Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Ngày Xuân nói chuyện dịch Kinh

22/01/201412:34(Xem: 8074)
Ngày Xuân nói chuyện dịch Kinh

HT_Thich_Tri_TinhNGÀY XUÂN

NÓI CHUYỆN DỊCH KINH
HT. Thích Trí Tịnh

Chúng ta ngày nay không gặp Phật ra đời, nhưng gặp được các vị Bồ-tát cũng quý rồi, cộng thêm có kinh sách chỉ đường dẫn lối. Như vậy, muốn no thì phải ăn, muốn giải nghiệp thì phải thật sự tu hành, đừng chấp lỗi người khác...

Tôi có quan niệm, dịch không phải để cho mình đọc mà để cho mọi người đọc. Vì vậy nên khi dịch, tránh dùng văn tự cầu kỳ, bóng bẩy làm người đọc tụng khó hiểu. Tôi thường chọn bản văn chữ Hán của ngài Cưu-ma-la-thập để dịch vì văn nghĩa rất phổ thông, mạch lạc, dễ hiểu. Riêng những bản văn của ngài Huyền Trang vì dùng nhiều từ ngữ triết lý sâu xa rất khó đoán định, phải nghiệm lắm mới thông suốt. Theo tôi, những văn bản của ngài Huyền Trang dùng để nghiên cứu, học tập hay hơn là để đọc tụng. Tôi nghĩ rằng pháp của Phật sâu xa, mầu nhiệm, vốn đã khó rồi mà chúng ta còn dùng văn tự khó hiểu nữa thì làm sao người đọc lãnh hội được.

Điều đáng lưu ý là trong khi ngồi dịch, tâm mình phải theo âm vận, làm thế nào để đọc cho suôn sẽ và nghe cho vui tai, nếu âm vận nghe trắc quá sẽ gây cho người đọc cảm giác khó chịu, mệt mỏi.

Trước đây, Giáo hội Tăng già Nam Việt có yêu cầu tôi dịch bộ Phạm Võng cho những người thọ giới Bồ-tát bố tát. Sau đó, có vài vị tôn đức cũng dịch, nhưng có lẽ vì không để ý đến âm vận nên nhiều người đã nhận xét: “Nếu dùng để đọc tụng rất khó vì câu văn nghe trắc quá”. Ở đây tôi phải nói thẳng: “Phật pháp bất vị nhơn tình”, nếu theo nhơn tình thì sẽ hư việc. Ví như giới luật nhà Phật, nếu chiều theo nhơn tình thì đâu còn giới luật. Tuy rằng Phật pháp vốn không rời nhơn tình, đúng việc cũng phải tùy thuận nhơn tình. Thường thì trước khi dịch kinh, tôi chọn thời điểm thích hợp, tránh các chuyện chung quanh.

Thí dụ như ngày nào không có Phật sự, giao tiếp thì phải bắt đầu từ 07 giờ 30 sáng tôi lên phòng riêng ngồi làm việc tới 12 giờ trưa mới xuống dùng cơm. Buổi chiều từ 14 giờ tới 18 giờ. Trước khi viết, tâm mình phải thật vắng lặng, phải quán xuyến trước sau, thông suốt ý nghĩa. Tôi khởi sự dịch kinh năm 30 tuổi (1947). Bộ Kinh Pháp Hoa được khởi dịch đầu tiên tại chùa Kim Huê (thị trấn Sa Đéc) Đồng Tháp, ngay nơi sanh quán của tôi. Sau đó, tôi dịch tiếp các bộ Kinh Tam Bảo, Địa Tạng, phẩm Phổ Hiền, Hoa Nghiêm, Niết-bàn, Đại Bát-nhã, Phạm Võng, Đại Bửu Tích…

Tôi cũng có dịch cuốn Ngộ tánh luận của Tổ Bồ-đề-đạt-ma, đây là một trong mấy quyển của ngài được ghi trong Tục Tạng để cho mọi người biết rằng, Tổ cũng để lại kinh sách chớ không phải chỉ có ngồi nhìn vách (cửu niên diện bích). Nên khi dịch quyển này, tôi có cảm nhận như được sự trợ lực của oai thần Tam bảo và sự hộ niệm của chư vị Tổ sư. Nên khi dịch và phân 32 đoạn xong, tôi sửng sốt vì con số 32 đoạn này ngẫu nhiên trùng hợp với con số 32 chương trong quyển Kinh Kim Cang Bát-nhã Ba-la-mật mà Chiêu Minh thái tử đời nhà Lương đã phân định từ ngàn xưa.

