Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Lặng lẽ với mùa xuân…

23/01/201409:00(Xem: 6020)
Lặng lẽ với mùa xuân…

Lặng lẽ với mùa xuân…

MANG VIÊN LONG

Lang le voi mua xuan

Dường như từ khi bước qua khỏi tuổi 60, người ta thường có nhiều thời gian hơn cho những giờ phút “ngồi mà nhớ lại? Ngồi yên một mình trong vườn hay bên hiên vắng vào buổi sớm mai mặt trời chưa sáng rõ hay khi chiều tà còn vướng vất chút nắng hanh vàng góc cuối chân trời phía xa, để tỉnh giác mà nhớ lại bao chuyện đã qua trong ngày, trong đời, phải chăng là cái thú luôn hấp dẫn và mời gọi đối với tuổi già? Những ngày gần cuối năm tôi thường thức dậy sớm hơn, cảm thấy lòng thư thái và bình lặng hơn khi ra ngồi ở chiếc ghế mây cũ dưới gốc cây hoa sữa bên hiên nhà. Nhìn ngó trời đất êm ả một mầu nắng rất mỏng, rất tươi của mùa xuân đang khẽ khàng bước đến… để đón đợi một ngày mới! Phút giây lặng lẽ trải lòng cùng trời xanh, đất rộng và thiên nhiên hiền dịu tươi mát ấy đã cho tôi một ngày an vui với bao công việc cuối năm đang chờ đợi…

Có thể cái giá lạnh và ẩm ướt của những cơn mưa dầm, những ngày gió giật bão dông đang lùi xa, nhường lại cho cái nắng ấm, gió hiền của mùa xuân đang lướt đến đã làm cho lòng ta nhẹ bớt đi bao nỗi lo toan, bao điều trăn trở như bầu trời đổi thay trong trẻo và thênh thang trên cao kia chăng? Mùa xuân với cỏ cây hoa lá trỗi dậy sức sống xanh tươi dường như cũng đã chuyển hóa được bao tâm hồn u buồn, bao cảnh đời bất hạnh; làm vươn lên năng lực tiềm ẩn về một tương lai mới mẻ, an lành hơn cho đời mình!? Tôi chợt nhớ câu thơ của Tống Anh Nghị đã ám ảnh tôi từ nhiều năm nay, nhất là mỗi khi xuân về: “Mỗi lần xuân, đời tôi – tôi lại bắt đầu…”. Mỗi lần hết năm cũ – mỗi lần sang xuân mới – cũng chính là mỗi lần tâm hồn ta bước sang một trang đời khác với bao ước mơ và hy vọng? Tâm hồn ta như cũng nảy mầm, trổ nụ cùng với sự đổi thay mầu nhiệm của đất trời? Có lẽ nhà thơ đã“bắt gặp”ý tưởng ấy khi ngồi mà nhớ lại” vào mỗi lúc xuân về.

Dù cho sống trong bất cứ hoàn cảnh riêng lẻ nào, sa chân lỡ bước vào tình huống bi đát nào, thì mùa xuân bao giờ cũng an nhiên và công bình mang lại cho tất cả lòng khát khao thương yêu, nỗi mong chờ hy vọng cho tháng ngày dài sắp trôi qua đời mình tựa đôi bàn tay mầu nhiệm của mẹ hiền xoa dịu bớt những vết thương đau. Bởi vậy, mùa xuân còn là mùa thiêng liêng của những lời nguyện cầu, của khát vọng, thương yêu dành cho tất cả!

Hơn 60 mùa xuân đã lướt qua đời mình, tôi chiêm nghiệm được rằng: “Mùa xuân luôn thủy chung với những tấm lòng thành, luôn sẻ chia với bao cuộc đời trong sáng, và cũng mãi mãi là tia nắng ấm cho nỗi khát vọng vị tha dựng xây cuộc sống!”.Tôi luôn tự nhủ: Hãy bắt đầu mùa xuân từ tâm hồn mình trước khi đón chờ mùa xuân của đất trời chuyển đến… Và hãy ưu tiên dành thời gian cho Tình Thương Yêu, bởi đó chính là thời gian quý báu nhất của đời sống! Tôi vẫn thường thức giấc vào khoảng 4 giờ sáng – thói quen này đã có từ lúc nào tôi không để ý, nhưng với tôi thì đã thành nếp. Hôm nay, không biết sao, tôi lại thức dậy sớm hơn, bật chiếc điện thoại để ở đầu giường thấy mới chỉ được hơn 2 giờ sáng. Tôi nhớ, đêm qua tôi ngủ sớm hơn lệ thường, một giấc ngủ quên bất chợt, cứ chìm dần vào giấc ngủ mê đến nỗi chưa kịp móc mùng như thường đêm… Tôi tự nhủ, phải chăng từ ngày đất trời chuyển tiết xuân, mùa xuân đã gọi tôi thức dậy sớm chăng?

