Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Ngày Xuân nói chuyện dịch Kinh

22/01/201412:34(Xem: 8136)
Ngày Xuân nói chuyện dịch Kinh

HT_Thich_Tri_TinhNGÀY XUÂN

NÓI CHUYỆN DỊCH KINH
HT. Thích Trí Tịnh

Chúng ta ngày nay không gặp Phật ra đời, nhưng gặp được các vị Bồ-tát cũng quý rồi, cộng thêm có kinh sách chỉ đường dẫn lối. Như vậy, muốn no thì phải ăn, muốn giải nghiệp thì phải thật sự tu hành, đừng chấp lỗi người khác...

Tôi có quan niệm, dịch không phải để cho mình đọc mà để cho mọi người đọc. Vì vậy nên khi dịch, tránh dùng văn tự cầu kỳ, bóng bẩy làm người đọc tụng khó hiểu. Tôi thường chọn bản văn chữ Hán của ngài Cưu-ma-la-thập để dịch vì văn nghĩa rất phổ thông, mạch lạc, dễ hiểu. Riêng những bản văn của ngài Huyền Trang vì dùng nhiều từ ngữ triết lý sâu xa rất khó đoán định, phải nghiệm lắm mới thông suốt. Theo tôi, những văn bản của ngài Huyền Trang dùng để nghiên cứu, học tập hay hơn là để đọc tụng. Tôi nghĩ rằng pháp của Phật sâu xa, mầu nhiệm, vốn đã khó rồi mà chúng ta còn dùng văn tự khó hiểu nữa thì làm sao người đọc lãnh hội được.

Điều đáng lưu ý là trong khi ngồi dịch, tâm mình phải theo âm vận, làm thế nào để đọc cho suôn sẽ và nghe cho vui tai, nếu âm vận nghe trắc quá sẽ gây cho người đọc cảm giác khó chịu, mệt mỏi.

Trước đây, Giáo hội Tăng già Nam Việt có yêu cầu tôi dịch bộ Phạm Võng cho những người thọ giới Bồ-tát bố tát. Sau đó, có vài vị tôn đức cũng dịch, nhưng có lẽ vì không để ý đến âm vận nên nhiều người đã nhận xét: “Nếu dùng để đọc tụng rất khó vì câu văn nghe trắc quá”. Ở đây tôi phải nói thẳng: “Phật pháp bất vị nhơn tình”, nếu theo nhơn tình thì sẽ hư việc. Ví như giới luật nhà Phật, nếu chiều theo nhơn tình thì đâu còn giới luật. Tuy rằng Phật pháp vốn không rời nhơn tình, đúng việc cũng phải tùy thuận nhơn tình. Thường thì trước khi dịch kinh, tôi chọn thời điểm thích hợp, tránh các chuyện chung quanh.

Thí dụ như ngày nào không có Phật sự, giao tiếp thì phải bắt đầu từ 07 giờ 30 sáng tôi lên phòng riêng ngồi làm việc tới 12 giờ trưa mới xuống dùng cơm. Buổi chiều từ 14 giờ tới 18 giờ. Trước khi viết, tâm mình phải thật vắng lặng, phải quán xuyến trước sau, thông suốt ý nghĩa. Tôi khởi sự dịch kinh năm 30 tuổi (1947). Bộ Kinh Pháp Hoa được khởi dịch đầu tiên tại chùa Kim Huê (thị trấn Sa Đéc) Đồng Tháp, ngay nơi sanh quán của tôi. Sau đó, tôi dịch tiếp các bộ Kinh Tam Bảo, Địa Tạng, phẩm Phổ Hiền, Hoa Nghiêm, Niết-bàn, Đại Bát-nhã, Phạm Võng, Đại Bửu Tích…

Tôi cũng có dịch cuốn Ngộ tánh luận của Tổ Bồ-đề-đạt-ma, đây là một trong mấy quyển của ngài được ghi trong Tục Tạng để cho mọi người biết rằng, Tổ cũng để lại kinh sách chớ không phải chỉ có ngồi nhìn vách (cửu niên diện bích). Nên khi dịch quyển này, tôi có cảm nhận như được sự trợ lực của oai thần Tam bảo và sự hộ niệm của chư vị Tổ sư. Nên khi dịch và phân 32 đoạn xong, tôi sửng sốt vì con số 32 đoạn này ngẫu nhiên trùng hợp với con số 32 chương trong quyển Kinh Kim Cang Bát-nhã Ba-la-mật mà Chiêu Minh thái tử đời nhà Lương đã phân định từ ngàn xưa.