Đối với người thọ trì đọc tụng, nên biết rằng, kinh Phật là Pháp vương, phải hết sức trân trọng. Ngày xưa, tiền thân đức Phật muốn tu hành phải xả thân cầu đạo. Ngày nay, mọi việc tu hành được thuận lợi hơn nhiều vì có kinh sách chỉ đường mà chúng ta thờ ơ ỷ lại là điều đáng trách. Nếu người nào còn thích đọc tụng kinh chữ Hán hoặc chữ Pali thì phải học để thông hiểu được ý nghĩa lời Phật dạy hầu ứng dụng tu hành. Nếu không học được thì nên đọc tụng bằng những bản kinh đã dịch ra Việt ngữ sẽ có lợi ích hơn.

Chúng ta ngày nay không gặp Phật ra đời, nhưng gặp được các vị Bồ-tát cũng quý rồi, cộng thêm có kinh sách chỉ đường dẫn lối. Như vậy, muốn no thì phải ăn, muốn giải nghiệp thì phải thật sự tu hành, đừng chấp lỗi người khác. Phải tự soi xét lại mình, coi căn lành có lớn chưa, nguyện lực có tha thiết chưa, tu hành có được chánh định chưa. Tu hành quan trọng là ở chỗ không dính mắc, có như vậy mới mong thoát khỏi trần lao nghiệp chướng đã nhiều đời, nhiều kiếp.

Nhân ngày sanh nhật 2 tháng 9 Mậu Thìn (1988), tôi có cảm tác một bài thơ. Nay dù hơn 22 năm trôi qua, tôi thấy bài thơ này vẫn còn ý nghĩa nhắc nhở ta trên đường tu. Tôi gửi đến các huynh đệ thay cho lời chúc Tết.