Nằm yên – cố dỗ thêm giấc ngủ, nhưng không thể được. Tôi vẫn thường dỗ giấc ngủ bằng cách thầm niệm hồng danh chư Phật, chư Bồ-tát miên mật, nhưng sáng nay, chẳng hiểu sao, tôi lại tỉnh táo, không thể dễ dàng chợp mắt trở lại thêm chút nào? Tôi quyết định xuống giường khi trời còn mập mờ ánh sáng, phía ngoài khung cửa sổ là một mầu xám và lạnh lẽo. Hình như đang có sương mù… Tôi khẽ khàng xuống gác, mở cửa, bước ra hiên: Khu chợ phía trước nhập nhoạng bóng người, từng bóng người di chuyển thầm lặng, và có trên chục chiếc xe Honda kềnh càng bao giỏ chất đầy, cao lêu nghêu phía sau, chờ rời khu chợ tản về các miền quê mang theo hàng hóa rau quả cho các phiên chợ cuối năm hối hả…

Ngồi vào chiếc ghế dựa bên hiên nhà, dưới gốc cây hoa sữa – trong nỗi yên bình thanh tịnh của tâm hồn và cảnh vật buổi sáng ngày vào xuân – tôi nhớ đến buổi sáng của ngày 27 tháng Chạp cách nay gần 60 năm… Mấy ngày trước trời mưa bay bay, khu chợ trong cảnh chiến tranh hoang tàn xám xịt, một màu trống vắng, hiu quạnh. Mực nước sông phía sau nhà tôi vẫn còn đầy, con nước lũ của mùa mưa bão vẫn cuồn cuộn suốt ngày đêm. Khoảng hai giờ sáng ngày 27 tháng Chạp năm ấy (1952), người giúp việc cho gia đình có nhiệm vụ chăm sóc riêng cho mẹ tôi nơi căn nhà nhỏ dưới phố đã đập cửa gọi anh tôi – báo tin: “Cậu ơi! Mẹ cậu đã chết rồi!”. Người anh cả của tôi mở tung cửa, vội vàng khoác tấm áo tơi lá kè, chỉ kịp quay lại nhìn hai chị em tôi đang từ trong bồ lúa đã leo ra đứng co ro bên cạnh, tấm tức khóc: “Má đã chết rồi! Hai đứa ở nhà ngủ đi! Trời lạnh, còn sớm lắm…”.

Mấy ngày sau, hình như đúng vào sáng ngày mồng một Tết, tôi đã đọc được câu này trên vách tường nhà của anh tôi viết bằng than: “Kể từ 2 giờ sáng ngày 27 tháng Chạp âm lịch 1952, tôi mãi mãi không còn thấy hình bóng mẹ tôi nữa!”. Cũng như anh tôi, hai chị em tôi đã mất mẹ từ năm ấy – lúc ấy chị tôi mới được 12 tuổi, còn tôi vừa tròn 8 tuổi! Sáng nay, sau gần 60 năm, cũng nơi khu phố chợ này, cũng tại căn nhà cũ thuở xưa, trời không mưa bay, chỉ có sương mù nhẹ. Con phố rộng đang thức dậy để bắt đầu một ngày vào xuân nhộn nhịp. Phía đông, ráng mây đỏ hồng, hứa hẹn một ngày nắng đẹp. Mùa xuân hôm nay khác mùa xuân 60 năm trước. 

Cảnh vật đã muôn vàn đổi thay – khác lạ, nhưng lòng tôi, vẫn một màu buồn thương nhớ! Vẫn cô độc trong đời sống bất hạnh. Vẫn ngơ ngác trước nỗi truân chuyên của đời người, đời mình như cách nay gần 60 năm lúc vừa mất mẹ…Tôi ngồi lặng yên nhớ mẹ, dù tôi không giữ được chút gì của mẹ bên cạnh đời tôi: Chưa được một lần hôn lên đôi má của mẹ để có thể nhớ (dầu ngày nào bà cũng cho gọi tôi vào hôn lên trán bà), chưa được một lần cầm lấy tay mẹ âu yếm để nhìn ngắm, cho đến chưa nói được cùng mẹ một lời nào thốt lên tự đáy lòng thương yêu của mình! Tôi chưa làm được chút gì cho mẹ, ngoài nhận của mẹ biết bao tình thương yêu, sự chăm sóc, và nuông chiều hết mực dành cho đứa con trai út xấu số!

Mẹ có thể ngờ rằng, gần 60 năm sau ngày mẹ đã đi xa, đứa con 8 tuổi ngày nào chỉ biết rong chơi bây giờ đã trưởng thành, đã là cha của những đứa con đang sống có ích… đang ngồi đón xuân; nhớ mẹ mà không cầm được những giọt nước mắt thương nhớ ngậm ngùi?