Đối với người thọ trì đọc tụng, nên biết rằng, kinh Phật là Pháp vương, phải hết sức trân trọng. Ngày xưa, tiền thân đức Phật muốn tu hành phải xả thân cầu đạo. Ngày nay, mọi việc tu hành được thuận lợi hơn nhiều vì có kinh sách chỉ đường mà chúng ta thờ ơ ỷ lại là điều đáng trách. Nếu người nào còn thích đọc tụng kinh chữ Hán hoặc chữ Pali thì phải học để thông hiểu được ý nghĩa lời Phật dạy hầu ứng dụng tu hành. Nếu không học được thì nên đọc tụng bằng những bản kinh đã dịch ra Việt ngữ sẽ có lợi ích hơn.

Chúng ta ngày nay không gặp Phật ra đời, nhưng gặp được các vị Bồ-tát cũng quý rồi, cộng thêm có kinh sách chỉ đường dẫn lối. Như vậy, muốn no thì phải ăn, muốn giải nghiệp thì phải thật sự tu hành, đừng chấp lỗi người khác. Phải tự soi xét lại mình, coi căn lành có lớn chưa, nguyện lực có tha thiết chưa, tu hành có được chánh định chưa. Tu hành quan trọng là ở chỗ không dính mắc, có như vậy mới mong thoát khỏi trần lao nghiệp chướng đã nhiều đời, nhiều kiếp.

Nhân ngày sanh nhật 2 tháng 9 Mậu Thìn (1988), tôi có cảm tác một bài thơ. Nay dù hơn 22 năm trôi qua, tôi thấy bài thơ này vẫn còn ý nghĩa nhắc nhở ta trên đường tu. Tôi gửi đến các huynh đệ thay cho lời chúc Tết.