Tuổi ngoài bảy chục gẫm nhơn sanh
Nhơn sanh vô nghĩa mãi trôi quanh
Ăn uống, uống ăn, lo đại tiểu
Việc làm, làm việc, nhọc bại thành
Sống đeo danh lợi phiền đắc thất
Chết để thịt xương ngán hôi tanh
Ân cần nhắn gởi chư thân hữu
Đạp phá cửa trần gấp chuyển nhanh”.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/02/2021(Xem: 11599)
Trước thềm Xuân Tân Sửu, thay mặt Hội Đồng Điều Hành Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải Ngoại tại Úc Đại Lợi-Tân Tây Lan, chúng tôi thành tâm chúc nguyện đến Chư Tôn Hòa Thượng, chư Thượng Toạ, chư Đại Đức Tăng Ni, quý vị lãnh đạo Tôn giáo, Cộng Đồng, Đoàn thể, Cơ quan truyền thông, quý thân hào nhân sĩ, thiện hữu tri thức cùng quý đồng hương Phật tử trong và ngoài Úc Châu lời cầu chúc xuân quang rực rỡ, vạn sự thăng tiến, cát tường như nguyện
29/01/2021(Xem: 4075)
Hành trình của mỗi con người có biết bao ngã rẽ, nhưng bạn phải chọn cho mình một lối đi bình yên, kỳ thực đời người vô cùng ngắn ngủi, nên ta phải hòa giải với thế giới này. Chúng ta muốn bình yên cần phải có một đức tin và cần một chân lý, để ta nương tựa thực hành tâm linh mỗi ngày, để ta không lạc bước mắc phải sai lầm. Xin chắp tay cầu nguyện cho toàn thể nhân loại sẽ ổn định trong năm mới, với những giá trị đạo đức truyền thống, những giá trị tinh thần thiêng liêng mà chúng ta đã và đang dâng hiến cho nhân sinh. Đôi khi ta thấy không công bằng với cuộc đời mình, ta phải chịu đựng những nghiệt ngã và bất công.
28/01/2021(Xem: 3131)
Không biết từ bao giờ cứ mỗi năm sau ngày rằm tháng chạp là tôi luôn bày biện xôi, chè, trái cây để thiết lễ Tạ Ân trước nhà ... ( Thường thì trong năm có biết bao lần chúng ta thường cầu nguyện để tai qua nạn khỏi và thường được như nguyện ....) Nếu công giáo có ngày Thanksgiving thì gia đình tôi theo phong tục lâu đời truyền lại đã thiết lễ cử hành tương tự vào ngày 16 tháng 12 âm lịch để tạ ân các Chư Phật, Chư Bồ Tát và các Chư Hộ Pháp và còn phải kể đến các vị Thần đất, nước , gió, lửa và các người âm rất hiền lành đang cùng cư trú với chúng ta ...nhưng khác là không hề dùng đến Gà Tây ....
27/01/2021(Xem: 3887)
Đông đã qua rồi xuân ở đây Vườn xuân hoa nở nắng xuân đầy Xuân tâm rạng chiếu mầm xuân dậy Ánh nguyệt ngời soi tuệ nghiệp xây Cội đức vun trồng cây hạnh nở Đường mê nguyện dứt lối xuân lai Thanh bình thịnh vượng tân xuân đáo Cõi nước xuân này hoa trái say...!
15/01/2021(Xem: 8854)
Xuân đã về chưa ở xứ người Buồn vui lẫn lộn xót xa ơi Thương xuân tuyết trắng trên đầu núi Nhớ nước, làm sao nở nụ cười Xuân đã về chưa sưởi ấm lòng Soi gương thấy mặt nhớ mình không Ai mang tất cả hồn xưa cũ Ấp ủ trong người nợ núi sông
13/01/2021(Xem: 7411)
ĐÓN tết này vui, tươi nở nụ cười. XUÂN nay Tân Sửu kính chúc bình an. MỚI đó mà khí xuân về khắp nẻo. TĂNG thêm sức sống, đời đạo viên thông. ĐOÀN tựu chung vui ngày đầu năm mới. MINH sư trường thọ ân nghĩa cao thâm. QUANG xa sáng chiếu, chúc đời hạnh phúc. KÍNH tặng lời hay, tỏ sáng đạo tràng. CHÚC mừng Thầy tổ năm mới bước sang.
12/01/2021(Xem: 6298)
Kính thưa quý Phật tử, đồng hương xa gần kính mến, Trái đất xoay tròn, một năm nữa lại đến. Gió xuân, mai đào, bánh chưng, bánh tét... đang đem niềm vui mùa xuân đến cho hành tinh chúng ta. Quý Ni sư kính lời vấn an sức khỏe đến quý Phật tử, tri ân tình thương của quý vị trong thời gian qua, nhất là trong mùa đại dịch Covid Corona, quý vị luôn đồng hành ủng hộ để Chùa Hương Sen được yên ổn sinh hoạt và an tâm tu tập, tụng niệm.
26/02/2020(Xem: 13034)
Lễ Khánh Thành Chánh Điện, Lễ Hội Quan Âm Chùa Việt Nam, Houston sẽ không tổ chức vào cuối tháng 3-2020 vì dịch cúm Corona
15/02/2020(Xem: 5197)
Hội Phật Giáo Việt Nam Bắc Úc trân trọng kính mời quý đồng hương, Phật tử về tham dự Lễ Thượng Nguyên Rằm Tháng Giêng Cầu An Đầu Năm 2020 tại Chùa Phật Giáo Quốc Tế Darwin dưới sự chứng minh chủ lễ của Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng (Tổng Thư Ký GH, Trụ Trì Tu Viện Quảng Đức, Melbourne), và sự trợ giúp của Sư Cô Thích Nữ Giới Huyền, lãnh đạo tinh thần của Hội Phật Giáo Việt Nam Bắc Úc.
15/02/2020(Xem: 8200)
Sau 4 ngày tham dự đại lễ tại chùa Viên Giác tại Hannover, Đức Quốc, chúng tôi được Thầy Thông Triển đưa ra nhà ga bằng xe ca của chùa để trở về lại trú xứ của mình. Trên xe có một nữ Phật tử chùa Trúc Lâm ở Paris, Pháp Quốc tâm sự. „Bác ơi, đây là lần đầu tiên cháu đến thăm chùa Viên Giác. Cháu đọc báo thấy có tin về 4 ngày lễ hội 40 năm từ 27 đến 30 tháng 6.2019 về thành lập chùa Viên Giác, thành lập Hội Phật Tử Việt Nam TNCS, thành lập Chi Bộ Chi Bộ Phật Giáo VNTN tại Đức và 40 năm kỷ niệm báo Viên Giác. Ngoài ra còn 3 lễ khác là Khánh thọ 70 tuổi của Hòa Thượng Phương Trượng chùa Viên Giác, Đại Giới Đàn Pháp Chuyên và lễ tấn phong lên các hàng giáo phẩm Hòa Thượng, Thượng Tọa, Ni Sư.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]