Một ngày xuân mới đang đến kia rồi. Mặt trời đã bắt đầu rực rỡ ráng mây sắc hồng phía đông. Nghĩ đến tương lai của con cháu, tôi cảm thấy lòng thanh thản, biết mình đã không phụ công ơn cha mẹ. Bất giác, tôi mỉm cười, đứng dậy… ■

Tạp Chí Văn Hóa Phật Giáo số xuân 144-145

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
25/01/2014(Xem: 9074)
Theo truyền thống Phật giáo Nam truyền, sau khi nhận lễ phẩm cúng dường, chư Tăng thường chúc phúc cho Phật tử bằng bốn pháp: sống lâu, sắc đẹp, an vui và sức mạnh
24/01/2014(Xem: 6348)
Nơi miền bắc Ấn Độ xưa Trong vương quốc nọ có vua trị vì Giúp vua là vị quan kia Có tài định giá những gì bán buôn Đưa ra giá xứng hợp luôn Thật thà, chính xác, chuyên môn, lành nghề. Riêng nhà vua lại thường chê Vì tiền lời chẳng mang về đầy tay Khi quan định giá kiểu này Vua không được lợi, muốn thay quan rồi,
24/01/2014(Xem: 7123)
Là loài vật rất phổ biến và hiện diện từ lâu trên khắp thế giới, con ngựa đi luôn vào ngôn ngữ của nhiều vùng miền, nhiều dân tộc, nhiều quốc gia. Hình dáng, cấu tạo, đặc tính, sinh hoạt, ảnh hưởng…của ngựa cũng trở thành các hình tượng ẩn dụ tiêu biểu cho những câu tục ngữ độc đáo, đắt nghĩa.
24/01/2014(Xem: 10748)
Trước hết, ngựa có nhiều loại, dựa vào màu lông có ngựa bạch (lông màu trắng), ngựa ô (lông màu đen tuyền), ngựa hồng (lông màu đen pha đỏ đậm), ngựa tía (lông màu tím đỏ pha đen), ngựa vằn (lông màu trắng sọc đen), ngựa kim (lông màu trắng mốc), ngoài ra còn có ngựa xám, ngựa đỏ, ngựa bích..
24/01/2014(Xem: 19474)
Mứt Gừng Bánh Tét đà sẵn đây Cùng với lời Thơ dâng kính Thầy Mai Vàng tươi thắm khoe sắc ấy Con biết Xuân về Thầy cũng hay !
24/01/2014(Xem: 7336)
Quần thể hang động Mạc Cao nằm ở vùng địa lý khô cằn cực Tây Bắc của tỉnh Cam Túc (Trung Quốc), gồm 402 điện thờ Phật giáo trải rộng trên 1.600 m. Quần thể hang động chứa rất nhiều bức bích họa Phật giáo (tranh Phật giáo được khắc họa trên tường) là một trong ba bảo tàng hang động lớn của Trung Quốc, bên cạnh Vân Cương (tỉnh Tây Sơn) và Long Môn (tỉnh Hà Nam).
24/01/2014(Xem: 5778)
Ăn Tết Nguyên đán không phải là phong tục riêng của Huế. Tuy nhiên, Tết Huế có những nét riêng thú vị. Là kinh đô xưa, Huế còn giữ được nhiều cổ tục trong việc đón Tết và ăn Tết.
24/01/2014(Xem: 8052)
Cũng như người Việt trong nước, cứ vào mỗi dịp tết Nguyên Đán, người Việt hải ngoại, Phật tử cũng như không phải Phật tử thường hay đi chùa lễ Phật và hái lộc vào đêm giao thừa và những ngày đầu năm, để cầu phúc, cầu may, xin Trời Phật, Bồ Tát phù hộ cho bản thân và gia đình năm mới được mọi điều tốt lành, tai qua nạn khỏi, mọi sự hạnh thông như ý muốn.
24/01/2014(Xem: 6325)
Một mùa xuân Di Lặc, mùa xuân của sự hoa hỹ đông đầy tình yêu thương đang trở về với người con Phật và muôn loại chúng sanh. Trong mỗi chúng ta khi nhắc đến mùa xuân thì ai củng liên tưởng ngay đến tất cả những gì tươi mới nhất. Bởi lẽ ngay danh từ xuân đã gắn liền với cuộc đời của mỗi chúng ta mà ai củng đã, đang, và sẽ trãi qua, rồi sẽ cảm thấy tiếc nuối khi tuổi thanh xuân của mình qua mau thật vội.
23/01/2014(Xem: 6743)
Giao thừa Nguyên đán lễ thiêng liêng, Cung thỉnh mười phương Phật Thánh Hiền. Duyên giác, Thanh văn cùng liệt Tổ, Thiện thần Hộ pháp với Long thiên. Thiêu thân liệt Thánh tử vì đạo, Dũ ánh uy quang giáng tọa tiền. Lễ nhạc hương hoa xin hiến cúng, Nguyện cầu giáng phước lễ Minh niên.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]