Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Ngày Xuân nói chuyện dịch Kinh

22/01/201412:34(Xem: 8111)
Ngày Xuân nói chuyện dịch Kinh

HT_Thich_Tri_TinhNGÀY XUÂN

NÓI CHUYỆN DỊCH KINH
HT. Thích Trí Tịnh

Chúng ta ngày nay không gặp Phật ra đời, nhưng gặp được các vị Bồ-tát cũng quý rồi, cộng thêm có kinh sách chỉ đường dẫn lối. Như vậy, muốn no thì phải ăn, muốn giải nghiệp thì phải thật sự tu hành, đừng chấp lỗi người khác...

Tôi có quan niệm, dịch không phải để cho mình đọc mà để cho mọi người đọc. Vì vậy nên khi dịch, tránh dùng văn tự cầu kỳ, bóng bẩy làm người đọc tụng khó hiểu. Tôi thường chọn bản văn chữ Hán của ngài Cưu-ma-la-thập để dịch vì văn nghĩa rất phổ thông, mạch lạc, dễ hiểu. Riêng những bản văn của ngài Huyền Trang vì dùng nhiều từ ngữ triết lý sâu xa rất khó đoán định, phải nghiệm lắm mới thông suốt. Theo tôi, những văn bản của ngài Huyền Trang dùng để nghiên cứu, học tập hay hơn là để đọc tụng. Tôi nghĩ rằng pháp của Phật sâu xa, mầu nhiệm, vốn đã khó rồi mà chúng ta còn dùng văn tự khó hiểu nữa thì làm sao người đọc lãnh hội được.

Điều đáng lưu ý là trong khi ngồi dịch, tâm mình phải theo âm vận, làm thế nào để đọc cho suôn sẽ và nghe cho vui tai, nếu âm vận nghe trắc quá sẽ gây cho người đọc cảm giác khó chịu, mệt mỏi.

Trước đây, Giáo hội Tăng già Nam Việt có yêu cầu tôi dịch bộ Phạm Võng cho những người thọ giới Bồ-tát bố tát. Sau đó, có vài vị tôn đức cũng dịch, nhưng có lẽ vì không để ý đến âm vận nên nhiều người đã nhận xét: “Nếu dùng để đọc tụng rất khó vì câu văn nghe trắc quá”. Ở đây tôi phải nói thẳng: “Phật pháp bất vị nhơn tình”, nếu theo nhơn tình thì sẽ hư việc. Ví như giới luật nhà Phật, nếu chiều theo nhơn tình thì đâu còn giới luật. Tuy rằng Phật pháp vốn không rời nhơn tình, đúng việc cũng phải tùy thuận nhơn tình. Thường thì trước khi dịch kinh, tôi chọn thời điểm thích hợp, tránh các chuyện chung quanh.

Thí dụ như ngày nào không có Phật sự, giao tiếp thì phải bắt đầu từ 07 giờ 30 sáng tôi lên phòng riêng ngồi làm việc tới 12 giờ trưa mới xuống dùng cơm. Buổi chiều từ 14 giờ tới 18 giờ. Trước khi viết, tâm mình phải thật vắng lặng, phải quán xuyến trước sau, thông suốt ý nghĩa. Tôi khởi sự dịch kinh năm 30 tuổi (1947). Bộ Kinh Pháp Hoa được khởi dịch đầu tiên tại chùa Kim Huê (thị trấn Sa Đéc) Đồng Tháp, ngay nơi sanh quán của tôi. Sau đó, tôi dịch tiếp các bộ Kinh Tam Bảo, Địa Tạng, phẩm Phổ Hiền, Hoa Nghiêm, Niết-bàn, Đại Bát-nhã, Phạm Võng, Đại Bửu Tích…

Tôi cũng có dịch cuốn Ngộ tánh luận của Tổ Bồ-đề-đạt-ma, đây là một trong mấy quyển của ngài được ghi trong Tục Tạng để cho mọi người biết rằng, Tổ cũng để lại kinh sách chớ không phải chỉ có ngồi nhìn vách (cửu niên diện bích). Nên khi dịch quyển này, tôi có cảm nhận như được sự trợ lực của oai thần Tam bảo và sự hộ niệm của chư vị Tổ sư. Nên khi dịch và phân 32 đoạn xong, tôi sửng sốt vì con số 32 đoạn này ngẫu nhiên trùng hợp với con số 32 chương trong quyển Kinh Kim Cang Bát-nhã Ba-la-mật mà Chiêu Minh thái tử đời nhà Lương đã phân định từ ngàn xưa.