Tuổi ngoài bảy chục gẫm nhơn sanh
Nhơn sanh vô nghĩa mãi trôi quanh
Ăn uống, uống ăn, lo đại tiểu
Việc làm, làm việc, nhọc bại thành
Sống đeo danh lợi phiền đắc thất
Chết để thịt xương ngán hôi tanh
Ân cần nhắn gởi chư thân hữu
Đạp phá cửa trần gấp chuyển nhanh”.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
13/01/2014(Xem: 9958)
Lời Ngỏ: Nhân dịp mừng Xuân Giáp Ngọ 2014, Trang Nhà Quảng Đức xin trân trọng giới thiệu kinh "Lâu đài của ngựa Kiền-trắc". Kanthaka (Kiền Trắc) là con ngựa quý ra đời tại hoàng cung của Vua Suddhodana (Tịnh Phạn) cùng một ngày với Thái tử Siddattha (Sĩ-đạt-ta). Kiền-trắc lớn lên và phục vụ nhà vua cho đến năm 29 tuỗi, nó cùng với người giữ ngựa Channa (Xa-nặc) đưa Thái tử lên đường xuất gia; sau đó ngựa đau buổn phát bệnh , từ trần và tái sanh lên cõi Trời. Câu chuyện này thuật lại cuộc gặp gỡ giữa Tôn giả Mục-kiền-liên và Thiên tử Kiền-trắc trên Thiên giới.
13/01/2014(Xem: 7558)
Phần này tóm tắt các chi tiết và bổ túc bài viết1 "Nguồn gốc Việt (Nam) của tên gọi 12 con giáp - Ngọ ngựa (phần 13)", do đó số thứ tự của bài viết này là 13A; những bài viết sau nữa về Ngọ ngựa sẽ có số thứ tự là 13B, 13C … để người đọc dễ tra cứu thêm.
13/01/2014(Xem: 7694)
Ngọ hay Ngũ 午 là chi thứ 7 trong thập nhị chi hay 12 con giáp. Biểu tượng của Ngọ là con ngựa dùng chỉ thời gian như giờ Ngọ từ 11 giờ sáng đến 1 giờ chiều (chính ngọ là đúng trưa, giữa trưa hay 12 giờ trưa), tháng 5 ... và xác định không gian như hướng Nam. Phần này không bàn về khái niệm thời không gian hay Ngũ Hành/kinh Dịch của Ngọ mà chỉ chú trọng vào các liên hệ ngữ âm của Ngọ và ngựa so với mã 馬 (tiếng Hán Việt/HV cũng chỉ con ngựa). Phần sau sẽ cho thấy mã là tiếng Hán có gốc Hán Tạng, khác hẳn với ngựa tiếng Việt - và liên hệ trực tiếp của Ngọ và ngựa cho thấy tên chi này có nguồn gốc Việt (Nam) chứ không phải Trung Quốc/TQ cũng như tên gọi của 11 con giáp còn lại ...
13/01/2014(Xem: 7891)
Nhân dịp đầu Xuân năm Giáp Ngọ, tôi kính gởi đến chư Tôn Hòa Thượng, cùng hàng chúng trung tôn của Đức Thế Tôn lời chúc nguyện tứ đại an hòa, để cùng nhau chung vai sát cánh xây dựng cơ đồ Phật giáo đang cơn nguy cơ tha hóa, do nội ngoại chướng duyên, vu hãm hầu lũng đoạn hàng ngũ, tổ chức chúng ta với dụng tâm bất chánh làm lệch hướng Chánh Pháp.
02/01/2014(Xem: 8511)
Thời gian luôn là điều trọng yếu cho sự tư niệm của người đệ tử Phật. Đông qua thì Xuân tới như sự suy-thịnh được-mất giữa thế gian này. Hơn thế nữa, cửa tử là con đường độc lộ mà mỗi ngày dẫn ta tiến tới gần hơn. Xin hãy cùng nhau quán chiếu sự mỏng manh của kiếp sống và danh vị. Xin hãy tha thứ những gì cần tha thứ, xin hãy bỏ qua những gì cần bỏ qua. Vì mùa Xuân có nở hoa hay không là tùy thuộc vào đất tâm an lành của chính mình. Sự tranh chấp mãnh liệt luôn thiêu đốt tất cả cây cỏ và bông hoa.
25/09/2013(Xem: 11129)
Thế là, dù muốn hay không, tôi vẫn phải nhận thêm một tuổi nữa, và năm nay… Nhâm Thìn là năm tuổi của tôi. Thuở còn bé, thỉnh thoảng tôi vẫn nghe… ké người lớn nói chuyện với nhau: “Năm tuổi của tôi”. Tôi không rõ năm tuổi là năm gì, ý nghĩa ra sao, nhưng qua câu nói và thái độ khi nói, tôi vẫn cảm nhận được nỗi lo lắng sợ hãi của các bậc trưởng thượng. Sợ gì nhỉ? Tai nạn? Đau ốm? Mất mát hay chết? Nhưng rồi sau đó có ai chết đâu và có xảy ra chuyện gì đâu. Còn xui xẻo trong năm, nếu có, thì tuổi nào mà tránh được, chả cứ năm tuổi. Thế nhưng, các bác vẫn sợ và e dè để rồi năm đó “án binh bất động” không cựa quậy gì ráo.
08/04/2013(Xem: 4466)
Nhớ nghĩ đến cuộc đời giáo hóa độ sinh của Đức Phật, chúng ta hình dung ra những phong cảnh từng lưu dấu ấn của Ngài, quả thật là trong lành, tuyệt đẹp vô cùng. Thật vậy, xuất hiện trên thế gian này, Đức Phật đã chọn một cảnh thiên nhiên đơn giản, nhưng tràn đầy sức sống.
29/03/2013(Xem: 8949)
Thông Bạch Xuân Quý Tỵ - 2013
28/03/2013(Xem: 4569)
Trước Phật Ðường hương xuân rền chuông đảnh Thuận đường tu, Ðạo Pháp kiến tình nhau Dẫu xa xôi ngàn dặm vẫn thâm sâu Lòng hoan hỷ mừng nhau cùng tu tiến.
28/03/2013(Xem: 3572)
Có phải hôm nay là buổi sáng đầu tiên của mùa xuân Nên những con chim dậy sớm hót vang trên những cành cây, Và những bông hoa dại nở bung trên những thảm cỏ nhung mà mượt
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]