợ đó chính là công chúa Nhật Quang ngày nay và người chồng công chúa hiện tại cũng chính là người chồng thương buôn giầu có ngày trước. Ngày trước lúc chưa tỉnh ngộ, anh ta bỏn xẻn, ngăn cản việc làm phước thiện của vợ, nên ngày nay phải chịu đói rách một thời. Còn công chúa Nhật Quang, vì đời trước sốt sắng bố thí nên được quả báo giầu sang sung sướng, nhiều người mến phục và thường khuyên mọi người bỏ ác làm lành, quy y Tam Bảo nên ngày nay được quả báo thông minh… Vua Ba Tư nặc nghe câu chuyện tiền kiếp của công chúa Nhật Quang bèn tỉnh ngộ và hiểu rõ lý nhân quả. Vua lạy tạ Phật và vui vẻ ra về.

Câu chuyện thứ hai liên quan đến nhân không sát sanh và phóng sanh. Chuyện kể rằng tại một ngôi chùa nọ có một chú Sa di được sư phụ cho phép trở về thăm cha mẹ, vì Sư có thần thông nên được biết trong vòng một tháng nữa là thọ mạng của chú sa di sẽ chấm dứt. Trên đường đi về quê, chú Sa di thấy một ổ kiến lớn đang sắp sửa bị trôi theo dòng nước lũ, chú vội vàng tìm cách cứu để ổ kiến khỏi bị chết. Chú về thăm nhà và sau đó trở lại chùa. Nhiều tháng trời trôi qua, chú vẫn tiếp tục tu hành niệm Phật ăn chay bên sư phụ. Sư phụ của chú rất thắc mắc, một hôm hỏi chú chuyện gì đã xảy ra khi chú về thăm cha mẹ. Chú kể rõ tự sự chuyến về thăm quê, kể cả chuyện chú cứu vớt một ổ kiến to. Sư phụ mới hiểu việc kéo dài thọ mạng chính là nhân cứu giúp chúng sinh và nhân không sát sinh. Trong kinh Phật cũng dạy nhân sát sinh có thể đưa đến địa ngục, làm loài bàng sinh, quả báo nhẹ là làm người với tuổi thọ ngắn và hay bệnh hoạn.

Qua hai câu chuyện trên, chúng ta thấy rằng công chúa Nhật Quang được quả báo giầu sang sung sướng là do nhân bố thí đời trước, được quả báo thông minh là do nhân khuyên người khác làm lành tránh ác, quả báo tướng mạo đoan trang đẹp đẽ là do nhân đời trước giúp đỡ kẻ tật nguyền. Còn chú Sa di trong câu chuyện thứ hai, do nhân cứu mạng sống của một ổ kiến to, nhân ăn chay không giết hại chúng sinh nên mạng sống được kéo dài, không bệnh tật.

Hòa thượng Tịnh Không trong thời giảng Kinh Lăng Nghiêm tại Úc Châu cũng giảng rõ “tận tâm tận lực bố thí pháp, bố thí tiền, làm các việc lành là công đức vô lượng”. Ngài khuyên chúng ta nên tu hạnh bố thí, bố thí tài thì được giầu có, không bao giờ thiếu thốn, bố thí pháp được thông minh trí tuệ, trong bất cứ hoàn cảnh nào không thể bị mê hoặc điên đảo, bố thí vô uý, cứu sinh, cứu mạng được mạnh khoẻ sống lâu…
hoa_mai_2

Nhân quả rõ ràng, khi chúng ta làm lợi ích cho tha nhân, chắc chắn về sau chúng ta sẽ thọ hưởng một hay nhiều niềm an lạc hạnh phúc. Một nhân thiện sắp sẵn một quả lành ở tương lai. Càng gieo nhiều nhân thiện thì phước báo càng sâu dày. Phước được ví như tấm ngân phiếu bank check. Tiền deposit ngân hàng càng nhiều thì ngân phiếu càng có giá trị lớn. Do đó đầu năm đi lễ chùa không phải để hái lộc, hái hoa, bẻ cành và cầu xin đủ thứ mà là để gieo nhân tích luỹ phước đức.