Đối với người thọ trì đọc tụng, nên biết rằng, kinh Phật là Pháp vương, phải hết sức trân trọng. Ngày xưa, tiền thân đức Phật muốn tu hành phải xả thân cầu đạo. Ngày nay, mọi việc tu hành được thuận lợi hơn nhiều vì có kinh sách chỉ đường mà chúng ta thờ ơ ỷ lại là điều đáng trách. Nếu người nào còn thích đọc tụng kinh chữ Hán hoặc chữ Pali thì phải học để thông hiểu được ý nghĩa lời Phật dạy hầu ứng dụng tu hành. Nếu không học được thì nên đọc tụng bằng những bản kinh đã dịch ra Việt ngữ sẽ có lợi ích hơn.

Chúng ta ngày nay không gặp Phật ra đời, nhưng gặp được các vị Bồ-tát cũng quý rồi, cộng thêm có kinh sách chỉ đường dẫn lối. Như vậy, muốn no thì phải ăn, muốn giải nghiệp thì phải thật sự tu hành, đừng chấp lỗi người khác. Phải tự soi xét lại mình, coi căn lành có lớn chưa, nguyện lực có tha thiết chưa, tu hành có được chánh định chưa. Tu hành quan trọng là ở chỗ không dính mắc, có như vậy mới mong thoát khỏi trần lao nghiệp chướng đã nhiều đời, nhiều kiếp.

Nhân ngày sanh nhật 2 tháng 9 Mậu Thìn (1988), tôi có cảm tác một bài thơ. Nay dù hơn 22 năm trôi qua, tôi thấy bài thơ này vẫn còn ý nghĩa nhắc nhở ta trên đường tu. Tôi gửi đến các huynh đệ thay cho lời chúc Tết.