Tịnh Thủy



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
15/01/2016(Xem: 11996)
Ngày xưa ở tại ven sông Có chàng khỉ sống ung dung một mình Mạnh sức lực, lớn thân hình Thêm tài nhảy nhót tài tình kể chi. Giữa sông có đảo đẹp kia Bao nhiêu cây cối rậm rì xanh tươi Trái cây ngon ngọt khắp nơi Nào hồng, nào chuối chào mời khỉ ta. Từ bờ tới đảo khá xa May thay có đá nhô ra giữa dòng
15/01/2016(Xem: 6000)
Nhân dịp Xuân về, thay mặt Hội Đồng Điều Hành Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải Ngoại tại Úc Đại Lợi - Tân Tây Lan, chúng tôi trân trọng kính gởi đến Chư Tôn đức Trưởng lão, Chư Tôn Hòa Thượng, Thượng Tọa, Đại Đức Tăng Ni, quý Cộng đồng, Hội đoàn, Tổ chức, Cơ quan Truyền thông, thân hào nhân sĩ, thiện hữu tri thức, cùng toàn thể Đồng hương Phật tử tại Úc Châu và các châu lục, lời vấn an sức khỏe và lời Chúc Mừng Năm Mới tốt đẹp nhất, cầu mong tất cả thân tâm an lạc, vạn sự cát tường, sở cầu như nguyện.
15/01/2016(Xem: 18780)
Năm nay Bính Thân, cầm tinh con Khỉ, ai cũng biết loài khỉ xưa nay vốn được xem là động vật thông minh và nhanh nhẹn. Vì vậy, nhiều người Mẹ hy vọng sinh con năm Thân để con có thể sở hữu những đặc tính nổi trội này. Con khỉ cũng được lựa chọn tượng trưng cho sự may mắn, tốt lành. Khỉ thường được điêu khắc hoặc dán trên tường và cửa chính ra vào, với mục đích đem lại sự may mắn và niềm vui, hạnh phúc. Riêng đối với người con Phật, hình ảnh con khỉ lại rất gần gũi qua lời dạy của Đức Phật với 4 chữ " Tâm Viên Ý Mã", có nghĩa là tâm chúng ta như con khỉ chuyền cây, ý của ta sinh diệt liên tục như con ngựa chạy rong ngoài đồng nội. Đó là hình ảnh so sánh cực kỳ sống động, giúp cho chúng ta biết rõ nhược điểm của tâm mình mà khéo điều phục cho được thuần hóa. Trong Kinh A Hàm, Phật kể câu chuyện, có một bầy khỉ đi ăn, khỉ Chúa dạy các khỉ nhỏ không được tự ý tách đoàn đi ăn một mình mà bị sập bẫy mất mạng. Trong đoàn có một con khỉ kiêu mạn, lại tham ăn, tách đoàn đi ăn một mình để được
12/01/2016(Xem: 5956)
Hôm nay là ngày đầu tiên đi làm cho năm mới. Trời không nóng lắm, nên cũng dễ chịu. Năm mới, năm tinh khôi, đời tinh khôi... Có những tin buồn của bạn hữu, lòng chùng xuống mênh mang... Ở tuổi gần tri thiên mệnh, bạn bè, người thân của bạn bè lần lượt như những chiếc lá thả xuống dòng sông để trôi vào vô tận... Chỉ biết cầu mong người đi thanh thản, người ở lại thân tâm an tịnh... Cuộc sống như một cái cây lớn, mầm này nhú lên, thành nụ, thành hoa, rồi lại thành hạt, lại nảy mầm... Cứ thế tuần hoàn, nhưng sao không khỏi những day dứt...
12/01/2016(Xem: 11598)
Trang Nhà Quảng Đức chúc xuân Đạo tràng Tu viện một lòng hướng quê “Dê” đi năm “khỉ” lại về “Tâm Viên Ý Mã” nguyện thề phải tu Là “khỉ” tâm rất lu bu Lăng xăng chạy nhảy oán thù tạo gieo
11/01/2016(Xem: 12605)
Tiền thân Đức Phật một thời Từng là chú khỉ sống nơi khu rừng Thân hình to lớn hào hùng Xiết bao mạnh mẽ, vô cùng thông minh, Nhân từ nổi tiếng rừng xanh Giúp người hoạn nạn tâm thành chứa chan. Một ngày rực rỡ ánh vàng Nắng trời tỏa ấm, gió ngàn vờn quanh
10/01/2016(Xem: 5075)
Cuộc sống và cuộc đời luôn luôn thay đổi trong từng hơi thở và từng nhịp đập; Thay đổi cuộc đời trong Năm mới chính là Làm mới chính mình, nuôi dưỡng suối nguồn hạnh phúc. Hãy suy ngẫm và làm theo những gì trái tim ta mách bảo, rất có ích cho chúng ta! Có ích cho một năm mới để gieo trồng và nuôi dưỡng hạnh phúc cho chính mình và những người thân thương trong cuộc đời mình.
09/01/2016(Xem: 4921)
Thông Bạch Xuân Bính Thân 2016
07/01/2016(Xem: 5025)
Nước kia có một ông vua Vốn ham việc lạ, lại ưa chuyện đùa Tuổi vua bẩy chục có thừa Một hôm cao hứng nhân mùa đầu Xuân Vua truyền lệnh khắp xa gần Từ quan cho chí tới dân hay rằng Nhà vua ban thưởng ngàn vàng Cho ai dạy khỉ nói năng như người. Các quan phải dự cuộc chơi Cố công tìm khỉ các nơi đưa về Quan nào dạy khỉ lành nghề Thưởng vàng, tăng chức đôi bề vui thay!
06/01/2016(Xem: 5962)
Thành tâm kính chúc Chư Tôn Hòa Thượng, Chư Thượng Tọa, Đại Đức Tăng Ni Quý vị Lãnh Đạo tinh thần các Tôn Giáo, quý Cộng Đồng, Hội Đoàn, Đoàn Thể, cơ quan Truyền thông, các Tổ chức Gia Đình Phật Tử, Thanh Thiếu Niên, Sinh Viên, Học Sinh. Và toàn thể quý Đồng hương, quý Phật tử cùng gia đình, bửu quyến Một Năm Mới tốt đẹp, thân tâm thường lạc, cuộc sống bình an, vạn sự hanh thông, sở cầu như nguyện.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]