Tuổi ngoài bảy chục gẫm nhơn sanh
Nhơn sanh vô nghĩa mãi trôi quanh
Ăn uống, uống ăn, lo đại tiểu
Việc làm, làm việc, nhọc bại thành
Sống đeo danh lợi phiền đắc thất
Chết để thịt xương ngán hôi tanh
Ân cần nhắn gởi chư thân hữu
Đạp phá cửa trần gấp chuyển nhanh”.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
04/02/2018(Xem: 4435)
Hương pháp muà xuân đẹp ngát trời Cõi lòng rộng mở khắp muôn nơi Nhớ Ngài Di Lặc ngồi thanh thoát Bụng chứa càn khôn rộn tiếng cười .
04/02/2018(Xem: 11715)
Văn Hóa Phật Giáo, số 290-291 Mừng Xuân Mậu Tuất, ngày 01-02-2018
02/02/2018(Xem: 14102)
Báo Chánh Phap - số 75 - Giai Phẩm Xuân Mậu Tuất 2018
30/01/2018(Xem: 5788)
Tết là ngày vui truyền thống dân Việt, nhưng đối với người Việt nơi vùng châu lục Bắc Mỹ, thì Tết lại mang nhiều suy tư khác nhau. Không phải nhà nào cũng có không khí ngày Tết. Không phải thành phố nào cũng có bánh mứt và bông trái Việt Nam. Ngày Tết là mùa Đông đầy băng giá trên đất Mỹ. Chính trong sự quạnh quẽ này, mỗi người, mỗi gia đình và cộng đồng Việt nơi đây ăn “Tết” trong điều kiện thật giới hạn của mình. Từ tận cùng sự băng lạnh đó mà tự thân mỗi người Việt phải nỗ lực gìn giữ những nét đẹp của quê Cha để ngày Tết không mờ nhạt trên quê hương mới.
30/01/2018(Xem: 5925)
Nhân dịp Xuân về, thay mặt Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải Ngoại tại Úc Đại Lợi - Tân Tây Lan, chúng tôi ân cần thăm hỏi vấn an sức khỏe Chư Tôn Đức Tăng Ni, kính chúc quí Ngài pháp thể an nhiên; đồng kính chúc quý vị lời Chúc Nguyện Năm Mới thân tâm an lạc, vạn sự cát tường như ý. Sự tuần hoàn của vũ trụ, vạn vật với muôn hình vạn trạng tương quan duyên khởi, sinh diệt diệt sinh tự biến tự tồn. Trong sắc có không, trong không có sắc, tất cả đều biến đổi vô thường qua tiến trình thành trụ hoại không để tồn sinh diệu hữu. Sự xoay vần chuyển hóa Xuân hay Tết chỉ là ngôn từ chọn làm dấu mốc chu kỳ ngắn hạn 365 ngày, đánh dấu một năm nhằm khai mở niềm tin, mong ước, vọng cầu. Nhân loại khác nhau màu da chủng tộc, lịch sử văn hóa, nhưng ước vọng cho sự sống, tình người không khác. Đức Phật có dạy: "Nước mắt cùng mặn, dòng máu cùng đỏ, bảo bọc thương yêu và tôn trọng sự sống", đích thực là chân lý của cuộc đời.
27/01/2018(Xem: 5151)
Cụm từ trên không biết có tự bao giờ…? Thế nhưng từ lâu cho đến tận ngày hôm nay, thật sự đã đi sâu thẳm vào dòng tâm tưởng của tuyệt đại đa số những người đệ tử Phật, và cả những con người trong nhân gian một khi mưu cầu hạnh phúc, sự bình yên an lành trong cuộc sống giữa đời thường nầy. Điều mà mọi người chúng ta có thể cảm nhận được rằng : mỗi lúc, mỗi nơi khắp cả hành tinh địa cầu mà chúng ta đang có mặt, càng chuyên chở nhiều hơn, càng nặng nề hơn, phức tạp hơn… từ số lượng dâng cao của con người, thì mọi nhu cầu cung ứng cho sự sống cũng phải được lo toan dàn trải về mọi việc, mọi phía để nhằm phục vụ cho sự phát triển mật độ ấy.
26/01/2018(Xem: 4323)
Quà Xuân tuy nhỏ mà vui Đội đầu Giác Ngộ giữa đời bon chen Đội chi vàng bạc kim tiền Đội lên trí tuệ mà lên xuống đường Đội lên tỉnh thức, yêu thương Dọc ngang xa lộ, phố phường, ngoại ô... Đội đầu câu niệm nam mô Đến khi dừng bước giang hồ mới thôi Quà Xuân tuy nhỏ mà vui...
26/01/2018(Xem: 6547)
Mùa Xuân Mậu Tuất, từ tháng 2 năm 2018, thì nói chuyện du Xuân là thích hợp nhất chăng? Xin mời người đọc cùng tháp tùng vua Lê Thánh Tông đi kinh lý, thăm dân và ngắm cảnh nhiều nơi trong nước. Nhà vua không dùng nghi thức ngự gía mà chỉ ra đi nhẹ nhàng với một đội hành tùy rất ít người. Nghìn lời không bằng một hình ảnh, và hình ảnh yêu nước thương dân với phong cách giản dị của vua Lê Thánh Tông sẽ được nhìn thấy qua hai bài thơ trong Xuân Vân Thi Tập của Ngài.
25/01/2018(Xem: 6032)
Những tờ lịch cuối năm dương lịch hãy còn vương trên tường, không màng gỡ xuống. Lịch mới chưa thấy treo lên. Thư phòng ngổn ngang sách báo. Bàn viết bày biện giấy tờ và các tập hồ sơ trong ngăn bìa màu nầy màu kia. Những mẩu giấy nhỏ, ghi chú chằng chịt với những dòng chữ vắn tắt hay ký hiệu, con số gì đó khó ai đoán được, xếp từng hàng cạnh máy vi tính. Thư từ cũng xếp từng lớp theo thứ tự thời gian, cái nào đến trước thì nằm ở trước. Một đời sống vừa bề bộn nhiêu khê, vừa trật tự ngăn nắp, thể hiện ngay nơi bàn làm việc của người cầm bút. Đời sống của người trong những ngành nghề khác cũng thế. Nhìn nơi làm việc là biết được tính cách của con người. Không có tính cách nào giống hệt nhau. Nhưng đời sống của mọi người, mọi loài, hầu như đều được sắp xếp trong một trình tự thời gian nào đó, theo một chu-kỳ sinh (trụ, dị) diệt nhất định—nhất định chứ không cố định.
23/01/2018(Xem: 18695)
Bản Tin Mừng Xuân Mậu Tuất 2018 của Tu Viện Quảng Đức, Melbourne, Úc Châu
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]